Tại sao khi Bitcoin tăng hoặc giảm thì Altcoin cũng tăng/giảm theo?
Chắc hẳn nhiều bạn lần đầu tiên tiếp xúc với tiền điện tử, thứ bạn mua đầu tiên sẽ là Bitcoin. Sau đó, nghiên cứu sâu hơn bạn sẽ biết đến sự tồn tại của các Altcoin khác như ETH, BNB, DOGE, ADA… Tuy nhiên nếu bạn nhìn vào lịch sử biến động giá của chúng, bạn có nhận ra rằng phần lớn chúng đều đi chung theo một xu hướng?
Nếu mỗi một đồng tiền điện tử đều có những công nghệ, ý tưởng, cộng đồng khác nhau, vậy tại sao chúng lại di chuyển giống nhau như vậy? Có phải Altcoin luôn đi theo xu hướng của Bitcoin? Nếu đây là thắc mắc của bạn thì hãy cùng chúng mình đi tìm câu trả lời ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
Altcoin có đi theo xu hướng của Bitcoin không?
Hầu hết các altcoin đều đi theo xu hướng giá của Bitcoin là chính xác. Tuy nhiên, chúng không phải tuyệt đối. Ví dụ: nếu giá Bitcoin tăng 10%, không có nghĩa là các đồng altcoin khác sẽ tăng 10%, chúng có thể nhiều hơn, ít hơn, hoặc thậm chí một vài đồng có thể giảm giá. Có hàng nghìn đồng tiền điện tử trên thị trường và thị trường tài chính vô cùng phức tạp.
Biểu đồ trên minh họa mối tương quan giữa Bitcoin và các atlcoin chính trong giai đoạn từ 5/2020 đến 5/2021. Con số trên 0,5 được coi là một mối tương quan tích cực mạnh. Bạn có thể thấy rằng mặc dù Bitcoin có tương quan rõ ràng với hầu hết các Alts, nhưng mức độ khác nhau tùy theo loại tiền tệ.
Ngoài ra, các mối tương quan cũng thay đổi theo thời gian. Hơn nữa, biểu đồ cho thấy mối tương quan giữa Bitcoin/Alts có thể đang suy yếu. Chúng ta sẽ khám phá những điều này này chi tiết hơn trong bài viết này.
Tại sao Bitcoin lại ảnh hưởng đến các Atlcoin khác?
Sau khi xác định rằng Bitcoin có ảnh hưởng đến các đồng tiền khác, bây giờ chúng ta cần xem xét lý do tại sao altcoin thường đi theo xu hướng của Bitcoin. Chúng có nhiều lý do, nhưng mình nghĩ các lý do chính bao gồm:
Thứ 1
– Tiền điện tử chịu ảnh hưởng vĩ mô chung
Lý do lớn nhất có lẽ là thị trường tiền điện tử, bao gồm cả Bitcoin và các altcoin, dù có những câu chuyện riêng độc đáo thế nào, thì nó vẫn chưa đủ sức mạnh để đánh bại trước những thông tin vĩ mô quá lớn.
Ví dụ: Việc FED tăng lãi suất khiến dòng tiền rút khỏi các tài sản rủi ro? Việc chiến tranh Nga – Ukraina sẽ khiến mọi người ưu tiên tích trữ vàng và USD hơn là Bitcoin, vv..vv…
Mình lấy minh họa trong năm 2021, Bitcoin và thị trường tiền điện tử nói chung hầu hết đều cùng trải qua 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn bùng nổ 1.0 (từ T1 – T4): Chính sách tiền tệ của FED cực kỳ nới lỏng, cộng thêm rất nhiều người bị mắc kẹt ở nhà vì dịch bệnh, không thể đi làm, khiên họ lao đầu vào tài sản đầu cơ, và tiền điện tử một tài sản được quan tâm ở thời điểm đó.
Giai đoạn suy giảm (từ T4 – T8): Elon Musk đặt câu hỏi về việc khai thác Bitcoin sẽ tốn điện và ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Rồi sau đó, Trung Quốc đàn áp hoạt động khai thác Bitcoin, sau đó còn cấm luôn Bitcoin trên đất nước này. Tất cả những điều này, đã khiến thị trường tiền điện tử phản ứng với những thông tin tiêu cực.
Giai đoạn bùng nổ 2.0 (từ T8 – nay): El Salvador đã thực hiện hợp pháp hóa Bitcoin, coi Bitcoin là tiền tệ hợp pháp. Cộng thêm đó là tín hiệu tích cực từ một số quốc gia khác như Ukraine, Panama… Đặc biệt, Bitcoin ETF được SEC phê duyệt và ra mắt ở Mỹ vào ngày 18/10/2021. => Những sự kiện này đã khiến nhiều người tin tưởng vào tương lai của Bitcoin và tiền điện tử hơn, khiến giá của chúng tăng vọt.
Hoặc ví dụ trong năm 2022 – một năm kinh hoàng đối với thị trường tiền điện tử khi liên tục gặp phải những cú sốc: sự sụp đổ của Terra – UST, hay hiệu ứng dây chuyền đến từ stETH – Celsius – 3AC đã làm cả thị trường lâm vào cảnh đổ máu. Lúc này, không còn là Altcoin đi theo giá Bitcoin nữa, mà cả Altcoin lẫn Bitcoin đều phải chịu chung những cú sốc đến từ thị trường.
Đôi khi, những thông tin có thể chỉ ảnh hưởng đến một dự án/lĩnh vực nào đó, nhưng nó lại khiến tất cả thị trường tiền điện tử đều phải chịu. Bởi vì, đối với nhiều người, họ không quá quan tâm đến công nghệ, nội tại của bất cứ dự án tiền điện tử nào – mà thứ họ quan tâm chính là coi Bitcoin, Altcoin chỉ là một khoản đầu cơ. Thế nên chỉ cần có bất cứ thông tin tích cực nào cũng có thể khiến FOMO, hoặc xuất hiện những tin tức tiêu cực lớn có thể kích hoạt FUD trên diện rộng. Nếu FUD nặng nề, nó sẽ làm kích hoạt thanh lý hàng loạt các khoản margin/ký quỹ, khiến thị trường càng thêm hoảng loạn.
Thứ 2
– Bitcoin đại diện cho công nghiệp tiền điện tử
Cho đến nay, tiền điện tử được biết đến nhiều nhất là Bitcoin. Một số thậm chí coi nó đồng nghĩa với toàn bộ ngành công nghiệp. Điều này đúng trong lịch sử, dù hiện tại đã giảm bớt nhưng nhận thức vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Hiện nay, vốn hóa thị trường Bitcoin vẫn chiếm khoảng 40% tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử. Vì lý do này, sự thành công hay thất bại của Bitcoin được coi là dấu hiệu cho thấy khả năng thành công của các đồng tiền khác.
Khi giá Bitcoin tăng, nhiều người coi điều này có nghĩa là cơ hội thành công của một Altcoin cụ thể cũng tăng lên. Điều này dẫn đến mối tương quan (hơi trễ) giữa việc mua Bitcoin và mua Altcoin.
Dưới đây, bạn sẽ thấy biểu đồ hiển thị phần trăm tổng giá trị của thị trường tiền điện tử mà Bitcoin nắm giữ:
Chỉ số này có thể được sử dụng để dự đoán “mùa altcoin” và “mùa Bitcoin“. Các nhà giao dịch có thể chia sẻ danh mục đầu tư của mình ccho altcoin hoặc Bitcoin tùy thuộc vào cách mà sự thống trị của Bitcoin được dự đoán sẽ di chuyển.
Thứ 3
– Bitcoin được gắn với nhiều cặp giao dịch
Bitcoin vốn được biết đến là đồng tiền lớn nhất và lâu đời nhất. Trước khi các stablecoin ra mắt và được phổ biến rộng rãi (2017) thì Bitcoin vẫn được coi là tiền tệ trung gian để mua bán các đồng tiền điện tử khác, và vai trò này vẫn được giữ cho đến ngày này.
Bitcoin có sự ràng buộc với altcoin vì trong hầu hết các sàn giao dịch, các cặp giao dịch phổ biến nhất có dạng altcoin/bitcoin. Điều đó có nghĩa là trong hầu hết các giao dịch tiền điện tử, bạn mua/bán altcoin bằng bitcoin và ngược lại (Ví dụ các cặp giao dịch ETH/BTC, ADA/BTC…). Bitcoin về cơ bản là USD của tiền điện tử. Khi USD giảm hoặc tăng, mọi loại tiền tệ đều bị ảnh hưởng theo một cách nào đó, và Bitcoin cũng tương tự như vậy.
- Khi muốn mua altcoin, mọi người sẽ dùng fiat mua Bitcoin, sau đó dùng Bitcoin đó mua altcoin. Từ đó làm tăng nhu cầu về cả 2 đồng tiền này => Giá Altcoin tăng theo Bitcoin.
- Khi muốn bán altcoin, họ sẽ bán để thu về Bitcoin, sau đó lại bán Bitcoin để thu về tiền fiat. Từ đó làm giảm nhu cầu về cả 2 đồng tiền này => Giá Altcoin và Bitcoin đều giảm.
Thứ 4
– Bitcoin như chỉ báo tâm lý thị trường
Việc giá Bitcoin ảnh hưởng đến các đồng altcoin khác có lẽ là một điều mà ai cũng công nhận và được mọi người coi là một quy luật. Vì lý do này, các biến động giá Bitcoin đã trở thành một chỉ báo về tâm lý thị trường chung.
Ví dụ: nếu giá Bitcoin đột ngột tăng vọt, nhiều nhà giao dịch sẽ nhanh chóng mua các altcoin với hy vọng rằng giá altcoin sẽ sớm tăng theo.
Áp lực mua Altcoin này sau đó sẽ tự nhiên làm tăng giá altcoin. Mối tương quan BTC/ALT sau đó đóng vai trò như một lời tiên tri. Chính vì vậy, nhiều tổ chức giao dịch lớn, họ sử dụng các bot giao dịch dựa vào các tín hiệu từ Bitcoin để mua bán. Ví dụ chỉ giá Bitcoin/USD tăng, nó ngay lập tức kích hoạt việc mua Altcoin, từ đó càng làm tăng thêm tầm ảnh hưởng của Bitcoin đến Altcoin.
Trường hợp Altcoin đi ngược xu hướng Bitcoin
Sau khi tìm hiểu về lý do tại sao các altcoin thường đi theo xu hướng giá của Bitcoin, có lẽ bạn có thể tự hỏi “có phải tất cả các Altcoin đều tuân theo Bitcoin” không? Tại sao có nhiều trường hợp Bitcoin giảm giá, nhưng altcoin đó lại tăng và ngược lại?
Câu trả lời cho vấn đề này rất đơn giản. Đó chính là: “Altcoin đó đang có câu chuyện riêng“.
- Dự án đó có một cải tiến đặc biệt về công nghệ, đối tác giúp thu hút nhà đầu tư.
- Dự án được bỗng dưng quảng bá bởi những người nổi tiếng.
- Dự án đang được hưởng lợi từ một xu hướng nào đó: metaverse, fantoken…?
- Hoặc dự án đang chịu những thông tin tiêu cực, thì chắc chắn giá của nó sẽ đi xuống mặc dù Bitcoin đang tăng.
Các lĩnh vực mới cũng có thể khác biệt đáng kể so với Bitcoin. Ví dụ: Chainlink (LINK) là dự án ‘Oracle’ đầu tiên đạt được sự chấp nhận rộng rãi. Điều này dẫn đến một mức giá đáng chú ý từ 0,48 đô la vào tháng 1 năm 2019 lên 3,4 đô la vào tháng 7 năm 2019. Mặc dù điều đó nghe có vẻ không quá mức đối với các tiêu chuẩn tiền điện tử, nhưng Bitcoin đã ở trong thị trường gấu trong giai đoạn này. Hoặc ATOM và XTZ cũng là những đồng tiền nổi tiếng đôi khi đã chứng minh mối tương quan tiêu cực với BTC trong lịch sử.
Tuy nhiên những trường hợp này chỉ là số ít trong thị trường tiền điện tử rộng lớn. Và việc Bitcoin có ảnh hưởng lớn đến các Altcoin vẫn là điều không thể phủ nhận.
Altcoin sẽ đi theo xu hướng của Bitcoin mãi mãi?
Altcoin đi theo Bitcoin là một xu hướng đã được hình thành từ lâu trong tiền điện tử. Nhưng câu hỏi liệu Altcoin có theo sát Bitcoin mãi mãi hay không vẫn còn bỏ ngỏ.
Thứ nhất, khi tiền điện tử trưởng thành, chúng ta bắt đầu thấy ngành công nghiệp phân chia thành các lĩnh vực rõ ràng. Ví dụ: Tài chính phi tập trung (DeFi), token không thể thay thế (NFT), kho lưu trữ giá trị (SOV), Gamefi… Các nhà đầu tư hiểu biết hơn đã vượt ra ngoài việc coi ngành công nghiệp tiền điện tử như một thực thể không phân biệt.
=> Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ thấy mối tương quan giữa Bitcoin lẫn các ngành trong lĩnh vực tình điện tử bắt đầu giảm. Các nhà đầu tư đang bắt đầu nhận ra rằng một số Altcoin cực kỳ khác với Bitcoin, nên xu hướng đầu tư của họ đã ít phụ thuộc vào Bitcoin hơn. Ví dụ: Trong quý 3 năm 2021, chúng ta đã trải qua sự bùng nổ về định giá NFT. Đây là kết quả của sự chú ý ngày càng tăng của giới truyền thông và sự chứng thực của những người nổi tiếng đối với lĩnh vực này. Ngược lại, trong cùng một khoảng thời gian, DeFi lại hoạt kém hơn so với Bitcoin và Ethereum. Đây là kết quả của những lo ngại về phí giao dịch và khả năng mở rộng giao thức.
Quan trọng hơn, BTC không còn là tiền tệ chủ yếu để trở thành trung gian mỗi khi mọi người muốn mua altcoin. Thay vào đó các stablecoin đã dần thế vị trí của nó. Điều này có nghĩa các nhà đầu tư có thể mua altcoin qua stablecoin như USDT, BUSD mà không cần mua BTC nữa, từ đó sẽ giảm sự phụ thuộc vào Bitcoin.
Các xu hướng tương quan giữa Bitcoin và Altcoin
Cũng giống như với thị trường chứng khoán và các cổ phiếu khác, bạn có thể học được nhiều điều về hành vi của thị trường tiền điện tử bằng cách điều tra các xu hướng trong quá khứ. Hiện tại, mình nhận thấy chúng có các xu hướng chính như sau:
-
Khi BTC tăng giá chậm, các altcoin có xu hướng tăng nhanh. Điều này là do các nhà giao dịch trở nên thiếu kiên nhẫn khi chờ đợi mức tăng của BTC và bắt đầu mở rộng tìm kiếm của họ để bao gồm các altcoin đầy hứa hẹn để có một số lợi nhuận nhanh chóng.
-
Khi BTC tăng giá mạnh, giá của các altcoin có xu hướng giảm, không chỉ vì các altcoin được mua bằng BTC mà còn do các nhà giao dịch có xu hướng chuyển đổi các altcoin của họ trở lại BTC để mua vé của họ cho chuyến tàu lợi nhuận.
-
Khi BTC giảm giá, các altcoin có xu hướng giảm mạnh hơn nữa. Do tính thanh khoản kém, tình trạng bán hoảng loạn diễn ra nhanh hơn và ảnh hưởng nhiều hơn đến các nhà đầu tư. Altcoin có xu hướng phục hồi nhanh hơn, vì vậy điều này tạo cơ hội cho lợi nhuận khổng lồ nếu bạn chơi đúng thị trường.
TÓM LẠI:
Các Altcoin thường đi theo xu hướng của Bitcoin vì nhiều lý do. Chúng bao gồm: (1) tác động chung từ vĩ mô, (2) các cặp giao dịch gắn với Bitcoin, (3) danh tiếng thống trị của Bitcoin và (4) ảnh hưởng của Bitcoin đến tâm lý thị trường.
Tuy nhiên càng về sau, tầm ảnh hưởng của Bitcoin đến Altcoin sẽ giảm dần đi. Việc thoát khỏi sự thống trị của Bitcoin sẽ cho phép các nhà đầu tư đánh giá giá trị của một đồng tiền theo giá trị của chính nó mà không cần phải cân nhắc các biến động giá Bitcoin ngắn hạn và dài hạn trong phân tích của họ. Điều này sẽ cho phép các dự án nhỏ hơn và ít nổi tiếng hơn nổi trội và được biết đến theo đúng nghĩa của chúng. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự trưởng thành của thị trường và sẽ cải thiện niềm tin của nhà đầu tư.
Cho đến khi tiền điện tử nói chung trở nên vững chắc hơn, có vẻ như giá Bitcoin vẫn sẽ có tác động đáng kể đến các khoản đầu tư tiền điện tử khác của bạn. Chính vì vậy hãy luôn chú ý tới mối tương quan này để có thể biết được những thời điểm mua bán altcoin phù hợp nhất. Chúc bạn đầu tư thông thái và thành công.