Sự khác biệt giữa Amply mạch Analog và Amply Digital mạch dán Class D

Có thể nói trong thời đại công nghệ số, thiết bị số ngày hôm nay có lẽ 2 công nghệ truyền tin phổ biến và thường gặp nhất đó chính là công nghệ Digital và Analog, mỗi loại này là có ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng mà vì sao công nghệ Digital lại phát triển trong thời gian gần đây mà công nghệ Analog lại ngày càng mai một. Nếu bạn biết thì công nghệ Digital thường được sử dụng để truyền âm cho các hệ thống loa Karaoke công suất lớn trong khi Analog dành riêng cho các loại loa có công suất nhỏ như loa nghe nhạc.

Âm thanh trong tự nhiên mà tai nghe được vốn có dạng tương tự (analog), nghĩa là nhờ có sự biến đổi liên tục về biên độ và tần số của sóng âm trong không khí mà chúng ta cảm nhận được sự to nhỏ cũng như độ cao thấp của âm thanh.

Điểm khác biệt nhất giữa amply analogamply digital là phương thức khuếch đại âm thanh.

Sự khác nhau trong màu vỉ Mạch của Amply analog và Amply Digital

Màu vỉ mạch (main) của Amply Analog và Digital cũng khác nhau hoàn toàn, thường thì màu của Vỉ Analog truyền thống hàng quốc có màu vàng càng dùng lâu màu mạch sẽ chuyển sang màu vàng+đỏ (Bã Trầu). Còn màu mạch của các amply số (Digital) thường là các loại mạch dán có màu truyền thống là màu xanh

Với amply analog, việc khuếch đại âm thanh được dựa trên hình dạng của sóng âm thanh nguyên bản ban đầu. Tuy nhiên, ở amply digital, những thông số của âm thanh được biến đổi thành các tín hiệu điện biểu diễn dưới dạng nhị phân là “0” hoặc “1”, khi đó việc khuếch đại âm thanh được thực hiện bằng cách điều chỉnh tốc độ của tín hiệu đầu ra thông qua hai trạng thái “đóng” và “mở”.

Với các linh kiện bán dẫn như transistor, việc thực hiện hai trạng thái trên là tương đối đơn giản. Bởi vậy, kết hợp với công nghệ bán dẫn, những bo mạch của amply digital được thiết kế rất nhỏ và gọn hơn rất nhiều so với amply analog. Song vì phải điều khiển tốc độ chuyển mạch rất cao của tín hiệu đầu ra nên việc phát sinh các tạp âm, nhiễu có tần số cao là điều không thể tránh khỏi.

Nếu để nguyên trạng thái như vậy sẽ sinh ra các tín hiệu gây hư hỏng cho hệ thống loa, đồng thời làm ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng âm thanh. Do đó, để hạn chế những ảnh hưởng trên, trong amply số, trước khi truyền tín hiệu âm thanh vào hệ thống loa, người ta có thiết kế thêm một bộ lọc thấp qua (Low Pass Filter – LPF).

 

Đặc tính của bộ lọc tín hiệu thấp qua này là nó quyết định khoảng tần số của âm thanh trước khi được truyền vào loa. Đối với amply digital, do có bo mạch lọc LPF nên hầu hết dải thông cao của tín hiệu âm thanh được khống chế trong giới hạn khoảng dưới 100 kHz. Và vì tai con người chỉ nghe được tần số cao nhất theo lý thuyết là 20 kHz nên dải thông này đã là quá mỹ mãn cho sự thưởng thức.

Trong amply digital, chủ yếu dùng hai phương thức xử lý số khác nhau. Phương thức thứ nhất là phương thức “điều chế độ rộng xung” – PWM, đây là phương thức sử dụng sự chuyển đổi giữa các khoảng thời gian mở và tắt của xung số để biểu hiện âm thanh.

Phương thức thứ hai là phương thức PDM, đây là phương thức sử dụng tần suất sự xuất hiện của trạng thái tắt – mở theo trục thời gian để biểu hiện sự biến đổi âm thanh. Một trong những lý do mà hiện nay amply digital đang được công chúng quan tâm và tin dùng đó là hiệu suất sử dụng cao và tiêu tốn điện năng thấp.

Thêm vào đó, ít phát nhiệt và kích thước nhỏ của chúng đã tạo sự dễ dàng và tiện nghi trong sử dụng. Để đánh giá chất lượng âm thanh thì có rất nhiều phương pháp và phải xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng thực tế đã cho thấy là amply digital đã và đang chinh phục được người nghe bởi chất lượng âm thanh khi trình diễn.