Sự thay đổi của vùng đất từng là mỏ đào Bitcoin lớn nhất thế giới
Các ngành công nghiệp năng lượng mới, được phát triển mạnh mẽ tại nơi từng là “mỏ đào Bitcoin” lớn nhất thế giới. Ảnh: New.cn
Thành phố Ordos, khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc) nằm ở cuối phía đông của sa mạc Kubuqi. Ở thời điểm hiện tại, thành phố đã có nhiều thay đổi kể từ sau đợt truy quét và giải tán các mỏ đào Bitcoin của chính quyền.
Thành phố đã kết hợp phòng chống sa mạc hóa với phát triển xanh, tích cực phát triển các ngành công nghiệp năng lượng mới dựa vào nguồn tài nguyên đất đai và năng lượng mặt trời của địa phương.
Cho đến nay, nơi đây đã xây dựng được một cơ sở phát điện năng lượng mặt trời với công suất lắp đặt 1 triệu KW, với công suất phát điện hàng năm là 2 tỷ kWh, tiết kiệm hàng năm khoảng 680.000 tấn than tiêu chuẩn và giảm trung bình hàng năm lượng khí thải carbon dioxide là 1,65 triệu tấn.
Một khu nhà máy đào Bitcoin tại vùng Nội Mông. Ảnh: IEEE.
Các nhà máy nhiệt điện chạy than của Trung Quốc chiếm hơn nửa sản lượng điện toàn cầu trong năm 2020. Nội Mông là khu vực sản xuất nhiều than nhất Trung Quốc, cũng là địa điểm ưa thích của giới đào Bitcoin nhờ giá điện rẻ và nguồn cung ổn định.
Bên trong một mỏ đào Bitcoin. Ảnh: ENR.
Dù vậy, chính sách kiểm soát năng lượng của Trung Quốc đang dần thay đổi. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm ngoái cam kết nước này sẽ đạt mức phát thải trung tính carbon vào năm 2060, các chính quyền địa phương được giao mục tiêu cắt giảm phát thải để hoàn tất kế hoạch này.
Nội Mông là vùng duy nhất không đạt mục tiêu cắt giảm trong năm 2019, khiến giới chức bị chính quyền trung ương phê bình. Chính quyền Nội Mông sau đó tuyên bố 21 trong 30 mỏ đào Bitcoin trong khu vực là “không đủ điều kiện” và cắt ưu đãi giá điện. Hoạt động khai thác Bitcoin bị cấm hoàn toàn từ tháng 3 năm 2021.
Theo Trung tâm Cambridge về Tài chính Thay thế (CCAF), 70% năng lực khai thác (hashrate) của mạng lưới Bitcoin nằm tại Trung Quốc. Hoạt động này xuất hiện ở một vài khu vực nhất định với chi phí thuê bất động sản thấp, thời tiết ôn hòa và giá điện rẻ.
Các mỏ đào Bitcoin về cơ bản là những trung tâm dữ liệu khổng lồ, mỗi cơ sở chứa hàng nghìn máy tính. Nghiên cứu của Đại học Cambridge ở Anh cho thấy các doanh nghiệp đào Bitcoin toàn cầu tiêu thụ nhiều điện hơn cả một quốc gia như Argentina và Ukraine.
Vào năm 2017, nhà điều hành mỏ bitcoin Bitmain của khu vực đã sản xuất khoảng 5% sản lượng Bitcoin hàng ngày của thế giới trong một cơ sở với 25.000 máy tính do khoảng 50 nhân viên chăm sóc.
Cơ sở phát điện năng lượng mặt trời với công suất lắp đặt 1 triệu KW, với công suất phát điện hàng năm là 2 tỷ kWh.
Năng lượng sạch. tiết kiệm hàng năm khoảng 680.000 tấn than tiêu chuẩn và giảm trung bình hàng năm lượng khí thải carbon dioxide là 1,65 triệu tấn. Ảnh: News.cn
Chính sách kiểm soát năng lượng của Trung Quốc thay đổi, đã dần biến đổi bộ mặt của thành phố. Ảnh: News.cn
Các công nhân lắp đặt và bảo dưỡng những tấm pin mặt trời tại Nội Mông. Ảnh: News.cn
Nội Mông tiếp tục khai thác và mở rộng diện tích phục vụ cho việc lắp đặt thêm pin năng lượng mặt trời. Ảnh: News.cn
Những mỏ đào Bitcoin tiêu tốn lượng điện khổng lồ, từng được tính là ngành công nghiệp của địa phương, dần được thay thế bằng các ngành công nghiệp năng lượng mới. Ảnh: News.cn