Super AMOLED là gì? Có tốt hơn màn hình AMOLED và OLED?
Theo Samsung, Super AMOLED là một cải tiến đáng kể cho AMOLED, nó khiến cho màn hình mỏng hơn, tiết kiệm pin hơn, màn hình sáng hơn, … cho các thiết bị nghe nhìn như smartphone, TV, …
Vậy thì, “hàng tỷ” thứ cải tiến ấy, như những gì Samsung tiếp thị về Super AMOLED, liệu rằng nó có thật sự tốt như vậy hay không? Và nó có cần thiết đối với nhu cầu sử dụng của chúng ta chăng?
Super AMOLED là gì?
Super AMOLED là một công nghệ độc quyền của Samsung, hay viết tắt là S-AMOLED. Về cơ bản S-AMOLED là sự nâng cấp của màn hình AMOLED có tích hợp chức năng cảm ứng (theo Samsung): Thay vì có một lớp riêng biệt cảm biến cảm ứng (touch sensor) ở trên cùng của cụm màn hình AMOLED, thì lớp này được tích hợp vào chính cụm màn hình đó.
Super AMOLED mang đến trải nghiệm thị giác đặc biệt cho bạn. Nó cung cấp một thang màu (color gamut) rộng với độ rõ nét đáng kinh ngạc, khiến cho độ phân giải cao hơn nhiều.Với tỷ lệ tương phản 100.000: 1 đáng ngưỡng mộ, màn hình S-AMOLED sẽ tự động thích ứng với các môi trường ánh sáng khác nhau để dễ nhìn hơn đồng thời mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời khi chơi game hoặc xem nội dung đa phương tiện yêu thích của bạn.
Thêm nữa, màn hình S-AMOLED có góc nhìn 180 độ, có nghĩa là bạn có thể xem khá nhiều từ mọi góc độ hoặc xem với nhiều người mà không gây khó chịu. Đồng thời, thời gian phản hồi nhanh trong màn hình, điều này làm cho nó hoàn hảo để xem phim, thể thao hoặc chơi trò chơi dưới mọi nhiệt độ. (Nói chung, độ trễ chuyển động của LCD (Hiệu ứng đổ bóng) tăng lên khi nhiệt độ giảm.)
Cấu tạo màn hình Super AMOLED
Với màn hình Super AMOLED, thay vì có một lớp cảm biến cảm ứng (touch sensor ) xếp trên cùng cụm màn hình AMOLED, thì lớp này được nhúng trực tiếp vào cụm màn hình AMOLED. Đây là một thuật ngữ tiếp thị được Samsung sử dụng để chỉ công nghệ màn hình Super AMOLED. Vì vậy, thuật ngữ Super làm cho nó có thể phân biệt với phiên bản cũ hơn AMOLED và S-AMOLED không chỉ giống nhau về tên gọi mà còn giống nhau về chức năng.
Việc tích hợp tất cả các lớp vào thành 1 nền cảm ứng duy nhất được gọi là “in-cell“. Ngoài ra, S-AMOLED có các điểm ảnh có thể tự tắt, mở và hoạt động độc lập. Chính vì thế công nghệ Always On Display (AOD) được ra đời cùng với màn hình S-AMOLED, với chức năng thông báo tình trạng của thiết bị mà không cần mở khóa màn hình.
Tuy nhiên, những điểm mạnh của màn hình S-AMOLED đôi khi lại trở thành những điểm yếu mà Samsung cần phải khắc phục:
- Màu sắc quá rực làm mất đi tính trung thực của hình ảnh xuất phát từ vấn đề giảm đi 1 lớp chức năng do tích hợp hết trong 1 tấm nền AMOLED
- Chi phí sản suất và sữa chữa trở nên đắt đỏ cũng do việc tích hợp các lớp chức năng lại với nhau (in-cell)
Super AMOLED và AMOLED
Giống như trong AMOLED, lớp cảm biến cảm ứng được tích hợp trong Super AMOLED do đó độ dày được giảm xuống và do việc loại bỏ lớp cảm biến cảm ứng này, khiến mức tiêu thụ pin cũng giảm và sự phản xạ ánh nắng mặt trời ít hơn so với AMOLED dù cả hai chia sẻ cùng một cách sắp xếp pixel. S-AMOLED thậm chí còn tốt hơn với màn hình sáng hơn 20%, tiêu thụ điện năng thấp hơn 20% và phản xạ ánh sáng mặt trời ít hơn 80%.
Tham số so sánh
AMOLEDSuper AMOLEDÝ nghĩaMàn hình là sự thay thế tốt nhất cho màn hình LCD vì màu sắc bão hòa hơn và nâng cao sự tương quan giữa màu đen và trắng là tuyệt vời trong màn hình Amoled.S-AMOLED là giải pháp thay thế tốt nhất cho AMOLED vì màn hình mỏng hơn do các thiết bị được đặt trên một mặt kính. Phản xạ ánh sáng mặt trời có ý nghĩa hơn trên màn hình.Chi phíMàn hình AMOLED có giá rẻ hơn vì nó có thể thấy trong nhiều điện thoại tầm trung với mức giá tuyệt vời.Màn hình S-AMOLED tương đối đắt. Đó là lý do tại sao nó được sử dụng trong nhiều điện thoại cao cấp.Sự phản xạ ánh sáng mặt trờiSự phản xạ ánh sáng mặt trời trên màn hình AMOLED là 50% có nghĩa là khả năng hiển thị ở ngoài trời chỉ còn một nửa.Sự phản xạ ánh sáng mặt trời trên màn hình S-AMOLED là 80%, đây là khả năng hiển thị tuyệt vời khi ở ngoài trời.Tiêu thụ năng lượngMàn hình AMOLED đòi hỏi nhiều pin hơn do có thêm các lớp chức năng nên phải phân chia nguồn điện nhiều hơn.Màn hình S-AMOLED tiêu thụ điện năng thấp do năng lượng được cung cấp theo một chiều.Sự phản hồiMàn hình AMOLED yêu cầu chạm mạnh vì bảng điều khiển cảm ứng nằm trong lớp kính thấp nhất đòi hỏi nhiều áp lực hơn.Vì tất cả các tấm nền đều nằm trong một tấm kính, giúp Màn hình S-AMOLED hiển thị cảm ứng mượt mà.
Vì các đặc điểm mỏng hơn, tiết kiệm pin hơn, sáng hơn cũng như phản xạ ánh sáng mặt trời tốt hơn nên công nghệ S-AMOLED rất thích hợp được úng dụng trên các thiết bị đeo tay như Samsung Galaxy Watch.
Super AMOLED và OLED
Màn hình OLED không cần đèn nền như LCD mà trực tiếp phát sáng bởi các đi-ốt hữu cơ của chính nó, nên không có sự khác biệt giữa OLED và AMOLED cũng như S-AMOLED. Vì vậy, AMOLED hay S-AMOLED cũng chính là OLED.
Khác biệt giữa OLED và AMOLED đó là OLED phân thành 2 loại là PMOLED (Passive-Matrix OLED) và AMOLED (Active-Matrix OLED). Với màn hình S-AMOLED thì khác biệt duy nhất là việc tích hợp (nhúng) thêm cảm biến cảm ứng (touch sensor) trực tiếp vào cụm màn hình AMOLED làm cho nó mỏng hơn (trong khi đó AMOLED thì tách biệt thành lớp cảm ứng chạm riêng ra).
Tạm kết về màn hình Super AMOLED
Bài viết được thực hiện trên cơ sở đánh giá khách quan về những ưu và khuyết điểm, cũng như so sánh giữa màn hình Super AMOLED và AMOLED. Bạn có thể đọc chúng và chọn cái nào theo bạn là tốt nhất. Nếu bạn cần sự cân bằng về tính thẩm mỹ và chi phí bỏ ra thì AMOLED là một sự lựa chọn hợp lý. Nhưng nếu bạn hướng đến sự hoàn mỹ về hình ảnh và thiết kế thì Super AMOLED sẽ là ưu tiên số một. Sở thích cá nhân của riêng tôi sẽ là màn hình S-AMOLED vì tôi thích màu sắc tươi sáng và rực rỡ hơn là hình ảnh sắc nét.
>>> Xem thêm: Thủ thuật Android.