Sự khác biệt giữa công nghệ analog và công nghệ số digital là gì ?
Vì sao âm thanh analog lại không còn phù hợp nữa và sự khác biệt giữa công nghệ analog và công nghệ số digital là gì?
Công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt, nhận thức con người ngày càng đi lên. Nếu như ngày xưa mô hình giải trí karaoke chỉ đơn giản với hệ thống amply, loa, mic thì giờ đây đã phát triển lên một tầng mới đó là âm thanh kỹ thuật số.
Mục lục bài viết
Sự khác biệt giữa công nghệ analog và công nghệ số digital
Cần phải nói đến nguyên nhân đầu tiên đó là tính ổn định.
Với hệ thống amply analog đã được ưa chuộng trong thời gian dài thì không ít lần chúng ta đã phải gặp rắc rối trong vấn đề : thiết lập làm sao cho chuẩn. Chuẩn để giữ an toàn cho loa, chuẩn để hát hay. Nhưng với nhược điểm cơ bản của hệ analog đó là sự thiếu chính xác về giá trị âm lượng ( do trị số trở kháng của chiết áp lớn ) nên chỉ cần nâng quá mức âm lượng cho phép chỉ với 1 chút xíu khác biệt đã gây ra tình trạng hỏng hóc loa hoặc nguy hiểm hơn là toàn bộ hệ thống âm thanh, khiến cho tình trạng kinh doanh bị đình trệ, thiệt hại lớn về tiền của. Không chỉ thiếu chính xác về âm lượng, hệ analog còn thiếu đi chức năng graphic-EQ, là chức năng cần thiết để cân bằng hệ thống âm thanh.
Thế nào là cân bằng hệ thống âm thanh :
Cần hiểu rõ về nguyên nhân gây ra tình trạng hú rít ( feedback ). Feedback là hiện tượng dội âm tại 1 dải tần mà không có sự kết thúc, được biểu thị hình núi trên đồ thị tần số. Như vậy triệt tiêu được dải tần gây feedback chính là ta đang cân bằng lại hệ thống âm thanh.
Không chỉ như vậy, ở hệ thống amply analog còn thiếu đi chức năng vô cùng quan trọng đó là Limiter, có tác dụng ngăn âm thanh vượt ngưỡng cho phép, giúp bảo vệ loa.
Nguyên nhân tiếp theo đó là sự chi tiết, và chính xác trong việc tăng giảm giúp cân bằng hệ thống âm thanh.
Chức năng thiếu đi ở amply analog đó chính là GEQ, chức năng quan trọng để cân bằng hệ thống âm thanh. Chức năng này đã được rút gọn thành 3 nút : LO, MID, HI. Với 1 lần tăng hoặc giảm các nút đó, vô hình chung chúng ta đã thay đổi các hài âm đi theo mà đáng nhẽ ra nó đã ở vị trí cân bằng. Ví dụ với nút MID, có đỉnh là 1kHz, 2 điểm đầu cuối là 250Hz và 5kHz. Nếu xác định tần số gây hú rít là 1kHz và phải giảm xuống, có nghĩa sẽ kéo theo các dải tần còn lại bao giờ cả 250Hz và 5kHz cũng giảm xuống khiến hệ thống lại trở nên mất cân bằng trầm trọng hơn rất nhiều.ư
Phân chia nhiệm vụ cho từng loa riêng biệt.
Mỗi loa có 1 đặc tính âm khác nhau, một trường âm khác nhau. Không thể ép cái loa có trường âm 100Hz – 16kHz phát ra được âm thanh ở dải 50Hz hoặc 19kHz đc. Loa sub cũng vậy, với sub điện ( đã có sẵn crossover và công suất bên trong ) thì khá đơn giản nhưng với sub hơi ( chỉ có thùng và loa bass ) có trường âm từ 40Hz – 250Hz thì không thể được, sẽ hỏng ngay lập tức.
Hiệu năng, khả năng nâng cấp và sự suy hao tín hiệu.
Với sự hạn chế về công suất và output ra loa trên amply analog ( tối đa 200W 1 kênh, tối đa 4 kênh trên 1 amply ), không thể phủ nhận việc nâng cấp là khá khó khăn, nhất là với những phòng hát có diện tích >40m2. Không chỉ thế, với việc sử dụng kết nối unbalanced thì với mỗi 1 line tín hiệu được link ra các thiết bị khác sẽ gây ra hiện tượng rõ ràng nhất đó là nhiễu ( noise ) hoặc nặng cả là bị trễ ( delay ).
Cuối cùng đó chính là khả năng hỗ trợ giọng hát, chống hú rít.
Chỉ với 3 nút LO, MID, HI là không đủ để xử lý hú rít, để có thể tạo nên tiếng mic tốt. Không chỉ thế, thành phần quan trọng tạo nên tiếng hát nhẹ nhàng, truyền cảm đó chính là ECHO. Chỉ với 4 nút LO, HI, RPT, DLY chính xác là không đủ để tạo nên một thành phần có tên đầy là effect ( bao gồm echo và reverb ). Có reverb mới làm mềm giọng hát, đẩy giọng hát lên, có echo thì tiếng hát mới ngân dài, hát mới thấy nhẹ.
Chung quy tất cả.
Trên là toàn bộ nhược điểm và sự đối lập giữa hai hệ thống analog và digital. Về phía amply digital, chức năng GEQ đã được biến chuyển thành giá trị số, có khả năng tùy biến vô cùng cao, chạy bất kỳ từ 20Hz – 20kHz ( +- 3Hz ), tùy biến âm lượng lớn (+- 16 dB đôi khi là +- 24 dB), tùy biến băng thông đa dạng ( mở rộng tối đa 0.7 và thu hẹp tối đa ở 100 ) sẽ cho ra kết quả cân bằng âm thanh chính xác gần như tuyệt đối. Không chỉ có thế, với khả năng tự động xử lý, tính toán thì chức năng chống hú rít thực sự là quá tuyệt vời. Kèm với đó là khả năng đặt giới hạn, phân chia loa làm nhiệm vụ chuyên biệt, kết nối balanced đảm bảo Không thể không kể đến 1 tính năng chỉ có những show diễn, những phòng thu âm chuyên nghiệp mới có đó chính là compressor ( nén ), đưa tiếng mic lên một tầm mới : nhẹ, thoát, êm, không chói.
Âm thanh digital cho đến thời điểm này đã thực sự tiếp đến đại đa số người dùng, thay thế hoàn hảo cho hệ thống analog đã trở nên cũ kỹ và lỗi thời.
Mọi nhu cầu cần tư vấn giải đáp các vấn đề liên quan đến sản phẩm dàn karaoke kinh doanh chuyên nghiệp và gia đình, và chất lượng dịch vụ hậu mãi sau bán hàng, hãy liên hệ với chúng tôi Hoàng Audio luôn sẵn sàng đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của bạn.!