Sự khác nhau giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống – GoSELL

    Với thay đổi thói quen trong mua sắm và tiêu dùng ở thời điểm hiện tại mà thương mại điện tử ngày càng phát triển, nhưng không vì thế mà kinh doanh truyền thống bị lu mờ đi.

    Thương mại điện tử (e – commerce) là hoạt động mua bán, cung cấp các dịch vụ và cả giao dịch thông qua sử dụng các phương thức thanh toán điện tử. Tất cả các hoạt động từ mua bán, đặt hàng, thanh toán đều sẽ được thực hiện qua internet. TMĐT  hiện tại có 3 loại hình phổ  như sau:

    Kinh doanh truyền thống là phương thức giao dịch, trao đổi thông tin, hàng hóa, mua bán sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp giữa 2 bên mua và bán mà không thông qua internet. 

    Thường thì với hình thức này người bán và người mua sẽ giao dịch trực tiếp tại các cửa hàng vật lý, thực hiện giao dịch trực tiếp, mặt đối mặt với nhau. Mua bán tại chợ cũng là một ví dụ điển hình để nói đến kinh doanh truyền thống.

    Các công nghệ như email, trao đổi dữ liệu điện tử và chuyển tiền điện tử được sử dụng để theo dõi các giao dịch và nhận thanh toán. Một số khác biệt giữa kinh doanh điện tử và kinh doanh truyền thống được giải thích ngắn gọn dưới đây. 

    Đối với kinh doanh truyền thống để có thể mở rộng quy mô và tiếp cận khách hàng ở nhiều khu vực, quốc gia sẽ khó khăn và tốn chi phí. Doanh nghiệp sẽ phải mở thêm các cửa hàng, văn phòng tại khu vực đó, tốn kém chi phí cho nhân viên để xử lý những việc kinh doanh tại các chi nhánh.

    Ngoài ra, đối với doanh nghiệp kinh doanh theo cách truyền thống còn bị giới hạn ở cách tiếp cận các khách hàng tiềm năng, như việc dựa vào các mối quan hệ để giới thiệu khách hay áp dụng các phương pháp thủ công như truyền miệng hay rải tờ rơi quảng cáo.

    Đối với kinh doanh điện tử, giúp doanh nghiệp tăng độ tiếp cận khách hàng tại nhiều khu vực và quốc gia. Tận dụng nguồn tài nguyên internet giúp các doanh nghiệp tiếp cận tối đa đến khách hàng từ các kênh khác nhau như website, app điện thoại, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, …. 

    Với phương thức này thì doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được kha khá những khoản chi phí về nhân lực, mặt bằng kinh doanh. Tiết kiệm thời gian cho việc trao đổi mua bán và cả giao dịch, khách hàng có thể mua sắm bất cứ khi nào họ muốn.

    Đối với thương mại điện tử, cho phép khách hàng thỏa sức giao dịch với đa dạng hình thức thanh toán: Thẻ ATM, Thẻ tín dụng/trích nợ (Visa, MasterCard, JCB), MoMo, ZaloPay, Chuyển khoản, COD. 

    Dễ dàng thanh toán và tiện lợi hơn rất nhiều cho cả bên mua lẫn bên bán. Và có thể chọn thanh toán trước hoặc sau khi nhận hàng.

    Ngoài sự tiện lợi, thì thanh toán trực tuyến cũng có những rủi ro của nó như: gian lận về các giao dịch thẻ và ví điện tử, đã thanh toán nhưng sau đó không nhận được hàng. Do đó bạn cần thực sự chú ý khi sử dụng phương thức thanh toán này, cẩn trọng và tìm hiểu trước khi giao dịch.

    Ngược lại thì với kinh doanh truyền thống, thì các hình thức thanh toán sẽ ít hơn, chủ yếu sẽ là thanh toán thông qua tiền mặt, chuyển khoản hoặc là quẹt thẻ ngân hàng. Người mua sẽ phải thanh toán đơn hàng ngay trong khi mua hàng. 

    Hình thức thanh toán trực tiếp sẽ mất thời gian, không tiện lợi được như thanh toán online. Tuy nhiên thì phương thức thanh toán ngay này sẽ an toàn hơn, tránh được việc gian lận trong giao dịch.

    Với hình thức mua bán truyền thống, khách hàng có thể trực tiếp nhìn thấy sản phẩm, cầm nắm, có thể là thử trước khi mua. Biết được rằng liệu sản phẩm có phù hợp với mình hay không. Vì vậy, người bán sẽ tránh được những vấn đề như sản phẩm không giống hình,…

    Còn với hình thức mua bán online, tất cả những thông tin về sản phẩm chỉ được thể hiện qua mặt hình ảnh và từ ngữ miêu tả. Chính vì vậy người mua khó có thể biết được chất liệu sản phẩm thế nào, có phù hợp với mình hay không. Tăng những vấn đề không hài lòng khi khách hàng nhận sản phẩm…

    Kinh doanh TMĐT sẽ có khoản chi phí tối ưu hơn so với kinh doanh truyền thống. Với mua bán truyền thống, chi phí sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc gánh chịu cho sản phẩm lưu trữ tồn kho.

    Chi phí phát sinh cho phía trung gian sẽ được loại bỏ trong mua bán online vì nó sẽ mang mối liên hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Nói chung thì tổng chi phí cho vận hành kinh doanh TMĐT sẽ ít hơn so với kinh doanh truyền thống.

    Ví dụ như: để điều hành kinh doanh TMĐT bạn chỉ cần có một trụ sở, chi phí website, sàn tmđt. Nhưng còn đối với kinh doanh truyền thống, cần nhiều chi nhánh để đáp ứng nhiều nguồn khách hàng khắp nơi. Vì thế các chi phí nhân công, mặt bằng,… cũng tăng cao hơn.

    Thường thì với kinh doanh truyền thống, các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng các hình thức marketing offline như phát tờ rơi, quảng cáo trên các trang báo hoặc tv, gọi điện thoại, gửi tin nhắn chào hàng, tham gia triển lãm,…Tuy nhiên những phương thức này sẽ bị hạn chế khu vực và số lượng khách hàng tiếp cận.

    Còn đối với kinh doanh TMĐT thì các doanh nghiệp marketing online sẽ là chủ yếu như: chạy quảng cáo các trang mạng xã hội, quảng cáo google, tối ưu hóa SEO website, app bán hàng…Việc sử dụng nhiều kênh marketing như vậy sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng ở các khu vực khác nhau.

    Bạn cũng có thể tạo các chiến dịch như: mã giảm giá, voucher, Flash sale vào gửi nó đến với khách hàng bằng những công cụ như Email marketing, thông báo đẩy.

    Với các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống thì sẽ sở hữu nhiều chi nhánh ở các nơi, chính vì vậy họ cần có nhiều nhân viên để đảm bảo cho việc bán hàng, chăm sóc khách hàng và quản lý vận hành của hàng.

    Mô hình kinh doanh online, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nguồn nhân lực hơn, nhưng thay vào đó họ cần tuyển những nhân viên có kiến thức về TMĐT và nắm bắt được sự thay đổi của thị trường online.

    Và với sự phát triển của công nghệ ở thời điểm hiện tại, bạn hoàn toàn có thể quản lý nhân viên thông qua mềm quản lý bán hàng, kiểm soát toàn bộ hoạt động của từng nhân viên tại nhiều chi nhánh. Theo dõi hoạt động của nhân viên, quản lý thời gian và năng suất làm việc của từng nhân viên dễ dàng.

    Với phương thức kinh doanh truyền thống thì người bán và người mua sẽ “mặt đối mặt” và giao dịch trực tiếp ngay tại cửa hàng.

    Ngược lại thì với mô hình TMĐT, mọi hoạt động từ lựa chọn sản phẩm cho đến thanh toán hoặc trao đổi giữa người bán và người mua đều được thao tác trên thiết bị một cách gián tiếp.

    Đối với hình thức kinh doanh truyền thống thì nền tảng mua bán sẽ là việc giao dịch trực tiếp tại cửa hàng hoặc các hình thức giao nhận tại nhà theo cách truyền thống

    Trong khi đó thì kinh doanh online lại có những nền tảng rõ ràng như website, app bán hàng hay các trang mạng xã hội, khi người mua sẽ trao đổi các thông tin cần thiết về sản phẩm trực tiếp với người bán mà không cần phải đến trực tiếp tại cửa hàng.

    Chính vì vậy cưới sự thay đổi của xu hướng người dùng, hầu hết các doanh nghiệp đều chọn phương án xây dựng nhận diện thương hiệu trên nhiều kênh mạng xã hội. Và đồng thời xây dựng thương mại điện tử bền vững với Website, App bán hàng.

    Nắm bắt được sự phát triển của hình thức kinh doanh online, nền tảng quản lý bán hàng GoSELL giúp bạn xây dựng những nền tảng kinh doanh online và quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh.

    Giúp bạn xây dựng một website nhanh chóng và chuyên nghiệp, ngay cả khi bạn là người khôn thông thạo hay kể cả không biết gì đến coding thì vẫn có thể dễ dàng tạo một trang web chỉ với 10 phút bằng GoWEB.

    Với app bán hàng giúp cửa hàng của bạn hiển thị ngay trên điện thoại của khách hàng 24/7. Giúp tăng độ nhận diện khi khách hàng tìm kiếm bạn ở nhiều nơi khác nhau. Giúp xây dựng thương hiệu cá nhân một cách hiệu quả hơn.

    Toàn bộ hoạt động bán lẻ của cửa hàng sẽ được xử lý gọn gàng chỉ trên một hệ thống quản lý duy nhất. Đơn giản, dễ dùng, tiết kiệm chi phí, quản lý hiệu quả cửa hàng bán lẻ, quản lý kho hàng, tính tiền nhanh chóng.

    Giải pháp thiết kế landing page GoLEAD thực sự là một công cụ hữu ích. Vừa giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thu thập thông tin – xây dựng tệp khách hàng tiềm năng khổng lồ, vừa tiết kiệm tối đa chi phí nhưng vẫn có thể tạo ra các chiến lược marketing hiệu quả.

    Nắm bắt được các xu hướng trên và nhu cầu của doanh nghiệp, GoSELL đã xây dựng một trang quản trị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kết nối và xử lý các thông tin của các sàn ngay trên trang quản trị này tại 1 màn hình duy nhất.

  • Ngoài ra bạn còn có thể kết nối và đồng bộ quản lý, xử lý đơn hàng từ các kênh bán hàng TMĐT (Lazada, Shopee) và các kênh bán hàng trên mạng xã hội ( Facebook, Zalo) chỉ trên một nền tảng duy nhất

    GoSOCIAL

    .

  • Đồng bộ tất cả sản phẩm, danh mục sản phẩm và tồn kho từ các sàn vào GoSELL giúp bạn dễ dàng kiểm soát tồn kho, tiết kiệm thời gian cập nhật thông tin giá cả mà trải nghiệm mua sắm của khách hàng cũng không bị gián đoạn.

  • Thông báo khi có đơn hàng mới hoặc đơn hàng bị hủy trên các sàn.

  • Đa dạng hình thức vận chuyển: Kết nối sẵn với đơn vị vận chuyển: giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm, AhaMove.

  • Cho phép khách hàng thỏa sức giao dịch với đa dạng hình thức thanh toán: Thẻ ATM, Thẻ tín dụng/trích nợ (Visa, MasterCard, JCB),MoMo, ZaloPay, Chuyển khoản, COD.