Sửa Chữa Chập Điện Trong Tường – Chập Điện Âm Tường Tại Nhà | 1FIX
Bài viết này là phần 3 của 5 bài trongloạt bài về Sửa điện nhà
Bài viết được cập nhật nội dung vào ngày 05/09/2020
[external_link_head]
Mục lục bài viết
Tại sao có hiện tượng chập điện trong tường
Hiện tượng nguồn điện bị chập trong tường cũng nằm trong lý do cơ bản của hiện tượng chập điện âm tường, đó là nó xảy ra khi một dây nóng chạm vào bất kỳ dây nào khác trong mạch điện của bạn. Điều này làm cho dòng điện chạy qua mạch tăng lên đột ngột, làm cho bộ ngắt mạch điện bị ngắt hoặc cầu chì bị nổ/ CB bị sụp.
Đây thường là kết quả của việc không có ống gen bao bọc bên ngoài đường dây điện âm tường, khiến cho dây dễ bị thoái hóa, hay tác động của ngoại lực, bị chuột cắn…làm nguồn điện không ổn định, xảy ra hiện tượng ngắn mạch gây nên chập điện trong tường. Hoặc do độ ẩm của tường cao (tường bị thấm) khiến cho vỏ bọc đường dây điện âm tường nhất là những dây điện lâu năm sử dụng sẽ dễ dàng bị hư hỏng, và dễ sinh ra rò rỉ chập điện trong tường.
Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất gây ra tình trạng chập điện. Có nhiều vấn đề tiềm ẩn trong các mạch điện, chẳng hạn như dây bị lỗi, cách điện bị hỏng, quá tải mạch, cũng như phích cắm, công tắc, dây và ổ cắm bị lỗi. Chúng có thể diễn ra trong cả hai mạch điện một pha và ba pha.
Đoản mạch, chập điện có thể nguy hiểm, vì chúng có thể tạo ra nhiệt độ rất cao do dòng điện cao chạy qua mạch, có thể khiến dây bị nổ và bắt lửa. Tương tự như hiện tượng hồ quang điện, sử dụng điện để tạo ra một lượng nhiệt khổng lồ.
Để giảm những tình trạng nguồn điện bị chập trong tường – Sửa chữa nhanh 1FIX đưa ra một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Bảng giá sửa điện tại nhà giá rẻ TPHCM
DỊCH VỤ | ĐƠN GIÁ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Lắp mới 1 bộ bóng đèn Huỳnh Quang, đèn compact | Từ 150.000đ | Lắp bộ bóng đèn + công tắc, giá tùy thuộc vào việc đi dây nguồn. Giảm giá theo số lượng. |
Lắp mới đèn lon | 40.000đ – 150.000đ | Lắp dưới 3 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Lắp mới 1 ổ cắm điện nổi | 100.000đ – 200.000đ | Lắp dưới 3 bộ giá 200.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Lắp mới 1 ổ cắm điện âm | Báo giá sau khi khảo sát | Tùy theo phương án đục tường, đi dây nguồn. |
Sửa chập điện âm tường | Báo giá sau khi kiểm tra | Tùy thuộc vào độ khó trong khắc phục và diện tích mất điện. |
Sửa chập điện nổi | Báo giá sau khi kiểm tra | Tùy thuộc vào độ khó trong khắc phục và diện tích mất điện. |
Thay 1 bộ bóng đèn | 70.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Thay bóng đèn (Huỳnh quang, compact) | 40.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Sửa bóng đèn (thay tăng phô, chuột) | 80.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Thay CB phụ | 80.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Thay công tắc | 80.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Thay ổ cắm nổi | 50.000đ – 150.000đ | Thay dưới 2 bộ giá 150.000đ/bộ. Giảm giá theo số lượng. |
Lắp máy nước nóng | 200.000đ – 500.000đ | Tùy thuộc vào việc đi dây nguồn, trang bị CB. |
Lắp mới bộ báo cháy | 180.000đ – 350.000đ | Giá tùy thuộc vào thiết bị, việc đi dây nguồn. |
Đi dây điện nguồn | Báo giá sau khi khảo sát | |
Lắp đặt điện nổi | Báo giá sau khi khảo sát | |
Lắp đặt điện âm | Báo giá sau khi khảo sát | |
Lắp đặt điện 3 pha | Báo giá sau khi khảo sát | |
Cân pha điện 3 pha | Báo giá sau khi khảo sát | |
Thi công hệ điện | Báo giá sau khi khảo sát | Thiết kế thi công hệ điện cho văn phòng, Shop, cafe… Có xuất hóa đơn VAT & HĐ đầy đủ. |
Lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn bảng hiệu | Báo giá sau khi khảo sát | Lắp hệ thống đèn chiếu sáng, trang trí cho Shop, quán Cafe, nhà hàng, văn phòng… Có xuất hóa đơn VAT & HĐ đầy đủ. |
Làm khách hàng hài lòng
hoặc hoàn tiền 100%
Chúng tôi cam kết làm khách hàng hài lòng hoặc hoàn tiền 100% trong vòng 7 ngày sử dụng dịch vụ. Xem chi tiết tại đây
Gọi thợ đến ngay
Dành cho trường hợp quý khách muốn thợ đến nhà ngay lập tức để thực hiện công việc.
Đặt hẹn với thợ
Khi quý khách muốn thợ đến nhà vào một thời điểm theo mong muốn của mình
Nguyên nhân và cách phòng ngừa điện bị chập trong tường
Dây điện âm tường bị chập do dây điện bị thoái hóa
Nguyên nhân
Tường bị thấm nước khiến cho vỏ bọc đường dây điện âm tường nhất là những dây điện sử dụng lâu năm dễ dàng bị mục và sinh ra rò rỉ chập điện trong tường.
Phòng ngừa
Thi công dây điện âm tường cần phải có ống bảo vệ, đi theo đúng sơ đồ thiết kế, đảm bảo dây điện đúng tiết diện cần thiết.
Chập điện trong tường do thiếu thiết bị bảo vệ mạch
Nguyên nhân
Quá tải, gây cháy dây, thiết bị dẫn đến chập điện trong tường do thiếu cầu dao nối đất, Aptomat/ CB, cầu chì bảo vệ cường độ dòng điện trong mức cho phép. Hoặc đã có MCB, ELCB …nhưng có cường độ cắt qua lớn nên khi đường dây quá tải mà thiết bị vẫn không ngắt dẫn đến chập điện.
Phòng ngừa
Khi tiến hành thi công điện âm tường hoặc sửa chữa thay mới nguồn điện, cần kiểm tra kỹ công suất các thiết bị sử dụng điện, dòng điện tải lớn nhất… để chọn đúng thiết bị có thông số phù hợp.
[external_link offset=1]
Nếu có điều kiện, nên lắp đặt bộ ngắt mạch nối đất (GFCIs) nhằm bảo vệ chống lại các cú sốc điện có thể xảy ra trong các sự cố ngắn mạch loại chạm đất ở nơi ẩm ướt như phòng tắm, phòng bếp…
Chập điện cả hệ thống do thiết bị gây ra
Nguyên nhân
Các mối nối điện âm tường, phích cắm, công tắc bị lỏng lẻo qua thời gian sử dụng lâu năm, khi sử dụng có thể phát sinh tia lửa điện gây cháy điện, hoặc bị ngắn mạch ngay tại thiết bị đó gây ra tình trạng điện chập trong tường.
Phòng ngừa
Đối với các thiết bị như công tắc, ổ cắm, bóng đèn…cần thay ngay khi có dấu hiệu không còn hoạt động chính xác. Tốt hơn hết là khi lắp đặt thì phải chọn ngay từ đầu các thiết bị có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt từ các thương hiệu uy tín như Sneider, Panasonic, Philip, MBE…chứ đừng sử dụng các thiết bị rẻ tiền, chất lượng kém.
Chập điện do quá tải đường dây, thiết bị
Nguyên nhân
Do quá tải đường dây, thiết bị dẫn đến phát sinh nhiệt bất thường, nguồn nhiệt này chưa đủ để các thiết bị ngắt mạch như CB có thể sập, nhưng cùng với đường dây kém chất lượng hay mối nối đường dây điện không đạt chuẩn trong tường âm cũng khiến xảy ra nguồn điện chập trong tường.
Phòng ngừa
Sử dụng đường dây điện, thiết bị tiêu chuẩn, không dùng đồ kém chất lượng. Nếu có nghi ngờ đường dây quá tải hay thiết bị có công suất không phù hợp để sử dụng trong mạch điện thì phải nhờ thợ điện kiểm tra và tư vấn trước khi kết nối vào mạng điện nhà.
Chập điện do bị tác động từ các nguyên nhân vật lý
Nguyên nhân
Do chuột hay mối mọt có thể len vào hộp Gen, hay kẻ hở và cắn đứt dây. Do các ổ cắm điện để quá thấp phía chân tường nên dễ bị ẩm ướt khi mưa lớn, hoặc bị ngập nước gây chập.
Phòng ngừa
Không nên lắp đặt các ổ cắm điện ở vị trí có thể xảy ra tình trạng ẩm ướt hoặc có độ ẩm cao. Sử dụng hộp Gen, ống bảo vệ dây tiêu chuẩn để phòng ngừa chuột, hay các động vật khác phá hoại.
Chập điện do sét đánh
Nguyên nhân
Đây là nguyên nhân khá hãn hữu nhưng thực tế là vẫn có trường hợp nhà bị sét đánh, nhẹ thì hư hỏng các thiết bị trong nhà, nặng thì có thể gây chập cháy điện.
Phòng ngừa
Đối với các nhà dân hoặc tòa nhà mới xây thì thường có chôn cột chống sét và dẫn điện thường gọi là cột tiếp địa. Thường dùng cọc đồng đường kính từ 14mm trở lên, dài 2m. Các chung cư cao cấp hiện nay thì trong các căn hộ có ổ cắm 3 “chân”, trong đó có một “chân” đã nối đất nên khá an toàn.
Giải pháp khắc phục điện chập, sự cố chập điện
Các việc cần làm trước khi gọi thợ điện:
- Đánh giá và xác định sơ bộ nguồn điện có khả năng dẫn đến chỗ xảy ra chập trong tường, đồng thời ngắt nguồn điện để giảm thiểu khả năng sự cố xảy, sơ tán người ra khỏi khu vực chập điện.
- Nếu thấy có sự cố xảy ra với vị trí cụ thể thì ta nên sử dụng các kiến thức đơn giản để khắc phục tạm thời. Ví dụ thấy quạt trần bốc khói thì ngay lập tức tắt quạt, tắt CB của phòng đang sử dụng quạt hoặc ngắt luôn CB tổng.
Bước 1: XÁC ĐỊNH THIẾT BỊ NÀO CÓ HIỆN TƯỢNG NGẮN MẠCH GÂY CHẬP ĐIỆN.
Bước 2: LOẠI BỎ DÂY DẪN, THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÃ BỊ CHẬP CHÁY, HƯ HỎNG
Bước 3: THAY THẾ DÂY DẪN ĐIỆN, THIẾT BỊ MỚI
Bước 4: CẤP NGUỒN VÀ KIỂM TRA LẠI TÍNH AN TOÀN CỦA MẠNG ĐIỆN TRƯỚC KHI SỬ DỤNG LẠI.
Dịch vụ sửa chữa lắp đặt nguồn điện tại nhà 1FIX™
Sau khi sửa chữa chập điện trong tường, đó là lúc khách hàng có thể quan tâm đến việc lắp đặt thi công lại nguồn điện mới hay gắn các thiết bị sử dụng điện thay thế. 1FIX™ luôn đáp ứng được các công việc đó một cách an toàn và tiết kiệm. Xin tham khảo thêm các dịch vụ khác của chúng tôi bao gồm:
- Thay mới các ổ điện, công tắc, bóng đèn bị chập, cháy nổ,..
- Thi hệ thống nguồn, đi dây điện âm tường mới,..
- Lắp đặt lại đường điện âm, đi dây nguồn mới nhằm đáp ứng đủ tải.
- Lắp đặt lại các thiết bị là nguyên nhân gây chập điện như máy bơm, máy tắm nước nóng, máy lạnh…
Làm khách hàng hài lòng
hoặc hoàn tiền 100%
Chúng tôi cam kết làm khách hàng hài lòng hoặc hoàn tiền 100% trong vòng 7 ngày sử dụng dịch vụ. Xem chi tiết tại đây
Gọi thợ đến ngay
Dành cho trường hợp quý khách muốn thợ đến nhà ngay lập tức để thực hiện công việc.
Đặt hẹn với thợ
Khi quý khách muốn thợ đến nhà vào một thời điểm theo mong muốn của mình
Cách xác định chính xác nguyên nhân gây chập điện chi tiết nhất
Theo kinh nghiệm xử lí điện chạm chập của thợ điện 1FIX thì hầu hết các sự cố về điện chúng ta đều có thể tìm ra nguyên nhân. Đương nhiên là không có trường hợp nào giống hoàn toàn trường hợp nào. Ví dụ như cùng là sự cố chập điện gây ngắn mạch thôi thì nguyên nhân cũng có thể từ chạm dây dẫn, công tắc hoặc ổ cắm có vấn đề, do tường bị ẩm làm cho nước lòn qua aptomat…
Chính vì điều đó mà chúng tôi khuyên các bạn khi chuẩn đoán nguyên nhân gây ra chạm chập điện trong nhà thì phải tìm hiểu thật cẩn thận. Đối với thợ điện chuyên nghiệp thì cũng vậy, họ phải vận dụng kiến thức học được, kinh nghiệm tích lũy theo thời gian để mà xử lí sự cố.
Vận dụng các giác quan để tìm nguyên nhân gây chạm chập điện
Để tìm ra nguyên nhân gây ra sự cố về điện thì những yếu tố trên là rất cần thiết, đặc biệt đối với hệ thống điện âm tường. Điện âm tường bố trí hệ thống dây dẫn, thiết bị nằm trong tường thì làm sao chúng ta biết được chúng xãy ra sự cố từ đâu?
Mắt nhìn: Quan sát tổng quan các phòng trong nhà và tìm kiếm xem CB có bị nhảy hay không? Tường nhà có bị ẩm chổ nào không? Đèn, quạt, thiết bị điện đang sử dụng có bị cháy hay có dấu hiệu gì lạ không? Có vị trí nào bị cháy nám hoặc bốc khói hay không? Nói chung các hiện tượng mà mắt mình có thể nhìn thấy khi quan sát.
Tai nghe: Tai ta lắng nghe xem có âm thanh gì lạ không? Có tiếng nổ không? Đương nhiên là chúng ta phải tắt tất cả các âm thanh xung quanh đi mới có sự phán đoán chính xác được.
Mũi ngửi: thường thì nếu có cháy điện thì mùi khét rất đặc trưng và lúc này khứu giác của chúng ta phải làm việc.
Miệng hỏi: Đôi khi chúng ta không phải là người trực tiếp thấy sự cố thì tốt nhất nên hỏi người nhà xem tình trạng lúc xãy ra sự cố như thế nào? Do thao tác gì mà xãy ra chạm chập? Đây là những thông tin rất hữu ích để tìm ra nguyên nhân một cách nhanh chóng.
Tay sờ: tay sờ là như thế nào? Chúng ta sờ vào các bóng đèn, các bảng điện, các thiết bị điện, tường nhà, sàn nhà (nếu đi điện âm sàn)… để xem chúng có nóng hay không. Tất nhiên trước khi sờ nhớ sử dụng bút thử điện!
[external_link offset=2]
CẢNH BÁO: nhớ ngắt nguồn trước khi sờ vào các thiết bị điện. Sau khi vận dụng tất cả các giác quan để tìm hiểu thì cơ bản chúng ta đã có thể tìm ra được ít nhất vài nguyên nhân gây ra sự cố. Và nếu may mắn chúng ta giải quyết xong luôn vấn đề. Điều đó thật tuyệt vời phải không nào!
Tuy nhiên cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy. Có những nguyên nhân không phải lúc nào cũng rỏ ràng để ta có thể dùng giác quan để phát hiện. Lúc này chúng ta phải dùng đến những phương thức chuyên sâu hơn, dùng đến những dụng cụ chuyên dùng về điện.
Nếu bạn thấy không tự tin trong loại công việc này, hãy liên hệ với thợ điện của 1FIX™, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết phần còn lại.
Khoanh vùng và xử lí lần lượt các phòng
Giả thuyết đưa ra là chúng ta có 2 khu vực sử dụng điện trong nhà cần được xử lí tình huống chạm điện âm tường. Thường thì điện lưới vào trong nhà sẽ đi qua 1 CB tổng rồi từ đó phân phối ra các phòng, tại các phòng lại có các CB phụ có vai trò bảo vệ mạch điện tại phòng đó.
Ngay khi có ngắn mạch xãy ra thì lập tức CB phụ tại phòng đó sẽ nhảy và đồng thời CB tổng cũng nhảy. Bạn phải chắc rằng các CB phải nhảy để bảo vệ toàn bộ mạch điện. Nếu CB chống giật không nhảy thì có thể hậu quả do chập điện sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều lần.
Kiểm tra CB, công tắc, ổ cắm, đường dây dẫn, thiết bị điện bằng VOM
Trong các phòng đều có hộp kỹ thuật, CB phụ để bảo vệ nên chúng ta cũng dễ dàng cách ly chúng ra khỏi mạch chính để xử lí. Sau khi nắm được tình hình chứng ta tiến hành khoanh vùng sự cố. Việc khoanh vùng này rất đơn giản: chỉ cần bật CB phụ là biết được phòng nào đang có vấn đề (dấu hiệu nhận biết: có vấn đề thì CB tự bật).
Tiếp đến chúng ta khoanh vùng những mạch nhánh trong phòng và giải quyết từng khu vực sự cố. Chúng ta làm theo các bước sau đây:
Cách kiểm tra CB, công tắc, ổ cắm, đường dây dẫn, thiết bị điện bằng VOM
Tổng thời gian cần thiết 4 hours
-
Kiểm tra các thiết bị có kết nối với đường điện bị chập
Rút tất cả các thiết bị sử dụng điện ra khỏi ổ cắm, các công tắc bật về “OFF” . Tắt tất cả các CB tổng và CB phụ. Chúng ta có thể kiểm tra các bóng đèn, quạt và một số thiết bị có thể tự kiểm tra được xem chúng có vấn đề không? Nếu một trong số chúng có vấn đề thì xem như đã tìm ra nguyên nhân.
Đối với các thiết bị điện mà chúng ta không thể tự kiểm tra thì nên nhờ đến thợ điện có chuyên môn và dụng cụ chuyên dụng. -
Xác định thiết bị nào gây chập điện
Sau khi kiểm tra xong bước 1 chúng ta gắn các bóng đèn, quạt … vào mạch (lúc này vẫn giữ ở chế độ “OFF”. Bật CB tổng lên sau đo bật CB phụ lên. Bật lần lượt từng thiết bị (nên nhớ là bật từng cái một).
Tại đây chúng ta sẽ tìm ra thủ phạm gây ra ngắn mạch trên đường dây nhánh (khi bật nhánh nào mà CB bị nhảy thì nhánh đó có vấn đề). -
Kiểm tra đường dây âm tường bằng VOM
Ví dụ ở đây chúng ta kiểm tra nhánh có bóng đèn (bóng đèn đã được kiểm tra trước đó và vẫn hoạt động tốt).
CHÚ Ý: NGẮT NGUỒN ĐIỆN KHI KIỂM TRA
Tháo dây dẫn ra khỏi công tắc.
Chuyển VOM về thang đo Điện Trở Ohm (Ω) để đo 2 đầu dây:
– Nếu đồng hồ chỉ về 0 thì chắc chắn đường dây bị chạm ở một vị trí nào đó. Việc của chúng ta bây giờ là rút đường dây ra và đi lại dây mới (nếu không thể đi lại dây âm thì chúng ta phải đóng hộp nổi để đi dây.)
– Nếu đồng hồ chỉ về ∞ (vô cực) thì đường dây vẫn còn tốt, chúng ta đấu nối lại công tắc. -
Tiến hành kiểm tra các nhánh khác
Cách kiểm tra cũng tương tự bước 3. Chúng ta sẽ loại trừ dần các nhân tố trong hệ thống thì sẽ giải quyết được vấn đề.
Theo lí thuyết thì có vẻ nhanh chóng và đơn giản nhưng khi thao tác thực tế thì rất khác xa.
Việc đi lại đường điện âm tường hoàn thiện là một việc tốn khá nhiều thời gian, vì vậy hãy cầu mong là chúng vẫn hoạt động tốt. Thực hiện cách ly phòng và kiểm tra các bước tương tự để phát hiện lỗi, khắc phục chúng. Đối với mạch điện chính đi từ CB tổng chúng ta cũng có thể kiểm tra chúng bằng VOM.
Kiểm tra ngắn mạch từ CB phụ do tường ẩm
Trong một số ít trường hợp do tường nhà bị thấm nước mưa và một lí do nào đó nước lòn qua đi theo đường dây chảy về CB gây chập điện làm nhảy CB tổng. Đây là trường hợp hiếm khi gặp nhưng cũng vẫn là một nguyên nhân mà chúng ta không thể bỏ qua.
Khi chúng ta mở hộp điện ra mà thấy các vết cháy đen ở đầu vào của CB thì chắc chắn là đã có chập chạm tại ví trí này. Nguyên nhân có thể là:
– Do việc đấu dây bị lỏng lẻo, khi có điện chạy qua làm phát sinh hồ quang điện. Chúng ta nên chú ý dùng tua vit siết chặt các ốc vít lại (nên ngắt điện khi siết vít).
– Do bị nước luồn vào làm cho 2 cực liên kết với nhau gây nên ngắn mạch, chập cháy. Chúng ta nên kiểm tra lại xem nước xuất hiện từ đâu và khắc phục chúng.
Và câu chuyện chống thấm là một mảng khác chúng ta có thể bàn vào một bài viết khác của 1FIX.
Tương tự như vậy ở đầu ra của CB tổng cũng có thể bị chạm điện làm nhảy CB. Có những trường hợp tước vỏ dây quá dài là phần dây đồng dư nhiều khi lắp vào CB cũng là nguyên nhân gây chạm điện (có thể là do chuột, thằn lằn chui vào làm cầu nối của 2 cực…)
Kiểm tra dây điện âm sàn bị chạm hoặc chập dây điện âm tường
Nếu nhà bạn có đường dây điện đi âm sàn bị chạm chập thì bạn dựa vào dấu hiệu gì để nhân biết chúng bị chạm ở đâu? Đây là một việc tuy dễ mà khó. Thường thì khi chọn phương án đi dây âm tường, âm sàn thì chủ nhà phải chú trọng đến chất lượng đường dây và vị trí đặt đường dây. Đặc biệt là đi dây âm sàn được cân nhắc rất nhiều.
Vì nếu có sự cố thì việc sửa chữa sẽ rất phức tạp và tốn kém. Vì vậy nên phương án này chỉ sử dụng cho những khu vực đặc biệt và dễ phát hiện khi có sự cố. Giả sử có sự cố chạm điện ở đường điện âm sàn thì những dấu hiệu sau đây chúng ta có thể nhận thấy:
– CB chống giật bị nhảy trong khu vực nó hoạt động.
– Khu vực chạm điện sẽ rất nóng, tại vị trí chập cháy sẽ là điểm nóng nhất. Dựa vào vị trí này chúng ta cắt sàn ra để xử lí đường dây (nên cắt ra một khoảng rộng để dễ dàng thao tác).
– Thường thì dây điện cháy sẽ biến dạng và khó xử lí. Chúng ta chỉ nối dây lại và bọc cách điện cẩn thận. Khi nối dây chú ý nối so le các dây với nhau để tránh rò điện. Trong điều kiện nếu có thể thay đường dây mới thì càng tốt. Tìm hiểu xem nguyên nhân gây chạm dây âm sàn là gì và khắc phục nó để không bị lại lần sau.
Trong bất kì trường hợp xử lí sự cố điện trong nhà bạn cũng nên chú ý cẩn thận, cách điện an toàn. Hãy liên hệ với 1FIX™ nếu bạn cần đến sự trợ giúp của thợ sửa chập điện từ chúng tôi.
Làm khách hàng hài lòng
hoặc hoàn tiền 100%
Chúng tôi cam kết làm khách hàng hài lòng hoặc hoàn tiền 100% trong vòng 7 ngày sử dụng dịch vụ. Xem chi tiết tại đây
Gọi thợ đến ngay
Dành cho trường hợp quý khách muốn thợ đến nhà ngay lập tức để thực hiện công việc.
Đặt hẹn với thợ
Khi quý khách muốn thợ đến nhà vào một thời điểm theo mong muốn của mình
[external_footer]