So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh – Taxkey.vn
Nhiều người đang băn khoăn rằng nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay hộ kinh doanh? Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh có điểm gì giống và khác nhau? Taxkey sẽ giúp quý khách hàng phân biệt rõ hơn về hai loại hình kinh doanh này thông qua bài viết “So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh”
1. Điểm giống giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh do cá nhân làm chủ.
Chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ hộ kinh doanh đều chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong hoạt động kinh doanh.
Chủ hộ kinh doanh và chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Một cá nhân chỉ được đăng ký một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh.
Cả hai loại mô hình kinh doanh này đều không có tư cách pháp nhân và không được phát hành chứng khoán.
>>>Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân và đặc điểm doanh nghiệp tư nhân
2. Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
STT
Tiêu chí
Doanh nghiệp tư nhân
Hộ kinh doanh
1
Chủ thể thành lập
Do một cá nhân làm chủ. Có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
Do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân hoặc một gia đình. Bắt buộc phải là công dân Việt Nam.
2
Số lượng người lao động
Không giới hạn số lượng người lao động
Có số lượng người lao động không quá 10 người.
3
Đăng ký kinh doanh
Bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Phải có con dấu.
Một số trường hợp phải đăng ký kinh doanh. Không có con dấu.
4
Cơ quan đăng ký kinh doanh
Phòng đăng ký doanh nghiệp thuộc Sở kế hoạch và đầu tư
Phòng tài chính kế hoạch hoặc Phòng kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
5
Đơn vị trực thuộc
Được thành lập nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Không được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
6
Quy mô kinh doanh
Lớn hơn. Không giới hạn quy mô, vốn.
Nhỏ hơn. Kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh.
7
Thủ tục chấm dứt hoạt động
Luật Doanh nghiệp
Thực hiện theo quy định củavề giải thể doanh nghiệp hoặc Luật Phá sản về thủ tục phá sản.
Hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
>>>Xem thêm: Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh
Trên đây là bài viết “So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh”. Hy vọng bài viết đã giúp quý khách hàng có thể phân biệt hai loại mô hình kinh doanh này. Nếu còn có điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi.