SUMO – TINH HOA VĂN HOÁ NHẬT BẢN
Mục lục bài viết
Sumo là môn võ thuật truyền thống của Nhật Bản. Thể hiện tinh hoa văn hoá dân tộc, tín ngưỡng truyền thống. Sumo được biết đến với hình ảnh những đô vật có thân hình to lớn, mái tóc búi cao gọn gàng, gương mặt đầy dũng khí.
Khái niệm “Sumo” và “Ozumo”
Sumo là một bộ môn võ thuật, và cũng là nghi lễ tế thần truyền thống của Nhật Bản. Các võ sĩ đóng khố được chia thành cặp và thi đấu trên nền sân đất hình tròn với đường kính 4,55 mét.
6 giải đấu Grand Sumo (hay còn gọi là Ozumo) được tổ chức 6 lần hàng năm, mỗi giải kéo dài 15 ngày liền. Các giải đấu được gọi tên là “Basho (場所)”, lần lượt được tổ chức tại Tokyo 3 lần và 1 lần tại Osaka, Nagoya, Fukuoka. Võ sĩ giành nhiều lượt thắng nhất trong 1 giải đấu (Basho) sẽ là nhà vô địch, và kết quả này cũng được phản ánh trong thứ hạng, cấp bậc.
Bên cạnh đó, “Sumo” là tên gọi của bộ môn thể thao, và “Ozumo (Grand Sumo)” là tên gọi giải đấu dành cho các đô vật chuyên nghiệp, do Hiệp hội Sumo Nhật Bản tổ chức.
Nguồn gốc và lịch sử
Sumo là môn thể thao kết hợp giữa việc thể hiện sức mạnh của đấu sĩ với các nghi lễ tôn giáo Thần đạo của Nhật (đạo Shinto). Sumo xuất hiện trong thần thoại Nhật Bản từng là nghi lễ dâng lên các vị thần Shinto để cầu mong mùa màng bội thu.
Về sau, văn hóa các Thiên Hoàng thưởng lãm lễ hội sumo (相撲節会) đã lưu truyền hơn 300 năm.
Từ khoảng thế kỷ 12 đến 16, môn võ được áp dụng để các võ sĩ rèn luyện. Đến sang thời đại Edo thì được người dân ưa chuộng như một thú vui giải trí. Sự biến đổi này đến từ sự kiện Kanjin Sumo (勧進相撲). Sự kiện được tổ chức nhằm tăng chi phí cần thiết cho việc xây dựng và trùng tu chùa đền. Và sự kiện Kanjin Sumo này cũng là điểm bắt nguồn cho việc thú vui giải trí Sumo trở thành giải đấu như ngày nay.
Hình thức sân đấu, tóc búi, khố đóng và cách hoạt động cũng được lưu lại như thời Edo, trở thành môn võ quý báu còn lưu giữ văn hóa truyền thống cổ đại.
Phân chia cấp bậc Ozumo
Cấp bậc được liệt kê theo bảng xếp hạng. Bảng xếp hạng sẽ phản ánh thành quả tại mỗi giải đấu Basho. Có tất cả 6 nhóm Sumo được phân hạng theo thứ tự từ thấp đến cao. Cấp bậc cao nhất là Yokozuna (横綱), tiếp đó là Ozeki (大関), Sekiwake (関脇), Komusubi (小結 ), rồi đến Maegashira (前頭)…
Các cấp bậc từ Maegashira (前頭) trở lên được gọi là Makuuchi (幕内). Thấp hơn đó là Juryo (十両), Makushita (幕下), Sandanme (三段目), Jonidan (序二段), rồi đến Jonokuchi (序ノ口). Các cấp bậc từ Juryo (十両) trở lên được xem là võ sĩ chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các cấp bậc được chia thành đông và tây. Trong cùng một cấp bậc thì đông sẽ nhỉnh hơn một chút.
Điểm thu hút đặc biệt của môn đấu vật Sumo
Trong số các bộ môn đấu vật, có nhiều môn được phân chia theo hạng cân nặng để thi đấu. Nhưng sumo thì không phân biệt chiều cao hay cân nặng gì cả. Nếu có chiều cao, cân nặng lớn hơn thì sẽ có ưu thế hơn. Tuy nhiên trong số đó cũng không ít các võ sĩ nhỏ con thắng các võ sĩ “đô” hơn mình. Sự phân thua cao thấp giữa các chiêu võ khác nhau chính là điểm hấp dẫn của Sumo.