Tài liệu đánh giá trong giáo dục đại học – Tài liệu text
Mục lục bài viết
Tài liệu đánh giá trong giáo dục đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.94 KB, 59 trang )
LỜI NÓI ĐẦU
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRẦN THỊ TUYẾT OANH (chủ biên)
TRẦN KHÁNH ĐỨC – HÀ THẾ TRUYỀN
ĐÁNH GIÁ
TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Hà Nội – 2010
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hệ thống giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng , đánh giá không chỉ là sự
phản hồi của hệ thống mà còn tác động đến chất lượng của hệ thống, đánh giá là một bộ phận hợp
thành của quá trình giáo dục và đào tạo.
Tài liêu đánh giá trong giáo dục đại học được sử dụng trong bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
cho giảng viên đại học và cao đẳng hướng vào đáp ứng các mục tiêu của chương trình bồi dưỡng.
Tài liệu trình bày hệ thống lý luận cơ bản về đánh giá trong giáo dục đại học phù hợp với bối cảnh
phát triển của giáo dục đại học hiện nay ở Việt Nam. Nội dung tài liệu đề cập những vấn đề khái
quát của đánh giá trong giáo dục đại học: như mục đích, chức năng, hình thức và các bước cơ bản
của đánh giá, tập trung trình bày cụ thể những cơ sở lý thuyết, những phương pháp và kỹ thuật
đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nhằm giúp cho học viên có thể triển khai hoạt động đánh
giá này. Tài liệu cũng đề cập đánh giá chương trình và đánh giá giảng viên, mặc dù trong các
trường đại học ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn về đánh giá giảng viên chưa được quan tâm nhiều,
tuy nhiên, những nội dung được trình bày trong tài liệu sẽ cho thọc viên cái nhìn khái quát, từ đó
học viên tiếp tục mở rộng nghiên cứu hoạt động này để nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực hoạt
động nghề nghiệp. Chương cuối của tài liệu trình bày những nội dung cơ bản của kiểm định chất
lượng trường đại học, sự cần thiết của hoạt động này đối với đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
ở nước ta, nội dung của hoạt động này được trình bày dựa trên những văn bản về kiểm định chất
lượng giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Để biên soạn tài liệu này, nhóm tác giả đã tham khảo một số tài liệu ở nước ngoài và trong
nước cũng như tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các giảng viên đại học và cao đẳng. Tuy
nhiên, đây cũng là một vấn đề khá phức tạp trong giáo dục đại học ở nước ta, tài liệu không thể
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp chân thành và quí báu từ độc giả.
Nhóm tác giả
2
MỤC LỤC
Trang
Chương 1 Những vấn đề chung về đánh giá trong giáo dục đại học
I. Đánh giá và một số khái niệm có liên quan ………………………………
II. Đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học………………………
III. Phân loại đánh giá và qui trình đánh giá …………………………………
Bài tập , thảo luận và ôn tập
Chương 2. Mục tiêu học tập và đánh giá kết quả học tập
I. Mục tiêu học tập
II. Vai trò và chức năng của kiểm tra đánh giá kết quả học tập
III. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập
IV. Xu hướng về kiểm tra đánh giá kết quả học tập hiện nay
Bài tập, thảo luận và ôn tập
Chương 3. Một số kỹ thuật xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập
I. Trắc nghiệm khách quan……………………………………………………
II. Công cụ quan sát
III. Bài tập trên cơ sở thực hiện………………………………………………
Bài tập, thảo luận và ôn tập
Chương 4. Đánh giá chương trình đào tạo và đánh giá giảng viên
I. Đánh giá chương trình đào tạo
II. Đánh giá giảng viên …………………………………………………………
Bài tập, thảo luận và ôn tập
Chương 5. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học
I. Khái quát về kiểm định chất lượng giáo dục dại học ………………………
II. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam
III. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới
Bài tập, thảo luận và ôn tập
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………
1
10
16
20
22
28
30
37
42
62
64
65
67
75
85
86
91
108
111
112
3
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
I. ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
1. Đánh giá trong giáo dục
Khái niệm
Bất cứ một quá trình nào lĩnh vực nào mà con người tham gia vào cũng nhằm tạo ra những
biến đổi nhất định, muốn biết những biến đổi đó diễn ra ở mức độ nào thì cần phải đánh giá.
Trong thực tiễn, đánh giá được thực hiện ở các lĩnh vực khác nhau và diễn ra trong những tình
huống rất đa dạng, đánh giá là hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm
của sự vật, hiên tượng, con người theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định mà người đánh
giá cần tuân theo. Trong giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không
thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo, đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh
giáo dục, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Khái niệm đánh giá được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục được hiểu theo nhiều cách khác
nhau. Theo C.E. Beeby (1997) “Đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng
chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động”, khái niệm này nhấn mạnh vào khía
cạnh giá trị, coi đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới
sự phán xét về mặt giá trị, theo R.Tyler đánh giá thể hiện ở sự xem xét mức độ thích đáng giữa toàn
bộ các thông tin với toàn bộ các tiêu chuẩn tương ứng với mục tiêu xác định, nhằm đưa ra một
quyết định “Quá trình đánh giá là chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của
chương trình giáo dục” (1984). Owen & Rogers (1999) “Đánh giá là việc thu thập thông tin một
cách hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được”. Như vậy, quan
niệm về đánh giá được xem xét phù hợp với mục đích, đối tượng cụ thể cần đánh giá. Có thể hiểu
đánh giá là sự thu thập thông tin một cách hệ thống về thực trạng của đối tượng được đánh giá, từ
đó đưa ra những nhận định xác thực dựa trên cơ sở các thông tin thu được, làm cơ sở cho việc đề
xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Đánh giá là một quá trình bao gồm việc chuẩn bị cho đánh giá, thu thập, phân tích, xử lý
các thông tin thu được, chuyển giao kết quả đến những người liên quan để có được những quyết
định thich hợp. Sản phẩm của đánh giá là các thông tin và bằng chứng thu được trong quá trình
đánh giá, các nhận định rút ra trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu được, các kết luận. Đánh
giá trong giáo dục bao gồm việc trả lời các câu hỏi như: mục đích của đánh giá; những gì cần
được đánh giá; ai đánh giá; những thủ tục của đánh giá; phương pháp nào được sử dụng; đánh giá
bằng những tiêu chuẩn nào.
Mục đích của đánh giá trong giáo dục
Bất kể hoạt động đánh giá nào cũng hướng vào mục đích nhất định, đánh giá có nhiều mục
đích khác nhau. Đánh giá nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục, đánh giá cuối
cùng sẽ đi đến xác nhận kết quả của nó, đánh giá chứng thực cho khả năng của con người trong
các lĩnh vực hoạt động xã hội, cũng như chất lượng của một tổ chức đảm bảo cho sự phát triển
giáo dục Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tốt hơn cần phải điều chỉnh hành động, từ đó cho phép can
thiệp kịp thời và làm cho hành động thành công hơn. Đánh giá để giúp các cơ sở giáo dục luôn
được giải trình với xã hội, với các cơ quan có thẩm quyền, với các bậc phụ huynh về việc cơ sở
giáo dục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của trường và kết quả đạt được là hợp lý.
Đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục, chương trình giáo
dục, sản phẩm giáo dục, đánh giá cần phải mang tính dự đoán, chi tiết, có tác dụng điều chỉnh,
4
phát tiển nâng cao. Đánh giá cung cấp những thông tin để chỉ đạo kịp thời các hoạt động ở một
đơn vị giáo dục, giúp cho việc điều chỉnh thường xuyên các hoạt động giáo dục, nâng cao chất
lượng giáo dục.
Đánh giá làm cơ cở cho các cấp quản lý có những quyết định cụ thể như: quyết định về đội
ngũ cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục,
đội ngũ giáo viên; quyết định về quá trình giáo dục và đào tạo như vấn đề tiếp tục hay cần cải tiến
phương pháp, nội dung, chương trình đào tạo .v.v ; quyết định đối với người học; những quyết
định về nghiên cứu.
Chức năng của đánh giá
Chức năng của đánh giá trong giáo dục căn cứ vào mục đích đánh giá, mục đich đánh giá
giá khác nhau sẽ thực hiện các chức năng khác nhau
– Chức năng xác nhận, đòi hỏi đánh giá xem xét cơ sở giáo dục hay cá nhân có đạt được
các chuẩn mực đặt ra hay không để có sự công nhận.
– Chức năng hỗ trợ nâng cao chất lượng: đánh giá chẩn đoán, điều chỉnh giúp một cơ sở
giáo dục hay người học, biết được những điểm mạnh điểm yếu, từ đó phát huy điểm mạnh, khắc
phục điểm yếu, rút các bài học kinh nghiệm để cải tiến chất lượng, làm cho chất lượng nhà trường
hay sự phát triển cá nhân tốt hơn.
– Chức năng khích lệ, thúc đẩy: giúp cho đối tượng được đánh giá có trách nhiệm đối với
kết quả hoạt động của mình, thúc đẩy cơ sở giáo dục và cá nhân mong muốn và nỗ lực không
ngừng vươn lên để đạt kết quả đặt ra.
2. Các khái niệm có liên quan
* Kiểm tra
Kiểm tra là sự thu thập thông tin làm cơ sở cho đánh giá, trong từ điển tiếng Việt, thuật ngữ kiểm tra
được định nghĩa “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” (Hoàng Phê – từ điển
tiếng Việt, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1998)
* Đo lường
Đo lường trong tiếng Anh (Measurement) là một khái niệm dùng để chỉ sự so sánh một vật
hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả về mặt định
lượng. Theo Hoàng Phê-Từ điển Tiếng Việt. NXB khoa học xã hội, H.1998 , thuật ngữ “Đo
lường” được định nghĩa là: “xác định độ lớn của một đại lượng bằng cách so sánh với một đại
lượng cùng loại được chọn làm đơn vị”. Nói cách khác đo lường là một cách lượng giá với mục
đích gán con số hoặc thứ bậc cho đối tượng đo theo một hệ thống quy tắc hay chuẩn mực nào đó.
Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều định nghĩa khác nhau về đo lường. Theo K.D.Hopkins và
J.C.Stalay [10]: Đo lường là quá trình mà với nó, sự việc được phân biệt. Q. Stodola và
K.Stordahl [12] cho rằng: Đo lường trong giáo dục là phương tiện để thu thập, phân tích dữ liệu
về đặc tính, hành vi con người một cách có hệ thống làm cơ sở cho những hành động thích hợp.
Đo lường trong giáo dục có một số tính chất đặc thù như: đo lường có liên quan đến con người và
chủ yếu được thực hiện một cách gián tiếp, con người có rất nhiều chỉ số cần đo, có những chỉ số
không đo lường trực tiếp được như kiến thức, kỹ năng , thái độ, tuy nhiên chúng sẽ được suy ra từ
những chỉ số không trực tiếp , qua quan sát hành động, qua kết quả hoàn thành các các nhiệm vụ.
Các phép đo lường trong giáo dục là phức tạp, sự phức tạp thể hiện là các biến số cần đo lường
thường dễ thay đổi và khó kiểm soát, trong những tình huống cụ thể, đôi khi các biến số có tính
chất tương đối. Những biến số cần đo thường dễ chịu ảnh hưởng chủ quan của mỗi người tham
gia vào quá trình đo.Đo lường trong giáo dục bao gồm cả định tính và định lượng, khi đo lường
thể hiện ở mặt định lượng sẽ giúp cho việc truyền đạt thông tin ít chủ quan, ít mơ hồ hơn và chính
xác hơn.
5
* Tiêu chí đánh giá
Theo từ điển phổ thông tiếng Việt 1992: “Tiêu chí đánh giá là những tính chất, dấu hiệu
làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm”. Tiêu chí là những giá trị có thể đo
bằng số, phản ánh mức độ, thuộc tính, hoạt động của hệ thống hay cơ sở giáo dục.
Việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá phải căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản, tiêu biểu cho bản
chất của đối tượng thì đánh giá mới đảm bảo tính chính xác. Mỗi lĩnh vực, mỗi khía cạnh, mỗi
mặt, cấp độ trong giáo dục đều có tiêu chí đánh giá.
Chuẩn mực chất lượng được hiểu là mức độ đạt kết quả mong muốn theo các tiêu chí đã
xác định. Có tiêu chí mới xác định chuẩn mực chất lượng
3. Các chủ thể và đối tượng đánh giá
Những chủ thể đánh giá và khách thể đánh giá là đa dạng, Chủ thể đánh giá là những người
có trách nhiệm bên trong, những người có trách nhiệm từ bên ngoài, các chuyên gia hoặc tổ chức
độc lập đứng ngoài cơ sở giáo dục và đào tạo, những người được trao quyền tạm thời hoặc thường
xuyên; cấp dưới cũng có ý kiến đánh giá; những người ngang hàng đánh giá lẫn nhau; tự đánh giá
của cơ sở giáo dục; tự đánh giá của cá nhân, đánh giá của xã hội.
Các đối tượng đánh giá trong giáo dục rất đa dạng: đánh giá về nhận thức, thái độ, hành vi
của con người trong tình huống nhất định. Trong giáo dục trước hết là đánh giá sinh viên, đánh
giá giảng viên, tất cả những người tham gia vào tiến trình giáo dục đều có thể là đối tượng để
đánh giá, tất nhiên sự đánh giá ở mỗi đối tượng phải được xem xét theo những tiêu chuẩn và tiêu
chí riêng cho phù hợp, những tiêu chuẩn và tiêu chí đó phải thật rõ ràng, cụ thể và việc đánh giá
phải đảm bảo sự tôn trọng đối với con người. Trong giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ở
nhiều cấp độ khác nhau như: đánh giá hệ thống giáo dục, đánh giá một nhà trường, một cơ sở giáo
dục và đào tạo, đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên, đánh giá kết quả học tập
của sinh viên, đánh giá các thành tố của quá trình giáo dục, dạy học.v.v. Đánh giá hệ thống giáo
dục của một quốc gia (đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác tổ chức, quản lí, đào tạo, đánh
giá kết quả của một cuộc cải cách giáo dục.v.v.). Đối với nhà trường và các cơ sở giáo dục và đào
tạo, đánh giá theo một số lĩnh vực như: Chương trình giáo dục; Học liệu; trình độ chuyên môn và
nhân cách giáo viên; Cơ sở vật chất, kỹ thuật; Phương pháp và công nghệ dạy học; Kết quả học
tập; hiệu quả quản lý nhà trường. Đánh giá các bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục như :
Đánh giá các mục tiêu giáo dục, nhằm giúp cho việc lựa chọn mục tiêu hợp lý hơn. Đánh giá các
chương trình đào tạo, mục đích là xem xét tính khả thi và hiệu quả của của chương trình ở các mặt
( mục tiêu chương trình, cấu trúc nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập dự
kiến áp dụng cũng như các nguồn tài liệu, thiết bị, đội ngũ, tài chính, mức độ thực hiện chương
trình); đánh giá các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong giáo dục hoặc giảng dạy. Chủ
thể và khách thể đánh giá có mối quan hệ, có thể cho nhau theo nhiều cách, tùy theo mục đích,
yêu cầu của đánh giá. Dù khách thể của việc đánh giá là gì và chủ thể của việc đánh giá là ai thì
việc quan trọng vẫn là xác định mục đích của việc đánh giá, từ đó xác định việc sử dụng phương
pháp đánh giá cũng như các công cụ đo lường tương ứng. Đánh giá trong giáo dục cần tuân thủ
các yêu cầu về qui trình, nguyên tắc và cần sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau để có
được những kết luận khách quan, toàn diện và chính xác.
II. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1. Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
Chất lượng
Có nhiều quan niệm về chất lượng giáo dục đại học, khó đưa ra một định nghĩa hay một
quan niệm thống nhất về “Chất lượng giáo dục đại học”. SEAMEO (2003) đã sử dụng quan niệm
“chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” trong việc khuyến khích các nước trong khu vực hợp tác
6
với nhau., sử dụng định nghĩa “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” là phù hợp hơn đối với
giáo dục đại học của nước ta. Sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của
những người quan tâm như các nhà quản lý, nhà giáo hay các nhà nghiên cứu giáo dục đại học. Sự
phù hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự đáp ứng hay vượt qua các chuẩn mực đã được đặt ra
trong giáo dục và đào tạo. Sự phù hợp với mục tiêu cũng đề cập đến những yêu cầu về sự hoàn
thiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tư. Mỗi một trường đại học cần xác định nội dung của sự phù
hợp với mục tiêu trên cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường tại thời điểm xác định mục tiêu đào
tạo của mình và làm sao để đạt được các mục tiêu đó.
Quản lý chất lượng
Theo hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng của ISO 9000: 2000 thì “Quản lý
chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”.
Theo từ điển Giáo dục học của Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo,
quản lý chất lượng giáo dục là hoạt động quản lý giáo dục có nhiệm vụ bảo đảm kết quả của các
hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục. Quản lý chất lượng là hoạt động quản lý trong
lĩnh vực chất lượng, các cấp độ của quản lý chất lượng bao gồm:
Kiểm soát chất lượng (Quality control), là hình thức lâu đời nhất. Các chuẩn mực được xác
định từ các cấp quản lý cao hơn, sau đó đưa xuống cấp dưới thực hiện và cấp trên đóng vai trò
kiểm tra, thanh tra. Là phương pháp đảm bảo chất lượng, có thể kéo theo sự phí phạm tương đối
lớn, loại bỏ hay làm lại.
Đảm bảo chất lượng (Quality assurance): là quá trình diễn ra trước khi, trong khi thực
hiện. Nó chỉ ra cho quá trình là phải tiến hành như thế nào, với những chuẩn mực nào. Đảm bảo
chất lượng là áp dụng các quan điểm, chính sách, mục tiêu, các nguồn lực, các quá trình, thủ tục,
công cụ vào việc thực hiện mục tiêu đề ra. Trọng tâm của đảm bảo chất lượng là phòng ngừa
những sai phạm có thể xảy ra ngay từ bước đầu tiên bằng những quy trình và cơ chế nhất định.
Hình thức quản lý này có sự phối hợp chặt chẽ giữa người quản lý và người thừa hành, cấp trên và
cấp dưới, quản lý chất lượng kiểu này phù hợp với quá trình quản lý phi tập trung, phần nhiều là
trách nhiệm của người lao động.
Quản lý chất lượng tổng thể (Total quality Management – TQM) Triết lý của mô
hình này là: Tất cả mọi người bất kỳ ở cương vị nào , vào bất kỳ thời điểm nào cũng đều là người
quản lý chất lượng phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất, với mục đích là
thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Tổng thể bao hàm sự tham gia toàn diện, mang tính xây dựng
của người lao động; Lập kế hoach giám sát từ khâu thiết kế và xuyên suốt toàn bộ các công đoạn
của quá trình. Quản lý chất lượng tổng thể là một qui trình quản lý. Qui trình này đảm bảo các
yêu cầu như: ngăn ngừa sai sót; xây dựng những cam kết về đảm bảo chất lượng trong nội bộ của
tổ chức; cho phép mọi người cùng tham gia quyết định; cải tiến liên tục, hướng tới khách hàng.
Như vậy: Quản lý chất lượng tổng thể đồng nghĩa với đảm bảo chất lượng, nhưng mở rộng và
phát triển thêm, là sự tiếp tục của đảm bảo chất lượng theo chiều sâu, là cấp độ quản lý chất lượng
cao nhất hướng tới việc thường xuyên nâng cao chất lượng.
Quản lý chất lượng giáo dục đại học ở nước ta
Trước thời kỳ đổi mới giáo dục đại học, hệ thống kinh tế xã hội nước ta được quản lý theo
hệ thống kế hoạch hoá tập trung nói chung, giáo dục đại học cũng không nằm ngoài cơ chế đó.
Giáo dục đại học bắt đầu được đổi mới từ sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI. Trong quá trình
đổi mới, quyền tự chủ của các trường đại học ngày càng nâng cao:
– Về tài chính, trường đại học có quyền tìm thêm các nguồn ngoài ngân sách nhà nước, khoa
học, sản xuất, dịch vụ xã hội.
– Về kế hoạch, ngoài chỉ tiêu đào tạo do Nhà nước giao, trường đại học có thể đề xuất quy mô
7
tuyển sinh dựa vào khả năng đào tạo vào những định mức tổng quát của Bộ về khung chương trình và
tỷ lệ các khối kiến thức để xây dựng chương trình đào tạo các ngành chuyên môn của mình, có quyền
đề xuất các ngành đào tạo mới khi phát hiện ra nhu cầu của xã hội, có quyền tổ chức biên soạn sách
giáo khoa và tài liệu giảng dạy.
– Về quan hệ quốc tế, trường đại học có quyền đặt quan hệ và ký kết các văn bản hợp tác với
các trường đại học nước ngoài. Quyền tự chủ nói trên đã tạo điều kiện cho các trường đại học chủ
động triển khai rất nhiều hoạt động có hiệu quả, đem lại nhiều thành tựu mới.
Việc quản lý giáo dục đại học nước ta đang ở trong một thời kỳ chuyển tiếp, quy luật
chung của thời kỳ chuyển tiếp là tồn tại đan xen cả hai cơ chế quản lý cũ và mới, ngày nay đang
tiến dần đến khẳng định được ưu thế của cơ chế quản lý mới. Quyền tự chủ và tự chịu trách
nhiệm là hai khái niệm đi liền với nhau rất quan trọng trong việc tổ chức, quản lý và điều hành hệ
thống giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Như vậy
quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cũng phải là sợi chỉ xuyên suốt hệ thống quản lý giáo dục
đại học nước ta trong tương lai.
Xu thế quốc tế hoá giáo dục đại học hiện nay thúc đẩy nhu cầu xây dựng hệ thống quản lý
chất lượng. Theo đường lối mở cửa, việc hội nhập nước ta vào khu vực và thế giới đòi hỏi phải
xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình nhằm làm cho cộng đồng quốc tế chấp nhận các
sản phẩm của giáo dục Việt Nam trong thị trường sức lao động chung. Như vậy, nhu cầu của hệ
thống giáo dục đại học đổi mới trong nền kinh tế đang biến chuyển và trong xu hướng quốc tế hoá
giáo dục đại học, cần nhanh chóng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng cho giáo dục đại
học nước ta.
Cần xây dựng một hệ thống tổ chức và quy trình nhằm giúp các trường đại học nâng cao
trách nhiệm xã hội của chúng, đó là hệ thống theo dõi quản lý việc đảm bảo chất lượng đại học.
Trong hệ thống đó, đánh giá từ bên ngoài là một yếu tố cực kỳ quan trọng để có thể thấy chỗ
mạnh chỗ yếu để các trường đại học phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế. Mục tiêu chung
là tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự
nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống giáo dục
Việt nam so với giáo dục của các nước ở khu vực, trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
Trong giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng được xem là “tổng số các cơ chế và qui trình
được áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng đã được định trước hoặc việc cải tiến chất lượng liên tục
– bao gồm việc hoạch định, việc xác định, khuyến khích, đánh giá và kiểm soát chất lượng”
(Warren Piper, 1993).
Đảm bảo chất lượng trường đại học là toàn bộ các chủ trương, chính sách, mục tiêu, cơ chế
8
Chính sách
Các nguồn lực
Các qui trình thủ
tục, công cụ
Đảm bảo Cl
– Kiểm soát
– Đánh giá
– Tự ĐG
– Thẩm định
– Kiểm định
– Cải +ến
Sứ mạng,
mục +êu
được thực
hiện
quản lý, các hoạt động, điều kiện nguồn lực, cùng các biện pháp khác để duy trì, nâng cao chất
lượng đào tạo nhằm đáp ứng mục tiêu đặt ra.
Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học bao gồm các yếu tố
Giám sát
– Giám sát tiến bộ của sinh viên
– Giám sát tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp
– Giám sát công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học
– Giám sát các công tác lập kế hoạch tài chính
– Giám sát hệ thống liên lạc với các nhà tuyển dụng
– Giám sát hệ thống liên lạc với tổ chức cựu sinh viên
Đánh giá
– Đánh giá sinh viên
– Đánh giá chương trinh đào tạo
– Đánh giá hoạt động của giảng viên, cán bộ quản lý
– Đánh giá hoạt động hỗ trợ của cơ sở đàop tạo
Hệ thống nâng cao chất lượng
– Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhân viên
– Thiết kế và cải tiến chương trình đào tạo
– Các nguồn lực đầu tư, các hoạt động liên quan đến cơ sở đào tạo
Tự đánh giá
– Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT )
– Xây dựng kế hoạch, chính sách để phát huy điểm mạnh, tập trung đầu tư khắc phục tồn tại
Đánh giá ngoài và kiểm định công nhận
Là bước tiếp theo của tự đánh giá
2. Vai trò của đánh giá
– Đánh giá nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu
– Điều chỉnh mục tiêu, đánh giá được xem như một khâu không thể thiếu được trong các
hoạt động giáo dục. Đối với một cơ sở giáo dục hay một hệ thống giáo dục đang hoạt động, thì
đánh giá như một điểm xuất phát tương đối . Khi đó kết quả đánh giá sẽ giúp cho xác định mức độ
đạt được các mục tiêu, giúp điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tới.
– Giúp cho các cơ sở giáo dục đại học giải trình với xã hội và các cơ quan có thẩm quyền,
với người học về cơ sở giáo dục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của trường.
– Đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục đại học
Trong giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục,
quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất
lượng, việc thiết kế hệ thống đảm bảo chất lượng được tính đến như là bước đầu tiên trong quá trình đảm
bảo và cải tiến chất lượng ở đại học. Nếu có hệ thống đảm bảo chất lượng, sẽ tránh đi việc có thể có các
phế phẩm
3. Yêu cầu đối với đánh giá
Đánh giá đảm bảo tính khách quan: đánh giá khách quan trong giáo dục là sự phản ánh
chính xác kết quả của hoạt động giáo dục như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã đề
ra. Đánh giá khách quan, chính xác là yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với chất lượng giáo dục.
Đánh giá khách quan đòi hỏi sự đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánh
giá, chúng thể hiện ở đặc điểm tâm sinh lí, các quá trình, các trạng thái tâm lí cá nhân; ở những
nét tính cách; ở năng lực phẩm chất của người đánh giá .
Đánh giá đảm bảo tính toàn diện: đòi hỏi phải đánh giá phải đảm bảo đầy đủ các mặt, các
9
khía cạnh cần đánh giá theo yêu cầu, mục đích của giáo dục. Đánh giá toàn diện cho phép xem xét
đối tượng được đánh giá một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, tránh sự đánh giá phiến diện.
Đánh giá đảm bảo tính hệ thống: đòi hỏi phải tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch
nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng, tạo cơ
sở để đánh giá một cách toàn diện. Đánh giá thường xuyên có hệ thống sẽ định kì cung cấp cho
cán bộ quản lí giáo dục, cho giảng viên đầy đủ những thông tin để điều chỉnh kịp thời các hoạt
động giáo dục.
Đánh giá đảm bảo tính phát triển: đảm bảo đánh giá phải tạo ra động lực để thúc đẩy đối
tượng được đánh giá, tạo ra các yếu tố tâm lí tích cực cho đối tượng được đánh giá và động viên
đối tượng được đánh giá vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt tiêu cực.
II. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ VÀ QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ
1. Phân loại đánh giá
Có thể phân loại hoạt động đánh giá theo nhiều cách khác nhau như:
Dựa vào chức năng đánh giá
– Đánh giá xác nhận
– Đánh giá điều chỉnh
– Đánh giá dự đoán.
Dựa vào đối tượng đánh giá
– Đánh giá cơ sở giáo dục và đào tạo nhằm hướng vào nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường, của cơ sở giáo dục và đào tạo, cũng có thể nhằm xếp loại hoặc xác định mức độ đạt chuẩn
mực về chất lượng của một trường hay một cơ sở giáo dục và đào tạo. Việc đánh giá đòi phải tiến
hành quá trình tự đánh giá, cần phân tích được những điểm mạnh, những tồn tại, cơ hội, thách thức,
xây dựng được mục tiêu, kế hoạch và các quá trình thực hiện để phát huy điểm mạnh, tập trung đầu tư
khắc phục những tồn tại. Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và chịu trách nhiệm của một cơ sở giáo dục
và đào tạo, là một khâu của đảm bảo chất lượng, là bước quan trọng để chuẩn bị cho đánh giá ngoài.
Đánh giá ngoài được thực hiện bởi các cơ quan bên ngoài nhà trường và cơ sở giáo dục và đào tạo
bằng các biện pháp như kiểm tra, đánh giá, kiểm định công nhận. Việc đánh giá đòi hỏi phải xây dựng
được hệ thống tiêu chuẩn và các tiêu chí làm căn cứ cho việc đánh giá.
– Đánh giá giảng viên: nhằm mục đích giúp cho giảng viên có được những thông tin về
công việc của mình để phấn đấu hướng tới việc hoàn thiện bản thân trong hoạt động trong nghề
nghiệp. Đánh giá giảng viên giúp cho các cấp quản lý có được những thông tin về giảng viên, từ
đó có những quyết định phù hợp để thúc đẩy hoạt động của họ và nâng cao chất lượng của cơ sở
giáo dục và đào tạo.
– Đánh giá sinh viên: Trong giáo dục đại học, tập trung đánh giá kết quả học tập của sinh
viên nhằm mục đích cao nhất là sự tiến bộ của họ trong học tập, đồng thời cũng định hướng cho
hoạt động giảng dạy của giảng viên có hiệu quả.
– Đánh giá chương trình: nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của chương trình, đánh
giá chương trình sẽ cho biết sự tính hiệu quả và khả thi của một chương trình, từ đó đưa ra
phương hướng sửa đổi nhằm giúp cho việc cải tiến, hoàn thiện chương trình. Đánh giá chương
trình cũng có thể để công nhận một chương trình đã đảm bảo các chuẩn m,ực về chất lượng.
Dựa vào chủ thể thực hiện đánh giá
Đánh giá từ bên ngoài và tự đánh giá: đánh giá từ bên ngoài được thực hiện bởi cơ quan
cấp trên hoặc một tổ chức đánh giá độc lập. Việc đánh giá được dựa trên bộ tiêu chuẩn xác định,
kết quả đánh giá một cơ sở giáo dục nhằm xác định việc cơ sở giáo dục và đào tạo đó đạt được
chuẩn mực về chất lượng, được sử dụng để điều chỉnh các hoạt động của cơ sở giáo dục và đào
tạo đó, cũng làm căn cứ cho các cơ quan có trách nhiệm đưa ra các quyết định đối với giáo dục.
10
Tự đánh giá của cá nhân và tổ chức là một quá trình tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu của cá
nhân hay tổ chức và do cá nhân hay tổ chức đó tự tiến hành nhằm để nâng cao năng lực của cá
nhân hay tổ chức. Tự đánh giá của một cơ sở giáo dục và đào tạo là một quá trình tự rà soát, rút
kinh nghiệm và tự hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quá trình quản lý và giảng dạy thông qua việc tự chỉ
ra những tồn tại và có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đánh giá
của cá nhân trong giáo dục liên quan đến việc sinh viên tự đánh giá, tự bình phẩm và phán quyết
công việc học tập của mình. Các quyết định đánh giá do sinh viên đưa ra dựa trên các báo cáo, các
bài luận, các bài trình bày, luận văn hay luận án của chính họ Tự đánh giá có vai trò quan trọng
trong việc giúp sinh viên thấy được các điểm mạnh và điểm yếu của mình để tự điều chỉnh hoạt
động học tập và rèn luyện.
Dựa vào phạm vi đánh giá
Đánh giá bộ phận và đánh giá tổng thể: Đánh giá bộ phận được tiến hành trong một phạm
vi hẹp giúp nhìn thấy một phần bức tranh của một tổ chức, là một bộ phận của đánh giá tổng thể
về một nhà trường, một tổ chức. Đánh giá tổng thể là đánh giá mang tính hệ thống đòi hỏi các
thông tin đánh giá phải chính xác và việc tập hợp thông tin phải được lập kế hoạch. Mục đích của
đánh giá là có trách nhiệm giải trình, tuyển chọn, phân loại, và chứng nhận. Được thực hiện bởi cả
những người bên ngoài cơ sở giáo dục và đào tạo, các nhà lãnh đạo, các cơ quan có uy tín, công
chúng, mang tính bao quát, có thể thực hiện trước khi hoặc sau khi hoàn thành một chương trình
hay quá trình, các thông tin đòi hỏi nhiều và đa dạng.
Dựa vào các thời điểm thực hiện đánh giá
Đánh giá quá trình và đánh giá cuối cùng (Đánh giá kết quả): được thực hiện trong môi
trường học tập vì mục đích nâng cao chất lượng học tập. Hình thức phổ biến của đánh giá quá
trình là đánh giá dự báo hay đánh giá chẩn đoán, đánh giá kiến thức và kĩ năng hiện có của sinh
viên để xác định chương trình học và phương pháp học phù hợp cho họ. Đánh giá quá trình thực
hiện trong suốt khoá học, có mục đích hỗ trợ quá trình học. Những người tham gia đánh giá quá
trình học có thể là giáo viên, sinh viên nhằm cung cấp các thông tin về việc học tập của sinh viên.
Đánh giá cuối cùng được thực hiện vào cuối khoá học hay sau khi kết thúc dự án và thường xác
nhận việc hoàn thành hay không hoàn thành khóa học hay môn học để đưa ra quyết định phù hợp.
2. Qui trình đánh giá
Một quy trình đánh giá chung bao gồm các bước như sau :
– Chuẩn bị kế hoạch đánh giá
– Thu thập, phân tích thông tin và xử lí kết quả
– Kết luận và đưa ra những quyết định
Chuẩn bị kế hoạch đánh giá
Ở bước này, cần xây dựng được một kế hoạch để triển khai đánh giá, kế hoạch bao gồm:
– Mục đích đánh giá
– Đối tượng đánh giá
– Nội dung đánh giá
– Tiêu chuẩn đánh giá
– Phương pháp đánh giá
– Hình thức tổ chức đánh giá
– Thời gian đánh giá
– Dự toán kinh phí
Triển khai đánh giá
– Thu thập dữ liệu, bao gồm việc thu thập các dữ liệu về định tính và dữ liệu về định lượng,
dựa trên mục đích đánh giá để xác định những thông tin cần thu thập, lựa chọn các phương pháp,
11
các công cụ và và kỹ thuật để thu thập thông tin.
– Phân tích dữ liệu, các thông tin đã thu thập được cần đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn,
tiêu chí để phân tích, nhận định
Kết luận và đưa ra những quyết định
Sau khi phân tích về định tính và định lượng, các kết quả thu được cần chuyển giao đến
những người có liên quan để họ hiểu về đối tượng đánh giá hoặc giúp những người có thẩm quyền
đưa ra các nhận định hay các quyết định liên quan đến đối tượng đánh giá, cần hình thành kết luận
thật chính xác, đây là công đoạn cuối cùng của quá trình đánh giá, từ đó đi đến những quyết định
phù hợp.
Bài tập , thảo luận và ôn tập
1. Phân biệt các khái niệm: kiểm tra, đánh giá, đo lường trong giáo dục, minh họa bằng ví
dụ thực tiễn về sự khác nhau của các khái niệm này’
2. Các chức năng của đánh giá, nhận xét sự thể hiện của các chức năng này trong thực tiễn
giáo dục đại học hiện nay.
3. Mục đích của đánh giá trong giáo dục đại học đại học.
4. Mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng đánh giá trong giáo dục đại học
5. Lựa chọn chủ thể, đối tượng đánh giá và mục đích đánh giá, từ đó thực hành xác định các
bước cụ thể để triển khai một quá trình đánh giá.
6. Phân biệt các loại hình đánh giá trong giáo dục đại học
7. Các yêu cầu đối với đánh giá trong giáo dục đại học, đánh giá việc thực hiện các yêu cầu
này trong thực tiễn một sơ sở giáo dục đại học.
8. Phân tích và chứng minh vai trò của đánh giá trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.
Chương 2
MỤC TIÊU HỌC TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Khái niệm
Vấn đề mục tiêu giáo dục hiện nay vẫn còn đang được bàn luận nhiều. Mục tiêu là cái đích
đặt ra, mô tả kết quả sau khi hành động. Mục tiêu mang đến cái đích trực tiếp cho quá trình giáo
dục và là cơ sở cho những quyết định cần thiết trong quá trình đó. Mục tiêu giáo dục phản ánh kết
quả cần đạt được trong thực tiễn giáo dục. Trong lĩnh vực giáo dục, một quá trình đánh giá được
thực thi nhằm chủ yếu đo mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục.
Mục đích giáo dục chủ yếu nói về sự hướng tới cái đích muốn tới, về kết quả mong muốn
đạt, là cái đích đã dự kiến trước một cách khái quát có tác dụng định hướng chung cho hoạt động.
Nếu hiểu như vậy thì về cơ bản nó có ý nghĩa như mục tiêu tổng quát. Mục tiêu giáo dục nói về
kết quả giáo dục cần phải đạt được trong thực tế và chắc chắn cần đạt được trong phạm vi hoạt
động nhất định. Mục đích và mục tiêu giáo dục đều nói đến kết quả mong muốn đạt được của hoạt
động giáo dục, giảng dạy, học tập. Cả mục đích và mục tiêu giáo dục đều được thể hiện tương
ứng ở các cấp độ khác nhau như ở quy mô, giới hạn, cấp độ hoạt động. Điều quan trọng ở đây là
phải giải thích cụ thể mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục của cả thiết chế giáo dục tổng thể,
đến các bậc học, các bộ phận cấu thành quá trình giáo dục, các hoạt động cụ thể, các môn học, các
12
chương, các bài học, thể hiện sự liên hệ chặt chẽ, logic.
Mục tiêu giáo dục phải được thiết kế sao cho thực hiện được hai chức năng , đó là chức
năng chỉ đạo cách tổ chức thực hiện các quá trình giáo dục, đồng thời thực hiện chức năng làm cơ
sở cho việc đánh giá kết quả giáo dục một cách chuẩn xác. Mục tiêu có thể coi là một sự rõ ràng,
đầy đủ chứa đựng những kết quả đã dự kiến trước.
Một trong những vai trò quan trọng nhất của các mục tiêu giáo dục là cung cấp những bằng
chứng và những tiêu chí để đánh giá. Đánh giá sẽ ít sai sót hơn, ít mang tính ngẫu nhiên hơn khi
các mục tiêu được công bố một cách rõ ràng. Mục tiêu có tác dụng hướng dẫn hành động sư
phạm, đối với cả giáo viên và học sinh để họ tự xác định vị trí so với mục đích đang theo đuổi.
Mager (Pháp) trong cuốn ” Xác định như thế nào các mục tiêu sư phạm” 1962 đã diễn đạt câu này
trong một câu nói nổi tiếng ” Nếu bạn không chắc chắn về một nơi mà bạn đi đến…bạn có thể lạc
đến một nơi khác “. Mục tiêu còn được sử dụng làm căn cứ cho việc lựa chọn các phương pháp,
kỹ thuật, phương tiện để cải tiến hoạt động giáo dục.
Mục tiêu học tập
Mục tiêu chung, đích đặt ra tương đối rộng, mục tiêu trung gian, đích hẹp hơn mục tiêu chung.
Mục tiêu đặc thù, đích đặt ra liên quan đến sự biến đổi ứng xử của người học sau một thời gian học
tập. ở cấp độ này, mục tiêu phải mô tả được những gì học sinh phải biết và làm được, những gì tạo đủ
bằng chứng để chứng tỏ rằng học sinh đã học tập chứ không phải là những gì mà giáo viên làm để
giúp học sinh nắm được kiến thức và kỹ năng. Đồng thời, ở cấp độ này, có thể dùng khái niệm mục
tiêu học tập nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng về mức độ thay đổi của học sinh, đòi hỏi phải biết được
thực tế học sinh đang ở mức độ nào so với đích học tập
Mục tiêu học tập miêu tả sự thay đổi được xác định trước ở người học, mục tiêu không chỉ
đơn giản là kết quả đã dự kiến trước mà nó còn chứa đựng sự thống nhất của người dạy và người
học trong việc đạt tới mục đích chung. Mục tiêu chỉ rõ cho người học cái mà họ phải thực hiện,
định hướng cho người học qua tất cả các giai đoạn của quá trình học tập, do đó giúp cho người
học tự chủ hơn trong việc nỗ lực vươn lên. Trong các bài giảng , giảng viên cần xác định rõ ràng
các mục tiêu học tập , chính những mục tiêu này đã thể hiện những gì cần đánh giá , nó cũng
chính là cơ sở để xác định những tiêu chí để đánh giá.
2. Một số cách phân loại mục tiêu học tập
Có nhiều cách phân loại các mục tiêu giáo dục tuỳ theo những hoạt động cần được thể hiện
từ phía người học.
Cách phân loại của Benjamin S. Bloom Cách phân loại được thế giới quan tâm nhiều là,
phân loại mục tiêu giáo dục của BS. Bloom bao gồm 3 lĩnh vực như: nhận thức, xúc cảm và tâm
vận động. Trong đó, phân loại ở lĩnh vực nhận thức được quan tâm rất nhiều trên thế giới, mục
tiêu giáo dục ở lĩnh vực nhận thức được chia làm 6 phạm trù chính yếu sau như sau:
1) Nhận biết (Knowledge) Đây là mức độ thấp nhất chủ yếu là ghi nhớ và nhắc lại được
những gì đã được học trước đây, yêu cầu nhớ lại hay nhận lại các sự kiện, các thuật ngữ, các quy
ước, các nguyên tắc, các quy luật, các đặc trưng .v.v. không cần giải thích những thông tin thu
được.
2) Thông hiểu (Comprehension) Bao gồm cả biết nhưng ở mức độ cao hơn, đòi hỏi biết
được cả ý nghĩa của tri thức, liên hệ chúng với những gì đã học, đã biết. Hiểu được thể hiện ở các
dạng như chuyển dịch , giải thích, suy luận
3) Ứng dụng (Application) Được dựa trên sự thông hiểu, là mức độ cao hơn so với sự
thông hiểu. Khi áp dụng, cần phải căn cứ vào những hoàn cảnh hoặc những điều kiện cụ thể để
lựa chọn, sử dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết một vấn đề nào đó.
4) Phân tích (Analysis) Là thao tác phân chia tài liệu thành các bộ phận đơn vị kiến thức,
13
cho phép tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, cấu trúc bên trong của của chúng. Phân tích là sự
khám phá ra các tổ chức và cấu trúc của một thông tin, có thể coi phân tích như là sự trợ giúp cho
sự thông hiểu đầy đủ hơn của thông tin.
5) Tổng hợp (Synthesis) Tổng hợp là sự liên kết các yếu tố, các thành phần để tạo thành
một tổng thể, trong quá trình tổng hợp, các yếu tố, các thành phần được nhào nặn, chế biến và kết
hợp lại bằng phương thức nào đó để tạo thành một kiểu loại hay một cấu trúc khác với cấu trúc
trước đó. Trong phân tích cũng cần có sự liên kết các yếu tố nhưng nó có tính bộ phận hơn là tính
toàn thể, còn trong phạm trù tổng hợp chế biến những yếu tố đã cho thành một tổng thể, nó nhấn
mạnh hơn đến tính thống nhất và tính sáng tạo
6) Đánh giá (Evaluation) được xem là việc phán đoán về một giá trị của các ý tưởng, của các
tác phẩm, của các cách giải quyết, của phương pháp, của tài liệu.v.v.
Mỗi phạm trù trên lại được chia ra nhiều mục tiêu nhỏ. Cách phân loại của Boom có ý
nghĩa trong việc thiết lập các mục tiêu học tập, nó cung cấp một sự liệt kê bao quát về các mục
tiêu học tập cụ thể, rõ ràng. Ngày nay, cần quan tâm tới tới khả năng chuyển giao tri thức và khả
năng sáng tạo của sinh viên, tức là khả năng phát triển hệ thống tri thức trong các điều kiện và
hoàn cảnh mới, do vậy những mục tiêu này cũng cần được đánh giá.
Lĩnh vực xúc cảm, (D.R.Krathwol, Bloom, & Masia – New york1964) đi kèm với cuốn
phân loại của Bloom về nhận thức trong cuốn “phép phân loại các mục tiêu đào tạo”, tập II , sự
phân loại này bao gồm:
1) Tiếp nhận: hướng hành động vào sự tồn của sự vật, hiện tượng,
2) Đáp lại: có sự phản ứng trên mức chú ý đơn thuần, bằng cách cố gắng khám phá thêm
có sự hồi đáp
3) Phát huy: nhận thức là có giá trị tích cực, có sự cam kết
4) Sắp xếp, tổ chức các giá trị: sắp xếp các giá trị theo hệ thống, liên kết chúng trong mối
quan hệ có trật tự hài hoà, nhất quán
5) Trở thành tính cách: Các giá trị có tác dụng làm nguyên tắc chỉ đạo cách ứng xử của cá
nhân một cách nhất quán, trở thành quan điểm sống và là cơ sở cho một triết lý cuộc sống.
Trong lĩnh vực tâm lý vận động (psychomotor) bao gồm các mục tiêu liên quan chủ yếu
tới những kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo về chân tay và phối hợp cơ bắp ở mức độ đơn giản đến
mức độ phức tạp (vận động, đo đạc, lắp ráp, sử dụng). Mục tiêu ở lĩnh vực bao gồm các mức độ :
1) Làm theo: quan sát bắt chước, lặp lại một kỹ năng nào đó
2) Tự làm: hoàn thành một kỹ năng theo chỉ dẫn, không còn bắt chước máy móc.
3) Thành thạo: lặp lại một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn, thực hiện độc lập không
cần hướng dẫn
4) Phối hợp: kết hợp được nhiều kỹ năng theo thứ tự xác định một cách nhịp nhàng ổn
địnhh5. Tự động hoá: Hoàn thành một hay nhiều kỹ năng một cách dễ dàng và trở thành tự nhiên,
không đòi hỏi gắng sức về trí tuệ và thể lực.
Phân loại của Linn, R.L & Gronlund, N. E, (2000).(trong cuốn “Đánh giá giảng dạy” đã
đưa ra sự phân loại chính về lĩnh vực kỹ năng như :
1. Tri giác
2. Sự sẵn sàng
3. Đáp lại có chỉ dẫn
4. Kỹ thuật
5. Đáp lại công khai, phức tạp
6. Thích ứng
7. Sáng tạo
14
Phân loại của Jame H. McMillan: giới thiệu một số mục tiêu học tập điển hình, các mục
tiêu này không trình bày theo hệ thống tầng bậc hay thứ tự tầm quan trọng, từ các mục tiêu này
đưa đến việc lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp, các mục tiêu bao gồm:
– Mục tiêu kiến thức và hiểu đơn giản
– Mục tiêu hiểu sâu và lặp luận
– Mục tiêu kỹ năng
– Mục tiêu sản phẩm
– Mục tiêu xúc cảm
Dù cách phân loại nào thì các mục tiêu cần phải được xác định dưới dạng những hành vi có
thể quan sát được, đo lường được. Trước hết nó là những mục tiêu để quá trình giáo dục hướng tới
và sau đó là những tiêu chí để đánh giá.
3. Xác định mục tiêu học tập
Trong dạy học, mục đích được diễn đạt khái quát về những gì sinh viên sẽ biết và làm được
trong một khoảng thời gian dài về học tập. Mục đích cũng là khởi điểm cho những mục tiêu học
tập cụ thể hơn. Trong quá trình dạy học, để giảng dạy tốt cần phải có một danh mục chi tiết các
mục tiêu cần đạt được, nó thể hiện ở hành vi hay năng lực cần phát triển ở học sinh và coi đó như
là kết quả của việc dạy học.
Mục tiêu thể hiện ở những hoạt động mà sinh viên phải thể hiện cụ thể sau mỗi đơn vị
giảng dạy, những mục tiêu này thường được miêu tả bằng những động từ chỉ hành động như:
phân tích, so sánh ,phân loại, giải thích, trình bày, tóm tắt, xác định.v.v. Như vậy, nói đến mục
tiêu học tập là nói đến mức độ thay đổi của sinh viên sau khi việc giảng dạy kết thúc.
Yêu cầu đối với xác định mục tiêu học tập
Mục tiêu có thể được viết một cách rất chi tiết, tỷ mỉ, cũng có thể viết khái quát, chung chung.
Tuy nhiên, nếu viết mục tiêu quá chi tiết, vụn vặt sẽ khó khăn và mất thời gian, nếu viết chung chung
quá sẽ có ít tác dụng trong việc trong việc hướng dẫn giảng dạy và học tập. Mục tiêu học tập nên viết cụ
thể ở mức độ vừa phải sao cho có đủ lượng thông tin của dạy học và đánh giá, những mục tiêu này nên
tập trung vào những vấn đề cơ bản mà sinh viên phải nắm được trong các đơn vị kiến thức.
Cũng có thể nêu ra mục tiêu có tính tổng quát và từ đó xác định những mục tiêu cụ thể, chi tiết.
Tuy nhiên, mục tiêu được xác định theo cách nào hay ở cấp độ nào thì những mục tiêu đó cần phải mô tả
được những gì mà sinh viên sẽ phải biết và làm được, những mục tiêu này là những bằng chứng để chứng
tỏ cho kết quả học tập của sinh viên.
Các mục tiêu học tập mà giáo viên xác định để giảng dạy phải phản ánh được những mục
tiêu chung của giáo dục và mục tiêu của nội dung chương trình, nó phải thể hiện được sự nhất
quán cho cái đích mà sinh viên cần đạt tới.
Mục tiêu giáo dục cần đảm bảo đủ về số lượng và toàn diện về nội dung. Tức là đại diện
cho nội dung học tập, phản ánh được những vấn đề cơ bản của nội dung, đồng thời đủ về số lượng
các mục tiêu, xác định số lượng các mục tiêu cũng cần căn cứ vào thời lượng giảng dạy, nếu thời
lượng giảng dạy lớn thì nên có nhiều mục tiêu hơn thời lượng giảng dạy không lớn.
Xác định mục tiêu học tập cần hướng vào kết quả cao nhất đồng thời có tính khả thi, đòi
hỏi sinh viên có thể đạt được với sự nỗ lực cao nhất.
Xác định các mục tiêu cần phù hợp với các xu hướng về dạy học, hướng vào phát huy tính
tích cực nhận thức của sinh viên, tăng cường tự học tự nghiên cứu của họ trong quá trình dạy học.
II. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Trong quá trình đào tạo đại học, kết quả mà sinh viên đạt được là cơ sở quan trọng nhất để
đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo ở đại học. Đánh giá kết quả học tập là sự so sánh, đối
chiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế đạt được ở người học với các kết quả mong đợi đã xác
15
định trong mục tiêu dạy học. Kết quả học tập phản ánh trong kết quả kiểm tra định kì, các kỳ thi ,
công trình nghiên cứu. Kết quả của việc đánh giá được thể hiện chủ yếu bằng điểm số theo thang
điểm đã được qui định, bằng xếp loại, thể hiện bằng nhận xét, đánh giá phải dựa vào các bằng
chứng được thu thập từ nhiều hoạt động khác nhau
1.Vai trò của đánh giá kết quả học tập
Đánh giá là một bộ phận hợp thành quan trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học.
Trong quá trình dạy học, đánh giá không chỉ là hoạt động chắp nối thêm vào sau bài giảng mà nó
có quan hệ hợp thành với việc ra quyết định của giảng viên, đánh giá đúng đắn, chính xác sẽ cung
cấp cho giảng viên thông tin để ra quyết định hiệu quả hơn, quyết định đó có ý nghĩa quan trong
trong quá trình dạy học, giúp cho giảng viên có thể đi đến những quyết định phù hợp, nâng cao
hiệu quả giảng dạy.
Đánh giá thúc đẩy sinh viên học tập, nâng cao trách nhiệm của học sinh trong học tập. Đánh
giá thông báo kịp thời cho sinh viên biết tiến bộ của họ, có tác dụng thúc bách sinh viên học tập, động
viên, khích lệ họ học nhiều hơn, tốt hơn, chỉ cho họ thấy những nội dung nào chưa tốt, nội dung nào
cần học thêm, học lại v.v. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên được tiến hành tốt giúp cho họ có
cơ hội để củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. giúp hình thành cho họ nhu cầu thói quen tự đánh giá,
nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Đánh giá có tác động tới phương pháp dạy và tới phương pháp học , yêu cầu về nội dung
kiểm tra đánh giá đòi hỏi giảng viên và sinh viên phải phải thay đổi cách học để thể hiện được
được kết quả học tập thực sự.
Đánh giá kết quả học tập giúp cho các nhà quản lý đi đến những quyết định để cải tiến và
hoàn thiện nội dung hay chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình dạy học, vấn đề
sử dụng tài liệu nào, phương pháp phương tiện nào là thích hợp, tất cả những điều đó phải được
thực thi và có những kết quả, kết quả này thông qua đánh giá để đi đến quyết định là nên được
tiếp tục hay cần thay đổi, chính quá trình đánh giá sẽ cung cấp cơ sở cho sự phán xét này.
2. Chức năng của đánh giá kết quả học tập
Chức năng cơ bản trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học là chức năng xác
nhận và chức năng điều chỉnh.
– Với chức năng xác nhận mục đích là nhằm xác định mức độ mà sinh viên đạt được các
mục tiêu học tập, nó cung cấp những số liệu để thừa nhận hay bác bỏ sự hoàn thành hay chưa
hoàn thành môn học hay khoá học, để đi đến quyết định. Quyết định đó là tiếp tục học lên hoặc
cấp chứng chỉ, cấp bằng.v.v . hoặc nhằm xếp loại sinh viên theo mục đích nào đó, thường tiến
hành sau một giai đoạn học tập. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt là về
ý nghĩa xã hội của nó, thể hiện tính hiệu quả của một hệ thống đào tạo. Việc đánh giá này đòi hỏi
phải thiết lập một ngưỡng trình độ tối thiểu và xác định đúng vị trí kết quả của người học với
ngưỡng này.
– Với chức năng chẩn đoán, đánh giá nhằm hỗ trợ việc học tập bởi vì học tập diễn ra trong
một thời gian khá dài, sinh viên thường khó bảo toàn tất cả kiến thức đã thu được, đó là tình trạng
rơi rụng kiến thức thường thấy và nó ngày càng tăng do khối lượng kiến thức tăng lên, như vậy
phải xem xét đến các giai đoạn của tiến trình này để các giai đoạn đó được kết nối với nhau nhờ
sự đánh giá, chúng được thực hiện theo một tuyến hành trình như: các mục tiêu, các tình huống
học tập, các đánh giá bộ phận. Đánh giá chẩn đoán nhằm hỗ trợ việc học tập của sinh viên, cung
cấp cho sinh viên những tín hiệu từ việc học tập của họ, từ đó giúp họ khắc phục những thiếu sót,
điều chỉnh cách học cho phù hợp. Đánh giá chẩn đoán được tiến hành thường xuyên, đặt sinh viên
trước trình độ học lực của họ, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ cho họ để cải thiện nâng cao về số
lượng và chất lượng, do vậy nó có tính chất thúc đẩy, củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng tri
16
thức.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1. Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận
Phương pháp kiểm tra viết bài tự luận là phương pháp sử dụng hình thức bài viết tự luận để
thu thập thông tin phản hồi nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng đòi hỏi sử dụng
nhận xét, phán xét và diễn giải của người chấm trong việc cho điểm, gồm các loại câu hỏi kiểm
tra trả lời mở rộng hay có cấu trúc.
Loại bài tự luận có ưu điểm sau :
– Khả năng lập luận, sắp đặt hay phác hoa;
– Khả năng thẩm định, bình luận
– Khả năng chọn lựa các kiến thức, ý tưởng quan trọng và tìm mối quan hệ giữa các kiến
thức ý tưởng ấy;
– Khả năng thể hiện hay diễn đạt các ý tưởng sáng tạo.
Loại câu hỏi luận có thể dùng kiểm tra đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểu
biết.những ý niệm, sở thích, và tài diễn đạt tư tưởng.
Phương pháp kiểm tra viết bằng tự luận có các hạn chế sau :
– Không có khả năng đo lường tri thức về sự kiện hoặc kỹ năng hành động một cách hữu
hiêu.
– Các câu trả lời thường dài, tốn thời gian trình bày, diễn đạt bằng văn viết. Học sinh dễ
quay cóp và có thể khéo léo tránh đề cập những điểm không hiểu rõ.
– Việc chấm điểm thường mất nhiều thời gian. Kết quả phụ thuộc vào người chấm
Yêu cầu đối với phương pháp kiểm tra viết dạng bài tự luận:
– Câu hỏi kiểm tra cần được diễn đạt một cách rõ ràng, chú ý đến cấu trúc về ngữ pháp. Từ
ngữ lựa chọn phải chính xác
– Cần xác định được thời gian cần cho việc trả lời câu hỏi, đối với những câu trả lời giới
hạn, có thể dễ ước lượng thời gian trả lời cho mỗi câu, còn đối với những câu trả lời mở rộng, khó
hơn trong việc ước lượng thời gian cần thiết, do đó câu hỏi cần đảm bảo cho học sinh viết chậm
cũng có thể hoàn thành được bài viết.
– Một trong những cách có thể cải tiến câu tự luận để nâng cao độ tin cậy là tăng số câu hỏi
trong bài kiểm tra, giảm độ dài ở phần trả lời của mỗi câu, những câu quá dài và tổng quát có thể
phân ra làm nhiều câu hỏi ngắn, có giới hạn độ dài của mỗi câu.
– Khi tổ chức cho sinh viên làm bài cần phải có những biện pháp để tránh được các yếu tố
gây nhiễu từ bên ngoài. (tiếng ồn, ánh sáng và các yếu tố gây nhiễu khác).
– Cần xác định thang điểm một cách chuẩn xác và chi tiết, trong đó đưa ra những câu trả lời
có thể chấp nhận được và trọng số cho từng câu trả lời. Cần phải có một bảng hướng dẫn nêu rõ
những khái niệm, những ý tưởng, những lặp luận, khối lượng dài ngắn và một số vấn đề khác tạo
nên một bài trả lời chấp nhận được. Mặt khác, cần có dự kiến đưa ra một số vấn đề có thể xuất
hiện trong bài làm, để có cách xử lí và cho điểm.
2. Phương pháp trắc nghiệm khách quan
Một bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu thường được trả
lời bằng một dấu hiệu đơn giản, hay một từ, một cụm từ, do đó có nhiều câu hỏi trong một bài
trắc nghiệm.
Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều cách phân loại trắc nghiệm, mỗi cách phân loại đều dựa
trên những cơ sở nhất định. Theo dạng thức của bài trắc nghiệm có trắc nghiệm khách quan và
trắc nghiệm tự luận.
17
* Các loại câu trắc nghiệm khách quan
Câu nhiều lựa chọn
Là loại câu thông dụng nhất, loại câu này bao gồm hai phần là phần câu dẫn và phần lựa
chọn. Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (câu chưa hoàn tất) tạo cơ sở cho sự lựa
chọn. Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời . Người trả lời sẽ chọn một phương án trả lời
duy nhất đúng hoặc đúng nhất, hoặc không có liên quan gì nhất trong số các phương án cho trước.
Những phương án còn lại là phương án nhiễu.
Loại câu đúng – sai
Câu trắc nghiệm loại này thường bao gồm một câu phát biểu để phán đoán và đi đến quyết
định là đúng hay sai. Loại câu này là dễ soạn đối với giáo viên và được tiến hành nhanh chóng đối
với học sinh.
Câu trả lời ngắn
Câu trả lời ngắn được trình bày dưới hình thức một câu hỏi và được trả lời bằng một, hay
một cụm từ .
Câu điền vào chỗ trống
Được trình bày dưới hình thức một câu phát biểu chưa đầy đủ Nếu như cho trước một số
phương án lựa chọn để điền vào chỗ trống thì nó cũng gần giống như câu nhiều lựa chọn, câu điền
vào chỗ trống cũng là một dạng của câu trả lời ngắn.
Câu ghép đôi
Loại câu ghép đôi thường bao gồm hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp. Hai
dãy thông tin này có số câu không bằng nhau, một dãy là danh mục gồm các tên hay thuật ngữ và
một dãy là danh mục gồm các định nghĩa, đặc điểm v.v Nhiệm vụ của người làm bài là ghép
chúng lại một cách thích hợp.
Mỗi loại câu ở trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, trong quá trình kiểm tra,
đánh giá cần xem xét chúng trong hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn và sử dụng cho phù phợp với các
mục tiêu đo lường và đánh giá.
Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học tập có khả năng
đo được các mức độ của nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá). Một trong
những ưu điểm nổi bật của phương pháp trắc nghiệm khách quan là điểm số có độ tin cậy cao. Bài
trắc nghiệm bao quát được phạm vi kiến thức rộng nên đại diện được cho nội dung cần đánh giá.
Tuy nhiên phương pháp trắc nghiệm khách quan cũng có một vài hạn chế, dùng bài trắc
nghiệm khách quan sẽ khó khăn trong việc đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp, trình bày và đưa
ra ý tưởng mới.
Quá trình chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm là khó khăn và mất nhiều thời gian, đồng thời việc
tiến hành xây dựng câu hỏi cần tuân theo những bước chặt chẽ hơn so với câu tự luận.
* Yêu cầu khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan
Lựa chọn phương pháp trắc nghiệm khách quan cần căn cứ vào mục đích đánh giá, đối
tượng đánh giá và các điều kiện cụ thể, cũng như khả năng mà trắc nghiệm có thể đo lường và
đánh giá được các mục tiêu đã xác định.
Có một hệ thống ngân hàng câu trắc nghiệm đảm bảo được yêu cầu về các chỉ số của câu
trắc nghiệm. Không phải chỉ đối với trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá được sử dụng trên phạm vi rộng,
mà các trắc nghiệm do giáo viên soạn để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong một trường
hay một lớp học cũng cần được xây dựng một cách cẩn thận. Hệ thống ngân hàng câu trắc nghiệm
cần được quản lý một cách khoa học.
Các câu trắc nghiệm khi thiết kế vào bài trắc nghiệm phải đại diện được cho nội dung cần
đánh giá, sắp xếp câu trắc nghiệm theo từng chủ đề và từ dễ cho đến khó. Quá trình tiến hành trắc
18
nghiệm cần được tiến hành cẩn thận
Hướng dẫn chu đáo về cách thức làm bài trắc nghiệm trước khi tiến hành làm trắc nghiệm.
Đối với các kỳ thi triển khai trên một diện rộng, việc chấm điểm bài trắc nghiệm được thực hiện
bằng máy chấm theo một qui trình chặt chẽ.
3. Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp là một phương pháp kiểm tra – đánh giá sử dụng các câu hỏi trực tiếp (hỏi- đáp)
để thu nhận các thông tin phản hồi về các đặc khả năng, thái độ, nhân thức của người trả lời.
Ưu điểm :
– Cho thông tin phản hồi trực tiếp và nhanh chóng. Loai hình câu hỏi đa dạng và có khả
năng sử dụng linh hoạt trong các tình huóng khác nhau
– Vừa định tính vừa định lượng đươc cả kiến thức, kỹ năng và thái độ
– Có độ chính xác tương đối cao, có giá trị giáo dục nhiều mặt, bổ sung kiến thức, ít tốn
thời gian
– Rèn luyện năng lực tư duy và khả năng phản ứng, lập luận diễn giải bằng lời tức thời của
học sinh .
Nhược điểm:
– Thông tin trả lời mang nặng tính chất, suy nghĩ chủ quan của người trả lời
– Dễ bị sai lệch bản chất.
– Chịu ảnh hưởng của môi trường, ngoại cảnh và thái độ của người hỏi và tâm thế của
người trả lời. Không hỏi được nhiều người trong một lúc.
– Khó lưu giữ thông tin trả lời. Chỉ hỏi được từng khía cạnh của vấn đề
– Tốn thời gian nếu số lượng học sinh đông
Yêu cầu khi sử dụng phương pháp vấn đáp
Câu hỏi phải chính xác, rõ ràng, sát với trình độ của người học, diễn đạt câu đúng ngữ
pháp, gọn gàng sáng sủa, câu hỏi phải có tác dụng kích thích tích cực, độc lập tư duy. Nên có từ 2
người trở lên tham gia để đảm bảo tính khách quan
4. Phương pháp quan sát
Quan sát là một phương pháp kiểm tra -đánh giá sử dụng tri giác (trực tiếp hoặc gián tiếp)
để thu nhận các thông tin phản hồi về các đặc điểm, tính chất, trạng thái. của các đối tượng cần
đánh giá. Phương pháp này thường sử dụng để quan sát kỹ năng, sản phẩm, thái độ.
u điểm của phương pháp này là :
– Cho thấy hình ảnh cụ thể của đối tượng cần đánh giá ( hành vi, hoạt động,
trạng thái vv )
– Có thông tin trực tiếp , trung thực và nhanh chóng
– Có khả năng tìm hiểu được nhiều khía cạnh của đối tượng quan sát. Rất tốt
cho kiểm tra thực hành
Tuy nhiên quan sát có một số nhược điểm sau :
– Thông tin phản hồi mang nặng tính chất định tính, bề ngoài, hình thức
khó thấy bản chất.
– Chịu ảnh hưởng của môi trường, ngoại cảnh và thái độ của người quan sát
– Khó quan sát khi đối tượng đông và có nhiều hoạt động phức tạp
– Tốn thời gian khi cần đánh giá quá trình.
Yêu cầu khi sử dụng phương pháp này là
Để tiến hành quan sát, trước hết cần xác địng được mục tiêu và hệ thống hành vi liên quan
đến mục tiêu cũng như các mức độ của hành vi.
– Cần có kế hoạch trước cho việc quan sát, và phải chuẩn bị một danh mục cần quan sát cái
19
gì, tức là phải định ra trước một loạt hành vi sẽ được quan sát, việc quyết định này giống như việc
quyết định là nội dung gì sẽ được đưa vào bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Cần phải dựa
trên các mục tiêu sẽ đánh giá
– Khi quan sát chỉ nên tập trung vào một hoặc hai đặc điểm để cho các số liệu tin cậy hơn,
bởi vì người quan sát khó tập trung vào nhiều đặc điểm cùng một lúc.
– Số lượng quan sát phải nhiều và thời gian quan sát diễn ra liên tục thì thì độ tin cậy
của quan sát sẽ lớn hơn.
– Quan sát được tiến hành đồng thời với hoạt động và giảng dạy và giáo dục của giảng
viên. tức là khi giảng viên lên kế hoạch giảng dạy và giáo dục thì đồng thời cũng có kế hoạch
quan sát để hai yếu tố này có liên quan với nhau
– Quan sát cần mang tính lựa chọn, tức là nếu quan sát trong một tập thể mang tính bao
quát, tuy nhiên cũng cần được tập trung tới một vài cá nhân đặc biệt, chẳng hạn như những học
sinh chậm chạp hoặc tách biệt, khép kín, hoặc quá hiếu động, chúng cần có sự giúp đỡ đặc biệt.
– Nên ghi lại một cách cẩn thận và tóm tắt ngay sau khi nó xảy ra, tuy nhiên không nên
đồng thời đưa ra những giải thích kết luận ngay về thái độ, điều này sẽ gây trở ngại đến tính khách
quan trong quá trình thu thập thông tin quan sát.
– Có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật vào quá trình quan sát
IV. XU HƯỚNG VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HIỆN NAY
1. Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá
Đánh giá kết quả học tập phải dựa vào các bằng chứng được thu thập từ nhiều hoạt động
khác nhau, các phương pháp đánh giá rất đa dạng như kiểm tra tự luận, trắc nghiệm khách quan,
vấn đáp, thực hành.v.v. Các phương pháp phải được lựa chọn, sử dụng phù hợp với mục tiêu dạy
học và tuân thủ những nguyên tắc nhất định, nó phải là bộ phận khăng khít của quá trình dạy học.
Ngày nay, xu hướng của đánh giá kết quả học tập là:
– Chuyển dần trọng tâm từ việc đánh giá kết quả cuối cùng sang đánh giá cả quá trình,
đảm bảo cho việc đánh giá toàn diện hơn, đầy đủ hơn nội dung môn học, giúp họ có nhiều cơ hội
hơn để thể hiện mình và giảm bớt sức ép từ việc kiểm tra đánh giá;
– Từ đánh giá các kỹ năng riêng lẻ, các sự kiện sang các kỹ năng tổng hợp, không phải chỉ
là đánh giá khả năng nhớ và hiểu mà còn đánh giá khả năng hiểu sâu, lập luận, đánh giá kỹ năng
vận dụng kiến thức, nhấn mạnh đến kỹ năng tư duy, làm việc nhóm
– Từ đánh giá dựa trên ít thông tin sang đánh giá dựa trên nhiều thông tin đa dạng, người
học tự đánh giá và đánh giá từ các chủ thể khác nhau;
– Chuyển từ xem xét đánh giá như là một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang là
một bộ phận tích hợp của quá trình dạy học , chúng được tiến hành liên tục trong quá trình giảng
dạy nhằm giúp cho giảng viên có những quyết định phù hợp trong các thời điểm giảng dạy, giúp
sinh viên tích cực hơn trong học tập;
– Kiểm tra đánh giá chuyển từ việc giữ kín tiêu chuẩn, tiêu chí sang công khai các tiêu
chuẩn và tiêu chí đánh giá;
2. Đánh giá trên cơ sở thực hiện
Để đánh giá thực sự mức độ mà sinh viên áp dụng được những gì đã học vào các tình
huống thực tiễn thì không chỉ đánh giá xem sinh viên hiểu công việc đó làm như thế nào mà cần
phải đánh giá xem sinh viên đã làm nó như thế nào, tức là đánh giá cái mà họ đã làm được, thể
hiện ở kỹ năng, ở sản phẩm mà sinh viên tạo ra, do đó việc đánh giá cần phải đặt ra những yêu
cầu đề sinh viên giải quyết tình huống.
Đánh giá trên cơ sở thực hiện là thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực đánh giá kết quả học tập,
có một số cách gọi khác như “đánh giá việc thực hiện”, “đánh giá thực”, đánh giá này đòi hỏi phải
20
xem xét sinh viên đã sử dụng kiến thức thu được để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra như thế nào,
các nhiệm vụ thể hiện ở nhiều dạng khác nhau tùy theo tính chất của từng chuyên ngành đào tạo
và tính chất của môn học, thường thể hiện ở đánh giá các mục tiêu về kỹ năng và sản phẩm. Kỹ
năng thể hiện ở kỹ năng lặp luận, đòi hỏi sinh viên phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc đưa ra
quyết định của mình dựa trên cơ sở của những thông tin cho trước; kỹ năng vận động tâm lý bao
gồm vận động từ đơn giản đến phức tạp. Đánh giá kỹ năng nghề nghiệp nhấn mạnh xem người
học làm được gì, vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghề nghiệp như thế nào, chúng thường
được tích hợp trong các hoạt động dạy học, thông qua các hình thức thuyết trình, làm dự án, thảo
luận, bài viết. Đánh giá sản phẩm thường dựa trên kết quả thực hiện một bài làm hoàn chỉnh.
Đánh giá trên cơ sở thực hiện thường thể hiện ở một số dạng như: yêu cầu sinh viên vận dụng
kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề (thí nghiệm và phân tích kết quả, chuẩn bị cho thảo
luận theo chủ đề và trình bày báo cáo); Nêu vấn đề để sinh viên giải thích, tính toán, dự báo; đề
xuất giải pháp, lập sơ đồ, bảng số liệu, vẽ tranh, sáng tác …Theo James H. McMillan [11] đánh
giá trên cơ sở thực hiện có một số đặc điểm như:
– Sinh viên thể hiện được sự vận dụng kiến thức hoặc đưa ra được sản phẩm
– Đánh giá được các kỹ năng hiểu sâu và lập luận
– Yêu cầu sinh viên giải thích, chứng minh và bảo vệ được ý kiến của mình
– Sản phẩm và quá trình thực hiện của sinh viên có thể quan sát được
– Các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá là đa dạng
– Không có một phương án đúng duy nhất, mà có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.
– Sự thực hiện được dựa trên những ngữ cảnh cụ thể của thực tiễn.
Đánh giá trên cơ sở thực hiện đo lường tốt các mục về kỹ năng, về thực hiện qui trình về
sản phẩm, nó cho biết những minh chứng cụ thể, trực tiếp về kết quả đạt được của sinh viên,
chẳng hạn, dạy cho sinh viên sư phạm về kỹ năng trình bày bảng, thì không chỉ đánh giá họ về
việc họ nêu lên được những yêu cầu khi trình bày bảng mà cần phải đánh giá việc họ đã trình bày
bảng như thế nào, hoặc dạy cho họ về lập kế hoạch bài giảng, thì không phải xem họ nhắc lại cách
làm mà phải đánh giá được kế hoạch bài giảng mà chính họ đã thiết lập cho tiết dạy cụ thể như thế
nào, đó là sản phẩm mà họ đã tạo ra. Đánh giá trên cơ sở thực hiện tác động tích cực đến cách học
của sinh viên, bởi nó không chỉ yêu cầu người học nhắc lại những thông tin đã thu nhận mà họ
phải cấu trúc lại những gì đã học, lý giải, vận dụng chúng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
cụ thể, những kết quả được thể hiện thông qua yêu cầu của đánh giá, do đó những tri thức thu
được sẽ sâu sắc hơn. Qua đánh giá trên cơ sở thực hiện, sinh viên được đặt trong các tình huống
để chứng minh sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó, sinh viên thu được những thông
tin giúp họ điều chỉnh kỹ năng hành động và quá trình tạo sản phẩm, tích lũy kinh nghiệm thực
tiễn. Đánh giá trên cơ sở thực hiện cũng giúp cho sinh viên học tập năng động hơn, cuốn hút họ
vào các hình thức học tập tích cực đa dạng, tạo nhiều cơ hội để việc học tập của sinh viên gắn với
thực tiễn, thông qua giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, khuyến khích sinh viên thể
hiện mình qua thực hiện các công việc mà nghề nghiệp đòi hỏi, do đó chuẩn bị cho sinh viên ra
trường bước vào cuộc sống và lao động nghề nghiệp.
Để đánh giá trên cơ sở thực hiện tác động tích cực đến hoạt động học học của sinh
viên đại học, giảng viên nên tạo ra những cơ hội thuận lợi để sinh viên tự theo dõi sự tiến bộ của
mình thông qua các hoàn cảnh khác nhau (xemina, đặt ra các vấn đề cho sinh viên suy nghĩ có
giải đáp, giải quyết tình huống, giao các nhiệm vụ để tự nghiên cứu, thực hiện dự án…), thiết kế
các bài kiểm tra cần đòi hỏi sinh viên phải hiểu sâu, biết xử lý và vận dụng kiến thức. Đánh giá
cần quan tâm tạo điều kiện cho việc hợp tác trong học tập của sinh viên qua đó, các ý kiến và kỹ
năng khác nhau sẽ bổ sung cho nhau, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp, kích thích được
21
tinh thần và động cơ học tập của họ.
Tuy nhiên, Đánh giá trên cơ sở thực hiện cũng như các phương pháp đánh giá khác, là
không tránh khỏi những hạn chế nhất định của nó, Đánh giá trên cơ sở thực hiện thường mất
nhiều thời gian thực hiện, tiêu chí chấm điểm phức tạp, việc chấm điểm thường hay bị ảnh hưởng
từ phía sinh viên khi diễn ra quá trình thực hiện.
Khi sử dụng một phương pháp đánh giá nào đó đều có ảnh hưởng nhất định đến cách học
của sinh viên. Vấn đề quan trọng ở đây là khi sinh viên biết trước rằng các phương pháp đánh giá
được sử dụng sẽ đo lường mục tiêu nào, thì chắc chắn sinh viên sẽ phải nhằm vào thực hiện tối đa
mục tiêu đó.
Bài tập, thảo luận và ôn tập
1. Hãy đánh giá về các cách phân loại mục tiêu giáo dục
2. Lựa chọn một môn hoặc một chương của môn học thuộc chuyên ngành mà anh (chị)
đang giảng dạy và xác định cụ thể các mục tiêu cần đạt được.
3. Thảo luận theo nhóm: đánh giá thực trạng việc thực hiện các chức năng của đánh giá kết
quả học tập của sinh viên ở trường đại học hiện nay, đề xuất ý kiến để cải tiến đánh giá có hiệu
quả.
4. Giải thích và chứng minh rằng các phương pháp đánh giá cần được sử dụng phù hợp với
các mục tiêu giáo dục.
5. Đánh giá thực trạng sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh kết quả học tập của sinh
viên ở một chuyên ngành của trường đại học mà anh (chị) biết. Đề xuất ý kiến để sử dụng có hiệu
quả các phương pháp.
6. Cho ý kiến về các xu hướng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập hiện nay, các xu
hướng này thể hiện trong thực tiễn ở một cơ sở giáo dục đại học như thế nào ?
7. Chỉ ra ưu điểm và hạn chế của đánh giá trên cơ sở thực hiện, xác định những điều kiện
cho việc sử dụng có hiệu quả đánh giá trên cơ sở thực hiện trong một chuyên nghành cụ thể.
Chương 3
MỘT SỐ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG CỤ
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
I. Trắc nghiệm khách quan
1. Tiếp cận xây dựng trắc nghiệm
Trắc nghiệm theo chuẩn (Norm referenced test) là một công cụ đo lường. Mục đích của
bài trắc nghiệm theo chuẩn là nhằm so sánh kết quả của mỗi cá nhân với kết quả của cá nhân khác
cùng dự thi một bài trắc nghiệm, điểm số đạt được của mỗi cá nhân cũng xuất phát từ sự so sánh
ấy. Nội dung của bài trắc nghiệm theo chuẩn được xây dựng từ nội dung của một môn học hay
của các chương trình học khác nhau của môn học cho trước, các câu hỏi của bài trắc nghiệm được
tuyển chọn dựa trên cơ sở khả năng phân biệt được các thí sinh. Bài trắc nghiệm chuẩn nhằm đối
chiếu thành tích của mỗi cá nhân với thành tích của nhóm được chọn làm nhóm chuẩn về nội
dung giảng dạy nào đó. Các bài trắc nghiệm theo chuẩn chú trọng đến việc có được những kết quả
về vị trí của từng cá nhân so với những cá nhân khác trong nhóm chuẩn, do đó các điểm số từ thấp
đến cao ở nhóm chuẩn cần trải rộng để phân biệt được mức độ khác nhau của mỗi cá nhân, đồng
thời so sánh vị trí của họ trên chuỗi liên tục các điểm số.
22
Trắc nghiệm dựa theo tiêu chí (Criterion referenced test) theo định nghĩa của W.James
Popham “Trắc nghiệm theo tiêu chí là trắc nghiệm được xây dựng nhằm cho phép giải thích thành
tích của người được khảo sát liên quan đến một tập hợp các khả năng đã được xác định rõ ràng”.
Loại trắc nghiệm này được các chuyên gia đo lường giáo dục chú ý tới từ cuối thập niên 60 của
thế kỷ XX và đã không ngừng được nghiên cứu, cải tiến trong hai chục năm qua. Cả trắc nghiệm
theo chuẩn và trắc nghiệm dựa theo tiêu chí đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông
tin cho người sử dụng kết quả trắc nghiệm. Các bài trắc nghiệm dựa theo tiêu chí nhằm mục đích
xác định khả năng hay kết quả của mỗi cá nhân đối với một tiêu chí kết quả đã xác định nào đó
chứ không cần thiết phải biết khả năng của mỗi cá nhân ấy so với những cá nhân khác.
Loại trắc nghiệm này đòi hỏi người giáo viên phải phân tích các mục tiêu giảng dạy và nội
dung bài trắc nghiệm. Đối với trắc nghiệm dựa theo tiêu chí kỹ thuật xây dựng và sử dụng đang
phát triển. Khi phân tích câu hỏi, yếu tố quan tâm chính là độ giá trị nội dung thường có nhiều câu
hỏi cho mỗi mục tiêu hay lĩnh vực.
2. Các bước cơ bản xây dựng một trắc nghiệm
Để có được những câu trắc nghiệm đảm bảo đo lường tốt các mục tiêu đã xác định, quá
trình xây dựng trắc nghiệm cần tiến hành theo những bước nhất định, bao gồm:
Xác định các mục tiêu cần đo lường và đánh giá
Trong dạy học, việc xác định các mục tiêu giáo dục có ý nghĩa đối với cả quá trình giảng
dạy và học tập, nó cho thấy một cách rõ ràng, không mơ hồ vê kết quả học tập, tạo nên định
hướng cho người dạy giúp họ truyền đạt rõ các ý định giảng dạy cuả mình, đồng thời cũng định
hướng cho người học về kết quả học tập mà họ cần đạt được. Xác định rõ các mục tiêu trong dạy
học sẽ giúp cho cả người dạy và người học tìm tòi cách giảng dạy và học tập tối ưu. Các mục tiêu
đã xác định sẽ chính là cơ sở cho việc đánh giá và kiểm soát chất lượng.
Trong quá trình học tập, người học cần đạt được những mục tiêu nhất định và ngân hàng
câu trắc nghiệm sẽ bao gồm các câu trắc nghiệm có thể đo lường được các mục tiêu đã xác định.
Để xây dựng trắc nghiệm, trước hết cần có sự phân tích nội dung của chương trình học, sự phân
tích nội dung sẽ cung cấp một bảng tóm tắt những ý đồ của chương trình học, cần phân tích xem
nội dung nào được coi như bao trùm trong chương trình học, có những chương (chủ đề) nào quan
trọng trong nội dung này, có những phần nào quan trọng trong các chương và những lĩnh vực nào
trong nội dung đó mang tính đại diện.
Một bản phác thảo trắc nghiệm sẽ định rõ những gì cần trắc nghiệm hơn là mô tả những gì
đã có trong chương trình học. Bản phác thảo bài trắc nghiệm bao gồm tên trắc nghiệm, mục đích
cơ bản của trắc nghiệm, những khía cạnh của nội dung chương trình mà trắc nghiệm phải bao
hàm, một bản chỉ dẫn cho người làm trắc nghiệm, những điều kiện để trắc nghiệm được tiến hành.
Các mục tiêu học tập được xây dựng phải mang tính toàn diện, chúng phải mô tả được các
lĩnh vực kiến thức, kỹ năng , thái độ. Tuy nhiên tuỳ theo nội dung tri thức có thể ưu tiên hơn mục
tiêu nào đó khi kết kết hợp chúng với nhau.
Xác định định đủ số lượng các mục tiêu, số lượng các mục tiêu tuỳ thuộc sào sự phức tạp
của mục tiêu cũng như thời gian và khối lượng kiến thức cần trang bị cho học sinh . Các mục tiêu
thường là cụ thể và được miêu tả bằng những động từ chỉ hành động, những hành động này chỉ ra
những gì học sinh thực sự làm được cuối một đơn vị học tập. Khi viết mục tiêu cần mô tả ở mức
độ tổng quát thích hợp, không nên quá chi tiết cũng không nên quá chung chung, các mục tiêu nên
nêu ra ở mức độ vừa đủ lượng thông tin. Các mục tiêu học tập xác định cao nhưng phải có tính
khả thi, đòi hỏi các mục tiêu không quá khó, không quá dễ, đòi hỏi học sinh có đủ kiến thức kỹ
năng cần thiết để đạt mục tiêu. Mục tiêu học tập cần được xác định thống nhất với nguyên tác về
dạy học, bởi vì chúng là cơ sở cho hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập, chẳng hạn mục tiêu
23
có khuyến khích cho cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập không, hoặc giúp cho việc áp
dụng những điều đã học vào thực tiễn như thế nào.
Bản phác thảo bài trắc nghiệm phải là một mẫu tiêu biểu hợp lí của nội dung chương trình,
bản phác thảo cũng có thể cho thấy sự cân đối cần thiết giữa các loại câu hỏi đòi hỏi nhớ sự kiện
với các câu hỏi đòi hỏi phân tích hoặc áp dụng cũng như các dạng câu hỏi khác nhau. Có thể tiến
hành phác thảo bài trắc nghiệm nhờ một bảng ma trận còn gọi là bảng đặc trưng. Bảng đặc trưng
được thành lập trên cơ sở các mục tiêu đã xác định. Để thành lập bảng đặc trưng, cần phải tiến hành
phân tích nội dung của môn học, cần liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay các năng lực cần
được đo lường, tất cả những điều này cần được ghi lại với các nhận định khá chi tiết. Sau đó phải
quyết định là cần bao nhiêu câu hỏi cho mỗi mục tiêu, số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào mức độ
quan trọng của từng mục tiêu và các khía cạnh khác nhau cần đo lường trong đó phải tiến hành
các công việc như :
– Xác định những vấn đề được coi là chính yếu trong toàn bộ nội dung của chương trình
môn học.
– Phân loại các vấn đề chính yếu theo các dạng như : Các sự kiện, các khái niệm, các qui luật, qui
tắc, đặc trưng, các tư tưởng, các luận điểm v.v
– Xác định các mục tiêu giáo dục cụ thể cần đạt được. Các mục tiêu cụ thể cần phải viết rõ
thành một bản chi tiết theo các vấn đề trong từng chương, từng bài.
Bảng đặc trưng như một bảng ma trận hai chiều, một chiều ghi tên chủ để (chương, bài)
một chiều ghi các mức độ nhận thức cần đạt được. Như vậy trong mỗi ô tương ứng với cột dọc và
cột ngang ghi trọng số cho từng mục tiêu và nội dung tương ứng
.Mẫu bảng đặc trưng
Chủ đề
Các mục tiêu Tổng hợp
% Số câu % Số câu % Số câu % Số câu
B
C
D
……
Tổng số 100
Bảng đặc trưng được coi như bảng hướng dẫn, một tác nhân giám sát, chỉ đạo việc đánh
giá mức độ thực hiện mục tiêu.
Khi viết câu trắc nghiệm, dù là trắc nghiệm theo chuẩn hay trắc nghiệm theo tiêu chí thì
cũng phải căn cứ vào bảng đặc trưng. Bảng đặc trưng này được coi là một công cụ hữu ích giúp
cho người soạn trắc nghiệm viết các câu hỏi phù hợp với mục tiêu giảng dạy, nó phân loại từng
câu hỏi trắc nghiệm ra thành hai chiều cơ bản, một chiều là hành vi đòi hỏi ở học sinh, một chiều
là nội dung mà sách giáo khoa, giáo trình môn học chứa đựng. Số lượng câu hỏi đưa vào bảng đặc
trưng phải được xác định rõ ràng, như vậy khi nhìn vào bảng đặc trưng có thể dễ dàng lấy được mẫu đại
diện cho nội dung môn học. Với câu trắc nghiệm theo tiêu chí, việc soạn thảo phải tuân theo những
chỉ dẫn chi tiết cho từng mục tiêu và nội dung khảo sát.
Viết câu trắc nghiệm
Các câu trắc nghiệm khi viết cần căn cứ vào bảng đặc trưng, đảm bảo cho các câu trắc
nghiệm bám sát các mục tiêu đã xác định, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu câu trắc nghiệm cần
đo lường đối với mỗi mục tiêu. Có một số gợi ý cho việc viết từng loại câu trắc nghiệm:
Yêu cầu để viết loại câu đúng – sai : Loại câu này đồi hỏi học sinh phải lựa chọn một trong
2 phương án, có thể là đúng hoặc không đúng. Cũng có thể là có hoặc không có, đồng ý hay
không đồng ý. Câu đúng – sai cần phải viết thật ngắn gọn, tránh mơ hồ, câu hỏi phải được xếp một
24
cách chính xác là đúng, hay sai. Tránh việc trích dẫn nguyên mẫu trong sách giáo khoa, mà khi
tách chúng ra có thể không còn đúng hoàn toàn như trước nữa.
Tránh những câu nhận định mang tính phủ định, đặc biệt là phủ định kép, nếu dùng câu
phủ định hay phủ định kép thì nên gạch dưới chữ không để phân biệt rõ. Nên tránh sử dụng các sự
kiện hay các từ không quan trọng hoặc là quá vụt vặt, tiểu tiết. Tránh những câu mà trả lời sai chỉ
phụ thuộc chỉ vào một từ hay một câu không quan trọng.
Không nên dùng toàn những câu đòi hỏi trả lời đúng, cũng không nên dùng toàn những câu
đòi hỏi trả lời là sai, nên dùng mỗi loại một nửa.
Không nên viết câu theo kiểu “bẫy” học sinh, chẳng hạn như thêm vào hay bớt đi một vài
từ vụn vặt nào đó để thay đổi ý nghĩa.
Yêu cầu để viết loại câu nhiều lựa chọn : Đối với Phần câu dẫn phải diễn đạt một cách rõ
ràng, có thể dùng một câu hỏi hay một câu nhận định không đầy đủ làm câu dẫn, không nên đưa
quá nhiều tư liệu vào câu dẫn. Tránh sử dụng các câu dẫn mang tính phủ định, tuy nhiên nếu đưa
câu phủ định vào câu dẫn thì cần gạch dưới chữ “không” để nhấn mạnh.
Các phương án trả lời cần được viết sao cho có cùng văn phong và tương đương nhau về
độ dài.
Không nên quá khác biệt về cách diễn đạt giữa câu trả lời đúng và các câu nhiễu vì người
trả lời có thể sẽ dựa vào một số yếu tố nào đó để phát hiện câu đúng chứ không dựa vào kiến thức.
Lỗi thường hay gặp phải đó là các câu đúng thường dài hơn, phức tạp và chi tiết hơn.
Câu dẫn và các phương án trả lời đều hợp nhau về ngữ pháp khi ghép chúng với nhau,
tránh sử dụng trong các phương án trả lời các cụm từ như “tất cả những từ trên” hay tất cả những
câu trên” hoặc không có câu nào ở trên
Các phương án nhiễu cần diễn đạt sao cho có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn như nhau. Nếu
thể hiện sự sai một cách hiển nhiên sẽ không có giá trị. Để viết được câu nhiễu hay thì cần xác
định được các lỗi chung mà người học thường hay lầm tưởng.
Cần sắp xếp các phương án trả trong các câu hỏi theo vị trí ngẫu nhiên, không nên theo
một trình tự máy móc. Nên hạn chế sử dụng phương pán “tất cả những câu trên” hoặc “không có
câu nào ở trên” hoặc đưa ra sự lựa chọn cho 2 phương án nào đó.
Yêu cầu để viết câu trả lời ngắn: Câu trả lời ngắn thường ở dạng một câu hỏi, soạn câu trả
lời ngắn nên chỉ có một câu trả lời là chính xác duy nhất như: định nghĩa một khái niệm, nêu tên
địa danh, tên người, ngày tháng sự kiện, đặc điểm.v.v Các câu hỏi không nên lấy nguyên mẫu
trong sách nếu khi tách ra khỏi ngức cảnh thì nó không còn ý nghĩa như trước nữa. Câu hỏi cần
ngắn gọn, các yêu cầu cần rõ ràng.
Yêu cầu để viết câu điền vào chỗ trống: Câu điền vào chỗ trống thể hiện một dạng của câu
trả lời ngắn, khi viết loại câu hỏi này, không nên để qúa nhiều khoảng trống trong một câu , bởi vì
có quá nhiều khoảng trống sẽ làm cho các câu trở nên rắc rối, khó hiểu. Đối với loại câu điền vào
chỗ trống cũng nên hạn chế dùng nguyên mẫu những câu lấy từ trong sách giáo khoa, bởi vì
những câu đó thường có ý nghĩa khi nằm trong ngữ cảnh cụ thể.
Yêu cầu để viết câu viết loại câu ghép đôi : Loại câu ghép đôi bao gồm 2 cột, một cột xếp
theo chữ cái, một cột xếp theo chữ số, yêu cầu học sinh chọn chữ cái và số để ghép lại. Cần nêu rõ
trong hướng dẫn cách thức trả lời như thế nào để người trả lời biết rõ là mỗi câu trả lời có thể được sử
dụng một lần hay hơn, đối với học sinh nhỏ, có thể cho vẽ các đường để nối hai cột với nhau.
Khi viết loại câu ghép đôi cần sắp xếp các danh mục một cách rõ ràng, đảm bảo sao cho hai
danh mục phải đồng nhất, khi viết câu hỏi nên giải thích rõ cơ sở để ghép đôi hai cột trong câu.
Cần tránh việc sắp xếp các danh mục trong câu để có thể tạo nên sự ghép đôi đúng theo
kiểu 1-1, nên tạo sự ghép đôi đúng một cách ngẫu nhiên. Các danh mục ở hai cột nên có số lượng
25
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp chân thành và quí báu từ độc giả.Nhóm tác giảMỤC LỤCTrangChương 1 Những vấn đề chung về đánh giá trong giáo dục đại họcI. Đánh giá và một số khái niệm có liên quan ………………………………II. Đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học………………………III. Phân loại đánh giá và qui trình đánh giá …………………………………Bài tập , thảo luận và ôn tậpChương 2. Mục tiêu học tập và đánh giá kết quả học tậpI. Mục tiêu học tậpII. Vai trò và chức năng của kiểm tra đánh giá kết quả học tậpIII. Các phương pháp đánh giá kết quả học tậpIV. Xu hướng về kiểm tra đánh giá kết quả học tập hiện nayBài tập, thảo luận và ôn tậpChương 3. Một số kỹ thuật xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tậpI. Trắc nghiệm khách quan……………………………………………………II. Công cụ quan sátIII. Bài tập trên cơ sở thực hiện………………………………………………Bài tập, thảo luận và ôn tậpChương 4. Đánh giá chương trình đào tạo và đánh giá giảng viênI. Đánh giá chương trình đào tạoII. Đánh giá giảng viên …………………………………………………………Bài tập, thảo luận và ôn tậpChương 5. Kiểm định chất lượng giáo dục đại họcI. Khái quát về kiểm định chất lượng giáo dục dại học ………………………II. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Việt NamIII. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở một số nước trên thế giớiBài tập, thảo luận và ôn tậpTài liệu tham khảo ……………………………………………………10162022283037426264656775858691108111112Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGVỀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌCI. ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN1. Đánh giá trong giáo dụcKhái niệmBất cứ một quá trình nào lĩnh vực nào mà con người tham gia vào cũng nhằm tạo ra nhữngbiến đổi nhất định, muốn biết những biến đổi đó diễn ra ở mức độ nào thì cần phải đánh giá.Trong thực tiễn, đánh giá được thực hiện ở các lĩnh vực khác nhau và diễn ra trong những tìnhhuống rất đa dạng, đánh giá là hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểmcủa sự vật, hiên tượng, con người theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định mà người đánhgiá cần tuân theo. Trong giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu khôngthể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo, đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnhgiáo dục, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.Khái niệm đánh giá được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục được hiểu theo nhiều cách khácnhau. Theo C.E. Beeby (1997) “Đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằngchứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động”, khái niệm này nhấn mạnh vào khíacạnh giá trị, coi đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tớisự phán xét về mặt giá trị, theo R.Tyler đánh giá thể hiện ở sự xem xét mức độ thích đáng giữa toànbộ các thông tin với toàn bộ các tiêu chuẩn tương ứng với mục tiêu xác định, nhằm đưa ra mộtquyết định “Quá trình đánh giá là chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu củachương trình giáo dục” (1984). Owen & Rogers (1999) “Đánh giá là việc thu thập thông tin mộtcách hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được”. Như vậy, quanniệm về đánh giá được xem xét phù hợp với mục đích, đối tượng cụ thể cần đánh giá. Có thể hiểuđánh giá là sự thu thập thông tin một cách hệ thống về thực trạng của đối tượng được đánh giá, từđó đưa ra những nhận định xác thực dựa trên cơ sở các thông tin thu được, làm cơ sở cho việc đềxuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.Đánh giá là một quá trình bao gồm việc chuẩn bị cho đánh giá, thu thập, phân tích, xử lýcác thông tin thu được, chuyển giao kết quả đến những người liên quan để có được những quyếtđịnh thich hợp. Sản phẩm của đánh giá là các thông tin và bằng chứng thu được trong quá trìnhđánh giá, các nhận định rút ra trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu được, các kết luận. Đánhgiá trong giáo dục bao gồm việc trả lời các câu hỏi như: mục đích của đánh giá; những gì cầnđược đánh giá; ai đánh giá; những thủ tục của đánh giá; phương pháp nào được sử dụng; đánh giábằng những tiêu chuẩn nào.Mục đích của đánh giá trong giáo dụcBất kể hoạt động đánh giá nào cũng hướng vào mục đích nhất định, đánh giá có nhiều mụcđích khác nhau. Đánh giá nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục, đánh giá cuốicùng sẽ đi đến xác nhận kết quả của nó, đánh giá chứng thực cho khả năng của con người trongcác lĩnh vực hoạt động xã hội, cũng như chất lượng của một tổ chức đảm bảo cho sự phát triểngiáo dục Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tốt hơn cần phải điều chỉnh hành động, từ đó cho phép canthiệp kịp thời và làm cho hành động thành công hơn. Đánh giá để giúp các cơ sở giáo dục luônđược giải trình với xã hội, với các cơ quan có thẩm quyền, với các bậc phụ huynh về việc cơ sởgiáo dục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của trường và kết quả đạt được là hợp lý.Đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục, chương trình giáodục, sản phẩm giáo dục, đánh giá cần phải mang tính dự đoán, chi tiết, có tác dụng điều chỉnh,phát tiển nâng cao. Đánh giá cung cấp những thông tin để chỉ đạo kịp thời các hoạt động ở mộtđơn vị giáo dục, giúp cho việc điều chỉnh thường xuyên các hoạt động giáo dục, nâng cao chấtlượng giáo dục.Đánh giá làm cơ cở cho các cấp quản lý có những quyết định cụ thể như: quyết định về độingũ cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục,đội ngũ giáo viên; quyết định về quá trình giáo dục và đào tạo như vấn đề tiếp tục hay cần cải tiếnphương pháp, nội dung, chương trình đào tạo .v.v ; quyết định đối với người học; những quyếtđịnh về nghiên cứu.Chức năng của đánh giáChức năng của đánh giá trong giáo dục căn cứ vào mục đích đánh giá, mục đich đánh giágiá khác nhau sẽ thực hiện các chức năng khác nhau- Chức năng xác nhận, đòi hỏi đánh giá xem xét cơ sở giáo dục hay cá nhân có đạt đượccác chuẩn mực đặt ra hay không để có sự công nhận.- Chức năng hỗ trợ nâng cao chất lượng: đánh giá chẩn đoán, điều chỉnh giúp một cơ sởgiáo dục hay người học, biết được những điểm mạnh điểm yếu, từ đó phát huy điểm mạnh, khắcphục điểm yếu, rút các bài học kinh nghiệm để cải tiến chất lượng, làm cho chất lượng nhà trườnghay sự phát triển cá nhân tốt hơn.- Chức năng khích lệ, thúc đẩy: giúp cho đối tượng được đánh giá có trách nhiệm đối vớikết quả hoạt động của mình, thúc đẩy cơ sở giáo dục và cá nhân mong muốn và nỗ lực khôngngừng vươn lên để đạt kết quả đặt ra.2. Các khái niệm có liên quan* Kiểm traKiểm tra là sự thu thập thông tin làm cơ sở cho đánh giá, trong từ điển tiếng Việt, thuật ngữ kiểm trađược định nghĩa “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” (Hoàng Phê – từ điểntiếng Việt, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1998)* Đo lườngĐo lường trong tiếng Anh (Measurement) là một khái niệm dùng để chỉ sự so sánh một vậthay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả về mặt địnhlượng. Theo Hoàng Phê-Từ điển Tiếng Việt. NXB khoa học xã hội, H.1998 , thuật ngữ “Đolường” được định nghĩa là: “xác định độ lớn của một đại lượng bằng cách so sánh với một đạilượng cùng loại được chọn làm đơn vị”. Nói cách khác đo lường là một cách lượng giá với mụcđích gán con số hoặc thứ bậc cho đối tượng đo theo một hệ thống quy tắc hay chuẩn mực nào đó.Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều định nghĩa khác nhau về đo lường. Theo K.D.Hopkins vàJ.C.Stalay [10]: Đo lường là quá trình mà với nó, sự việc được phân biệt. Q. Stodola vàK.Stordahl [12] cho rằng: Đo lường trong giáo dục là phương tiện để thu thập, phân tích dữ liệuvề đặc tính, hành vi con người một cách có hệ thống làm cơ sở cho những hành động thích hợp.Đo lường trong giáo dục có một số tính chất đặc thù như: đo lường có liên quan đến con người vàchủ yếu được thực hiện một cách gián tiếp, con người có rất nhiều chỉ số cần đo, có những chỉ sốkhông đo lường trực tiếp được như kiến thức, kỹ năng , thái độ, tuy nhiên chúng sẽ được suy ra từnhững chỉ số không trực tiếp , qua quan sát hành động, qua kết quả hoàn thành các các nhiệm vụ.Các phép đo lường trong giáo dục là phức tạp, sự phức tạp thể hiện là các biến số cần đo lườngthường dễ thay đổi và khó kiểm soát, trong những tình huống cụ thể, đôi khi các biến số có tínhchất tương đối. Những biến số cần đo thường dễ chịu ảnh hưởng chủ quan của mỗi người thamgia vào quá trình đo.Đo lường trong giáo dục bao gồm cả định tính và định lượng, khi đo lườngthể hiện ở mặt định lượng sẽ giúp cho việc truyền đạt thông tin ít chủ quan, ít mơ hồ hơn và chínhxác hơn.* Tiêu chí đánh giáTheo từ điển phổ thông tiếng Việt 1992: “Tiêu chí đánh giá là những tính chất, dấu hiệulàm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm”. Tiêu chí là những giá trị có thể đobằng số, phản ánh mức độ, thuộc tính, hoạt động của hệ thống hay cơ sở giáo dục.Việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá phải căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản, tiêu biểu cho bảnchất của đối tượng thì đánh giá mới đảm bảo tính chính xác. Mỗi lĩnh vực, mỗi khía cạnh, mỗimặt, cấp độ trong giáo dục đều có tiêu chí đánh giá.Chuẩn mực chất lượng được hiểu là mức độ đạt kết quả mong muốn theo các tiêu chí đãxác định. Có tiêu chí mới xác định chuẩn mực chất lượng3. Các chủ thể và đối tượng đánh giáNhững chủ thể đánh giá và khách thể đánh giá là đa dạng, Chủ thể đánh giá là những ngườicó trách nhiệm bên trong, những người có trách nhiệm từ bên ngoài, các chuyên gia hoặc tổ chứcđộc lập đứng ngoài cơ sở giáo dục và đào tạo, những người được trao quyền tạm thời hoặc thườngxuyên; cấp dưới cũng có ý kiến đánh giá; những người ngang hàng đánh giá lẫn nhau; tự đánh giácủa cơ sở giáo dục; tự đánh giá của cá nhân, đánh giá của xã hội.Các đối tượng đánh giá trong giáo dục rất đa dạng: đánh giá về nhận thức, thái độ, hành vicủa con người trong tình huống nhất định. Trong giáo dục trước hết là đánh giá sinh viên, đánhgiá giảng viên, tất cả những người tham gia vào tiến trình giáo dục đều có thể là đối tượng đểđánh giá, tất nhiên sự đánh giá ở mỗi đối tượng phải được xem xét theo những tiêu chuẩn và tiêuchí riêng cho phù hợp, những tiêu chuẩn và tiêu chí đó phải thật rõ ràng, cụ thể và việc đánh giáphải đảm bảo sự tôn trọng đối với con người. Trong giáo dục, việc đánh giá được tiến hành ởnhiều cấp độ khác nhau như: đánh giá hệ thống giáo dục, đánh giá một nhà trường, một cơ sở giáodục và đào tạo, đánh giá hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên, đánh giá kết quả học tậpcủa sinh viên, đánh giá các thành tố của quá trình giáo dục, dạy học.v.v. Đánh giá hệ thống giáodục của một quốc gia (đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác tổ chức, quản lí, đào tạo, đánhgiá kết quả của một cuộc cải cách giáo dục.v.v.). Đối với nhà trường và các cơ sở giáo dục và đàotạo, đánh giá theo một số lĩnh vực như: Chương trình giáo dục; Học liệu; trình độ chuyên môn vànhân cách giáo viên; Cơ sở vật chất, kỹ thuật; Phương pháp và công nghệ dạy học; Kết quả họctập; hiệu quả quản lý nhà trường. Đánh giá các bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục như :Đánh giá các mục tiêu giáo dục, nhằm giúp cho việc lựa chọn mục tiêu hợp lý hơn. Đánh giá cácchương trình đào tạo, mục đích là xem xét tính khả thi và hiệu quả của của chương trình ở các mặt( mục tiêu chương trình, cấu trúc nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập dựkiến áp dụng cũng như các nguồn tài liệu, thiết bị, đội ngũ, tài chính, mức độ thực hiện chươngtrình); đánh giá các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong giáo dục hoặc giảng dạy. Chủthể và khách thể đánh giá có mối quan hệ, có thể cho nhau theo nhiều cách, tùy theo mục đích,yêu cầu của đánh giá. Dù khách thể của việc đánh giá là gì và chủ thể của việc đánh giá là ai thìviệc quan trọng vẫn là xác định mục đích của việc đánh giá, từ đó xác định việc sử dụng phươngpháp đánh giá cũng như các công cụ đo lường tương ứng. Đánh giá trong giáo dục cần tuân thủcác yêu cầu về qui trình, nguyên tắc và cần sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau để cóđược những kết luận khách quan, toàn diện và chính xác.II. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC1. Đảm bảo chất lượng giáo dục đại họcChất lượngCó nhiều quan niệm về chất lượng giáo dục đại học, khó đưa ra một định nghĩa hay mộtquan niệm thống nhất về “Chất lượng giáo dục đại học”. SEAMEO (2003) đã sử dụng quan niệm“chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” trong việc khuyến khích các nước trong khu vực hợp tácvới nhau., sử dụng định nghĩa “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” là phù hợp hơn đối vớigiáo dục đại học của nước ta. Sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi củanhững người quan tâm như các nhà quản lý, nhà giáo hay các nhà nghiên cứu giáo dục đại học. Sựphù hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự đáp ứng hay vượt qua các chuẩn mực đã được đặt ratrong giáo dục và đào tạo. Sự phù hợp với mục tiêu cũng đề cập đến những yêu cầu về sự hoànthiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tư. Mỗi một trường đại học cần xác định nội dung của sự phùhợp với mục tiêu trên cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường tại thời điểm xác định mục tiêu đàotạo của mình và làm sao để đạt được các mục tiêu đó.Quản lý chất lượngTheo hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng của ISO 9000: 2000 thì “Quản lýchất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”.Theo từ điển Giáo dục học của Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo,quản lý chất lượng giáo dục là hoạt động quản lý giáo dục có nhiệm vụ bảo đảm kết quả của cáchoạt động giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục. Quản lý chất lượng là hoạt động quản lý tronglĩnh vực chất lượng, các cấp độ của quản lý chất lượng bao gồm:Kiểm soát chất lượng (Quality control), là hình thức lâu đời nhất. Các chuẩn mực được xácđịnh từ các cấp quản lý cao hơn, sau đó đưa xuống cấp dưới thực hiện và cấp trên đóng vai tròkiểm tra, thanh tra. Là phương pháp đảm bảo chất lượng, có thể kéo theo sự phí phạm tương đốilớn, loại bỏ hay làm lại.Đảm bảo chất lượng (Quality assurance): là quá trình diễn ra trước khi, trong khi thựchiện. Nó chỉ ra cho quá trình là phải tiến hành như thế nào, với những chuẩn mực nào. Đảm bảochất lượng là áp dụng các quan điểm, chính sách, mục tiêu, các nguồn lực, các quá trình, thủ tục,công cụ vào việc thực hiện mục tiêu đề ra. Trọng tâm của đảm bảo chất lượng là phòng ngừanhững sai phạm có thể xảy ra ngay từ bước đầu tiên bằng những quy trình và cơ chế nhất định.Hình thức quản lý này có sự phối hợp chặt chẽ giữa người quản lý và người thừa hành, cấp trên vàcấp dưới, quản lý chất lượng kiểu này phù hợp với quá trình quản lý phi tập trung, phần nhiều làtrách nhiệm của người lao động.Quản lý chất lượng tổng thể (Total quality Management – TQM) Triết lý của môhình này là: Tất cả mọi người bất kỳ ở cương vị nào , vào bất kỳ thời điểm nào cũng đều là ngườiquản lý chất lượng phần việc mình được giao và hoàn thành nó một cách tốt nhất, với mục đích làthoả mãn nhu cầu của khách hàng. Tổng thể bao hàm sự tham gia toàn diện, mang tính xây dựngcủa người lao động; Lập kế hoach giám sát từ khâu thiết kế và xuyên suốt toàn bộ các công đoạncủa quá trình. Quản lý chất lượng tổng thể là một qui trình quản lý. Qui trình này đảm bảo cácyêu cầu như: ngăn ngừa sai sót; xây dựng những cam kết về đảm bảo chất lượng trong nội bộ củatổ chức; cho phép mọi người cùng tham gia quyết định; cải tiến liên tục, hướng tới khách hàng.Như vậy: Quản lý chất lượng tổng thể đồng nghĩa với đảm bảo chất lượng, nhưng mở rộng vàphát triển thêm, là sự tiếp tục của đảm bảo chất lượng theo chiều sâu, là cấp độ quản lý chất lượngcao nhất hướng tới việc thường xuyên nâng cao chất lượng.Quản lý chất lượng giáo dục đại học ở nước taTrước thời kỳ đổi mới giáo dục đại học, hệ thống kinh tế xã hội nước ta được quản lý theohệ thống kế hoạch hoá tập trung nói chung, giáo dục đại học cũng không nằm ngoài cơ chế đó.Giáo dục đại học bắt đầu được đổi mới từ sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ VI. Trong quá trìnhđổi mới, quyền tự chủ của các trường đại học ngày càng nâng cao:- Về tài chính, trường đại học có quyền tìm thêm các nguồn ngoài ngân sách nhà nước, khoahọc, sản xuất, dịch vụ xã hội.- Về kế hoạch, ngoài chỉ tiêu đào tạo do Nhà nước giao, trường đại học có thể đề xuất quy môtuyển sinh dựa vào khả năng đào tạo vào những định mức tổng quát của Bộ về khung chương trình vàtỷ lệ các khối kiến thức để xây dựng chương trình đào tạo các ngành chuyên môn của mình, có quyềnđề xuất các ngành đào tạo mới khi phát hiện ra nhu cầu của xã hội, có quyền tổ chức biên soạn sáchgiáo khoa và tài liệu giảng dạy.- Về quan hệ quốc tế, trường đại học có quyền đặt quan hệ và ký kết các văn bản hợp tác vớicác trường đại học nước ngoài. Quyền tự chủ nói trên đã tạo điều kiện cho các trường đại học chủđộng triển khai rất nhiều hoạt động có hiệu quả, đem lại nhiều thành tựu mới.Việc quản lý giáo dục đại học nước ta đang ở trong một thời kỳ chuyển tiếp, quy luậtchung của thời kỳ chuyển tiếp là tồn tại đan xen cả hai cơ chế quản lý cũ và mới, ngày nay đangtiến dần đến khẳng định được ưu thế của cơ chế quản lý mới. Quyền tự chủ và tự chịu tráchnhiệm là hai khái niệm đi liền với nhau rất quan trọng trong việc tổ chức, quản lý và điều hành hệthống giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Như vậyquyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cũng phải là sợi chỉ xuyên suốt hệ thống quản lý giáo dụcđại học nước ta trong tương lai.Xu thế quốc tế hoá giáo dục đại học hiện nay thúc đẩy nhu cầu xây dựng hệ thống quản lýchất lượng. Theo đường lối mở cửa, việc hội nhập nước ta vào khu vực và thế giới đòi hỏi phảixây dựng hệ thống quản lý chất lượng của mình nhằm làm cho cộng đồng quốc tế chấp nhận cácsản phẩm của giáo dục Việt Nam trong thị trường sức lao động chung. Như vậy, nhu cầu của hệthống giáo dục đại học đổi mới trong nền kinh tế đang biến chuyển và trong xu hướng quốc tế hoágiáo dục đại học, cần nhanh chóng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng cho giáo dục đạihọc nước ta.Cần xây dựng một hệ thống tổ chức và quy trình nhằm giúp các trường đại học nâng caotrách nhiệm xã hội của chúng, đó là hệ thống theo dõi quản lý việc đảm bảo chất lượng đại học.Trong hệ thống đó, đánh giá từ bên ngoài là một yếu tố cực kỳ quan trọng để có thể thấy chỗmạnh chỗ yếu để các trường đại học phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế. Mục tiêu chunglà tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sựnghiệp phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống giáo dụcViệt nam so với giáo dục của các nước ở khu vực, trong bối cảnh hội nhập quốc tế.Đảm bảo chất lượng giáo dục đại họcTrong giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng được xem là “tổng số các cơ chế và qui trìnhđược áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng đã được định trước hoặc việc cải tiến chất lượng liên tục- bao gồm việc hoạch định, việc xác định, khuyến khích, đánh giá và kiểm soát chất lượng”(Warren Piper, 1993).Đảm bảo chất lượng trường đại học là toàn bộ các chủ trương, chính sách, mục tiêu, cơ chếChính sáchCác nguồn lựcCác qui trình thủtục, công cụĐảm bảo Cl- Kiểm soát- Đánh giá- Tự ĐG- Thẩm định- Kiểm định- Cải +ếnSứ mạng,mục +êuđược thựchiệnquản lý, các hoạt động, điều kiện nguồn lực, cùng các biện pháp khác để duy trì, nâng cao chấtlượng đào tạo nhằm đáp ứng mục tiêu đặt ra.Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học bao gồm các yếu tốGiám sát- Giám sát tiến bộ của sinh viên- Giám sát tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp- Giám sát công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học- Giám sát các công tác lập kế hoạch tài chính- Giám sát hệ thống liên lạc với các nhà tuyển dụng- Giám sát hệ thống liên lạc với tổ chức cựu sinh viênĐánh giá- Đánh giá sinh viên- Đánh giá chương trinh đào tạo- Đánh giá hoạt động của giảng viên, cán bộ quản lý- Đánh giá hoạt động hỗ trợ của cơ sở đàop tạoHệ thống nâng cao chất lượng- Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhân viên- Thiết kế và cải tiến chương trình đào tạo- Các nguồn lực đầu tư, các hoạt động liên quan đến cơ sở đào tạoTự đánh giá- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT )- Xây dựng kế hoạch, chính sách để phát huy điểm mạnh, tập trung đầu tư khắc phục tồn tạiĐánh giá ngoài và kiểm định công nhậnLà bước tiếp theo của tự đánh giá2. Vai trò của đánh giá- Đánh giá nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu- Điều chỉnh mục tiêu, đánh giá được xem như một khâu không thể thiếu được trong cáchoạt động giáo dục. Đối với một cơ sở giáo dục hay một hệ thống giáo dục đang hoạt động, thìđánh giá như một điểm xuất phát tương đối . Khi đó kết quả đánh giá sẽ giúp cho xác định mức độđạt được các mục tiêu, giúp điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tới.- Giúp cho các cơ sở giáo dục đại học giải trình với xã hội và các cơ quan có thẩm quyền,với người học về cơ sở giáo dục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của trường.- Đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục đại họcTrong giáo dục đại học, đảm bảo chất lượng được xác định như các hệ thống, chính sách, thủ tục,quy trình, hành động và thái độ được xác định từ trước nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chấtlượng, việc thiết kế hệ thống đảm bảo chất lượng được tính đến như là bước đầu tiên trong quá trình đảmbảo và cải tiến chất lượng ở đại học. Nếu có hệ thống đảm bảo chất lượng, sẽ tránh đi việc có thể có cácphế phẩm3. Yêu cầu đối với đánh giáĐánh giá đảm bảo tính khách quan: đánh giá khách quan trong giáo dục là sự phản ánhchính xác kết quả của hoạt động giáo dục như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã đềra. Đánh giá khách quan, chính xác là yêu cầu đòi hỏi của xã hội đối với chất lượng giáo dục.Đánh giá khách quan đòi hỏi sự đánh giá không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người đánhgiá, chúng thể hiện ở đặc điểm tâm sinh lí, các quá trình, các trạng thái tâm lí cá nhân; ở nhữngnét tính cách; ở năng lực phẩm chất của người đánh giá .Đánh giá đảm bảo tính toàn diện: đòi hỏi phải đánh giá phải đảm bảo đầy đủ các mặt, cáckhía cạnh cần đánh giá theo yêu cầu, mục đích của giáo dục. Đánh giá toàn diện cho phép xem xétđối tượng được đánh giá một cách đầy đủ, khách quan, chính xác, tránh sự đánh giá phiến diện.Đánh giá đảm bảo tính hệ thống: đòi hỏi phải tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạchnhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những thông tin đầy đủ, rõ ràng, tạo cơsở để đánh giá một cách toàn diện. Đánh giá thường xuyên có hệ thống sẽ định kì cung cấp chocán bộ quản lí giáo dục, cho giảng viên đầy đủ những thông tin để điều chỉnh kịp thời các hoạtđộng giáo dục.Đánh giá đảm bảo tính phát triển: đảm bảo đánh giá phải tạo ra động lực để thúc đẩy đốitượng được đánh giá, tạo ra các yếu tố tâm lí tích cực cho đối tượng được đánh giá và động viênđối tượng được đánh giá vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt tiêu cực.II. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ VÀ QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ1. Phân loại đánh giáCó thể phân loại hoạt động đánh giá theo nhiều cách khác nhau như:Dựa vào chức năng đánh giá- Đánh giá xác nhận- Đánh giá điều chỉnh- Đánh giá dự đoán.Dựa vào đối tượng đánh giá- Đánh giá cơ sở giáo dục và đào tạo nhằm hướng vào nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường, của cơ sở giáo dục và đào tạo, cũng có thể nhằm xếp loại hoặc xác định mức độ đạt chuẩnmực về chất lượng của một trường hay một cơ sở giáo dục và đào tạo. Việc đánh giá đòi phải tiếnhành quá trình tự đánh giá, cần phân tích được những điểm mạnh, những tồn tại, cơ hội, thách thức,xây dựng được mục tiêu, kế hoạch và các quá trình thực hiện để phát huy điểm mạnh, tập trung đầu tưkhắc phục những tồn tại. Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và chịu trách nhiệm của một cơ sở giáo dụcvà đào tạo, là một khâu của đảm bảo chất lượng, là bước quan trọng để chuẩn bị cho đánh giá ngoài.Đánh giá ngoài được thực hiện bởi các cơ quan bên ngoài nhà trường và cơ sở giáo dục và đào tạobằng các biện pháp như kiểm tra, đánh giá, kiểm định công nhận. Việc đánh giá đòi hỏi phải xây dựngđược hệ thống tiêu chuẩn và các tiêu chí làm căn cứ cho việc đánh giá.- Đánh giá giảng viên: nhằm mục đích giúp cho giảng viên có được những thông tin vềcông việc của mình để phấn đấu hướng tới việc hoàn thiện bản thân trong hoạt động trong nghềnghiệp. Đánh giá giảng viên giúp cho các cấp quản lý có được những thông tin về giảng viên, từđó có những quyết định phù hợp để thúc đẩy hoạt động của họ và nâng cao chất lượng của cơ sởgiáo dục và đào tạo.- Đánh giá sinh viên: Trong giáo dục đại học, tập trung đánh giá kết quả học tập của sinhviên nhằm mục đích cao nhất là sự tiến bộ của họ trong học tập, đồng thời cũng định hướng chohoạt động giảng dạy của giảng viên có hiệu quả.- Đánh giá chương trình: nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của chương trình, đánhgiá chương trình sẽ cho biết sự tính hiệu quả và khả thi của một chương trình, từ đó đưa raphương hướng sửa đổi nhằm giúp cho việc cải tiến, hoàn thiện chương trình. Đánh giá chươngtrình cũng có thể để công nhận một chương trình đã đảm bảo các chuẩn m,ực về chất lượng.Dựa vào chủ thể thực hiện đánh giáĐánh giá từ bên ngoài và tự đánh giá: đánh giá từ bên ngoài được thực hiện bởi cơ quancấp trên hoặc một tổ chức đánh giá độc lập. Việc đánh giá được dựa trên bộ tiêu chuẩn xác định,kết quả đánh giá một cơ sở giáo dục nhằm xác định việc cơ sở giáo dục và đào tạo đó đạt đượcchuẩn mực về chất lượng, được sử dụng để điều chỉnh các hoạt động của cơ sở giáo dục và đàotạo đó, cũng làm căn cứ cho các cơ quan có trách nhiệm đưa ra các quyết định đối với giáo dục.10Tự đánh giá của cá nhân và tổ chức là một quá trình tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu của cánhân hay tổ chức và do cá nhân hay tổ chức đó tự tiến hành nhằm để nâng cao năng lực của cánhân hay tổ chức. Tự đánh giá của một cơ sở giáo dục và đào tạo là một quá trình tự rà soát, rútkinh nghiệm và tự hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quá trình quản lý và giảng dạy thông qua việc tự chỉra những tồn tại và có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tự đánh giácủa cá nhân trong giáo dục liên quan đến việc sinh viên tự đánh giá, tự bình phẩm và phán quyếtcông việc học tập của mình. Các quyết định đánh giá do sinh viên đưa ra dựa trên các báo cáo, cácbài luận, các bài trình bày, luận văn hay luận án của chính họ Tự đánh giá có vai trò quan trọngtrong việc giúp sinh viên thấy được các điểm mạnh và điểm yếu của mình để tự điều chỉnh hoạtđộng học tập và rèn luyện.Dựa vào phạm vi đánh giáĐánh giá bộ phận và đánh giá tổng thể: Đánh giá bộ phận được tiến hành trong một phạmvi hẹp giúp nhìn thấy một phần bức tranh của một tổ chức, là một bộ phận của đánh giá tổng thểvề một nhà trường, một tổ chức. Đánh giá tổng thể là đánh giá mang tính hệ thống đòi hỏi cácthông tin đánh giá phải chính xác và việc tập hợp thông tin phải được lập kế hoạch. Mục đích củađánh giá là có trách nhiệm giải trình, tuyển chọn, phân loại, và chứng nhận. Được thực hiện bởi cảnhững người bên ngoài cơ sở giáo dục và đào tạo, các nhà lãnh đạo, các cơ quan có uy tín, côngchúng, mang tính bao quát, có thể thực hiện trước khi hoặc sau khi hoàn thành một chương trìnhhay quá trình, các thông tin đòi hỏi nhiều và đa dạng.Dựa vào các thời điểm thực hiện đánh giáĐánh giá quá trình và đánh giá cuối cùng (Đánh giá kết quả): được thực hiện trong môitrường học tập vì mục đích nâng cao chất lượng học tập. Hình thức phổ biến của đánh giá quátrình là đánh giá dự báo hay đánh giá chẩn đoán, đánh giá kiến thức và kĩ năng hiện có của sinhviên để xác định chương trình học và phương pháp học phù hợp cho họ. Đánh giá quá trình thựchiện trong suốt khoá học, có mục đích hỗ trợ quá trình học. Những người tham gia đánh giá quátrình học có thể là giáo viên, sinh viên nhằm cung cấp các thông tin về việc học tập của sinh viên.Đánh giá cuối cùng được thực hiện vào cuối khoá học hay sau khi kết thúc dự án và thường xácnhận việc hoàn thành hay không hoàn thành khóa học hay môn học để đưa ra quyết định phù hợp.2. Qui trình đánh giáMột quy trình đánh giá chung bao gồm các bước như sau :- Chuẩn bị kế hoạch đánh giá- Thu thập, phân tích thông tin và xử lí kết quả- Kết luận và đưa ra những quyết địnhChuẩn bị kế hoạch đánh giáỞ bước này, cần xây dựng được một kế hoạch để triển khai đánh giá, kế hoạch bao gồm:- Mục đích đánh giá- Đối tượng đánh giá- Nội dung đánh giá- Tiêu chuẩn đánh giá- Phương pháp đánh giá- Hình thức tổ chức đánh giá- Thời gian đánh giá- Dự toán kinh phíTriển khai đánh giá- Thu thập dữ liệu, bao gồm việc thu thập các dữ liệu về định tính và dữ liệu về định lượng,dựa trên mục đích đánh giá để xác định những thông tin cần thu thập, lựa chọn các phương pháp,11các công cụ và và kỹ thuật để thu thập thông tin.- Phân tích dữ liệu, các thông tin đã thu thập được cần đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn,tiêu chí để phân tích, nhận địnhKết luận và đưa ra những quyết địnhSau khi phân tích về định tính và định lượng, các kết quả thu được cần chuyển giao đếnnhững người có liên quan để họ hiểu về đối tượng đánh giá hoặc giúp những người có thẩm quyềnđưa ra các nhận định hay các quyết định liên quan đến đối tượng đánh giá, cần hình thành kết luậnthật chính xác, đây là công đoạn cuối cùng của quá trình đánh giá, từ đó đi đến những quyết địnhphù hợp.Bài tập , thảo luận và ôn tập1. Phân biệt các khái niệm: kiểm tra, đánh giá, đo lường trong giáo dục, minh họa bằng vídụ thực tiễn về sự khác nhau của các khái niệm này’2. Các chức năng của đánh giá, nhận xét sự thể hiện của các chức năng này trong thực tiễngiáo dục đại học hiện nay.3. Mục đích của đánh giá trong giáo dục đại học đại học.4. Mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng đánh giá trong giáo dục đại học5. Lựa chọn chủ thể, đối tượng đánh giá và mục đích đánh giá, từ đó thực hành xác định cácbước cụ thể để triển khai một quá trình đánh giá.6. Phân biệt các loại hình đánh giá trong giáo dục đại học7. Các yêu cầu đối với đánh giá trong giáo dục đại học, đánh giá việc thực hiện các yêu cầunày trong thực tiễn một sơ sở giáo dục đại học.8. Phân tích và chứng minh vai trò của đánh giá trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.Chương 2MỤC TIÊU HỌC TẬP VÀ ĐÁNH GIÁKẾT HỌC TẬP CỦA SINH VIÊNI. MỤC TIÊU HỌC TẬP1. Khái niệmVấn đề mục tiêu giáo dục hiện nay vẫn còn đang được bàn luận nhiều. Mục tiêu là cái đíchđặt ra, mô tả kết quả sau khi hành động. Mục tiêu mang đến cái đích trực tiếp cho quá trình giáodục và là cơ sở cho những quyết định cần thiết trong quá trình đó. Mục tiêu giáo dục phản ánh kếtquả cần đạt được trong thực tiễn giáo dục. Trong lĩnh vực giáo dục, một quá trình đánh giá đượcthực thi nhằm chủ yếu đo mức độ đạt được các mục tiêu giáo dục.Mục đích giáo dục chủ yếu nói về sự hướng tới cái đích muốn tới, về kết quả mong muốnđạt, là cái đích đã dự kiến trước một cách khái quát có tác dụng định hướng chung cho hoạt động.Nếu hiểu như vậy thì về cơ bản nó có ý nghĩa như mục tiêu tổng quát. Mục tiêu giáo dục nói vềkết quả giáo dục cần phải đạt được trong thực tế và chắc chắn cần đạt được trong phạm vi hoạtđộng nhất định. Mục đích và mục tiêu giáo dục đều nói đến kết quả mong muốn đạt được của hoạtđộng giáo dục, giảng dạy, học tập. Cả mục đích và mục tiêu giáo dục đều được thể hiện tươngứng ở các cấp độ khác nhau như ở quy mô, giới hạn, cấp độ hoạt động. Điều quan trọng ở đây làphải giải thích cụ thể mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục của cả thiết chế giáo dục tổng thể,đến các bậc học, các bộ phận cấu thành quá trình giáo dục, các hoạt động cụ thể, các môn học, các12chương, các bài học, thể hiện sự liên hệ chặt chẽ, logic.Mục tiêu giáo dục phải được thiết kế sao cho thực hiện được hai chức năng , đó là chứcnăng chỉ đạo cách tổ chức thực hiện các quá trình giáo dục, đồng thời thực hiện chức năng làm cơsở cho việc đánh giá kết quả giáo dục một cách chuẩn xác. Mục tiêu có thể coi là một sự rõ ràng,đầy đủ chứa đựng những kết quả đã dự kiến trước.Một trong những vai trò quan trọng nhất của các mục tiêu giáo dục là cung cấp những bằngchứng và những tiêu chí để đánh giá. Đánh giá sẽ ít sai sót hơn, ít mang tính ngẫu nhiên hơn khicác mục tiêu được công bố một cách rõ ràng. Mục tiêu có tác dụng hướng dẫn hành động sưphạm, đối với cả giáo viên và học sinh để họ tự xác định vị trí so với mục đích đang theo đuổi.Mager (Pháp) trong cuốn ” Xác định như thế nào các mục tiêu sư phạm” 1962 đã diễn đạt câu nàytrong một câu nói nổi tiếng ” Nếu bạn không chắc chắn về một nơi mà bạn đi đến…bạn có thể lạcđến một nơi khác “. Mục tiêu còn được sử dụng làm căn cứ cho việc lựa chọn các phương pháp,kỹ thuật, phương tiện để cải tiến hoạt động giáo dục.Mục tiêu học tậpMục tiêu chung, đích đặt ra tương đối rộng, mục tiêu trung gian, đích hẹp hơn mục tiêu chung.Mục tiêu đặc thù, đích đặt ra liên quan đến sự biến đổi ứng xử của người học sau một thời gian họctập. ở cấp độ này, mục tiêu phải mô tả được những gì học sinh phải biết và làm được, những gì tạo đủbằng chứng để chứng tỏ rằng học sinh đã học tập chứ không phải là những gì mà giáo viên làm đểgiúp học sinh nắm được kiến thức và kỹ năng. Đồng thời, ở cấp độ này, có thể dùng khái niệm mụctiêu học tập nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng về mức độ thay đổi của học sinh, đòi hỏi phải biết đượcthực tế học sinh đang ở mức độ nào so với đích học tậpMục tiêu học tập miêu tả sự thay đổi được xác định trước ở người học, mục tiêu không chỉđơn giản là kết quả đã dự kiến trước mà nó còn chứa đựng sự thống nhất của người dạy và ngườihọc trong việc đạt tới mục đích chung. Mục tiêu chỉ rõ cho người học cái mà họ phải thực hiện,định hướng cho người học qua tất cả các giai đoạn của quá trình học tập, do đó giúp cho ngườihọc tự chủ hơn trong việc nỗ lực vươn lên. Trong các bài giảng , giảng viên cần xác định rõ ràngcác mục tiêu học tập , chính những mục tiêu này đã thể hiện những gì cần đánh giá , nó cũngchính là cơ sở để xác định những tiêu chí để đánh giá.2. Một số cách phân loại mục tiêu học tậpCó nhiều cách phân loại các mục tiêu giáo dục tuỳ theo những hoạt động cần được thể hiệntừ phía người học.Cách phân loại của Benjamin S. Bloom Cách phân loại được thế giới quan tâm nhiều là,phân loại mục tiêu giáo dục của BS. Bloom bao gồm 3 lĩnh vực như: nhận thức, xúc cảm và tâmvận động. Trong đó, phân loại ở lĩnh vực nhận thức được quan tâm rất nhiều trên thế giới, mụctiêu giáo dục ở lĩnh vực nhận thức được chia làm 6 phạm trù chính yếu sau như sau:1) Nhận biết (Knowledge) Đây là mức độ thấp nhất chủ yếu là ghi nhớ và nhắc lại đượcnhững gì đã được học trước đây, yêu cầu nhớ lại hay nhận lại các sự kiện, các thuật ngữ, các quyước, các nguyên tắc, các quy luật, các đặc trưng .v.v. không cần giải thích những thông tin thuđược.2) Thông hiểu (Comprehension) Bao gồm cả biết nhưng ở mức độ cao hơn, đòi hỏi biếtđược cả ý nghĩa của tri thức, liên hệ chúng với những gì đã học, đã biết. Hiểu được thể hiện ở cácdạng như chuyển dịch , giải thích, suy luận3) Ứng dụng (Application) Được dựa trên sự thông hiểu, là mức độ cao hơn so với sựthông hiểu. Khi áp dụng, cần phải căn cứ vào những hoàn cảnh hoặc những điều kiện cụ thể đểlựa chọn, sử dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết một vấn đề nào đó.4) Phân tích (Analysis) Là thao tác phân chia tài liệu thành các bộ phận đơn vị kiến thức,13cho phép tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, cấu trúc bên trong của của chúng. Phân tích là sựkhám phá ra các tổ chức và cấu trúc của một thông tin, có thể coi phân tích như là sự trợ giúp chosự thông hiểu đầy đủ hơn của thông tin.5) Tổng hợp (Synthesis) Tổng hợp là sự liên kết các yếu tố, các thành phần để tạo thànhmột tổng thể, trong quá trình tổng hợp, các yếu tố, các thành phần được nhào nặn, chế biến và kếthợp lại bằng phương thức nào đó để tạo thành một kiểu loại hay một cấu trúc khác với cấu trúctrước đó. Trong phân tích cũng cần có sự liên kết các yếu tố nhưng nó có tính bộ phận hơn là tínhtoàn thể, còn trong phạm trù tổng hợp chế biến những yếu tố đã cho thành một tổng thể, nó nhấnmạnh hơn đến tính thống nhất và tính sáng tạo6) Đánh giá (Evaluation) được xem là việc phán đoán về một giá trị của các ý tưởng, của cáctác phẩm, của các cách giải quyết, của phương pháp, của tài liệu.v.v.Mỗi phạm trù trên lại được chia ra nhiều mục tiêu nhỏ. Cách phân loại của Boom có ýnghĩa trong việc thiết lập các mục tiêu học tập, nó cung cấp một sự liệt kê bao quát về các mụctiêu học tập cụ thể, rõ ràng. Ngày nay, cần quan tâm tới tới khả năng chuyển giao tri thức và khảnăng sáng tạo của sinh viên, tức là khả năng phát triển hệ thống tri thức trong các điều kiện vàhoàn cảnh mới, do vậy những mục tiêu này cũng cần được đánh giá.Lĩnh vực xúc cảm, (D.R.Krathwol, Bloom, & Masia – New york1964) đi kèm với cuốnphân loại của Bloom về nhận thức trong cuốn “phép phân loại các mục tiêu đào tạo”, tập II , sựphân loại này bao gồm:1) Tiếp nhận: hướng hành động vào sự tồn của sự vật, hiện tượng,2) Đáp lại: có sự phản ứng trên mức chú ý đơn thuần, bằng cách cố gắng khám phá thêmcó sự hồi đáp3) Phát huy: nhận thức là có giá trị tích cực, có sự cam kết4) Sắp xếp, tổ chức các giá trị: sắp xếp các giá trị theo hệ thống, liên kết chúng trong mốiquan hệ có trật tự hài hoà, nhất quán5) Trở thành tính cách: Các giá trị có tác dụng làm nguyên tắc chỉ đạo cách ứng xử của cánhân một cách nhất quán, trở thành quan điểm sống và là cơ sở cho một triết lý cuộc sống.Trong lĩnh vực tâm lý vận động (psychomotor) bao gồm các mục tiêu liên quan chủ yếutới những kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo về chân tay và phối hợp cơ bắp ở mức độ đơn giản đếnmức độ phức tạp (vận động, đo đạc, lắp ráp, sử dụng). Mục tiêu ở lĩnh vực bao gồm các mức độ :1) Làm theo: quan sát bắt chước, lặp lại một kỹ năng nào đó2) Tự làm: hoàn thành một kỹ năng theo chỉ dẫn, không còn bắt chước máy móc.3) Thành thạo: lặp lại một cách chính xác, nhịp nhàng, đúng đắn, thực hiện độc lập khôngcần hướng dẫn4) Phối hợp: kết hợp được nhiều kỹ năng theo thứ tự xác định một cách nhịp nhàng ổnđịnhh5. Tự động hoá: Hoàn thành một hay nhiều kỹ năng một cách dễ dàng và trở thành tự nhiên,không đòi hỏi gắng sức về trí tuệ và thể lực.Phân loại của Linn, R.L & Gronlund, N. E, (2000).(trong cuốn “Đánh giá giảng dạy” đãđưa ra sự phân loại chính về lĩnh vực kỹ năng như :1. Tri giác2. Sự sẵn sàng3. Đáp lại có chỉ dẫn4. Kỹ thuật5. Đáp lại công khai, phức tạp6. Thích ứng7. Sáng tạo14Phân loại của Jame H. McMillan: giới thiệu một số mục tiêu học tập điển hình, các mụctiêu này không trình bày theo hệ thống tầng bậc hay thứ tự tầm quan trọng, từ các mục tiêu nàyđưa đến việc lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp, các mục tiêu bao gồm:- Mục tiêu kiến thức và hiểu đơn giản- Mục tiêu hiểu sâu và lặp luận- Mục tiêu kỹ năng- Mục tiêu sản phẩm- Mục tiêu xúc cảmDù cách phân loại nào thì các mục tiêu cần phải được xác định dưới dạng những hành vi cóthể quan sát được, đo lường được. Trước hết nó là những mục tiêu để quá trình giáo dục hướng tớivà sau đó là những tiêu chí để đánh giá.3. Xác định mục tiêu học tậpTrong dạy học, mục đích được diễn đạt khái quát về những gì sinh viên sẽ biết và làm đượctrong một khoảng thời gian dài về học tập. Mục đích cũng là khởi điểm cho những mục tiêu họctập cụ thể hơn. Trong quá trình dạy học, để giảng dạy tốt cần phải có một danh mục chi tiết cácmục tiêu cần đạt được, nó thể hiện ở hành vi hay năng lực cần phát triển ở học sinh và coi đó nhưlà kết quả của việc dạy học.Mục tiêu thể hiện ở những hoạt động mà sinh viên phải thể hiện cụ thể sau mỗi đơn vịgiảng dạy, những mục tiêu này thường được miêu tả bằng những động từ chỉ hành động như:phân tích, so sánh ,phân loại, giải thích, trình bày, tóm tắt, xác định.v.v. Như vậy, nói đến mụctiêu học tập là nói đến mức độ thay đổi của sinh viên sau khi việc giảng dạy kết thúc.Yêu cầu đối với xác định mục tiêu học tậpMục tiêu có thể được viết một cách rất chi tiết, tỷ mỉ, cũng có thể viết khái quát, chung chung.Tuy nhiên, nếu viết mục tiêu quá chi tiết, vụn vặt sẽ khó khăn và mất thời gian, nếu viết chung chungquá sẽ có ít tác dụng trong việc trong việc hướng dẫn giảng dạy và học tập. Mục tiêu học tập nên viết cụthể ở mức độ vừa phải sao cho có đủ lượng thông tin của dạy học và đánh giá, những mục tiêu này nêntập trung vào những vấn đề cơ bản mà sinh viên phải nắm được trong các đơn vị kiến thức.Cũng có thể nêu ra mục tiêu có tính tổng quát và từ đó xác định những mục tiêu cụ thể, chi tiết.Tuy nhiên, mục tiêu được xác định theo cách nào hay ở cấp độ nào thì những mục tiêu đó cần phải mô tảđược những gì mà sinh viên sẽ phải biết và làm được, những mục tiêu này là những bằng chứng để chứngtỏ cho kết quả học tập của sinh viên.Các mục tiêu học tập mà giáo viên xác định để giảng dạy phải phản ánh được những mụctiêu chung của giáo dục và mục tiêu của nội dung chương trình, nó phải thể hiện được sự nhấtquán cho cái đích mà sinh viên cần đạt tới.Mục tiêu giáo dục cần đảm bảo đủ về số lượng và toàn diện về nội dung. Tức là đại diệncho nội dung học tập, phản ánh được những vấn đề cơ bản của nội dung, đồng thời đủ về số lượngcác mục tiêu, xác định số lượng các mục tiêu cũng cần căn cứ vào thời lượng giảng dạy, nếu thờilượng giảng dạy lớn thì nên có nhiều mục tiêu hơn thời lượng giảng dạy không lớn.Xác định mục tiêu học tập cần hướng vào kết quả cao nhất đồng thời có tính khả thi, đòihỏi sinh viên có thể đạt được với sự nỗ lực cao nhất.Xác định các mục tiêu cần phù hợp với các xu hướng về dạy học, hướng vào phát huy tínhtích cực nhận thức của sinh viên, tăng cường tự học tự nghiên cứu của họ trong quá trình dạy học.II. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬPTrong quá trình đào tạo đại học, kết quả mà sinh viên đạt được là cơ sở quan trọng nhất đểđánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo ở đại học. Đánh giá kết quả học tập là sự so sánh, đốichiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế đạt được ở người học với các kết quả mong đợi đã xác15định trong mục tiêu dạy học. Kết quả học tập phản ánh trong kết quả kiểm tra định kì, các kỳ thi ,công trình nghiên cứu. Kết quả của việc đánh giá được thể hiện chủ yếu bằng điểm số theo thangđiểm đã được qui định, bằng xếp loại, thể hiện bằng nhận xét, đánh giá phải dựa vào các bằngchứng được thu thập từ nhiều hoạt động khác nhau1.Vai trò của đánh giá kết quả học tậpĐánh giá là một bộ phận hợp thành quan trọng không thể thiếu được của quá trình dạy học.Trong quá trình dạy học, đánh giá không chỉ là hoạt động chắp nối thêm vào sau bài giảng mà nócó quan hệ hợp thành với việc ra quyết định của giảng viên, đánh giá đúng đắn, chính xác sẽ cungcấp cho giảng viên thông tin để ra quyết định hiệu quả hơn, quyết định đó có ý nghĩa quan trongtrong quá trình dạy học, giúp cho giảng viên có thể đi đến những quyết định phù hợp, nâng caohiệu quả giảng dạy.Đánh giá thúc đẩy sinh viên học tập, nâng cao trách nhiệm của học sinh trong học tập. Đánhgiá thông báo kịp thời cho sinh viên biết tiến bộ của họ, có tác dụng thúc bách sinh viên học tập, độngviên, khích lệ họ học nhiều hơn, tốt hơn, chỉ cho họ thấy những nội dung nào chưa tốt, nội dung nàocần học thêm, học lại v.v. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên được tiến hành tốt giúp cho họ cócơ hội để củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. giúp hình thành cho họ nhu cầu thói quen tự đánh giá,nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.Đánh giá có tác động tới phương pháp dạy và tới phương pháp học , yêu cầu về nội dungkiểm tra đánh giá đòi hỏi giảng viên và sinh viên phải phải thay đổi cách học để thể hiện đượcđược kết quả học tập thực sự.Đánh giá kết quả học tập giúp cho các nhà quản lý đi đến những quyết định để cải tiến vàhoàn thiện nội dung hay chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình dạy học, vấn đềsử dụng tài liệu nào, phương pháp phương tiện nào là thích hợp, tất cả những điều đó phải đượcthực thi và có những kết quả, kết quả này thông qua đánh giá để đi đến quyết định là nên đượctiếp tục hay cần thay đổi, chính quá trình đánh giá sẽ cung cấp cơ sở cho sự phán xét này.2. Chức năng của đánh giá kết quả học tậpChức năng cơ bản trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học là chức năng xácnhận và chức năng điều chỉnh.- Với chức năng xác nhận mục đích là nhằm xác định mức độ mà sinh viên đạt được cácmục tiêu học tập, nó cung cấp những số liệu để thừa nhận hay bác bỏ sự hoàn thành hay chưahoàn thành môn học hay khoá học, để đi đến quyết định. Quyết định đó là tiếp tục học lên hoặccấp chứng chỉ, cấp bằng.v.v . hoặc nhằm xếp loại sinh viên theo mục đích nào đó, thường tiếnhành sau một giai đoạn học tập. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt là vềý nghĩa xã hội của nó, thể hiện tính hiệu quả của một hệ thống đào tạo. Việc đánh giá này đòi hỏiphải thiết lập một ngưỡng trình độ tối thiểu và xác định đúng vị trí kết quả của người học vớingưỡng này.- Với chức năng chẩn đoán, đánh giá nhằm hỗ trợ việc học tập bởi vì học tập diễn ra trongmột thời gian khá dài, sinh viên thường khó bảo toàn tất cả kiến thức đã thu được, đó là tình trạngrơi rụng kiến thức thường thấy và nó ngày càng tăng do khối lượng kiến thức tăng lên, như vậyphải xem xét đến các giai đoạn của tiến trình này để các giai đoạn đó được kết nối với nhau nhờsự đánh giá, chúng được thực hiện theo một tuyến hành trình như: các mục tiêu, các tình huốnghọc tập, các đánh giá bộ phận. Đánh giá chẩn đoán nhằm hỗ trợ việc học tập của sinh viên, cungcấp cho sinh viên những tín hiệu từ việc học tập của họ, từ đó giúp họ khắc phục những thiếu sót,điều chỉnh cách học cho phù hợp. Đánh giá chẩn đoán được tiến hành thường xuyên, đặt sinh viêntrước trình độ học lực của họ, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ cho họ để cải thiện nâng cao về sốlượng và chất lượng, do vậy nó có tính chất thúc đẩy, củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng tri16thức.III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP1. Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luậnPhương pháp kiểm tra viết bài tự luận là phương pháp sử dụng hình thức bài viết tự luận đểthu thập thông tin phản hồi nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng đòi hỏi sử dụngnhận xét, phán xét và diễn giải của người chấm trong việc cho điểm, gồm các loại câu hỏi kiểmtra trả lời mở rộng hay có cấu trúc.Loại bài tự luận có ưu điểm sau :- Khả năng lập luận, sắp đặt hay phác hoa;- Khả năng thẩm định, bình luận- Khả năng chọn lựa các kiến thức, ý tưởng quan trọng và tìm mối quan hệ giữa các kiếnthức ý tưởng ấy;- Khả năng thể hiện hay diễn đạt các ý tưởng sáng tạo.Loại câu hỏi luận có thể dùng kiểm tra đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự hiểubiết.những ý niệm, sở thích, và tài diễn đạt tư tưởng.Phương pháp kiểm tra viết bằng tự luận có các hạn chế sau :- Không có khả năng đo lường tri thức về sự kiện hoặc kỹ năng hành động một cách hữuhiêu.- Các câu trả lời thường dài, tốn thời gian trình bày, diễn đạt bằng văn viết. Học sinh dễquay cóp và có thể khéo léo tránh đề cập những điểm không hiểu rõ.- Việc chấm điểm thường mất nhiều thời gian. Kết quả phụ thuộc vào người chấmYêu cầu đối với phương pháp kiểm tra viết dạng bài tự luận:- Câu hỏi kiểm tra cần được diễn đạt một cách rõ ràng, chú ý đến cấu trúc về ngữ pháp. Từngữ lựa chọn phải chính xác- Cần xác định được thời gian cần cho việc trả lời câu hỏi, đối với những câu trả lời giớihạn, có thể dễ ước lượng thời gian trả lời cho mỗi câu, còn đối với những câu trả lời mở rộng, khóhơn trong việc ước lượng thời gian cần thiết, do đó câu hỏi cần đảm bảo cho học sinh viết chậmcũng có thể hoàn thành được bài viết.- Một trong những cách có thể cải tiến câu tự luận để nâng cao độ tin cậy là tăng số câu hỏitrong bài kiểm tra, giảm độ dài ở phần trả lời của mỗi câu, những câu quá dài và tổng quát có thểphân ra làm nhiều câu hỏi ngắn, có giới hạn độ dài của mỗi câu.- Khi tổ chức cho sinh viên làm bài cần phải có những biện pháp để tránh được các yếu tốgây nhiễu từ bên ngoài. (tiếng ồn, ánh sáng và các yếu tố gây nhiễu khác).- Cần xác định thang điểm một cách chuẩn xác và chi tiết, trong đó đưa ra những câu trả lờicó thể chấp nhận được và trọng số cho từng câu trả lời. Cần phải có một bảng hướng dẫn nêu rõnhững khái niệm, những ý tưởng, những lặp luận, khối lượng dài ngắn và một số vấn đề khác tạonên một bài trả lời chấp nhận được. Mặt khác, cần có dự kiến đưa ra một số vấn đề có thể xuấthiện trong bài làm, để có cách xử lí và cho điểm.2. Phương pháp trắc nghiệm khách quanMột bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu thường được trảlời bằng một dấu hiệu đơn giản, hay một từ, một cụm từ, do đó có nhiều câu hỏi trong một bàitrắc nghiệm.Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều cách phân loại trắc nghiệm, mỗi cách phân loại đều dựatrên những cơ sở nhất định. Theo dạng thức của bài trắc nghiệm có trắc nghiệm khách quan vàtrắc nghiệm tự luận.17* Các loại câu trắc nghiệm khách quanCâu nhiều lựa chọnLà loại câu thông dụng nhất, loại câu này bao gồm hai phần là phần câu dẫn và phần lựachọn. Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (câu chưa hoàn tất) tạo cơ sở cho sự lựachọn. Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời . Người trả lời sẽ chọn một phương án trả lờiduy nhất đúng hoặc đúng nhất, hoặc không có liên quan gì nhất trong số các phương án cho trước.Những phương án còn lại là phương án nhiễu.Loại câu đúng – saiCâu trắc nghiệm loại này thường bao gồm một câu phát biểu để phán đoán và đi đến quyếtđịnh là đúng hay sai. Loại câu này là dễ soạn đối với giáo viên và được tiến hành nhanh chóng đốivới học sinh.Câu trả lời ngắnCâu trả lời ngắn được trình bày dưới hình thức một câu hỏi và được trả lời bằng một, haymột cụm từ .Câu điền vào chỗ trốngĐược trình bày dưới hình thức một câu phát biểu chưa đầy đủ Nếu như cho trước một sốphương án lựa chọn để điền vào chỗ trống thì nó cũng gần giống như câu nhiều lựa chọn, câu điềnvào chỗ trống cũng là một dạng của câu trả lời ngắn.Câu ghép đôiLoại câu ghép đôi thường bao gồm hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu đáp. Haidãy thông tin này có số câu không bằng nhau, một dãy là danh mục gồm các tên hay thuật ngữ vàmột dãy là danh mục gồm các định nghĩa, đặc điểm v.v Nhiệm vụ của người làm bài là ghépchúng lại một cách thích hợp.Mỗi loại câu ở trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, trong quá trình kiểm tra,đánh giá cần xem xét chúng trong hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn và sử dụng cho phù phợp với cácmục tiêu đo lường và đánh giá.Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong đánh giá kết quả học tập có khả năngđo được các mức độ của nhận thức (biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá). Một trongnhững ưu điểm nổi bật của phương pháp trắc nghiệm khách quan là điểm số có độ tin cậy cao. Bàitrắc nghiệm bao quát được phạm vi kiến thức rộng nên đại diện được cho nội dung cần đánh giá.Tuy nhiên phương pháp trắc nghiệm khách quan cũng có một vài hạn chế, dùng bài trắcnghiệm khách quan sẽ khó khăn trong việc đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp, trình bày và đưara ý tưởng mới.Quá trình chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm là khó khăn và mất nhiều thời gian, đồng thời việctiến hành xây dựng câu hỏi cần tuân theo những bước chặt chẽ hơn so với câu tự luận.* Yêu cầu khi sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quanLựa chọn phương pháp trắc nghiệm khách quan cần căn cứ vào mục đích đánh giá, đốitượng đánh giá và các điều kiện cụ thể, cũng như khả năng mà trắc nghiệm có thể đo lường vàđánh giá được các mục tiêu đã xác định.Có một hệ thống ngân hàng câu trắc nghiệm đảm bảo được yêu cầu về các chỉ số của câutrắc nghiệm. Không phải chỉ đối với trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá được sử dụng trên phạm vi rộng,mà các trắc nghiệm do giáo viên soạn để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong một trườnghay một lớp học cũng cần được xây dựng một cách cẩn thận. Hệ thống ngân hàng câu trắc nghiệmcần được quản lý một cách khoa học.Các câu trắc nghiệm khi thiết kế vào bài trắc nghiệm phải đại diện được cho nội dung cầnđánh giá, sắp xếp câu trắc nghiệm theo từng chủ đề và từ dễ cho đến khó. Quá trình tiến hành trắc18nghiệm cần được tiến hành cẩn thậnHướng dẫn chu đáo về cách thức làm bài trắc nghiệm trước khi tiến hành làm trắc nghiệm.Đối với các kỳ thi triển khai trên một diện rộng, việc chấm điểm bài trắc nghiệm được thực hiệnbằng máy chấm theo một qui trình chặt chẽ.3. Phương pháp vấn đápVấn đáp là một phương pháp kiểm tra – đánh giá sử dụng các câu hỏi trực tiếp (hỏi- đáp)để thu nhận các thông tin phản hồi về các đặc khả năng, thái độ, nhân thức của người trả lời.Ưu điểm :- Cho thông tin phản hồi trực tiếp và nhanh chóng. Loai hình câu hỏi đa dạng và có khảnăng sử dụng linh hoạt trong các tình huóng khác nhau- Vừa định tính vừa định lượng đươc cả kiến thức, kỹ năng và thái độ- Có độ chính xác tương đối cao, có giá trị giáo dục nhiều mặt, bổ sung kiến thức, ít tốnthời gian- Rèn luyện năng lực tư duy và khả năng phản ứng, lập luận diễn giải bằng lời tức thời củahọc sinh .Nhược điểm:- Thông tin trả lời mang nặng tính chất, suy nghĩ chủ quan của người trả lời- Dễ bị sai lệch bản chất.- Chịu ảnh hưởng của môi trường, ngoại cảnh và thái độ của người hỏi và tâm thế củangười trả lời. Không hỏi được nhiều người trong một lúc.- Khó lưu giữ thông tin trả lời. Chỉ hỏi được từng khía cạnh của vấn đề- Tốn thời gian nếu số lượng học sinh đôngYêu cầu khi sử dụng phương pháp vấn đápCâu hỏi phải chính xác, rõ ràng, sát với trình độ của người học, diễn đạt câu đúng ngữpháp, gọn gàng sáng sủa, câu hỏi phải có tác dụng kích thích tích cực, độc lập tư duy. Nên có từ 2người trở lên tham gia để đảm bảo tính khách quan4. Phương pháp quan sátQuan sát là một phương pháp kiểm tra -đánh giá sử dụng tri giác (trực tiếp hoặc gián tiếp)để thu nhận các thông tin phản hồi về các đặc điểm, tính chất, trạng thái. của các đối tượng cầnđánh giá. Phương pháp này thường sử dụng để quan sát kỹ năng, sản phẩm, thái độ.u điểm của phương pháp này là :- Cho thấy hình ảnh cụ thể của đối tượng cần đánh giá ( hành vi, hoạt động,trạng thái vv )- Có thông tin trực tiếp , trung thực và nhanh chóng- Có khả năng tìm hiểu được nhiều khía cạnh của đối tượng quan sát. Rất tốtcho kiểm tra thực hànhTuy nhiên quan sát có một số nhược điểm sau :- Thông tin phản hồi mang nặng tính chất định tính, bề ngoài, hình thứckhó thấy bản chất.- Chịu ảnh hưởng của môi trường, ngoại cảnh và thái độ của người quan sát- Khó quan sát khi đối tượng đông và có nhiều hoạt động phức tạp- Tốn thời gian khi cần đánh giá quá trình.Yêu cầu khi sử dụng phương pháp này làĐể tiến hành quan sát, trước hết cần xác địng được mục tiêu và hệ thống hành vi liên quanđến mục tiêu cũng như các mức độ của hành vi.- Cần có kế hoạch trước cho việc quan sát, và phải chuẩn bị một danh mục cần quan sát cái19gì, tức là phải định ra trước một loạt hành vi sẽ được quan sát, việc quyết định này giống như việcquyết định là nội dung gì sẽ được đưa vào bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Cần phải dựatrên các mục tiêu sẽ đánh giá- Khi quan sát chỉ nên tập trung vào một hoặc hai đặc điểm để cho các số liệu tin cậy hơn,bởi vì người quan sát khó tập trung vào nhiều đặc điểm cùng một lúc.- Số lượng quan sát phải nhiều và thời gian quan sát diễn ra liên tục thì thì độ tin cậycủa quan sát sẽ lớn hơn.- Quan sát được tiến hành đồng thời với hoạt động và giảng dạy và giáo dục của giảngviên. tức là khi giảng viên lên kế hoạch giảng dạy và giáo dục thì đồng thời cũng có kế hoạchquan sát để hai yếu tố này có liên quan với nhau- Quan sát cần mang tính lựa chọn, tức là nếu quan sát trong một tập thể mang tính baoquát, tuy nhiên cũng cần được tập trung tới một vài cá nhân đặc biệt, chẳng hạn như những họcsinh chậm chạp hoặc tách biệt, khép kín, hoặc quá hiếu động, chúng cần có sự giúp đỡ đặc biệt.- Nên ghi lại một cách cẩn thận và tóm tắt ngay sau khi nó xảy ra, tuy nhiên không nênđồng thời đưa ra những giải thích kết luận ngay về thái độ, điều này sẽ gây trở ngại đến tính kháchquan trong quá trình thu thập thông tin quan sát.- Có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật vào quá trình quan sátIV. XU HƯỚNG VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HIỆN NAY1. Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giáĐánh giá kết quả học tập phải dựa vào các bằng chứng được thu thập từ nhiều hoạt độngkhác nhau, các phương pháp đánh giá rất đa dạng như kiểm tra tự luận, trắc nghiệm khách quan,vấn đáp, thực hành.v.v. Các phương pháp phải được lựa chọn, sử dụng phù hợp với mục tiêu dạyhọc và tuân thủ những nguyên tắc nhất định, nó phải là bộ phận khăng khít của quá trình dạy học.Ngày nay, xu hướng của đánh giá kết quả học tập là:- Chuyển dần trọng tâm từ việc đánh giá kết quả cuối cùng sang đánh giá cả quá trình,đảm bảo cho việc đánh giá toàn diện hơn, đầy đủ hơn nội dung môn học, giúp họ có nhiều cơ hộihơn để thể hiện mình và giảm bớt sức ép từ việc kiểm tra đánh giá;- Từ đánh giá các kỹ năng riêng lẻ, các sự kiện sang các kỹ năng tổng hợp, không phải chỉlà đánh giá khả năng nhớ và hiểu mà còn đánh giá khả năng hiểu sâu, lập luận, đánh giá kỹ năngvận dụng kiến thức, nhấn mạnh đến kỹ năng tư duy, làm việc nhóm- Từ đánh giá dựa trên ít thông tin sang đánh giá dựa trên nhiều thông tin đa dạng, ngườihọc tự đánh giá và đánh giá từ các chủ thể khác nhau;- Chuyển từ xem xét đánh giá như là một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang làmột bộ phận tích hợp của quá trình dạy học , chúng được tiến hành liên tục trong quá trình giảngdạy nhằm giúp cho giảng viên có những quyết định phù hợp trong các thời điểm giảng dạy, giúpsinh viên tích cực hơn trong học tập;- Kiểm tra đánh giá chuyển từ việc giữ kín tiêu chuẩn, tiêu chí sang công khai các tiêuchuẩn và tiêu chí đánh giá;2. Đánh giá trên cơ sở thực hiệnĐể đánh giá thực sự mức độ mà sinh viên áp dụng được những gì đã học vào các tìnhhuống thực tiễn thì không chỉ đánh giá xem sinh viên hiểu công việc đó làm như thế nào mà cầnphải đánh giá xem sinh viên đã làm nó như thế nào, tức là đánh giá cái mà họ đã làm được, thểhiện ở kỹ năng, ở sản phẩm mà sinh viên tạo ra, do đó việc đánh giá cần phải đặt ra những yêucầu đề sinh viên giải quyết tình huống.Đánh giá trên cơ sở thực hiện là thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực đánh giá kết quả học tập,có một số cách gọi khác như “đánh giá việc thực hiện”, “đánh giá thực”, đánh giá này đòi hỏi phải20xem xét sinh viên đã sử dụng kiến thức thu được để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra như thế nào,các nhiệm vụ thể hiện ở nhiều dạng khác nhau tùy theo tính chất của từng chuyên ngành đào tạovà tính chất của môn học, thường thể hiện ở đánh giá các mục tiêu về kỹ năng và sản phẩm. Kỹnăng thể hiện ở kỹ năng lặp luận, đòi hỏi sinh viên phải giải quyết một nhiệm vụ hoặc đưa raquyết định của mình dựa trên cơ sở của những thông tin cho trước; kỹ năng vận động tâm lý baogồm vận động từ đơn giản đến phức tạp. Đánh giá kỹ năng nghề nghiệp nhấn mạnh xem ngườihọc làm được gì, vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghề nghiệp như thế nào, chúng thườngđược tích hợp trong các hoạt động dạy học, thông qua các hình thức thuyết trình, làm dự án, thảoluận, bài viết. Đánh giá sản phẩm thường dựa trên kết quả thực hiện một bài làm hoàn chỉnh.Đánh giá trên cơ sở thực hiện thường thể hiện ở một số dạng như: yêu cầu sinh viên vận dụngkiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề (thí nghiệm và phân tích kết quả, chuẩn bị cho thảoluận theo chủ đề và trình bày báo cáo); Nêu vấn đề để sinh viên giải thích, tính toán, dự báo; đềxuất giải pháp, lập sơ đồ, bảng số liệu, vẽ tranh, sáng tác …Theo James H. McMillan [11] đánhgiá trên cơ sở thực hiện có một số đặc điểm như:- Sinh viên thể hiện được sự vận dụng kiến thức hoặc đưa ra được sản phẩm- Đánh giá được các kỹ năng hiểu sâu và lập luận- Yêu cầu sinh viên giải thích, chứng minh và bảo vệ được ý kiến của mình- Sản phẩm và quá trình thực hiện của sinh viên có thể quan sát được- Các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá là đa dạng- Không có một phương án đúng duy nhất, mà có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.- Sự thực hiện được dựa trên những ngữ cảnh cụ thể của thực tiễn.Đánh giá trên cơ sở thực hiện đo lường tốt các mục về kỹ năng, về thực hiện qui trình vềsản phẩm, nó cho biết những minh chứng cụ thể, trực tiếp về kết quả đạt được của sinh viên,chẳng hạn, dạy cho sinh viên sư phạm về kỹ năng trình bày bảng, thì không chỉ đánh giá họ vềviệc họ nêu lên được những yêu cầu khi trình bày bảng mà cần phải đánh giá việc họ đã trình bàybảng như thế nào, hoặc dạy cho họ về lập kế hoạch bài giảng, thì không phải xem họ nhắc lại cáchlàm mà phải đánh giá được kế hoạch bài giảng mà chính họ đã thiết lập cho tiết dạy cụ thể như thếnào, đó là sản phẩm mà họ đã tạo ra. Đánh giá trên cơ sở thực hiện tác động tích cực đến cách họccủa sinh viên, bởi nó không chỉ yêu cầu người học nhắc lại những thông tin đã thu nhận mà họphải cấu trúc lại những gì đã học, lý giải, vận dụng chúng cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnhcụ thể, những kết quả được thể hiện thông qua yêu cầu của đánh giá, do đó những tri thức thuđược sẽ sâu sắc hơn. Qua đánh giá trên cơ sở thực hiện, sinh viên được đặt trong các tình huốngđể chứng minh sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó, sinh viên thu được những thôngtin giúp họ điều chỉnh kỹ năng hành động và quá trình tạo sản phẩm, tích lũy kinh nghiệm thựctiễn. Đánh giá trên cơ sở thực hiện cũng giúp cho sinh viên học tập năng động hơn, cuốn hút họvào các hình thức học tập tích cực đa dạng, tạo nhiều cơ hội để việc học tập của sinh viên gắn vớithực tiễn, thông qua giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, khuyến khích sinh viên thểhiện mình qua thực hiện các công việc mà nghề nghiệp đòi hỏi, do đó chuẩn bị cho sinh viên ratrường bước vào cuộc sống và lao động nghề nghiệp.Để đánh giá trên cơ sở thực hiện tác động tích cực đến hoạt động học học của sinhviên đại học, giảng viên nên tạo ra những cơ hội thuận lợi để sinh viên tự theo dõi sự tiến bộ củamình thông qua các hoàn cảnh khác nhau (xemina, đặt ra các vấn đề cho sinh viên suy nghĩ cógiải đáp, giải quyết tình huống, giao các nhiệm vụ để tự nghiên cứu, thực hiện dự án…), thiết kếcác bài kiểm tra cần đòi hỏi sinh viên phải hiểu sâu, biết xử lý và vận dụng kiến thức. Đánh giácần quan tâm tạo điều kiện cho việc hợp tác trong học tập của sinh viên qua đó, các ý kiến và kỹnăng khác nhau sẽ bổ sung cho nhau, đồng thời phát triển các kỹ năng giao tiếp, kích thích được21tinh thần và động cơ học tập của họ.Tuy nhiên, Đánh giá trên cơ sở thực hiện cũng như các phương pháp đánh giá khác, làkhông tránh khỏi những hạn chế nhất định của nó, Đánh giá trên cơ sở thực hiện thường mấtnhiều thời gian thực hiện, tiêu chí chấm điểm phức tạp, việc chấm điểm thường hay bị ảnh hưởngtừ phía sinh viên khi diễn ra quá trình thực hiện.Khi sử dụng một phương pháp đánh giá nào đó đều có ảnh hưởng nhất định đến cách họccủa sinh viên. Vấn đề quan trọng ở đây là khi sinh viên biết trước rằng các phương pháp đánh giáđược sử dụng sẽ đo lường mục tiêu nào, thì chắc chắn sinh viên sẽ phải nhằm vào thực hiện tối đamục tiêu đó.Bài tập, thảo luận và ôn tập1. Hãy đánh giá về các cách phân loại mục tiêu giáo dục2. Lựa chọn một môn hoặc một chương của môn học thuộc chuyên ngành mà anh (chị)đang giảng dạy và xác định cụ thể các mục tiêu cần đạt được.3. Thảo luận theo nhóm: đánh giá thực trạng việc thực hiện các chức năng của đánh giá kếtquả học tập của sinh viên ở trường đại học hiện nay, đề xuất ý kiến để cải tiến đánh giá có hiệuquả.4. Giải thích và chứng minh rằng các phương pháp đánh giá cần được sử dụng phù hợp vớicác mục tiêu giáo dục.5. Đánh giá thực trạng sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh kết quả học tập của sinhviên ở một chuyên ngành của trường đại học mà anh (chị) biết. Đề xuất ý kiến để sử dụng có hiệuquả các phương pháp.6. Cho ý kiến về các xu hướng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập hiện nay, các xuhướng này thể hiện trong thực tiễn ở một cơ sở giáo dục đại học như thế nào ?7. Chỉ ra ưu điểm và hạn chế của đánh giá trên cơ sở thực hiện, xác định những điều kiệncho việc sử dụng có hiệu quả đánh giá trên cơ sở thực hiện trong một chuyên nghành cụ thể.Chương 3MỘT SỐ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG CỤĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬPI. Trắc nghiệm khách quan1. Tiếp cận xây dựng trắc nghiệmTrắc nghiệm theo chuẩn (Norm referenced test) là một công cụ đo lường. Mục đích củabài trắc nghiệm theo chuẩn là nhằm so sánh kết quả của mỗi cá nhân với kết quả của cá nhân kháccùng dự thi một bài trắc nghiệm, điểm số đạt được của mỗi cá nhân cũng xuất phát từ sự so sánhấy. Nội dung của bài trắc nghiệm theo chuẩn được xây dựng từ nội dung của một môn học haycủa các chương trình học khác nhau của môn học cho trước, các câu hỏi của bài trắc nghiệm đượctuyển chọn dựa trên cơ sở khả năng phân biệt được các thí sinh. Bài trắc nghiệm chuẩn nhằm đốichiếu thành tích của mỗi cá nhân với thành tích của nhóm được chọn làm nhóm chuẩn về nộidung giảng dạy nào đó. Các bài trắc nghiệm theo chuẩn chú trọng đến việc có được những kết quảvề vị trí của từng cá nhân so với những cá nhân khác trong nhóm chuẩn, do đó các điểm số từ thấpđến cao ở nhóm chuẩn cần trải rộng để phân biệt được mức độ khác nhau của mỗi cá nhân, đồngthời so sánh vị trí của họ trên chuỗi liên tục các điểm số.22Trắc nghiệm dựa theo tiêu chí (Criterion referenced test) theo định nghĩa của W.JamesPopham “Trắc nghiệm theo tiêu chí là trắc nghiệm được xây dựng nhằm cho phép giải thích thànhtích của người được khảo sát liên quan đến một tập hợp các khả năng đã được xác định rõ ràng”.Loại trắc nghiệm này được các chuyên gia đo lường giáo dục chú ý tới từ cuối thập niên 60 củathế kỷ XX và đã không ngừng được nghiên cứu, cải tiến trong hai chục năm qua. Cả trắc nghiệmtheo chuẩn và trắc nghiệm dựa theo tiêu chí đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thôngtin cho người sử dụng kết quả trắc nghiệm. Các bài trắc nghiệm dựa theo tiêu chí nhằm mục đíchxác định khả năng hay kết quả của mỗi cá nhân đối với một tiêu chí kết quả đã xác định nào đóchứ không cần thiết phải biết khả năng của mỗi cá nhân ấy so với những cá nhân khác.Loại trắc nghiệm này đòi hỏi người giáo viên phải phân tích các mục tiêu giảng dạy và nộidung bài trắc nghiệm. Đối với trắc nghiệm dựa theo tiêu chí kỹ thuật xây dựng và sử dụng đangphát triển. Khi phân tích câu hỏi, yếu tố quan tâm chính là độ giá trị nội dung thường có nhiều câuhỏi cho mỗi mục tiêu hay lĩnh vực.2. Các bước cơ bản xây dựng một trắc nghiệmĐể có được những câu trắc nghiệm đảm bảo đo lường tốt các mục tiêu đã xác định, quátrình xây dựng trắc nghiệm cần tiến hành theo những bước nhất định, bao gồm:Xác định các mục tiêu cần đo lường và đánh giáTrong dạy học, việc xác định các mục tiêu giáo dục có ý nghĩa đối với cả quá trình giảngdạy và học tập, nó cho thấy một cách rõ ràng, không mơ hồ vê kết quả học tập, tạo nên địnhhướng cho người dạy giúp họ truyền đạt rõ các ý định giảng dạy cuả mình, đồng thời cũng địnhhướng cho người học về kết quả học tập mà họ cần đạt được. Xác định rõ các mục tiêu trong dạyhọc sẽ giúp cho cả người dạy và người học tìm tòi cách giảng dạy và học tập tối ưu. Các mục tiêuđã xác định sẽ chính là cơ sở cho việc đánh giá và kiểm soát chất lượng.Trong quá trình học tập, người học cần đạt được những mục tiêu nhất định và ngân hàngcâu trắc nghiệm sẽ bao gồm các câu trắc nghiệm có thể đo lường được các mục tiêu đã xác định.Để xây dựng trắc nghiệm, trước hết cần có sự phân tích nội dung của chương trình học, sự phântích nội dung sẽ cung cấp một bảng tóm tắt những ý đồ của chương trình học, cần phân tích xemnội dung nào được coi như bao trùm trong chương trình học, có những chương (chủ đề) nào quantrọng trong nội dung này, có những phần nào quan trọng trong các chương và những lĩnh vực nàotrong nội dung đó mang tính đại diện.Một bản phác thảo trắc nghiệm sẽ định rõ những gì cần trắc nghiệm hơn là mô tả những gìđã có trong chương trình học. Bản phác thảo bài trắc nghiệm bao gồm tên trắc nghiệm, mục đíchcơ bản của trắc nghiệm, những khía cạnh của nội dung chương trình mà trắc nghiệm phải baohàm, một bản chỉ dẫn cho người làm trắc nghiệm, những điều kiện để trắc nghiệm được tiến hành.Các mục tiêu học tập được xây dựng phải mang tính toàn diện, chúng phải mô tả được cáclĩnh vực kiến thức, kỹ năng , thái độ. Tuy nhiên tuỳ theo nội dung tri thức có thể ưu tiên hơn mụctiêu nào đó khi kết kết hợp chúng với nhau.Xác định định đủ số lượng các mục tiêu, số lượng các mục tiêu tuỳ thuộc sào sự phức tạpcủa mục tiêu cũng như thời gian và khối lượng kiến thức cần trang bị cho học sinh . Các mục tiêuthường là cụ thể và được miêu tả bằng những động từ chỉ hành động, những hành động này chỉ ranhững gì học sinh thực sự làm được cuối một đơn vị học tập. Khi viết mục tiêu cần mô tả ở mứcđộ tổng quát thích hợp, không nên quá chi tiết cũng không nên quá chung chung, các mục tiêu nênnêu ra ở mức độ vừa đủ lượng thông tin. Các mục tiêu học tập xác định cao nhưng phải có tínhkhả thi, đòi hỏi các mục tiêu không quá khó, không quá dễ, đòi hỏi học sinh có đủ kiến thức kỹnăng cần thiết để đạt mục tiêu. Mục tiêu học tập cần được xác định thống nhất với nguyên tác vềdạy học, bởi vì chúng là cơ sở cho hoạt động giảng dạy và hoạt động học tập, chẳng hạn mục tiêu23có khuyến khích cho cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập không, hoặc giúp cho việc ápdụng những điều đã học vào thực tiễn như thế nào.Bản phác thảo bài trắc nghiệm phải là một mẫu tiêu biểu hợp lí của nội dung chương trình,bản phác thảo cũng có thể cho thấy sự cân đối cần thiết giữa các loại câu hỏi đòi hỏi nhớ sự kiệnvới các câu hỏi đòi hỏi phân tích hoặc áp dụng cũng như các dạng câu hỏi khác nhau. Có thể tiếnhành phác thảo bài trắc nghiệm nhờ một bảng ma trận còn gọi là bảng đặc trưng. Bảng đặc trưngđược thành lập trên cơ sở các mục tiêu đã xác định. Để thành lập bảng đặc trưng, cần phải tiến hànhphân tích nội dung của môn học, cần liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay các năng lực cầnđược đo lường, tất cả những điều này cần được ghi lại với các nhận định khá chi tiết. Sau đó phảiquyết định là cần bao nhiêu câu hỏi cho mỗi mục tiêu, số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào mức độquan trọng của từng mục tiêu và các khía cạnh khác nhau cần đo lường trong đó phải tiến hànhcác công việc như :- Xác định những vấn đề được coi là chính yếu trong toàn bộ nội dung của chương trìnhmôn học.- Phân loại các vấn đề chính yếu theo các dạng như : Các sự kiện, các khái niệm, các qui luật, quitắc, đặc trưng, các tư tưởng, các luận điểm v.v- Xác định các mục tiêu giáo dục cụ thể cần đạt được. Các mục tiêu cụ thể cần phải viết rõthành một bản chi tiết theo các vấn đề trong từng chương, từng bài.Bảng đặc trưng như một bảng ma trận hai chiều, một chiều ghi tên chủ để (chương, bài)một chiều ghi các mức độ nhận thức cần đạt được. Như vậy trong mỗi ô tương ứng với cột dọc vàcột ngang ghi trọng số cho từng mục tiêu và nội dung tương ứng.Mẫu bảng đặc trưngChủ đềCác mục tiêu Tổng hợp% Số câu % Số câu % Số câu % Số câu……Tổng số 100Bảng đặc trưng được coi như bảng hướng dẫn, một tác nhân giám sát, chỉ đạo việc đánhgiá mức độ thực hiện mục tiêu.Khi viết câu trắc nghiệm, dù là trắc nghiệm theo chuẩn hay trắc nghiệm theo tiêu chí thìcũng phải căn cứ vào bảng đặc trưng. Bảng đặc trưng này được coi là một công cụ hữu ích giúpcho người soạn trắc nghiệm viết các câu hỏi phù hợp với mục tiêu giảng dạy, nó phân loại từngcâu hỏi trắc nghiệm ra thành hai chiều cơ bản, một chiều là hành vi đòi hỏi ở học sinh, một chiềulà nội dung mà sách giáo khoa, giáo trình môn học chứa đựng. Số lượng câu hỏi đưa vào bảng đặctrưng phải được xác định rõ ràng, như vậy khi nhìn vào bảng đặc trưng có thể dễ dàng lấy được mẫu đạidiện cho nội dung môn học. Với câu trắc nghiệm theo tiêu chí, việc soạn thảo phải tuân theo nhữngchỉ dẫn chi tiết cho từng mục tiêu và nội dung khảo sát.Viết câu trắc nghiệmCác câu trắc nghiệm khi viết cần căn cứ vào bảng đặc trưng, đảm bảo cho các câu trắcnghiệm bám sát các mục tiêu đã xác định, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu câu trắc nghiệm cầnđo lường đối với mỗi mục tiêu. Có một số gợi ý cho việc viết từng loại câu trắc nghiệm:Yêu cầu để viết loại câu đúng – sai : Loại câu này đồi hỏi học sinh phải lựa chọn một trong2 phương án, có thể là đúng hoặc không đúng. Cũng có thể là có hoặc không có, đồng ý haykhông đồng ý. Câu đúng – sai cần phải viết thật ngắn gọn, tránh mơ hồ, câu hỏi phải được xếp một24cách chính xác là đúng, hay sai. Tránh việc trích dẫn nguyên mẫu trong sách giáo khoa, mà khitách chúng ra có thể không còn đúng hoàn toàn như trước nữa.Tránh những câu nhận định mang tính phủ định, đặc biệt là phủ định kép, nếu dùng câuphủ định hay phủ định kép thì nên gạch dưới chữ không để phân biệt rõ. Nên tránh sử dụng các sựkiện hay các từ không quan trọng hoặc là quá vụt vặt, tiểu tiết. Tránh những câu mà trả lời sai chỉphụ thuộc chỉ vào một từ hay một câu không quan trọng.Không nên dùng toàn những câu đòi hỏi trả lời đúng, cũng không nên dùng toàn những câuđòi hỏi trả lời là sai, nên dùng mỗi loại một nửa.Không nên viết câu theo kiểu “bẫy” học sinh, chẳng hạn như thêm vào hay bớt đi một vàitừ vụn vặt nào đó để thay đổi ý nghĩa.Yêu cầu để viết loại câu nhiều lựa chọn : Đối với Phần câu dẫn phải diễn đạt một cách rõràng, có thể dùng một câu hỏi hay một câu nhận định không đầy đủ làm câu dẫn, không nên đưaquá nhiều tư liệu vào câu dẫn. Tránh sử dụng các câu dẫn mang tính phủ định, tuy nhiên nếu đưacâu phủ định vào câu dẫn thì cần gạch dưới chữ “không” để nhấn mạnh.Các phương án trả lời cần được viết sao cho có cùng văn phong và tương đương nhau vềđộ dài.Không nên quá khác biệt về cách diễn đạt giữa câu trả lời đúng và các câu nhiễu vì ngườitrả lời có thể sẽ dựa vào một số yếu tố nào đó để phát hiện câu đúng chứ không dựa vào kiến thức.Lỗi thường hay gặp phải đó là các câu đúng thường dài hơn, phức tạp và chi tiết hơn.Câu dẫn và các phương án trả lời đều hợp nhau về ngữ pháp khi ghép chúng với nhau,tránh sử dụng trong các phương án trả lời các cụm từ như “tất cả những từ trên” hay tất cả nhữngcâu trên” hoặc không có câu nào ở trênCác phương án nhiễu cần diễn đạt sao cho có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn như nhau. Nếuthể hiện sự sai một cách hiển nhiên sẽ không có giá trị. Để viết được câu nhiễu hay thì cần xácđịnh được các lỗi chung mà người học thường hay lầm tưởng.Cần sắp xếp các phương án trả trong các câu hỏi theo vị trí ngẫu nhiên, không nên theomột trình tự máy móc. Nên hạn chế sử dụng phương pán “tất cả những câu trên” hoặc “không cócâu nào ở trên” hoặc đưa ra sự lựa chọn cho 2 phương án nào đó.Yêu cầu để viết câu trả lời ngắn: Câu trả lời ngắn thường ở dạng một câu hỏi, soạn câu trảlời ngắn nên chỉ có một câu trả lời là chính xác duy nhất như: định nghĩa một khái niệm, nêu tênđịa danh, tên người, ngày tháng sự kiện, đặc điểm.v.v Các câu hỏi không nên lấy nguyên mẫutrong sách nếu khi tách ra khỏi ngức cảnh thì nó không còn ý nghĩa như trước nữa. Câu hỏi cầnngắn gọn, các yêu cầu cần rõ ràng.Yêu cầu để viết câu điền vào chỗ trống: Câu điền vào chỗ trống thể hiện một dạng của câutrả lời ngắn, khi viết loại câu hỏi này, không nên để qúa nhiều khoảng trống trong một câu , bởi vìcó quá nhiều khoảng trống sẽ làm cho các câu trở nên rắc rối, khó hiểu. Đối với loại câu điền vàochỗ trống cũng nên hạn chế dùng nguyên mẫu những câu lấy từ trong sách giáo khoa, bởi vìnhững câu đó thường có ý nghĩa khi nằm trong ngữ cảnh cụ thể.Yêu cầu để viết câu viết loại câu ghép đôi : Loại câu ghép đôi bao gồm 2 cột, một cột xếptheo chữ cái, một cột xếp theo chữ số, yêu cầu học sinh chọn chữ cái và số để ghép lại. Cần nêu rõtrong hướng dẫn cách thức trả lời như thế nào để người trả lời biết rõ là mỗi câu trả lời có thể được sửdụng một lần hay hơn, đối với học sinh nhỏ, có thể cho vẽ các đường để nối hai cột với nhau.Khi viết loại câu ghép đôi cần sắp xếp các danh mục một cách rõ ràng, đảm bảo sao cho haidanh mục phải đồng nhất, khi viết câu hỏi nên giải thích rõ cơ sở để ghép đôi hai cột trong câu.Cần tránh việc sắp xếp các danh mục trong câu để có thể tạo nên sự ghép đôi đúng theokiểu 1-1, nên tạo sự ghép đôi đúng một cách ngẫu nhiên. Các danh mục ở hai cột nên có số lượng25