So sánh thói quen mua hàng online và mua tại cửa hàng
Trước tiên, chúng ta không thể phủ nhận một thực tế rằng dù mua sắm trực tuyến có thu hút đến đâu thì vẫn sẽ có những ưu nhược điểm của nó và mua sắm tại cửa hàng cũng vậy.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, rất nhiều người mua sắm tại cửa hàng tận hưởng trải nghiệm “mua sắm bằng xúc giác” bởi không có phí vận chuyển vô lý kèm theo và không sợ vật phẩm bị hỏng trong quá trình vận chuyển. Hơn nữa, khách hàng có thể kiểm tra hàng hóa và trả lại cửa hàng khi cảm thấy món đồ đó không hợp với mình.
Mặc dù các cửa hàng có đưa ra rất nhiều ưu đãi nhưng không thể ngăn cản được sự phát triển của mua sắm trực tuyến trong những năm qua. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ riêng tại Hoa Kỳ, các cửa hàng có doanh số bán hàng lớn hơn 10 lần so với doanh số bán hàng trực tuyến nhưng việc bán hàng trực tuyến lại diễn ra nhanh hơn gấp 3 lần so với bán tại cửa hàng. Hơn nữa, vào năm 2016, doanh số bán hàng trực tuyến ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 12,2% với giá trị ròng là 3,76 tỷ USD, trong khi doanh số bán tại cửa hàng ghi nhận mức tăng trưởng nhỏ hơn nhiều là 3,3% với giá trị ròng khoảng 3 tỷ USD.
Vào năm 2017, doanh số bán hàng trực tuyến một lần nữa dẫn đầu, tăng trưởng với tốc độ 10,3% với giá trị 45 tỷ USD, trong khi doanh số bán hàng tại cửa hàng chiếm vị trí sau, vẫn ở mức tỷ lệ cũ với giá trị chỉ tăng 1 triệu USD.
Dẫn số liệu từ Statista, Lazada cho biết, giá trị thị trường TMĐT ở Đông Nam Á đã tăng 24 lần trong vòng 6 năm qua, từ 5 tỷ USD (năm 2015) lên 120 tỷ USD (năm 2021) và dự kiến đạt 234 tỷ USD vào năm 2025. Riêng thị trường TMĐT Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD (năm 2021) lên 39 tỷ USD vào năm 2025. Có thể thấy, bán hàng/mua sắm trực tuyến đang và sẽ là xu hướng mà các doanh nghiệp theo đuổi trong tương lai.
Mục lục bài viết
Mua sắm trực tuyến tiếp tục là xu hướng trong năm 2022
Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development – OECD), tỷ lệ mua sắm trực tuyến chiếm 37% vào năm 2014 và tăng lên đến 50% vào năm 2015. Con số ấn tượng này bắt nguồn từ những ưu điểm rất riêng biệt của mua hàng trực tuyến như:
– Người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thông tin sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau: trang web, mạng xã hội (facebook, instagram,…). Đặc biệt, có những trang web cung cấp dịch vụ so sánh giá sản phẩm từ các trang web khác đã hỗ trợ người tiêu dùng rất tốt trong việc mua hàng qua mạng.
– Hình thức trực tuyến cung cấp rất đa dạng các loại sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là mặt hàng quần áo, đồ điện tử, đồ chơi, mỹ phẩm.
– Hầu hết các sàn giao dịch thương mại điện tử cho phép khách hàng đánh giá sản phẩm sau khi mua. Vì thế, người tiêu dùng có thể tìm hiểu về sản phẩm một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định mua.
– Tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng.
Báo cáo của Google còn ghi nhận lượng tìm kiếm từ khóa “mua online” tăng hơn 42%. Mỗi tuần, một người sử dụng trung bình 22 ứng dụng smartphone, bao gồm app mạng xã hội, game, app xem phim/video, mua sắm, giao đồ ăn… Các chỉ số đã cho thấy xu hướng hành vi người dùng đang sử dụng các kênh kỹ thuật số như một kênh hữu ích để ra quyết định mua sắm. Do đó, xu hướng này trong năm 2022 và trong tương lai có khả năng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và phủ rộng ở nhiều khu vực hơn.
Các sản phẩm phù hợp cho việc mua sắm online
Mỹ phẩm
Mỹ phẩm là mặt hàng mùa nào cũng cần dùng đến, đối tượng dùng đa dạng cho cả nam lẫn nữ, độ tuổi… Vì vậy, kinh doanh online mỹ phẩm, đặc biệt là các loại mỹ phẩm có chiết xuất tự nhiên vẫn luôn là mặt hàng bán chạy nhất hiện nay và được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
“1 vốn 4 lời” khi bán đồ gia dụng
Người ta thường nghĩ đến siêu thị hoặc ra chợ để mua đồ gia dụng. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ hiện nay, bán đồ gia dụng online vô cùng dễ bán và thu lợi nguồn lợi nhuận lớn. Chỉ cần ngồi nhà và thao tác đặt hàng trên thiết bị di động hoặc máy tính, người dùng có thể dễ dàng mua sắm được những mặt hàng gia dụng cần thiết với mức giá ưu đãi.
Sản phẩm thời trang
Thời trang, quần áo thiết kế là mặt hàng bán online đắt khách không chỉ bởi nó có thị trường lớn, lợi nhuận cao. Mà bên cạnh đó, người bán hàng còn có thể xây dựng thương hiệu riêng, phát triển mặt hàng này phát triển bền vững, lâu dài.
Thực phẩm sạch
Một trong những mặt hàng bán online chạy nhất hiện nay, đó là thực phẩm sạch. Bởi lẽ, vấn đề thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch luôn được chú trọng trong mỗi bữa ăn của gia đình.
Trên thị trường chắc chắn đã có những đối thủ với chỗ đứng vững chắc với mặt hàng bán chạy nhất này nhưng đừng lo lắng vì ngoài có một thị trường lớn ra thì khách hàng sẽ chẳng thể làm ngơ nếu bạn cung cấp những sản phẩm chất lượng cho họ. Chẳng cần phải quá cầu kỳ, ngoài chất lượng sản phẩm thì bạn cần đẩy mạnh quảng bá cho thương hiệu của mình, có như thế mọi người mới biết đến và tin dùng sản phẩm.
Đồ uống giải khát
Ở Việt Nam, đồ ẩm thực, đồ uống giải khát đang đứng hàng top trong các mặt hàng bán online chạy nhất hiện nay. Khảo sát một lượt trên thị trường, bạn sẽ thấy hàng loạt apps, web order đồ uống giải khát online như: Foody, Lozi, Now, GrabFood, GoFood, Bammi… Đây cũng là những kênh giúp bạn kinh doanh đồ uống online tại nhà hiệu quả.
Mô hình O2O dành cho các cửa hàng trong ngành F&B
Mô hình kinh doanh O2O (Online to Offline) đúng như tên gọi, là mô hình kinh doanh trong đó công ty sẽ kết hợp các kênh bán trực tuyến (online) với các cửa hàng truyền thống (offline) nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng, tối ưu chuyển đổi lượng khách hàng tiềm năng. Thông qua các hình thức khuyến mại giảm giá, tặng voucher tại cửa hàng… sẽ tạo cơ sở cho khách hàng trên nền tảng trực tuyến biết tới và trực tiếp đến trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng.
Mô hình kinh doanh O2O đã xuất hiện khá lâu và đạt được những thành tựu nhất định trên thế giới trước khi được đưa về đến Việt Nam. Những thành công ấy có thể kể đến những tên tuổi nổi bật như Starbucks, Burger King…
Qua việc áp dụng việc bán hàng trực tuyến, khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán trước qua ứng dụng bán hàng của Starbucks trước khi tới cửa hàng để tiết kiệm thời gian. Chính điều đó đã cải thiện đáng kể những nhược điểm của một cửa hàng đông khách như Starbucks, thu hút khách đến thưởng thức đồ uống trực tuyến mà không ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ.
Ngành F&B rất cần sự nhanh chóng, tiện lợi để đảm bảo chất lượng sản phẩm vì vậy mô hình O2O sẽ cực kỳ phù hợp.