So sánh Thương Mại Điện tử Và Thương Mại Truyền Thống, Bạn Đã Hiểu Rõ 2 Khái Niệm Này Chưa? | Bán Hàng Đa Kênh

Hiện nay đang có rất nhiều người đã và đang kinh doanh thương mại điện tử nhưng khi so sánh thương mại điện tử và thương mại truyền thống thì vẫn chưa thể hiểu rõ được ngọn ngành. Vì vậy hãy cùng Bán Hàng Đa Kênh chỉ ra những điểm chung và khác biệt giữa 2 loại hình này nhé.

so sánh thương mại điện tử và thương mại truyền thống

Thương mại truyền thống

Thương mại truyền thống là một hình thức kinh doanh đã cũ và thường liên quan đến các giao dịch thương mại hóa hoặc là trao đổi thông tin, mua hoặc bán các sản phẩm hay dịch vụ giữa người với người khác mà không cần đến sự có mặt của Internet. Ngày nay, hầu hết tất cả mọi người đều không còn mặn mà với phương thức này nữa vì nó rất tốn thời gian và cần phải trực tiếp đến các cửa hàng vật lý để mua sắm.

Ví dụ: các cửa hàng vật lý thông thường.

cửa hàng thương mại truyền thống

Thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một khái niệm mới về cách thức kinh doanh có liên quan đến các giao dịch thương mại hóa hoặc là trao đổi thông tin, mua hoặc bán các sản phẩm hay dịch vụ bằng hình thức được trợ giúp bằng điện tử với sự góp mặt của Internet. Ngày nay, tất cả những người tiêu dùng đều rất ưa chuộng phương thức này vì nó nhanh chóng, tiện lợi và hay hơn nữa là không cần phải đặt chân ra đường, mọi thứ đều có thể thực hiện ngay trên chiếc máy tính hoặc điện thoại của bạn.

Ví dụ: các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Tiki, Lazada, website bán hàng…

so sánh giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống ảnh 2

Bảng so sánh Thương mại điện tử và Thương mại truyền thống:

THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thương mại truyền thống là một hình thức kinh doanh đã cũ và thường liên quan đến các giao dịch thương mại hóa hoặc là trao đổi thông tin, mua hoặc bán các sản phẩm hay dịch vụ giữa người với người khác mà không cần đến sự có mặt của Internet.
Thương mại điện tử là một khái niệm mới về cách thức kinh doanh có liên quan đến các giao dịch thương mại hóa hoặc là trao đổi thông tin, mua hoặc bán các sản phẩm hay dịch vụ bằng hình thức được trợ giúp bằng điện tử với sự góp mặt của Internet.

Trong thương mại truyền thống, các thông lệ thông thường rất khó thành lập và duy trì nó.
Trong thương mại điện tử, các thông lệ có thể được thiết lập và quy chuẩn rất dễ dàng.

Trong thương mại truyền thống giữa người bán và người mua thường tương tác trực tiếp với nhau.
Trong thương mại điện tử, khách hàng và doanh nghiệp tương tác gián tiếp với nhau thông qua kết nối mạng Internet.

Thương mại truyền thống thường được diễn ra thông qua các cuộc trò chuyện mặt đối mặt, nói chuyện qua điện thoại bàn hay thông qua hình thức gửi thư tay.
Thương mại điện tử thường được thực hiện trên Internet hay các công nghệ truyền thông qua mạng khác.

Trong thương mại truyền thống, tất cả các giaodịch được thực hiện một cách thủ công.
Trong thương mại điện tử tất cả các giao dịch đều được máy móc xử lí một cách tự động.

Trong thương mại truyền thống, việc giao, nhận hàng hóa được thực hiện ngay tại chỗ và ngay lập tức
Trong thương mại điện tử, việc giao và nhận hàng phải tốn thời gian để diễn ra.

Khả năng tiếp cận khách hàng bị giới hạn trong khoảng thời gian trong một ngày.
Khả năng tiếp cận khách hàng không bị giới hạn cho dù là ở đâu hay khi nào đi chăng nữa.

Thương mại truyền thống chỉ được áp dụng như là phương án cuối cùng nếu như không có sẵn mạng Internet
Thương mại điện tử được sử dụng ngày càng rộng rãi, giúp con người tiết kiệm thời gian và công sức

Thương mại truyền thống là một hình thức kinh doanh đã rất cũ và nó thuộc loại hình kinh doanh truyền thống.
Thương mại điện tử là một khái niệm mới về cách thức kinh doanh có liên quan đến các giao dịch được thương mại hóa.

Tất cả các nguồn tài nguyên của thương mại truyền thống đều tập trung cho bên cung cấp.
Tất cả các nguồn tài nguyên của thương mại điện tử đều tập trung về phía nhu cầu.

Trong thương mại truyền thống, người tiêu dùng có thể trực tiếp kiểm tra sản phẩm thực tế trước khi mua chúng.
Trong thương mại điện tử, khách hàng không có cách nào kiểm tra được sản phẩm thực tế trước khi mua chúng.

Phạm vi kinh doanh của thương mại truyền thống rất hạn chế và thường gắn liền với một diện tích vật lý nhất định
Phạm vi kinh doanh không giới hạn, trải rộng khắp các châu lục vì được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh,…

Trong mảng chăm sóc khách hàng, không có một quy tắt chung cụ thể nào trong lúc trao đổi giữ khách hàng và doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực chăm sóc và hỗ trợ khách hàng, luôn có một quy tắt chung cụ thể thống nhất trong lúc trao đổi giữ khách hàng và doanh nghiệp.

Lời kết

Sau bảng so sánh giữa Thương mại điện tử và Thương mại truyền thống trên, ta cũng đã nhìn thấy khá rõ ràng rằng cả hai phương thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Thương mại điện tử cũng tương tự như thương mại truyền thống, nghĩa là mỗi khi bạn đăng nhập vào website thương mại điện tử, bạn đã hòa mình vào một thế giới điện tử tha hồ mua sắm, ở đây bạn có quyền lựa chọn bất cứ thứ gì bạn muốn và bạn sẽ mua được chúng ngay lập tức.

Tuy nhiên Thương mại điện tử lại có một số hạn chế như không phù hợp để mua bán các hàng hóa dễ hỏng hóc và cả các mặt hàng có giá trị lớn, ngược lại thương mại truyền thống có thể dễ dàng kinh doanh những thứ này nhưng lại không thể dùng để kinh doanh phần mềm máy tính, trò chơi điện tử hay âm nhạc được.

Xem thêm: Top 5 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Trong Năm 2021

5/5

(1 Review)