Software engineer là gì? Đặc trưng trong nghề software engineer

Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp phổ biến thứ hai trên thế giới, được sử dụng để gọi tên nhiều ngành nghề, sự vật, sự việc trong các chuyên ngành,… Hiện nay tiếng Anh còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống bởi chính sách hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các quốc gia thế giới đang được nhà nước chú trọng triển khai mà để cùng phát triển phải cần một ngôn ngữ giao tiếp chung là tiếng Anh. Hôm nay, Timviec365.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu một thuật ngữ tiếng Anh software engineer là gì và những đặc trưng trong nghề này nhé!

1. Software engineer là gì?

Software engineer là gì? Những người làm nghề Software engineer 

Trong từ điển từ vựng tiếng Anh về nghề nghiệp xuất hiện cụm từ “Software engineer” trong đó Software là phần mềm và Engineer dùng để chỉ người làm nghề kỹ sư. Từ đó có thể giải nghĩa Software engineer là kỹ sư phần mềm những người áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào việc thiết kế, phát triển, bảo trì, kiểm tra, kiểm thử và đánh giá phần mềm máy tính. 

Kỹ thuật phần mềm thường được sử dụng cho các hệ thống phần mềm lớn và phức tạp hơn là các ứng dụng hoặc chương trình đơn lẻ . Tuy nhiên, chỉ đơn giản là một giai đoạn của quá trình. Trong khi một kỹ sư phần mềm thường chịu trách nhiệm thiết kế các hệ thống, các lập trình viên thường chịu trách nhiệm mã hóa việc thực hiện nó. Kỹ sư phần mềm không phải là một developer chỉ đơn thuần làm công việc viết mã mà họ còn làm nhiều việc hơn để phát triển phần mềm như: 

– Xác định sản phẩm phần mềm, phân tích nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm để phát triển hay cải tạo, nâng cấp nó phù hợp với những gì khách hàng đang cần 

– Chi tiết hóa, phát triển và chọn lọc những nguyên mẫu, mô phỏng để tái xác định yêu cầu

– Tinh giản hóa và phân tích lợi nhuận, lựa chọn kiến trúc và bản thiết kế (framework) cho ứng dụng, điều chỉnh kinh phí và lên kế hoạch cho dự án

– Thiết kế, cài đặt cấu hình, lập trình chế tạo hợp nhất di trú dữ liệu

– Viết tài liệu cho người dùng và đối tác 

– Tập hợp những phản hồi của Tester trước khi phát hành để khắc phục nếu có bug

– Tham gia hoạt động phát hành và tiến hành sản phẩm phần mềm, quảng bá công nghệ đồng thời phân tích cạnh tranh cho phiên bản sản phẩm phát hành sau

– Bảo trì phần mềm giúp duy trì hoạt động tốt nhất cho phần mềm khi khách hàng sử dụng

Nếu bạn có đam mê với nghề, muốn trở thành một Software engineer giỏi không những bạn cần kỹ năng mà còn cần tìm hiểu, học tập nắm vững kiến thức nền tảng sau đây:

– Programming Languages (Ngôn ngữ lập trình) đây là kiến thức tối thiểu mà một kỹ sư phần mềm cần nắm để giao tiếp được với máy tính. Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay có thể kể đến như C/C++, Java, PHP, Python, C# (.Net)…

–  Software Requirements (Yêu cầu phần mềm): Là tập hợp những chủ đề liên quan đến việc thu thập, đánh giá, phân tích, mô tả

– Software Design (Thiết kế phần mềm): Nếu một kỹ sư phần mềm không biết thiết kế phần mềm thì họ làm công việc để làm gì? Thiết kế phần mềm thành công chứng tỏ bạn có năng lực trong nghề, một thiên tài công nghệ thông tin. Sở hữu kiến thức này, cơ hội việc làm đến với bạn rộng mở, bạn được săn đón bởi các công ty, tập đoàn lớn là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

–  Software Constructions (Xây dựng phần mềm) Kiến thức này sẽ phục vụ cho bạn sau khi thiết kế một phần mềm, đây là giai đoạn gây hứng thú nhất. Lúc này bạn sẽ hiện thực hóa những yêu cầu, những ý tưởng trong đầu thành từng dòng lệnh cụ thể. 

2. Software engineering làm gì, có ai hứng thú với lĩnh vực này? 

Software engineer là gì - phần mềm Một ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin 

Khi mà công nghệ số hóa phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay, lĩnh vực công nghệ phần mềm – Software engineering không thể thiếu. Nếu không có Software engineering thì thời đại này đâu còn tồn tại, mọi thứ hoạt động đều trở nên vô nghĩa bởi mọi hoạt động để liên kết giữa hai thế giới thực – ảo hiện nay đều diễn ra trên hệ thống phần mềm.

Công nghệ phần mềm là việc áp dụng các nguyên tắc được sử dụng trong lĩnh vực kỹ thuật, thường liên quan đến các hệ thống vật lý, được thiết kế, phát triển, thử nghiệm, triển khai và quản lý hệ thống phần mềm. Lĩnh vực công nghệ phần mềm áp dụng cách tiếp cận có cấu trúc, có kỷ luật đối với lập trình được sử dụng trong kỹ thuật để phát triển phần mềm với mục tiêu đã nêu là cải thiện chất lượng, thời gian và hiệu quả ngân sách, cùng với việc đảm bảo kiểm tra cấu trúc.

Một số lĩnh vực trong công nghệ phần mềm gồm quy trình phần mềm kỹ thuật và chứng nhận bao gồm: thu thập yêu cầu, thiết kế phần mềm, xây dựng phần mềm, bảo trì phần mềm, quản lý cấu hình phần mềm, quản lý kỹ thuật phần mềm, quản lý và tạo quy trình phát triển phần mềm, mô hình và phương pháp kỹ thuật phần mềm, chất lượng phần mềm, thực hành chuyên môn kỹ thuật phần mềm cũng như tính toán cơ bản và nghiên cứu toán học và kỹ thuật. 

Tuyển dụng kỹ sư phần mềm

3. Có nên học software engineering?

học Software engineer là gì Một trong những ngành hot trong thời đại công nghệ 4.0

Ngành công nghệ phần mềm hiện nay đang làm mưa làm gió trong bối cảnh của thời đại công nghệ 4.0. Những sản phẩm của nó luôn luôn mới và có ảnh hưởng đến thay đổi của cuộc sống một cách nhanh chóng. Ngày nay công nghệ phần mềm có mặt ở mọi lĩnh vực, len lỏi vào mọi ngóc ngách trong hầu hết mọi ngành nghề. Con người cũng thường xuyên được tiếp xúc với sản phẩm phần mềm ngay trên chiếc điện thoại Smartphone đến cả những phần mềm của các doanh nghiệp hay những hệ thống quản lý cả một quốc gia. 

Công nghệ phần mềm là một ngành học thực sự đang là nghề có giá nhất hiện nay. Ngành học này phù hợp với cả nam, cả nữ chỉ cần có đam mê với công nghệ và mong muốn đưa sự sáng tạo vào cuộc sống để tạo ra các sản phẩm phần mềm có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hàng ngày một cách chính xác và hiệu quả. Thêm một lý do thu hút niềm đam mê với nghề là cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Cho dù nền kinh tế toàn thế giới có bị tác động bởi khủng hoảng hay sự suy thoái thì đối với những lập trình viên, kỹ thuật viên, quản trị mạng, an ninh mạng hay các nhà lập trình phần mềm,… nói chung lại là các hoạt động nằm trong ngành công nghệ phần mềm rất ít bị tác động. 

Công việc của họ làm việc với máy tính mà máy tính thì không bao giờ đánh mất vị trí là tâm điểm của mọi hoạt động trong đời sống, công việc và sinh hoạt của mọi người. Một đánh giá chính xác cho thấy công nghệ phần mềm thực sự là virus kháng lại quá trình suy thoái kinh tế. Cho thấy tiềm năng công việc trong tương lai của ngành công nghệ phần mềm. Vậy bạn sẽ nhận được gì sau khi đã nắm được nền tảng cơ bản của ngành?

– Một mức thu nhập đáng mơ ước có làm bạn hứng thú: Vì là ngành đang hot, nhân lực giỏi trong ngành còn khá hạn chế do đó để giữ chân chiêu mộ nhân tài mức lương mà các công ty công nghệ cũng như các công ty hoạt động ở mọi lĩnh vực để quy định mức lương khá cao cho vị trí này. 

– Công việc ổn định, ít gặp trở ngại: Không giống với những ngành khác cần có năng khiếu hay óc sáng tạo, tính tư duy hay khả năng đặc biệt, với ngành công nghệ phần mềm bạn chỉ cần đam mê và chăm chỉ. Bên cạnh đó, với những người ngại giao tiếp hay khả năng giao tiếp kém, it job này có thể sẽ phù hợp khi vật dụng bạn ngồi làm việc chỉ là chiếc máy tính vô chi, vô giác. 

– Cơ hội khởi nghiệp trong tầm tay: Các công ty công nghệ hiện nay không ít công ty thuộc loại vừa và nhỏ, thậm chí có cả công ty mới thành lập từ một nhóm những người học công nghệ phần mềm bởi nhiều nhu cầu liên quan đến công nghệ mà các công ty hoạt động trong lĩnh vực khác cần được đáp ứng. Biết công nghệ thông tin cho bạn lợi thế trong giai đoạn phát triển kinh tế đi theo chiều hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Không phải nói quá nhưng biết đâu tương lai trở thành giám đốc công ty, chủ tịch tập đoàn công nghệ chỉ với tài sản ban đầu là chiếc máy tính hoàn toàn có thể xảy ra với những ai biết thế hiện tài năng đúng thời điểm.  

Ngoài ra, khi làm trong ngành bạn còn có cơ hội vươn lên trở thành một senior software engineer – kỹ sư phần mềm cao cấp hoặc nếu vẫn đang trong quá trình đào tạo bạn có thể được tiếp xúc với môi trường trong ngành với công việc là một associate software engineer – cộng tác viên kỹ sư phần mềm. 

Việc làm

Software engineer là gì? Cuối cùng cũng đã được Timviec365.vn giúp bạn thỏa mãn nguồn thông tin cần thiết. Hy vọng với những kiến thức cung cấp trên đây đã giúp bạn phần nào có được có được lựa chọn cơ hội việc làm với ngành công nghệ phần mềm trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Bài viết tham khảo: Nodejs là gì? Hệ thống phần mềm hiện đại bậc nhất 2021

Chia sẻ: