So sánh giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp

Tìm hiểu về thuế? Thuế là gì? Các loại thuế theo quy định hiện hành? So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp?

    Nhằm mục đích phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội và điều tiết, quản lý các hoạt động kinh tế xã hội, pháp luật đã quy định các sắc thuế thu nhập. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định thuế thu nhập gồm hai loại đó là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy, giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp có gì giống và khác nhau.

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    1. Thuế là gì?

    Ta hiểu về thuế như sau:

    Thuế được hiểu cơ bản chính là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các loại thuế.

    Thuế cũng được hiểu là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho các chủ thể là những người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau.

    Trên thực tế, ta nhận thấy, thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế – xã hội khác. Sự xuất hiện, phát triển của thuế cũng gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy.

    Khái niệm thuế là gì cũng được pháp luật Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế ban hành ngày 13 tháng 06 năm 2019.

    2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế có nhiều loại cụ thể như:

    – Thứ nhất: Thuế thu nhập doanh nghiệp:

    Thuế thu nhập cá nhân được hiểu chính là thuế trực thu, thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

    – Thứ hai: Thuế thu nhập cá nhân:

    Thuế thu nhập cá nhân được hiểu chính là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân hiện nay không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, cũng chính vì thế mà thực tế khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

    Quan hệ pháp luật thuế thu nhập cá nhân thực chất chính là quan hệ thu, nộp thuế phát sinh giữa Nhà nước với các cá nhân có thu nhập chịu thuế được các quy phạm pháp luật thuế thu nhập cá nhân điều chỉnh.

    Thuế thu nhập cá nhân hiện nay có vai trò quan trọng không chỉ với ngân sách nhà nước mà loại thuế này còn góp phần thực hiện công bằng xã hội.

    – Thuế sử dụng đất.

    – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

    – Thuế giá trị gia tăng.

    Theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng hiện hành thì khái niệm về thuế giá trị gia tăng được hiểu như sau: Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình bắt đầu từ sản xuất sang lưu thông và đến tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó. Thuế giá trị gia tăng không áp dụng trên toàn bộ giá trị của dịch vụ hay sản phẩm mà chỉ áp dụng đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm đó mà thôi.

    – Thuế tài nguyên.

    Thuế được điều chỉnh, quản lý dựa theo quy định tại Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2020, quản lý các nội dung cơ bản được quy định như sau:

    – Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

    – Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.

    – Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.

    – Quản lý thông tin người nộp thuế.

    – Quản lý hóa đơn, chứng từ.

    – Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.

    – Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

    – Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

    – Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

    – Hợp tác quốc tế về thuế.

    – Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế..

    3. So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp:

    Tiêu chí Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập cá nhân

    Khái niệm

    Thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là loại thuế trực thu, thu vào phần thu nhập của các tổ chức kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát phát triển. Thuế thu nhập cá nhân được hiểu chính là loại thuế trực thu, thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm mục đích chính đó là để thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thuế thu nhập cá nhân đã góp phần thực hiện công bằng xã hội về thu nhập và góp phần tằng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

    GIỐNG NHAU

    – Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đều là thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh doanh và các cá nhân có thu nhập phát sinh từng lần hoặc trong một khoảng thời gian xác định từ một số nguồn nhất định;- Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đều có đối tượng đánh thuế là thu nhập;- Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp có tính phức tạp, có tính ổn định không cao, việc quản lý thuế, thu thuế của cơ quan Nhà nước tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các loại thuế khác.

    KHÁC NHAU

    Cơ sở pháp lý – Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013.- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các luật về thuế 2014. – Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế thu nhập cá nhân 2012.- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế 2014. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế là tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh. Đối tượng chịu thuế là cá nhân kinh doanh và không kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh. Thu nhập chịu thuế Các khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập khác của tổ chức kinh doanh bao gồm các khoản thu nhập sau:- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là thu nhập chịu thuế.- Thu nhập khác bao gồm các loại thu nhập cụ thể sau đây: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác. Các khoản thu nhập phát sinh từ kinh doanh, từ lao động và các khoản thu nhập khác không từ kinh doanh của các cá nhân, bao gồm các khoản thu nhập sau, cụ thể:- Thu nhập từ kinh doanh bao gồm các loại thu nhập sau đây: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng háo, dịch vụ; từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có doanh thu từ 100 triệu đồng trên năm trở lên là thu nhập chịu thuế.- Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế.- Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: Tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần;… là thu nhập chịu thuế.- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thu nhập chịu thuế.- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập chịu thuế.- Thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập chịu thuế.- Thu nhập từ bản quyền là thu nhập chịu thuế.- Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và các tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng là thu nhập chịu thuế.

    Thuế như đã phân tích cụ thể nêu trên thực chất chính là một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp và cá nhân và thuế ra đời cũng đã thể hiện trách nhiệm xã hội. Việc các chủ thể có thể hiểu biết về thuế là điều cần thiết để thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý và kê khai thuế trong một doanh nghiệp là rất quan trọng và đòi hỏi thường cập nhật các luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất để có thể bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chính mình.