Tải 9 bài tiểu luận xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

Tổng hợp các đề tài và bài mẫu tải miễn phí bài tiểu luận xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi kì kiểm tra tới thường là lúc sinh viên chúng ta phải quay cuồng giữa hàng chục những bài tiểu luận lớn nhỏ của các môn học khác nhau. Việc thực hiện một bài tiểu luận vừa ngắn gọn, cô đọng nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố chất lượng về mặt nội dung cũng như hình thức lại là điều không dễ dàng, nhất là với những đề tài khó nhằn như nghiên cứu đề tài tiểu luận xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc chẳng hạn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi xin được gợi ý cho bạn những đề tài hấp dẫn cũng như một số bài mẫu được điểm xuất sắc chủ đề này, góp phần giúp bài tiểu luận của bạn trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

Quá trình viết tiểu luận môn học, nếu các bạn không có thời gian hoàn thành hay cần làm điểm cao, có thể tham khảo dịch vụ nhận viết thuê tiểu luận của Luanvantrust nhé.

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Bản sắc là một danh từ chỉ “những yếu tố tốt tạo nên một tính cách riêng và chung”. Cùng với tên gọi, bản sắc là văn hóa. Nếu văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra thông qua  thực tiễn  có ý thức để tác động vào tự nhiên và xã hội, được  cộng đồng công nhận và  trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì bản sắc dân tộc là cái riêng biệt, đặc trưng, ​​tốt đẹp và có giá trị. Điều này làm nên cốt lõi vững chắc, dấu ấn đặc biệt của một nền văn hóa, được coi là “tâm lý căn cước” của dân tộc để phân biệt nền văn hóa  này với nền văn hóa khác.

Nói đến bản sắc là nói đến một nền văn hóa truyền thống đã được định hình trong lịch sử, nhưng truyền thống này không phải là “bất di bất dịch” mà không ngừng phát triển. Chủ thể văn hóa luôn sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc để văn hóa song hành với cuộc sống, nhưng luôn giữ được tính ổn định,  nhất quán, tức là giữ được sắc thái cội nguồn của văn hóa. Bản sắc dân tộc cá thể hóa văn hóa Việt Nam,  nghĩa là văn hóa Việt Nam chấp nhận những thay đổi, bổ sung trong quá trình  tiếp biến văn hóa với văn hóa thế giới. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao vừa giữ được  ổn định vừa phát triển, giữ được cá tính sáng tạo độc đáo của quốc gia mà không phủ nhận hội nhập quốc tế. Hệ giá trị  bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam hiện nay là kết quả của quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam từ sau ngày đổi mới đến nay. Những phẩm chất tốt đẹp kết tinh trong tinh hoa dân tộc, được  tôi luyện  thành chuẩn mực, vừa có sức mạnh đoàn kết cộng đồng, điều chỉnh hành vi  sống của cá nhân,  không ngừng  hòa hợp với sự thay đổi, vừa luôn tâm niệm giữ gìn bản sắc để tồn tại.

XEM THÊM ==>  Top 13 Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp Văn Hóa Học Điểm 9

Bản sắc dân tộc là tiền đề, là cơ sở để mỗi nền văn hóa tìm ra điểm tựa, là nguồn lực nội sinh để phát triển. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đặt ra  nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Phát triển văn hóa trên hết là sự cân bằng giữa các xu thế chính trị – xã hội, kinh tế và văn hóa, trong đó lấy con người làm nguồn để đáp ứng các nhu cầu chính đáng của con người. Đây là nội dung và phương hướng phát triển của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.

Vấn đề xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc là vấn đề vô cùng trọng yếu, được đề cập đến trong rất nhiều môn học như cơ sở văn hóa Việt Nam, quản lý văn hóa, văn hóa học dân tộc, Triết học,….. Chính vì lí do này mà việc cần có một định hướng cụ thể và một bài mẫu tham khảo để bạn có thể hoàn thành bài tiểu luận đúng hướng, đúng yêu cầu là một nhân tố vô cùng quan trọng.

Nên chọn đề tài tiểu luận quen thuộc hay mới lạ?

Việc lựa chọn đề tài luôn là việc đầu tiên và cũng là việc quan trọng nhất, góp phần lớn cho một bài tiểu luận thành công. Câu hỏi thường rất nhiều người vẫn hay quan tâm đó là: Muốn tiểu luận của mình đạt điểm xuất sắc thì nên chọn đề tài quen thuộc hay mới lạ? Liệu phương án nào sẽ là tối ưu hơn cho bài tiểu luận khó nhằn của mình?

Đó là lí do chúng tôi ở đây, giúp bạn nhìn nhận và chọn được phương án phù hợp nhất phục vụ cho quá trình thực hiện bài tiểu luận nhàm chán của bạn.

Nhìn chung, giữa đề tài mới và cũ, lựa chọn nào cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng.

– Đề tài mới lạ hoàn toàn sẽ khơi gợi được hứng thú và thiện cảm cho người đọc, tránh sự nhàm chán. Khi lựa chọn một đề tài tiểu luận mới lạ, bạn chắc chắn sẽ được cộng thêm một mức điểm gọi là điểm sáng tạo từ giảng viên phụ trách giảng dạy môn học của mình.

Tuy có những thuận lợi rất đáng để cân nhắc, nhưng việc lựa chọn đề tài hoàn toàn mới lạ đôi khi sẽ gây cho bạn không ít rắc rối:

+ Đề tài mới lạ sẽ khá khó khăn trong việc tìm kiếm những tư liệu, số liệu liên quan, thông tin cần thiết,… để phục vụ cho việc triển khai nội dung bài

+ Đề tài mới thì chắc chắn không thể nào có bài mẫu cho bạn tham khảo. Và khi không có bài tham khảo, bạn rất dễ trở nên: lạc đề, lan man, sai yêu cầu, không đúng trọng tâm, trình bày thiếu logic,… và hàng chục lỗi lớn bé khác.

+ Một lưu ý là đề tài mới lạ thì không phải lúc nào cũng là một đề tài hay, vậy nên khi quyết định lựa chọn một đề tài mới toanh cho bài tiểu luận của mình, bạn chắc chắn phải cân nhắc đến độ “hay” và phù hợp của đề tài được lựa chọn nữa nhé.

– Ngược lại với những đề tài mới lạ, nhiều đề tài quen thuộc có thể khiến cho bài làm cùa bạn không trở nên nổi bật, dễ gây nhàm chán và mất hứng thú ở người đọc. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp bài làm của bạn chưa thực sự đạt chuẩn, còn nếu bài làm của bạn được thực hiện thật đảm bảo về cả nội dung lẫn hình thức thì bạn sẽ có rất nhiều lợi thế:

+ Dễ dàng trong việc tìm kiếm các tài liệu, tư liệu tham khảo, thông tin cần thiết để phục vụ nội dung bài.

+ Rất nhiều bài mẫu hay và chuẩn mực giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và tham khảo, tránh việc thực hiện nội dung lan man, thiếu logic, trình bày sai quy cách hình thức,….

Một lưu ý là nhiều người thường nghĩ những bài tiểu luận với đề tài cũ thường sẽ gây nhàm chán và thất vọng cho người đọc. Tuy nhiên sự thật không phải hoàn toàn như thế. Vẫn có câu “bình mới rượu cũ”, nên suy ra việc ta chọn một đề tài quen thuộc hoàn toàn không có gì sai cả. Chỉ cần trong cái bình cũ đó chúng ta có “rượu mới” – nội dung, cách thức thể hiện, góc nhìn mới thì ta hoàn toàn có thể tự tin “bình rượu cũ” của chúng ta chất lượng không thua kém gì những “bình rượu mới” cả.

Vì vậy, chúng tôi ở đây để chọn lọc và mang đến cho các bạn những Bài mẫu tiểu luận xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc chuyên sâu nhất, tuy quen thuộc nhưng hiệu quả, khiến bài tiểu luận của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Danh sách đề tài tiểu luận xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc tiêu biểu.

  • Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa để xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

  • Việc cần thiết xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

  • Nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

  • Vai trò của thanh niên trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

  • Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

  • Xây dựng, giữ gìn và phát huy một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

  • Sứ mệnh xây dựng và bảo tồn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của toàn dân.

  • Nhận thức về nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam.

  • Thực tế phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

  • Ranh giới giữ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và nền văn hóa bảo thủ, lạc hậu?

  • Đóng góp của một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đối với sự phát triển đất nước.

  • Phát huy nội lực để phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

XEM THÊM ==>  Top 50 Đề Tài Luận Văn Di Sản Văn Hóa + 10 Bài Mẫu

Tiểu luận xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

Top bài mẫu xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc hay và chọn lọc nhất.

Chủ đề xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là chủ đề rất thiết thực và thú vị để thực hiện một bài tiểu luận chất lượng. Với danh sách gợi ý trên, bạn đã chọn được đề tài khiến bản thân tự tin nhất để bắt tay thực hiện bài làm hay chưa? Dù đã đủ tự tin hay chưa thì tôi chắc chắn bạn vẫn rất nên tham khảo một số bài mẫu tiểu luận xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc hay và chọn lọc nhất mà chúng tôi tổng hợp, phân tích dưới đây để đảm bảo kết quả bài tiểu luận của mình sẽ đạt điểm cao nhé.

Bài mẫu 1 Nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, cùng với sự thay đổi của  phương thức sản xuất, nền văn hóa nước ta cũng có những bước chuyển mình khá mạnh mẽ dựa trên nền tảng  bản sắc dân tộc đã có. Dù trải qua bao thăng trầm, từ chiến tranh đến đô hộ nhưng nền văn hóa Việt Nam vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc của riêng mình. Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển hội nhập  thế giới. Vấn đề phát triển văn hóa ở Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết, được Đảng và cả cộng đồng hết sức coi trọng. Do đó, việc thực hiện một bài tiểu luận như vậy là điểm rất đáng quan tâm trong thời đại ngày nay.

Về hình thức: : Với dung lượng 10 trang không quá dài, bài viết đã triển khai rất tốt mặt nội dung nhưng lại thể hiện khá yếu về hình thức. Bài chưa có mục lục, sắp xếp và phân chia các phần khó nhìn, chưa thực sự khoa học. Chưa có trích nguồn và lời cảm ơn ở đầu và cuối bài. (có thể do yêu cầu giảng viên đề ra không yêu cầu đảm bảo hình thức nên tác giả chưa thật sự chú trọng)

Về nội dung: Bài viết được tác giả triển khai qua 3 phần lớn Mở đầu – nội dung – kết luận bằng phương pháp tổng hợp kết hợp phân tích.

Phần mở đầu là lý do ngắn gọn nhưng rất thuyết phục về lí do lựa chọn cũng như tiến trình nhóm tác giả thực hiện đề tài. Kèm đó là phần tóm lược nội dung được triển khai trong bài một cách ngắn gọn và cô đọng. Để bài làm tốt hơn, ta nên tách đoạn văn này để triển khai mục lục riêng cho bài viết.

Phần nội dung tiếp tục được tác giả chia thành 2 chương nhỏ:

Chương 1 là lý luận chung và học thuật về vấn đề bàn luận: khái niệm và đặc điểm của khái niệm đó. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng. Văn hóa có vai trò to lớn đối với đời sống của mỗi  dân tộc, theo Người, tiến lên chủ nghĩa xã hội phải bằng cả vật chất và tinh thần, mà con người là nhân tố quyết định. Để  đất nước tiến lên không thể không chú trọng đến kinh tế mà chủ thể của hoạt động kinh tế  là con người và thước đo trình độ con người  là văn hóa. Người chỉ rõ “Trong xây dựng đất nước, có bốn vấn đề cần được quan tâm và coi trọng như nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Vì vậy, không thể bỏ văn hóa  “mà phải nằm trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế và chính trị cũng “nằm trong văn hóa”. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội; Nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì không những môi trường văn hóa – xã hội bị hủy hoại mà các mục tiêu kinh tế cũng không đạt được. Hơn nữa, văn hóa là linh hồn, là bản sắc dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, văn hóa không thể tách rời  quốc gia và dân tộc, văn hóa trên hết là văn hóa của một dân tộc.

Chương 2 là về các cơ sở thực tiễn của việc xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tác giả đã chỉ ra rất chính xác tính tất yếu, về vấn đề bản sắc kế thừa và phát huy trong bối cảnh hiện nay, về mối quan hệ  . Cùng với xu thế phát triển chung của nhân loại – thời đại hội nhập, chúng ta chỉ có thể chạy theo sự phát triển này. Vì vậy, cùng với việc  đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời  đòi hỏi nền văn hóa phải có  diện mạo mới phù hợp, đồng thời giữ được bản sắc chủ đạo của dân tộc. Vì vậy, xu thế chung của nền văn hóa nước ta  là tiếp tục phát huy lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng ‘nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cần tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, thúc đẩy  văn hóa thấm sâu vào lòng người, vào mọi hoạt động của đời sống xã hội và vào mọi lĩnh vực của đời sống…

XEM THÊM ==>  Tổng hợp danh sách các bài Tiểu Luận Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam

Xây dựng đất nước phồn vinh Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể đẩy mạnh đất nước thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa . Quá trình đó đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách sống cho phù hợp với phong cách công nghiệp hóa là điều  cần thiết, cũng chính là sự phát triển của đất nước. Nhưng cũng có nguy cơ là chủ nghĩa đế quốc sẽ luôn là thù địch. Kẻ thù vẫn âm mưu vào nước ta để sống hèn hạ, vô đạo đức … nhằm xóa bỏ nền văn hóa lâu đời của đất nước ta. Đối mặt với thách thức này, chúng ta phải có một tầm nhìn rất công bằng về bản sắc dân tộc của chúng ta. Đây là nơi bắt nguồn của sự tiếp thu có chọn lọc.

Tiếp đó, bàn về thực trạng, tác giả đã thể hiện rất xuất sắc khi nêu được những thành tựu và hạn chế của nền văn hóa Việt Nam. Tác giả không chỉ đơn giản đưa ra hay gọi tên những vấn đề đó mà còn phân tích vô cùng chính xác nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó. Từ đấy, tác giả có sơ sở vững chắc trình bày và củng cố cho quan điểm về các giải pháp phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Cuối cùng tác giả đi đến kết luận chung nhất, cơ bản nhất và bao quát toàn diện nhất vấn đề. Kết luận phần nào thể hiện sự nghiêm túc nghiên cứu cũng như đánh giá vấn đề, cho ta thấy tác giả là cá nhân có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề phát triển văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài viết liên quan đến vấn đề dân số này đã được đánh giá 8/10 điểm – một số điểm tuy không phải tuyệt đối nhưng được coi là khá cao với một bài tiểu luận với dung lượng chỉ 10 trang. Mong bạn có thể từ bài mẫu này tham khảo về cách sắp xếp và triển khai vấn đề sao cho hợp lý và cô đọng nhất, giúp bài tiểu luận của mình trở nên logic hơn.

DOWNLOAD

→ Các Bạn Muốn Tải Miễn Phí Bài Nào Thì Nhắn Tin Zalo : 0917.193.864

Bài mẫu 2 Bản sắc văn hóa đậm đà dân tộc trong nền văn hóa Việt.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến lên xây dựng  nền kinh tế mở hội nhập với thế giới, chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại thay đổi nhanh chóng,  quá trình  hội nhập toàn cầu, văn hóa, khu vực và thế giới đang diễn ra với  tốc độ rất cao. Nhanh. Tốc độ, điều này tạo ra nhu cầu mở rộng giao lưu giữa các nền văn hóa. Trong khi  văn hóa Việt Nam chú trọng bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tinh thần tốt đẹp, từng bước mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới và thời đại. Nền văn hóa của chúng ta sẽ ngày càng đa dạng, phong phú và tiến bộ hơn, tiếp thu những yếu tố lành mạnh của văn hóa thế giới. Nhờ đó, bài viết bản sắc văn hóa đậm đà dân tộc trong nền văn hóa Việt là bài tiểu luận rất đáng được quan tâm.

Về hình thức: được triển khai bằng hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, khoa học. Ngoài ra về phông chữ, cỡ chữ và căn lề đều đạt chuẩn. Tuy nhiên phần trích nguồn cần phải trích dẫn một cách chi tiết hơn nữa, cũng như cần bổ sung thêm về mục lục.

Về nội dung: Trái với phần hình thức còn tốn tại nhiều điểm hổng, nội dung của bài làm đã thể hiện vô cùng xuất sắc khi đi từ các luận điểm lớn cho đến những nhánh nhỏ của đề tài. Lời mở đầu là cách lí giải toàn diện cũng như thuyết phục về lí do tiếp cận vấn đề, lựa chọn đề tài.

Phần nội dung bài làm được triển khai qua 2 luận điểm chính.

Thứ nhất, nhận thức về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. Tác giả đã đi qua một loạt các câu hỏi căn bản nhất để thấy được gốc rễ của vấn đề bàn luận như: vane hóa là gì? Dân tộc là gì? Mối quan hệ giữa văn hóa và dân tộc?…… Từ đó, tác giả đi làm rõ nét đậm đà trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Từ các mặt tín ngưỡng, văn hóa, văn học, nghệ thuật,….vv tác giả củng cố thêm cho luận điểm vững chắc về bản sắc văn hóa đậm đà của nhân dân ta từ xưa đến nay. Đi đến kết luận: bản sắc văn hóa dân tộc là một tổng thể đồ sộ, phong phú về mọi lĩnh vực, ví dụ: tri thức, triết học, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục,… Phong tục,  ngôn ngữ… vừa là “trầm tích” của tình cảm và ý thức dân tộc trong quá khứ, đồng thời là kết tinh của tư tưởng chủ nghĩa và chí hướng về các giá trị của dân tộc.

Cuối cùng là nhận thức về vai trò của sinh viên, những việc cần làm để phát triển bản sắc đậm đà trong nền văn hóa dân tộc. Tac giả đã đưa ra những kết luận mang tính chân lý hiển nhiên, rut ra bài học và định hướng hành động đúng đắn nhất cho bản thân nói riêng, cho thế hệ thanh niên nói chung. Những kiến nghị này có thể coi là những giải pháp hết sức thực tế và quan trọng để phát triển bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Khẳng định việc củng cố và phát triển đất nước tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển đất nước.

Nhìn chung, bài tiểu luận trên vẫn còn khá thiếu sót về mặt hình thức, tuy chưa thật sự xuất sắc nhưng bài làm vẫn được đánh giá ở mức khá-tốt khi trình bày và giải quyết vấn đề một cách bao quát nhưng không kém phần hiệu quả. Đây vẫn hoàn toàn là một bài tiểu luận chủ đề xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đáng đọc để bạn có thể tham khảo và sửa chữa bài làm của mình thật tốt

DOWNLOAD

→ Các Bạn Muốn Tải Miễn Phí Bài Nào Thì Nhắn Tin Zalo : 0917.193.864

Bài mẫu 3 Vận dụng quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.

Một đề tài vô cùng mới lạ, thể hiện sự sáng tạo và dày công nghiên cứu của nhóm tác giả là sinh viên Đại học Thủ đô sẽ giúp bạn học được nhiều điều thú vị.

Về hình thức: Với dung lượng hoàn chỉnh 28 trang- có thể đánh giá rất tốt so với quy mô một bài tiểu luận thông thường, bài làm đã tuân thủ rất chặt chẽ hình thức một bài tiểu luận tiêu chuẩn. Các phần, mục được sắp xếp một cách hệ thống và chặt chẽ, luận điểm xuyên suốt, tính logic cao và dàn trải. Nguồn và tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ với độ uy tín cao.

XEM THÊM ==>  Danh Sách Đề Tài Tiểu Luận Về Văn Hóa Tiêu Biểu, Điểm Cao

Về nội dung: Bài làm đã thể hiện nội dung vô cùng xuất sắc, được đánh giá rất cao với số điểm gần tối đa 9/10. Đây là số điểm hoàn toàn xứng đáng với sự đầu tư và nghiên cứu kĩ lưỡng của tác giả với đề tài khó nhằn này.

Bài làm được triển khai qua 3 phần lớn: mở đầu, nội dung và kết luận tổng kết.

Phần mở đầu như thường lệ là lý do lựa chọn và phát triển đề tài. Các lí do đưa ra đều có tính thực tiễn và nhân văn cao.

Phần nội dung tiếp tục được tác giả chia thành 2 vấn đề

  1. Cơ sở lý luận. Tác giả đi từ câu hỏi văn hóa và vai trò của nó đối với sự phát triển của con người và xã hội để làm rõ các thuộc tính và định nghĩa của văn hóa. Sau đó là sự khẳng định chắc chắn về nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc thể hiện qua nhiều khía cạnh. Tiếp đó, tác giả trình bày quan niệm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các quan điểm đó là: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội; nền văn hóa chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hóa là mối quan tâm của tất cả nhân vật do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng; Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một việc lâu dài.

Dựa trên các cơ sở đó, tác giả tiếp tục trình bày định nghĩa về văn hóa kinh doanh hay nền văn hóa kinh doanh nói chung.

Tác giả cũng thành công trong việc trình bày thực trạng xây dựng nền văn hóa kinh doanh nước ta ở phần 2. Từ chỗ phân tích những thành tựu và hạn chế, ta hoàn toàn ngạc nhiên và nhận thấy sự đầu tư vô cùng nghiêm túc cho bài làm này của nhóm tác giả. Đặc biệt là ở những hạn chế, tác giả đưa ra và phân tích vô cùng chính xác cũng như chuyên nghiệp, những kiến thức được áp dụng đầy đủ và triệt để.

Cuối cùng, tác giả còn đưa ra chiến lược vô cùng sáng tạo, mang tính thực tiễn để phát triển nền văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, dựa trên cơ sở là nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Xây dựng  văn hóa kinh doanh Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc chúng ta cần có “triết lý” hay “đạo đức” trong kinh doanh, mà còn là  xây dựng “trường phái kinh doanh Việt Nam”, một điều cần thiết và có tầm quan trọng chiến lược trong một quá trình hội nhập đặc biệt. Luôn phát triển có trật tự, kỷ cương, tuyệt đối “tự giác”, đội ngũ  doanh nhân đông đảo  có trình độ, phẩm chất văn hóa phù hợp (với điều kiện trên, với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa …) thông qua một hệ thống doanh nghiệp các loại luôn tỏa sáng với những giá trị rực rỡ. Quản lý nền văn hóa dân tộc của nhân loại trong thời đại với chất lượng, hiệu quả cao trong mọi hoạt động – đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế đất nước gắn với  chiến lược phát triển kinh tế xây dựng đất nước văn hóa xã hội.

Phần kết luận là tổng kết ngắn gọn về những kiến nghị sau khi đã thể hiện vô cùng xuất sắc ở nội dung trước đó, khẳng định tính thực tiến của đề tài mang lại.

Bài tiểu luận “Vận dụng quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay” vô cùng xuất sắc của sinh viên Đại học Thủ đô là một trong số ít những bài tiểu luận thời gian gần đây được đánh giá cao với số điểm lên tới 9/10 và nhận về rất nhiều đánh giá tích cực từ giảng viên cũng như sinh viên. Đây là bài viết chuẩn mực về cả hình thức và nội dung, hoàn toàn xứng phù hợp với vị trí là một bài tiểu luận chủ đề xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc hàng đầu, rất thích hợp tham khảo học hỏi để các bạn xây dựng bài tiểu luận chất lượng nhất của bản thân.

DOWNLOAD

Hướng dẫn cách viết và cách trình bày tiểu luận đạt điểm cao.

– Về hình thức,  cấu trúc một bài tiểu luận hoàn chỉnh bao gồm các thành phần chính sau:

  • Bìa: Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa; giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to; góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp

  • Trang bìa : Là bản chụp của bìa, in trên giấy bình thường

  • Lời cảm ơn (nếu cần)

  • Mục lục

  • Phần nội dung chính: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận. Phần này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở mục sau

  • Danh mục tài liệu tham khảo

  • Phụ lục (nếu cần)

Sau khi xác định được các yêu cầu của tiểu luận, cần phải phân chia việc thực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn, định rõ thứ tự thực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng công việc. Tức là phải xác định các bước thực hiện tiểu luận. Kết quả của việc này là một bản kế hoạch thực hiện tiểu luận được giáo viên hướng dẫn chấp thuận.

Phần này trình bày các bước chính để thực hiện một tiểu luận , bao gồm các bước:

  • Xác định đề tài

  • Tập hợp thông tin

  • Lập đề cương

  • Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu

  • Hoàn thiện tiểu luận

(Tùy theo môn học và đề tài mà bạn có thể phải có thêm bớt các bước)

Tiểu luận xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Ngoài ra, có một bật mí nho nhỏ về nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn mà không phải ai cũng biết. Để bài luận của bạn được công nhận về độ tin cậy và tính xác thực,  bạn nên tham khảo dữ liệu và thông tin từ các nguồn uy tín như các trang web có đuôi .org hoặc .edu, ..vv … thay vì liên kết đến các trang web không xác thực hoặc Wikipedia mà bất kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa thông tin. Trên đây là tất cả những gì chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về danh sách đề tài tiểu luận xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc tiêu biểu và một số bài văn mẫu hay nhất. Chúng tôi đã thu thập, kiểm tra, nghiên cứu, giám sát và đánh giá các mẫu này một cách chi tiết và chuyên nghiệp nhất. Chúng tôi hy vọng chúng sẽ giúp bạn tự tin và thoải mái hơn khi thực hiện yêu cầu của người hướng dẫn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết và chúc bạn may mắn với bài làm của mình!

DV viết thuê đề tài : 0917.193.864

Zalo/Tele : 0917.193.864