SO SÁNH GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI – THPT Lê Hồng Phong
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC Ở MỸ SO VỚI VIỆT NAM
“Nếu bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Harry S. Truman, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?”. Đó là một đề bài kiểm tra của học sinh tiểu học tại Mỹ mà chúng tôi từng được đọc trong một bài báo nổi tiếng.
Cái đề bài nghe có vẻ cao siêu và xa rời thực tế đó lại lột tả chính xác những gì tinh túy nhất của nền giáo dục Mỹ, một trong những nền giáo dục hàng đầu trên thế giới.
Để hiểu về nền giáo dục ở Mỹ, chúng ta hãy cùng bắt đầu bằng một số ví dụ.
Bạn đang xem: SO SÁNH GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Theo thống kê của Forbes năm 2016, cả thế giới có 1810 tỷ phú, trong đó số tỷ phú người Mỹ chiếm đến 93% với 1694 người. Đáng chú ý hơn, trong 10 người giàu nhất thế giới thì chỉ có 3 người không phải là người Mỹ.
Cũng theo một thống kê khác trong năm 2015, Mỹ có 589,410 bằng sáng chế, chiếm hơn 20% số bằng sáng chế trên toàn thế giới và luôn đứng ở những vị trí đầu tiên trong những nước có nhiều bằng sáng chế nhất thế giới trong hàng chục năm qua.
Trong top 20 trường đại học tốt nhất thế giới theo đánh giá của shanghairanking.com, Mỹ cũng áp đảo với 15 trường, đứng thứ 2 là Vương quốc Anh.
So sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Mỹ
Chừng đó con số thôi cũng đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về nền giáo dục của Mỹ. Phải thừa nhận rằng, thành quả mà nền giáo dục của Mỹ mang đến là quá vượt trội so với hầu hết các quốc gia còn lại trên toàn thế giới.
Mỹ là đất nước có chất lượng đào tạo tiến sĩ tốt nhất trên thế giới và luôn là môi trường giáo dục được lựa chọn số 1 của các du học sinh quốc tế.
Nếu đem so sánh với Việt Nam thì nền giáo dục của đất nước chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều.
Phương pháp dạy và học
Nền giáo dục Mỹ và Việt Nam khác nhau như thế nào?
Quay trở lại với đề bài kiểm mà chúng ta đã đề cập ở phần đầu tiên, đối với học sinh Mỹ, đó là một điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu đem đề bài đó cho học sinh Việt Nam, thì chắc chắn đây sẽ là cả một sự lạ lùng rất lớn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 nền giáo dục Mỹ và Việt Nam là ở chỗ đó.
Ở Mỹ, ngay từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông học sinh luôn được khuyến khích để bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong bất cứ vấn đề gì, khuyến khích tự tư duy, tự làm chủ, nâng cao phong cách, khả năng suy nghĩ độc lập, giao tiếp và sáng tạo. Phương pháp giảng dạy nền tảng ở Mỹ là hướng dẫn và kích thích sự hứng thú để qua đó thúc đẩy học sinh chủ động tìm tòi, khám phá và đúc kết bài học cho mình. Cách dạy “thầy đọc, trò chép” như ở Việt Nam là hoàn toàn không có ở Mỹ.
Học sinh tại Mỹ rất chủ động về mặt thời gian học cũng như được phép lựa chọn giáo viên cho mình. Những bài tập về nhà cao như núi là điều khá xa lạ với học sinh nơi đây.
Học sinh Mỹ học vì điều đó cần thiết cho tương lai, học sinh Việt Nam học vì điểm
Cũng như các nền giáo dục tiên tiến khác trên thế giới là Anh, Pháp, Đức…nền giáo dục Mỹ chú trọng phát triển tư cách con người bằng rất nhiều những hoạt động ngoài trường lớp. Thông qua những hoạt động này, các giáo viên cũng sẽ phát hiện ra tố chất của mỗi học sinh, qua đó có định hướng để tập trung phát triển tố chất đó. Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử, Địa lý…hay bất cứ lĩnh vực nào cũng đều được quan tâm như nhau chứ không chỉ là đơn giản là những môn phụ như ở Việt Nam.
Học sinh Việt Nam học vì điểm, học sinh Mỹ học vì cảm thấy cần thiết cho tương lai.
Trường học Việt Nam chú trọng thành tích, trường học ở Mỹ chỉ quan tâm đến thành tựu.
Nền giáo dục Việt Nam hướng dẫn học sinh tìm kiếm một công việc tốt, nền giáo dục Mỹ dạy cách làm ông chủ.
Mặc dù bất cứ sự so sánh nào cũng sẽ có những khập khuyễn bởi còn tùy thuộc vào mức sống và nền văn hóa của mỗi nước, nhưng phải nhìn nhận thực tế rằng, để đạt được những thành công như những nước tiên tiến, nền giáo dục của chúng ta cần phải học tập và tiếp thu những cái tốt nhất và phù hợp với thực tiễn nước nhà.
Điểm khác biệt giữa hệ thống giáo dục Việt Nam và Nhật Bản
Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế vào hàng đầu thế giới mà còn được coi là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng.
Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Anh).
Còn Việt Nam? Mới đây Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố bản báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2013 – 2014 thực hiện với 148 nước. Kết quả xếp hạng các hạng mục lớn của báo cáo này cho thấy:
Về chất lượng giáo dục phổ thông, Việt Nam đứng thứ 67 bảng xếp hạng, thứ 4 trong các nước ASEAN: sau Singapore (2), Brunei (23), Malaysia (33).
Ở hạng mục Giáo dục đại học và đào tạo, Việt Nam đứng thứ 95 trong bảng xếp hạng, thứ 7 trong các nước ASEAN: sau Singapore (2), Malaysia (46), Brunei (55), Thái Lan (66), Indonesia (64), Philippines (67).
Vậy những yếu tố, điều kiện gì khiến cho chất lượng giáo dục Việt Nam thấp hơn Nhật Bản? Sau đây là sơ đồ so sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Nhật bản:
Sơ đồ so sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Nhật bản
1. So sánh số bậc học, cấp học, số năm học
Việt Nam và Nhật Bản đều có các cấp học là mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học và sau đại học( thạc sĩ và tiến sĩ) nhưng lại có số năm học ở các cấp học lại khác nhau:
– Mẫu giáo ở Nhật chỉ có 2 năm nghĩ là chỉ nhận các cháu từ 4 đến 6 tuổi nhưng mẫu giáo ở Việt Nam là 3 năm, nhận các cháu từ 3 đến 6 tuổi. Ngoài ra còn có các nhà trẻ nhận các cháu từ 1 đến 3 tuổi
– Ở bậc Tiểu học có sự khác biệt rõ rệt về năm học giữa 2 quốc gia: Nhật Bản 6 năm ( từ 6 tuổi đến 12 tuổi), Việt Nam 5 năm (từ 6 tuổi đến 11 tuổi)
– Ở bậc Trung học:
+ Trung học cơ sở: Việt Nam 4 năm (từ 11 tuổi đến 15 tuổi), Nhật bản 3 năm (từ 12 tuổi đến 15 tuổi)
+ Trung học phổ thông : cả Việt lẫn Nhật đều 3 năm học (từ 15 tuổi đến 18 tuổi)
– Ở bậc Đại học: tùy từng trường và ngành học mà có số năm học khác nhau nhưng đa số là Việt Nam 4 năm (từ 18 đến 22 tuổi), Nhật Bản thì 5 năm (từ 18 đến 23 tuổi)
– Sau Đại học: Việt Nam ta chia làm 2 bậc là Thạc sĩ 2 năm (từ 22 đến 23 tuổi), Tiến sĩ 3 năm (từ 23 đến 26 tuổi) nhưng Nhật Bản thì sau Đại học gộp Thạc sĩ với Tiến sĩ làm một bậc gồm 4 năm (từ 23 đến 27 tuổi)
– Ngoài ra còn các cấp học khác là:
+ Giáo dục chuyên nghiệp: cả Việt Nam và Nhật bản gồm cao đẳng, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp đào tạo từ 2 đến 3 năm, học xong trung học cơ sở, không thi lên trung học phổ thông có thể học luôn lên giáo dục chuyên biệt.
+ Nhật bản không có giáo dục thương xuyên và giáo dục cho các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, lực lưỡng vũ trang nhân dân như Việt Nam Ở Việt Nam, học sinh sinh viên bắt đầu năm học từ tháng 9 năm trước đến tháng 6 năm sau và có 3 tháng nghỉ hè, xong học sinh sinh viên ở Nhật Bản thì bắt đầu từ tháng 4 năm trước đến tháng 3 năm sau và thường có 2 tuần nghỉ đông trong khoảng 1 năm học ấy từ khoảng 25/12.
Ở Nhật, thời gian bắt đầu đi học trong ngày là 8h30, Việt Nam ta là 7h, 1 tiết của ta và của họ đều 45 phút và có 5 đến 10 phút giải lao. Tuy nhiên hầu hết các trường ở Nhật đều học liền cả sáng đến chiều, nghĩa là thời gian trưa học sinh ăn trưa tại trường, có thể ăn căn tin hoặc từ mang đồ ăn từ nhà theo, còn học sinh Việt Nam thường có 2 tiếng để về nhà trước khi đi học chiều.
2. So sánh về mục tiêu giáo dục
Nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ những mục tiêu giáo dục là: “… Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.”
Mục tiêu giáo dục Nhật bản khác chúng ta ở chỗ Nhật bản theo tư bản chủ nghĩa nên giáo dục của họ cũng trung thành với giái cấp tư sản, giáo dục sẽ cung cấp nhân lực, nhân tài cho các lĩnh vực kinh tế – xã hội nhằm phát triển đất nước.
3. So sánh về nội dung giáo dục
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều chú trọng “tiên học lễ, hậu học văn” , dạy trò ý thức trước rồi mới dạy kiến thức nhưng do văn hóa 2 nước khác nhau mà cách dạy “tiên học lễ, hậu học văn” của 2 nước có sự khác nhau.
Do chữ viết Nhật Bản là chữ hán tượng hình nên rất khó học đối với trẻ nhỏ nên Nhật ưu tiên không dạy chữ viết cho trẻ từ mẫu giáo cho đến lớp 3 mà chỉ dạy cho các cháu ý thức , thực hành như cách tự mặc quần áo, đeo cặp, biết cảm ơn , xin lỗi, cách chào hỏi, lễ phép với người lớn, cách hòa đồng với bạn bè và yêu thương động vật, giờ học chơi là chính, giáo viên không can thiệp mà chỉ đứng từ xa quan sát và hỗ trợ khi cần thiết, kích thích sự tò mò, sáng tạo và ham học.
Học sinh nhật bản phải học hết lớp 12 mới đọc được hết 1 tờ báo vì chữ của Nhật rất khó và nhiều loại, Nhật dạy cho học sinh loại chữ Kansai trước, đó là 1 loại chữ được Latinh hóa, rất dễ học để học sinh có thể tiếp cận sách giáo khoa, truyện tranh,…
Đến tận lớp 3, học sinh Nhật mới bắt đầu có bài kiểm tra, ưu tiên dạy thực hành nhiều hơn lý thuyết. Chẳng hạn, dạy học sinh về làm nông thì nhà trường cho học sinh được ra đồng và hướng dẫn trồng lúa, các loại rau củ đẻ học sinh tiếp thu kiến thức thực tế đồng thời biết quý trọng lương thực và công sức lao động của các bác nông dân,….
Đến bậc đại học và sau đại học, sinh viên luôn được tiếp thu cái mới, các công nghệ khoa học mới nhất, có ích và được thực hành ngay tại trường và thực tập nhiều nơi….Tóm lại , nội dung giáo dục Nhật Bản thiết thực, cơ bản, hiện đại và toàn diện.
Việt Nam ta cần học tập nhiều nội dung giáo dục của họ, đặc biệt là giáo dục ý thức và thực hành cho học sinh.
Chữ viết của ta rất đơn giản vì nó gần giống ngôn ngữ Tiếng anh – ngôn ngữ chung của thế giới.
Vì vậy học sinh nước ta lớp 2 đã hoàn toàn biết đọc biết viết, đọc sách xem báo, dù nhận thức chưa hiểu.
Trẻ mẫu giáo đã được dạy bảng chữ cái, các cháu vừa chơi vừa học nhằm phát triển đầy đủ cả thể lực, trí tuệ, nhân cách. Bước lên từ lớp 1, học sinh có 2 kì kiểm tra lớn là giữa kì và cuối năm, và các bài kiểm tra nhỏ như kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết.
Học sinh được kiểm tra liên tục để xét kiến thức và trí nhớ. Nội dung giáo dục luôn xen kẽ dạy kiến thức và ý thức.
Chẳng hạn tiểu học, ta vừa dạy học sinh các kiến thức về thế giới tự nhiên vừa bồi dưỡng thái độ, tình cảm cho học sinh để có hành vi tốt đẹp đối với thế giới tự nhiên.
Nội dung giáo dục nước ta rất đề cao các truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục phù hợp với các lứa tuổi từ tâm lý đến sinh lý cho học sinh.
Tuy nhiên do cơ sở vật chất của Việt Nam ta còn kém, chưa hỗ trợ học sinh nhiều để thực hành nên nhiều môn học mới chỉ dạy học sinh về lý thuyết .
Nội dung giáo dục nước ta rất cơ bản, hiện đại nhưng chưa được hoàn thiện và thiết thực.
Nhà nước và Bộ giáo dục đào tạo đang cố gắng cải cách tiến bộ và có các biện pháp để giải quyết các hạn chế và ngày một hoàn thiện và nâng cao.
4. So sánh về phương pháp giáo dục
Ngày nay, phương pháp giáo dục của nước ta đã có sự đổi mới, học tập từ các quốc gia phát triển trên thế giới, đó là phương pháp dạy học tích cực: dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.
Các học sinh Nhật Bản trong giờ thảo luận nhóm
Phương pháp giáo dục của nước ta không còn diễn giảng và truyền thụ 1 chiều nữa mà thay vì đó là điều tra, tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề, dạy học tương tác, vấn đáp, hoạt động nhóm, đóng vai, động não,….Các phương pháp mới này giống với các quốc gia tiên tiến khác như Nhật bản “học sinh là trung tâm”, chỉ khác biệt ở chỗ Nhật đầu tư nhiều hơn về giáo dục nên cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, thư viện, sách, internet của họ cao hơn nước ta nên phương pháp dạy học tích cực của họ có hiệu quả hơn.
5. So sánh giáo viên và học sinh
a. Giáo viên:
Giáo viên Việt Nam ngày càng được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục.
Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng sử tinh tế, biết sử dụng các công nghệ tin vào dạy học, biết định hướng phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của học sinh trong hoạt động nhận thức.
Điều này cũng giống với việc đào tạo giáo viên ở Nhật nhưng khác biệt 1 chút về việc Nhật bản đào tạo giáo viên không chỉ về kiến thức mà còn đào tạo rất kĩ và đề cao đạo đức nghề nghiệp, giáo viên mỗi tháng đều phải đến tận nhà học sinh, thường là học sinh kém, cá biệt để nói chuyện với phụ huynh hoặc kèm cặp thêm tại nhà cho học sinh ấy mà không lấy thêm học phí, hướng nghiệp cho các học sinh ngay khi còn trên ghế nhà trường, gặp riêng các em để tư vấn con đường tương lai,…
b. Học sinh:
Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lô gíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế…
Học sinh của Nhật không chỉ có các phẩm chất và năng lực trên mà còn có tính cạnh tranh và ý thức cộng đồng cao.
6. So sánh đánh giá kết quả học tập
Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong qúa trình giáo dục. Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một qúa trình giáo dục.
Đánh giá kết quả học tập là qúa trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn.
Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh, bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cả qúa trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm.
Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn – mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi học sinh THPT và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho học sinh có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn
Giáo dục nước ta có nhiều bài kiểm tra hơn so với giáo dục Nhật bản nên đánh giá kết quả học tập của học sinh 2 nước có sự khác nhau.
Cách đánh giá của nước ta đã nêu trên, cách đánh giá của Nhật bản cũng tương tự nhưng họ coi trọng thành tích hơn và tính cạnh tranh hơn như việc công bố điểm bài thi và xếp loại cao thấp trên phạm vi cả trường nghĩa là họ dán danh sách điểm thi và xếp loại trước sân trường để tất cả học sinh đều biết….Cách chấm bài của họ là đúng hết 100 điểm, còn nước ta là 10 điểm…
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ NỀN GIÁO DỤC HÀN QUỐC
Vì sao giáo dục Việt Nam trì trệ hơn Hàn Quốc?
Đối với du học sinh Hàn Quốc, tìm hiểu về nền giáo dục của đất nước củ sâm sẽ giúp họ bước vào năm học mới mà không gặp nhiều bỡ ngỡ hay “shock” văn hóa.
Hầu hết du học sinh tại Hàn Quốc đều nhận định rằng: Giáo dục Hàn Quốc phát triển vượt trội và khác biệt rõ rệt so với Việt Nam! Vậy lý do vì sao lại có sự khác biệt ấy? Bài viết này cũng chính là lời giải đáp cho câu hỏi đó.
Sự khác nhau về cách tổ chức hệ thống giáo dục
Để vươn lên và trở thành đất nước có nền giáo dục tốt nhất và có sức mạnh cạnh tranh với các quốc gia khác đòi hỏi Hàn Quốc phải có một tổ chức hệ thống giáo dục thực sự chất lượng, hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét văn hóa bản xứ, đồng thời trở thành một nơi mơ ước được sinh sống và học tập đối với các du học sinh trên thế giới.
Như chúng ta đã biết, hệ thống giáo dục Việt Nam, gồm 6 cấp thì tại Hàn Quốc cũng như vậy. Tuy nhiên, Hàn Quốc chú trọng hơn trong việc giáo dục bậc tiểu học với thời gian là 6 năm bắt buộc (nhiều hơn so với Việt Nam 1 năm) để tạo một nền tảng kiến thức vững chắc cũng như rèn luyện đạo đức và kỷ luật cho học sinh tiểu học trước khi bước vào bậc trung học cơ sở.
Theo đánh giá khách quan,một phần tạo nên sự khác biệt trong nền giáo dục hai nước đó là giáo dục ở Hàn Quốc nghiêm khắc hơn giáo dục ở Việt Nam. Học sinh Hàn Quốc có áp lực học tập lớn hơn học sinh Việt Nam do những bài kiểm tra chất lượng định kì và khối lượng kiến thức trên lớp nặng hơn. Điều này giúp học sinh Hàn Quốc có tinh thần tự giác cao trong học tập, có một môi trường tốt để các em có thể vươn lên và tiến tới mục tiêu lớn hơn đó là trở thành sinh viên của những trường đại học danh giá.
Người dân Hàn Quốc luôn quan niệm Đại học là cánh cửa quyết định cả cuộc đời và đặc biệt, nếu bước chân vào Đại học Quốc gia Seoul – ngôi trường danh giá nhất Hàn Quốc thì số phận sẽ “bừng sáng” và “lên hương”. Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc còn có một số trường Đại học danh tiếng khác như :
Trường Đại học Korea, Trường Đại học Quốc Gia Busan, Đại học quốc gia Kyungpook, Trường đại học Hanyang,…
Bảng so sánh hệ thống giáo dục Việt Nam & Hàn Quốc
Sự khác nhau về phương pháp giảng dạy và thời gian học
Hàn Quốc đánh giá rất cao sự chuyên nghiệp trong cách dạy của các giáo viên/ giảng viên. Điều đó thể hiện ở việc giáo viên phải làm các bài giảng bằng Powerpoint và lưu chúng vào USB để phục vụ công việc lên lớp. Các phòng học luôn đi kèm với một máy tính kết nối với một hệ thống máy chiếu hiện đại hoặc một màn hình phẳng LCD cỡ lớn.
Những thiết bị công nghệ hiện đại giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách nhanh hơn so với việc giảng dạy truyền thống bằng việc viết bảng. Có rất nhiều những kiến thức mà thiết bị công nghệ có thể giúp truyền đạt đến học sinh theo một cách đầy đủ và tốt hơn thông qua những hình ảnh, video, slide,…
Giảng viên có thể giao tiếp với sinh viên bằng email. Vì vậy rất tiện lợi để trao đổi, thảo luận các bài giảng trên lớp vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu mà không cần phải gặp mặt.
Việc học của sinh viên có thể được cá nhân hóa với sự giúp đỡ của giảng viên bằng cách trao đổi trực tiếp với giảng viên mà không ngại bị đánh giá.
Sử dụng thiết bị điện tử dạy học cũng giúp sinh viên có thể chủ động học tập và nghiên cứu độc lập. Sinh viên có thể thảo luận theo nhóm thông qua thiết bị điện tử và Internet để có thể thực hiện việc học tập của mình và đạt kết quả cao hơn.
Thời gian học trên lớp 16 tiếng một ngày và đến trường cả vào thứ 7 đối với học sinh trung học Hàn Quốc (từ khoảng 8h sáng đến 9h30 hoặc 10h tối).
Đối với các học sinh có lực học trung bình, chúng sẽ phải học nhiều hơn thế với mục tiêu vào được cổng trường đại học.
Thời gian rảnh học sinh Hàn Quốc thường dành thời gian đọc sách và tự học trên thư viện thể hiện tinh thần tự giác học tập và rèn luyện.
Có thể thấy, riêng điều này thôi cũng đã khác biệt so với Việt Nam đúng không nào? Áp lực học tập cũng rèn rũa cho các em chịu đựng áp lực công việc và cuộc sống sau này.
Vì thời gian học trên lớp chiếm khá
nhiều nên những sinh hoạt ăn uống nghỉ ngơi ngay tại trường với đồ ăn được
chuẩn bị sẵn từ nhà mang theo hay các căng tin phục vụ ngay trong khuôn viên
trường học.
Nếu ở Việt Nam có 2 học kỳ thì tại Hàn Quốc sẽ là 4 học kỳ đối với mỗi năm học.
Thời gian bắt đầu vào năm học tại Việt Nam là tháng 9 còn tại Hàn Quốc là tháng 3. Riêng tại Hàn Quốc, sau khi khai giảng, học sinh và sinh viên được nghỉ thêm 1 tuần để nghỉ ngơi và chuẩn bị bước vào năm học mới.
Bởi vậy nếu bạn có ý định du học
Hàn Quốc, bạn có thể bắt đầu nhập học vào các khoảng thời gian tháng 3, tháng
6, tháng 9 hoặc tháng 12.
Có thể thấy rằng, về cơ bản nền giáo dục Hàn Quốc phát triển hơn 1 bậc so với giáo dục Việt Nam.
So sánh Hệ thống giáo dục Việt Nam và Vương quốc Anh
Biểu đồ so sánh Hệ thống giáo dục Việt Nam và Vương quốc Anh
Nhìn qua biểu đồ có thể thấy học tập lên cấp cao nhất tại Anh thời gian ngắn hơn 2 năm so với học tại Việt Nam và các quốc gia khác kể cả Mỹ, Canada
Trẻ em bắt đầu đi học lớp 1 tại Anh lúc 5 tuổi, sớm hơn 1 năm so với Việt nam, nhưng bậc tiểu học ở Anh có tới 6 lớp, như vậy kết thúc bậc tiểu học, các em học sinh ở cả Việt Nam và Anh đều là 10 tuổi.
Chương trình GCSE
Học sinh 13 tuổi đang học lớp 8 ở VN thì tương đương với lớp 9 ở Anh. Có nghĩa là nếu học sinh học xong lớp 8 VN và muốn du học Anh thì bạn đó sẽ học tương đương lớp 10 ở Anh xét về độ tuổi. Tuy nhiên ở Anh, ở độ tuổi 14 này, chương trình học của các bạn sẽ được gọi là GCSE.
GCSEs (General Certificates of Secondary Education) kéo dài 2 năm và là bằng cấp học thuật đầu tiên trong hệ thống văn bằng của Anh Quốc tương đương lớp 9-10 của VN
Chương trình A Level – IB – Foundation
Sau khi tốt nghiệp GCSE, học sinh có thể lựa chọn một trong các chương trình A-level hoặc Tú tài quốc tế IB hoặc Dự bị Đại học Foundation để có thể vào được Đại học.
Do 2 năm học lớp 11, 12 tại Việt Nam gần như không tương thích với hệ thống giáo dục Anh Quốc nên học sinh muốn đi du học Anh ở độ tuổi trung học thường lựa chọn đi du học từ khi kết thúc lớp 10. Tương đương 15 tuổi bước sang tuổi 16 – đây cũng chính là độ tuổi tối ưu để đi du học Anh.
Nếu muốn sớm hơn, các em thể chọn đi du học khi kết thúc lớp 8 hoặc lớp 9 tại VN, các em sẽ vào học GCSE 1-2 năm tại Anh, hoặc cũng có những trường có chương trình Pre A Level dành cho các bạn học 1 năm trước khi vào A Level.
Ưu điểm của lộ trình này là các em sẽ có được 1-2 năm học là thời gian đủ để học sinh làm quen và hòa nhập với môi trường mới, ngôn ngữ mới, cách thức giáo dục mới tại Anh Quốc trước khi bước vào chương trình A Level khá là khó tại Anh.
Ngoài chương trình A Level, học sinh còn có thể có lựa chọn học chương trình IB hay còn gọi là Tú tài Quốc tế. Đây là chương trình học khó, theo đúng tên gọi của nó Tú tài đẳng cấp Thế giới, được Quốc tế công nhận. Có bằng Tù tài Quốc tế, học sinh có thể apply xin học thành công ở bất cứ trường Đại học danh giá trên thế giới, ở bất cứ ngành học nào.
Nếu để tóm gọn so sánh giữa A Level và IB thì có thể nói A Level tập trung theo kiểu phân ban, tức là chuyên về một hướng ngành học trong tương lai với kết thúc là 3 môn học. Còn với IB, học sinh sẽ hoàn thành tổng cộng 6 môn học trong 2 năm, học sinh IB toàn diện hơn. Lựa chọn ngành học sau khi kết thúc học IB cũng đa dạng hơn.
Dự bị Đại học tại Anh (Foundation) thường kéo dài khoảng 1 năm học, cũng có chương trình 18 tháng. Đây là chương trình tương đối dễ học hơn đối với học sinh quốc tế.
Chương trình Đại học
Kết thúc 1 trong 3 chương trình nói trên, bạn sẽ bước vào Đại học Anh. Nếu đi học đúng nhịp học, học sinh ở VN và UK đều vào Đại học ở tuổi 18. Ở Anh học Đại học 3 năm, vì vậy nếu học tại Anh bạn sẽ có bằng Cử nhân sớm hơn ở VN 1 năm
Chương trình Thạc sỹ
Chương trình thạc sỹ tại Anh khá đặc biệt vì phổ biến chỉ kéo dài 1 năm. So với các nước khác, nếu học thạc sỹ tại Anh học sinh lại tiết kiệm thêm được một năm nữa.
tốt
Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong
Chuyên mục: Giáo dục
Bản quyền bài viết thuộc THPT Lê Hồng Phong. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://c3lehongphonghp.edu.vn