Sóng radio là gì? Tìm hiểu về các dạng sóng radio chính
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, vì thế mà những thiết bị được tích hợp các khả năng kết nối không dây ngày càng nhiều. Những thiết bị sử dụng các loại sóng vô tuyến, sóng radio, sóng wifi dần trở nên phổ biến và không còn xa lạ gì với mọi người. Vậy các bạn có biết sóng radio là gì? Có những loại sóng radio nào và ứng dụng thực tiễn của chúng ra sao? Cùng Lạc Việt Audio tìm hiểu quan bài viết dưới đây nhé!
>>> Tham khảo thêm:
Sóng radio là gì?
Sóng radio là gì? Sóng radio hay còn được mọi người gọi với cái tên khác là sóng điện từ hay sóng vô tuyến là một dạng sóng có kiểu bức xạ điện từ với các bước sóng trong dải điện từ dài hơn ánh sáng hồng ngoại. Tức là chúng có tần số nằm trong dải tần 3 kHz – 300 MHz tương ứng với bước sóng từ 100km đến 1mm.
Cùng giống như các sóng điện từ khác mà con người đã nghiên cứu, trong môi trường lý tưởng thì sóng radio truyền với vận tốc ảnh sáng. Vận tốc này có thể thay đổi tùy vào những môi trường khác nhau ví dụ như trong chân không, không khí, nước,… sẽ là khác nhau. Trong tự nhiên, chúng ta có thể thấy vị dụ đơn giản nhất về sóng radio là hiện tượng sấm sét.
Thực tế thì sóng radio đã được ứng dụng trong rất nhiều mặt của cuộc sống. Để hiểu được rõ hơn về khái niệm sóng radio là gì? Tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, các loại sóng radio, ứng dụng trong cuộc sống như thế nào chúng ta cùng chuyển sang phần tiếp theo nhé!
Đặc điểm cơ bản của sóng radio là gì?
- Về vận tốc: Thông thường sóng radio sẽ truyền đúng bằng vận tốc ánh sáng trong chân không. Tuy nhiên trong môi trường không khí ở Trái Đất thì sóng vô tuyến điện sẽ thường có vận tốc nhỏ hơn. Nếu sóng radio bị cản bởi bất kỳ một vật thể gì chúng sẽ bị chậm lại phụ thuộc vào độ từ thẩm và hằng số điện môi của môi trường.
- Về bước sóng và tần số: Bước sóng radio được xác định là khoảng cách từ một đỉnh sóng bất kỳ tới đỉnh sóng kế tiếp. Bước sóng thì tỷ lệ nghịch với tần số. Nghĩa là bước sóng càng dài thì tần số sóng radio đó càng thấp.
- Về khả năng truyền lan: Các loại sóng radio có tần số khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau trong khí quyển Trái Đất.
Sóng radio có những dạng nào?
Trước khi tìm hiểu kỹ về sóng radio thì rất nhiều bạn cho rằng sóng radio là sóng ngắn hoặc sóng cực ngắn. Đây thực tế chỉ là một phần của nó. Vậy sóng radio là sóng gì? Theo sự nghiên cứu mà con người đã xác định được sóng radio tồn tại ở 4 dạng sóng vô tuyến điện đó là:
- Sóng cực ngắn
- Sóng ngắn
- Sóng trung
- Sóng dài
Sóng cực ngắn là gì?
Sóng cực ngắn (VHF) là dạng sóng radio có bước sóng nhỏ dao động trong khoảng từ 1m – 10m. Sóng cực ngắn là loại sóng vô tuyến điện mang một lượng năng lượng cực lớn. Nó có khả năng đi xuyên qua tầng điện li của Trái Đất vào vũ trụ.
Sóng radio cực ngắn thường được ứng dụng trong các hệ thống thông tin liên lạc vũ trụ, và được các nhà khoa học sử dụng cho các thiết bị thăm dò vũ trụ.
Sóng ngắn là gì?
Sóng ngắn (HF) là những sóng vô tuyến điện có bước sóng nằm trong khoảng từ 10m – 100m. Khác với loại sóng radio cực ngắn, sóng ngắn bị phản xạ lại bởi tầng điện li và mặt đất nhiều lần, mang trong mình năng lượng lớn.
Chính vì đặc điểm phản xạ nhiều lần mà sóng ngắn thường được sử dụng cho hệ thông thông tin liên lạc trên mặt đất.
Sóng trung là gì?
Sóng trung (MF) trong tiếng anh gọi là Medium wave. Là dạng sóng vô tuyến điện có bước sóng tầm trung nằm trong khoảng từ 100m – 1000m. Đây là dạng sóng radio được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử, và thiết bị âm thanh. Có thể là rất nhiều linh kiện thiét bị trong bộ dàn âm thanh của bạn đang sử dụng sóng này mà bạn không hề hay biết.
Đặc điểm của sóng trung đó là chúng có thể lan truyền theo độ cong của mặt đất và chỉ chịu tác động khúc xạ của tần điện ly vào ban đêm. Hiệu quả truyền tải tín hiệu của sóng radio trung bị chi phối nhiều bởi độ dẫn điện của mặt đất. Vì thế khi độ dẫn điện của mặt đất cao thì sóng trung sẽ có thể lan truyền tốt hơn.
Sóng dài là gì?
Sóng dài (LF) là sóng vô tuyến điện có bước sóng tương đối dài. Dạng sóng radio này thường có bước sóng khá lớn trên 1000m và tần số thường khá nhỏ chỉ từ 0.1-1MHz. Sóng dài còn là một thuật ngữ để chỉ các phần phổ tuyến rộng có bước sóng dài. Vì thế không có quy chuận chính xác nào cho khái niệm này. Vì dụ như ở Hoa Kỳ thì bước sóng radio dài theo tiêu chuẩn khác với tiêu chuẩn của bên châu Âu và châu Á.
Tuy sóng dài có bước sóng lớn nhưng lại mang năng lượng thấp và bị hấp thụ rất mạnh bởi các vật trên mặt đất. Ưu điểm lớn nhất chính là chúng không bị ảnh hưởng bởi môi trường nước vì thế mà sóng dài thường được ứng dụng trong hệ thông thông tin liên lạc dưới nước.
Như vậy quan niệm sóng radio là sóng ngắn không phải hoàn toàn sai nhưng như vậy là chưa đủ. Vì sóng vô tuyến điện còn có 3 loại khác nữa. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng vì thế mà được ứng dụng trong đời sống cũng rất khác nhau.
Ứng dụng của sóng vô tuyến điện trong đời sống
Mục lục bài viết
Sóng radio trong lĩnh vực thiết bị điện tử – âm thanh
Nhờ vận dụng những đặc điểm lan truyền tín hiệu của sóng radio mà những thiết bị âm thanh ngày trước cần sử dụng nhiều cáp kết nối với nhau dần được thay bằng những loại kết nối không dây. Ứng dụng tiêu biểu và rõ ràng nhất đó chính là chiếc micro không dây của gia đình bạn. Micro không dây thường sử dụng sóng VHF hoặc UHF để truyền tải tín hiệu âm thanh. Sau đó tín hiệu được đưa đến đầu thu, qua khuếch đại rồi phát ra loa chính là âm thanh mà bạn nghe được. Với những dòng mic hiện đại có khả năng truyền tín hiệu đến 100m cực kỳ có lợi cho người dùng.
Hay dễ hiểu nữa là những chiếc loa bluetooth sẽ sử dụng sóng radio (sóng vô tuyến điện) để truyền phát tín hiệu giữa các thiết bị. Thực sự thì việc ứng dụng các loại sóng vô tuyến điện vào ngành thiết bị âm thanh đã đem lại cho con người những sự tiện ích hơn rất nhiều. Giải quyết được vấn đề dây dẫn lằng nhằng gây mất thẩm mỹ. Nhiều dòng thiết bị âm thanh hiện đại ngày nay cũng được ứng dụng sóng vô tuyến điện như vang số, amply,… để đem đến trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho người dùng.
Sóng radio trong kết nối internet không dây Wifi
Wifi là một trong những thiết bị vô cùng quen thuộc với con người hiện nay. Hầu hết các dòng điện thoại máy tính bảng và nhiều thiết bị khác sử dụng sóng wifi để truy cập internet. và sóng wifi chính là một dạng sóng radio. Điểm khác là chúng được khống chế để có cường độ thấp. Chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng sóng wifi tương tự như các sóng điện từ có trong lò vi sóng, tuy nhiên thì cường độ chỉ bằng 1/100.000.
Khả năng bao phủ của sóng wifi thường khá thấp được sử dụng riêng cho gia đình hoặc một khu vực nhỏ. Sóng này chịu ảnh hưởng và bị ngăn cản nhiều bởi các vật thể vì thế với nhà có nhiều tầng, nhiều cửa hoặc khu vực rộng thì phải lắp thêm các củ phát để chất lượng sóng được đồng đều.
Sóng radio trong truyền tải thông tin
- Sóng radio có dải tần cực rộng và mỗi loại có đặc điểm riêng có nên có thể ứng dụng mỗi loại sóng radio cho một hệ thống truyền tải thông tin khác nhau. Cụ thể như:
- Sóng vô tuyến có bước sóng cực ngắn sẽ được sử dụng cho các thiết bị thông tin liên lạc vũ trụ, truyền tín hiệu âm thanh, sóng FM cho truyền thông phát thanh FM và truyền hình.
- Sóng ngắn là loại sóng radio có ứng dụng rộng rãi và cực kỳ quen thuộc với chúng ta ví dụ như wifi, smartphone, máy tính,… Có lẽ ai trong mỗi chúng ta đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh phải không nào. Chúng chính là thiết bị được ứng dụng sóng radio có bước sóng ngắn.
- Sóng trung được ứng dụng nhiều cho các mục đích phát tín hiệu trong các thành phố lớn. Loại sóng vô tuyến này bị ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng giao thoa
- Sóng radio dài với đặc điểm phản xạ tốt ở các tầng điện ly, không hề bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng giao thoa nên thường được sử dụng cho việc truyền tải tín hiệu ở các thành phố với nhau, phát thanh ở các khu vực dân cư rộng lớn.
Sóng radio trong y học
Thực tế thì sóng radio được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực y học mà ta chưa biết hết. Ví dụ tiêu biểu nhất là các thiết bị giúp cho bệnh nhân hen dễ thở hơn được ứng dụng sóng radio vào. Hay sóng radio được ứng dụng để điều trị amidan. Sóng radio cao tần được ứng dụng vào máy Coblator giúp phẫu thuật nhanh và hạn chế thương tổn. Nếu bạn chưa biết sóng radio cao tần là gì thì xin giải đáp luôn chúng là dạng sóng vô tuyến điện trong dải tần từ 3kHz – 300Hz có nhiệt độ từ 40-70 độ.
Sóng radio trong dò tìm radar
Không chỉ được ứng dụng trong các thiết bị điện tử âm thanh, truyền tải tín hiệu mà sóng radio còn được ứng dụng để dò tìm các vật thể lớn như máy bay, tàu ngầm. Các sóng radio ngắn sẽ phản hồi từ đất, đá, vật thể để dò tìm.
Ngoài ra sóng radio còn có rất nhiều ứng dụng khác nữa mà chúng tôi không thể kể hết trong bài này được. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn thì có thể tham khảo các nguồn kiến thức mở vô tận trên google.
Sóng radio có hại không?
Rất nhiều người có đặt câu hỏi rằng sóng radio có hại không? Khi sử dụng các thiết bị điện tử, âm thanh thì chúng có gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, về mặt lý thuyết thì các sóng radio, sóng điện từ không có đủ năng lượng để tác động tới các DNA trong tế nào. Vì vậy chúng không có dấu hiệu gây ra các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bạn tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tự – âm thanh sử dụng sóng radio thì cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là với trẻ em. Tất nhiên là chúng tôi đang đề cập tới chiếc điện thoại chứ chẳng ai lại mang được kề kề chiếc micro hay amply theo bên mình cả.
>>> Xem thêm: Top list những vang cơ lai số hay nhất hiện nay – Lacvietaudio
Lưu ý khi sử dụng các thiết bị điện tử âm thanh có sóng radio là gì?
Tuy sóng radio không phải là một tác nhân quá nguy hiểm nhưng để đảm bảo cho sức khỏe của chúng ta thì khi sử dụng các thiết bị điện tử âm thanh bạn nên chú ý tới các điểm sau:
- Không nên để quá gần các thiết bị này với con người, ví dụ như lúc ngủ thì không đặt điện thoại bên cạnh. Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại.
- Không nên sống tại khu vực lắp đặt nhiều cột sóng radio như cột sóng viễn thông, phát thanh vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của người sống xung quanh.
- Với các thiết bị âm thanh khi không sử dụng cần tắt nguồn cẩn thận.
Những điều thú vị về sóng radio có thể bạn chưa biết
- Sóng radio lần đầu được dự báo bởi Jame Cleck Maxwell vào năm 1867. Ông đã nhận thấy các tính chất sóng của ánh sáng và từ trường điện trường có sự tương đồng. Sau đó đã đề xuất các phương trình mô tả sóng điện từ, sóng vô tuyến điện trong không gian.
- Năm 1887. Heinrich Herzt đã chứng minh được tính chính xác của sóng điện từ trong phòng thí nghiệm. Sau đó thì các phát minh được khám phá ra và sóng radio được ứng dụng và nhắc đến nhiều hơn.
- Có thể bạn chưa biết vào năm 2007 kinh thiên văn Parkes tại New South Wales, Australia phát hiện được 6 chùm sóng radio cực ngắn, nhanh và rất sáng. Sóng radio này cực kỳ lạ và có nguồn gốc từ bên ngoài địa cầu, cách chúng ta khoảng 5.5 tỷ năm ánh sáng. Liệu có một thế giới người ngoài hành tinh nào đó ngoài dải ngân hà kia đang cố liên lạc với con người chúng ta? Điều này cần chờ các nhà khoa học nghiên cứu thêm và giải đáp được.
Trên đây là bài viết giới thiệu về sóng radio là gì, sóng radio là sóng gì cũng như ứng dụng và những điều thú vị về loại sóng này. Mong rằng với những thông tin mà Lạc Việt Audio chia sẻ sẽ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin, kiến thức mới. Theo dõi chúng tôi để biết thêm thật nhiều điều bổ ích nữa nhé! Hẹn gặp lại các bạn vào những bài viết sau.
Với hơn 15 năm trong lĩnh vực âm thanh, tôi đã và đang setup rất nhiều hệ thống âm thanh khác nhau: Từ các dàn loa đám cưới đến các hệ thống âm thanh sân khấu lớn. Với kinh nghiệm và đam mê công việc của mình chắc chắn khi có nhu cầu liên hệ đến Lacvietaudio.com bạn sẽ nhận được những tư vấn chất lượng và hiệu quả nhất!