So sánh Toyota Hilux và Ford Ranger: điểm nhấn nằm ở đâu ?
(Muaxetot.Vn) So sánh Toyota Hilux và Ford Ranger chứng tỏ được sự sôi động của thị trường xe hơi. Mỗi thiết kế đều mang nét độc đáo mà không có đối thủ nào cạnh tranh được.
Hai dòng bán tải nàu là hai đối thủ vốn đã có sự cạnh tranh từ trước. Tuy nhiên, theo đánh giá xe về cảm quan của nhiều khách hàng thì Hilux chưa đủ sức để trở thành đối thủ với Ranger.
Thế nhưng, cú lộn ngược dòng ngoạn mục trong năm có thể sẽ giúp Hilux lật ngược được ván cờ. Hãy cùng so sánh Toyota Hilux và Ford Ranger để nhận thấy sự thay da đổi thịt của cả hai phiên bản này.
Mục lục bài viết
So sánh Toyota Hilux và Ford Ranger giá bán
Phiên bảnToyota HiluxPhiên bảnFord RangerHilux 2.4 4×2 MT622. 000.000Ford Ranger XL 4×4 MT616.000.000Hilux 2.4 4×2 AT662. 000.000Ranger XLS MT630.000.000Hilux 2.4 4×4 MT772.000.000Ranger XLS AT650.000.000Hilux 2.8G 4×4 MLM878.000.000Ranger XLT 4×4 MT752.000.000Ranger XLT 4×4 AT779.000.000Ranger WILDTRAK AT 4×2853.000.000Ranger WILDTRAK AT 4×4918.000.000Ranger RAPTOR1.198.000.000
Lưu ý: Giá xe Toyota Hilux 2023 và Ford Ranger chỉ là giá niêm yết có nghĩa là chưa phải là giá lăn bánh. Biết thêm thông tin về khuyến mãi, thời gian có xe cả 2 phiên bản vui lòng liên hệ trực tiếp.
So sánh ngoại thất
Hiện nay Hilux đang chiếm lĩnh ngôi vị đầu bảng là chiếc xe bán tải có gầm cao nhất 310mm. Chiều dài cơ sở là 3085mm, kích thước dài x rộng x cao lần lượt là: 5330 x 1855 x 1815 mm.
Trong khi đó, bán tải Ranger chỉ thua kém Hilux ở chiều cao gầm với chỉ số là 200m. Còn tất cả những thông số về chiều dài cơ sở và kích thước đều nhỉnh hơn. Với chiều dài cơ sở là: 3200mm với dài x rộng x cao là: 5326x1860x1830mm.
Phần đầu xe
Đầu xe của Hilux đặc biệt ấn tượng với lưới tản nhiệt được cách tân có viền mạ crom sáng bóng. Đường viên nối giữa hai cụm đèn pha, ở chính giữa có nổi bật logo của Toyota.
Ford Ranger có thiết kế đầu xe có phần hầm hố và ấn tượng hơn với lưới tản nhiệt được thiết kế to bản và khá cầu kỳ. Ở giữa có thanh ngang vô cùng cứng cáp. Phần thanh ngang này cũng được lựa chọn làm điểm tựa giúp cho logo Ford ở chính giữa cuốn hút và ấn tượng hơn.
Ranger vô cùng cứng cáp và khỏe khoắn đúng chuẩn thiết kế của dòng xe địa hình. Còn Hilux lại có thiết kế ấn tượng và tinh tế hơn. Với thiết kế dạng tổ ong vô cùng đẹp mắt.
Phần thân xe
Hilux tùy theo phiên bản mà có thiết kế mâm xe khác nhau. Tuy nhiên, ở phiên bản cao cấp nhất có mâm xe hợp kim đúc 5 chấu to khỏe, kích thước 18 inch. Phần gương chiếu hậu mạ crom tích hợp tính năng chỉnh điện, gập điện và đèn báo rẽ vô cùng hiện đại.
Trong khi đó, phía đối thủ lại gây ấn tượng với phần mâm xe thiết kế 6 chấu đơn. Mang tới vẻ ngoài hầm hố, độc đáo. Gương chiếu hậu cũng có tích hợp khả năng chỉnh điện và gập điện. Tích hợp báo rẽ được mạ crom vô cùng ấn tượng.
Hilux vs Ranger cả hai phiên bản đều được nhà sản xuất thiết kế phần bệ đỡ chân mang tới tính tiện lợi và an toàn hơn cho người dùng.
Phần đuôi xe
Hilux được đánh giá là có phần đuôi xe khá mượt tạo được thiện cảm với người đối diện. Hai cụm đèn hậu bố trí ôm sát lấy phần thân xe. Trong đó, có kết hợp với thanh cản sau kiêm luôn bậc lên xuống mang tới vẻ ngoài chắc chắn hơn.
Ranger cũng có phần đuôi xe không kém phần ấn tượng. Hai cụm đèn hậu cũng được ưu ái hơn với màu sắc nổi bật. Cản sau thiết kế dạng uốn cong. Cũng được tận dụng để làm bệ đỡ cho hành khách khi dẫm chân.
So sánh xe Toyota hilux với Ford Ranger về nội thất và tiện nghi
Về nội thất
Ở phiên bản cao cấp nhất của Hilux và Ranger , ghế ngồi được thiết kế bọc da vô cùng sang trọng. Ghế trước chỉnh điện 8 hướng. Còn ở phiên bản thấp hơn thì ghế ngồi được bọc nỉ. ghế trước chỉnh cơ. Ghế sau của Ranger đã được nhà sản xuất cố định vị trí. Còn Hilux thì có thể điều chỉnh nghiêng 60:40.
Bảng taplo của Hilux được thiets kế dạng thể thao vô cùng sành điệu. Còn Ranger có cụm điều khiển trung tâm, được trau chuốt với những đường nét vô cùng tỉ mỉ.
Hilux có thiết kế vô lăng dạng 3 chấu, còn Ranger là dạng 4 chấu. Đều có tích hợp đầy đủ các nút bấm điều chỉnh mang đến sự tiện lợi cho người lái khi có nhu cầu sử dụng.
Cụm đồng hồ trợ lái của Hilux được thiết kế 2 vòng 2 bên và 1 màn hình tại vị trí chính giữa. Còn Ranger là màn hình 2 bên và 1 đồng hồ tại vị trí chính giữa. Tạo nên những trải nghiệm vô cùng khác biệt.
Về tiện ích
So sánh xe ô tô 2 dòng này cho thấy Hilux có hệ thống giải trí phiên bản E gồm có 4 loa, đầu CD có kết nối USB, Bluetooth. Phiên bản tầm trung được nâng cấp lên tới 6 loa âm thanh và phiên bản cao cấp của nhà Toyota Hilux là đầu DVD, màn hình cảm ứng đa chức năng 7 inch.
Ranger có hệ thống giải trí SYNC điều khiển bằng giọng nói, kết nối điện thoại rảnh tay. Cùng với đó là màn hình cảm ứng thông minh 8 inch có tích hợp Android, Apple Carplay.
Điều hòa của Hilux được thiết kế với 2 vùng độc lập có hốc gió phụ. Còn Ranger là điều hóa tự động 2 vùng khí hậu. Đồng thời, có hàng cửa gió vô cùng hiện đại. giúp cho bầu không khí trở nên trong lành và mát mẻ hơn.
So sánh Toyota Hilux và Ford Ranger về động cơ, vận hành và an toàn
Về động cơ
Hilux có 2 loại động cơ
- Động cơ 2.4l Diesel 2GD-FTV, 4 xy lanh thẳng hàng. Công suất tối đa là 147 mã lực tại 3400 vòng/phút. Momen xoắn cực đại là 400 Nm tại 2000 vòng/phút.
- Động cơ 2.8l Diesel 1GD – FTV đạt công suất tối đa là 174 mã lực tại 3400 vòng/phút. Momen xoắn cực đại là 450Nm tại 2400 vòng/phút.
Ford Ranger có 3 loại động cơ
- Động cơ Diesel 2.2L có công suất tối đa là 160 mã lực tại 3200 vòng/phút. Momen xoắn cực đại là 385 Nm tại 1600 – 2500 vòng/phút.
- Động cơ Diesel 2.0L turbo đơn với công suất là 180 mã lực tại 3500 vòng/phút. Momen xoắn cực đại là 420Nm tại 1750-2500 vòng/phút.
- Động cơ Diesel Bi-Turbo có công suất là 213 mã lực tại 3750 vòng/phút. Mô men xoắn cực đại là 500Nm tại 1750-2000 vòng/phút.
Về động cơ thì Ranger có phần vượt trội hơn. Hơn nữa, Ranger cũng đang là tên tuổi mạnh về động cơ trong phân khúc xe bán tải.
Về vận hành
Hộp số của Hilux là dạng tự động 6 cấp, còn Ranger là số sàn 6 cấp và hộp số tự động 6 cấp. Đồng thời cả 2 phiên bản này đều có hỗ trợ phanh trước dạng đĩa và phanh sau dạng tang trống. Mang tới khả năng vận hành đạt mức tối ưu.
Về an toàn
Toyota Hilux
- Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
- Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA
- Hệ thống ổn định thân xe điện tử
- Hệ thống kiểm soát lực kéo chủ động
- Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc
- Kiểm soát hành trình
- 7 túi khí
- Móc ghế an toàn cho trẻ em
- Ghế có cấu trúc giảm chấn thương cổ
- Camera lùi ở phiên bản cao cấp
Còn ở Ranger có bổ sung chức năng
- Hệ thống chống bó cứng phanh ABS
- Hệ thống phân bố lực phanh điện tử EBD
- Hệ thống cân bằng điện tử ASC
- Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc
- Hệ thống kiểm soát lực kéo
- Hệ thống kiểm soát hành trình
- Công nghệ cảnh báo va chạm
- Camera lùi và cảm biến hỗ trợ đỗ xe trước và sau
Bên cạnh đó Ranger có thiết kế 6 túi khí, cảnh báo lệch làn, hỗ trợ đỗ xe song song vô cùng ấn tượng.
Công ty sử dụng nên chọn Hilux hay Ranger tốt nhất?
Dựa trên những thay đổi đáng kể mà Hilux mang lại trong thời gian qua thì đây cũng là một phiên bản đáng được mọi người quan tâm, lưu ý. So sánh về mặt bằng chung thì cả 2 phiên bản này đều có những ưu điểm vô cùng ấn tượng, vận hành vô cùng bền bỉ và giá bán cạnh tranh.
Tuy nhiên, Ford dường như chiếm được ưu thế hơn với động cơ vô cùng mạnh mẽ. Hệ thống an toàn đảm bảo chất lượng. Hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng hóa của các công ty.
Còn Hilux với lợi thế gầm cao, ngoại thất hiện đại, và thiết kế nội thất vừa đủ để trải nghiệm cũng là một gợi ý đáng để các công ty có thẻ lưu tâm khi cần vận chuyển trong các đoạn đường xa chinh phục mọi địa hình. Còn nếu muốn an tâm hơn với động cơ mạnh mẽ, bền bỉ và thiết kế khỏe khoắn thì Ranger chắc chắn là lựa chọn hơn cả.
Hy vọng với những so sánh Toyota Hilux và Ford Ranger trên đây đã phần nào giúp khách hàng có được những lựa chọn hữu ích và phù hợp nhất dành cho mình. Đồng thời giúp những người mê ô tô có thêm những kiến thức về mẫu xe mới đầy ấn tượng đến từ hai “con sói đầu đàn” của ngành công nghiệp ô tô.
Tham khảo >>> So sánh bán tải Toyota Hilux và Mitsubishi Triton
5/5 – (5 bình chọn)