Tam Sên Là Gì? Bộ Tam Sên Sử Dụng Trong Lễ Cúng Nào?
Tam sên là gì và bộ tam sên gồm những gì? Bộ tam sên có ý nghĩa như thế nào và thường được sử dụng trong những dịp lễ cúng nào? Hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây để chuẩn bị bộ tam sên cúng Thần Tài phù hợp nhất
Tam sên là gì? Ý nghĩa của bộ tam sên
Bộ tam sên là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người dân Nam Bộ. Tam sên được hiểu là gồm có 3 loài sinh vật sống ở 3 môi trường khác nhau. Cụ thể là loài sinh vật sống trên mặt đất tượng trưng cho Thổ; loài sinh vật sống dưới nước tượng trưng cho Thủy; loài sinh vật sống trên trời tượng trưng cho Thiên.
Ý nghĩa của bộ tam sên là nhờ vào đất trời để cầu sự bình an, mong tài lộc luôn hanh thông trong gia đình. Bộ tam sên còn thể hiện sự thành tâm, thành kính, lòng biết ơn của gia chủ với ông bà tổ tiên cũng như các chư vị Thần, Phật trong nhà. Bên cạnh đó, bộ tam sên có ý nghĩa cao về văn hóa vì nó còn tượng trưng cho đất (Thổ) – nước (Thủy) – bầu trời (Thiên).
Như vậy, một bộ tam sên đầy đủ sẽ bao gồm có: 1 miếng thịt luộc (Thổ), 3 con tôm (Thủy) và 1 quả trứng vịt luộc (Thiên). Nếu thiếu một món thì vẫn không thể là bộ cúng tam sên hoàn thiện. Và trứng cúng tam sên có bóc vỏ không? Câu trả lời là không, trứng luộc xong cần phải để vỏ đầy đủ.
Bộ tam sên thường được sử dụng trong lễ cúng nào?
Bộ cúng tam sên thường được sử dụng nhiều trong những dịp lễ quan trọng của gia đình. Đó dường như là nét đẹp văn hóa tâm linh rất đặc trưng của người dân Nam Bộ. Tam sên là gì và được sử dụng trong những dịp cụ thể nào?
- Sử dụng bộ tam sên cúng thôi nôi bé trai, bé gái
- Sử dụng bộ tam sên cúng nhập trạch
- Sử dụng bộ tam sên cúng xây nhà
- Sử dụng bộ tam sên cúng khai trương
- Sử dụng bộ tam sên cúng Thần Tài, ông Địa
Và tùy vào sự thành tâm cũng như khả năng để gia chủ chuẩn bị thêm các lễ vật khác ngoài bộ tam sên cơ bản.
>>>Xem thêm: Vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4: Cách bố trí hợp phong thủy
Cúng tam sên xong có ăn được không?
Với những người chưa có kinh nghiệm thì thường thắc mắc sau khi cúng thì bộ tam sên có ăn được không? Theo các chuyên gia phong thủy và văn hóa thì sau khi cúng xong, gia chủ và mọi người có thể thụ Lộc. Tức là gia đình có thể sử dụng bộ tam sên cũng như các lễ vật khác.
Gia chủ có thể ăn, hoặc chia sẻ với những thành viên trong gia đình. Việc chia Lộc này vừa giúp gia chủ tránh được sự lãng phí cũng như hưởng Lộc từ các vị sau khi thờ cúng. Điều này cũng giúp cho Thần linh chứng giám được sự thành tâm, thật ý của gia chủ trong quá trình cúng bái. Bên cạnh đó, gia chủ cần lưu ý là không nên cho người ngoài vì quan niệm là dễ mất Lộc.
Hướng dẫn chuẩn bị bộ tam sên cúng Thần Tài chuẩn nhất
Nếu bạn vẫn chưa biết cúng gì cho ông Địa Thần Tài thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây để việc thờ cúng được chuẩn nhất:
Các lễ vật chính
Tam sên là gì và những lễ vật chính mà bạn cần phải chuẩn bị trong buổi lễ cúng Thần Tài gồm những thứ nào?
- Một miếng thịt ba chỉ heo luộc, tượng trưng cho hành Thổ (đất)
- 1 hoặc 3 quả trứng gà hoặc trứng vịt luộc, tượng trưng cho hành Thiên (trời)
- 1 con cua luộc hoặc 3 con tôm luộc, tượng trưng cho hành Thủy (nước)
Dù nghi lễ cúng to hay nhỏ như thế nào thì gia chủ cũng không được phép thiếu bộ tam sên cơ bản trên. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật để thể hiện sự thành tâm chuẩn bị của mình trước khi thực hiện thờ cùng.
Những lễ vật phụ đi kèm với bộ tam sên là gì?
Ngoài bộ tam sên thì việc chuẩn bị các lễ vật đi kèm thường sẽ tùy thuộc vào khả năng của mỗi gia chủ. Tuy nhiên, thông thường thì những lễ vật đi kèm với tam sên là gì?
- Gạo trắng, muối hạt
- Phần xôi chè, chuẩn bị 5 phần
- Vàng bạc đại, chuẩn bị 2 thỏi
- Đèn cầy hoặc nến, chuẩn bị 2 cái
- Rượu đế, chuẩn bị 5 chung
- Mâm ngũ quả, chuẩn bị 1 mâm gồm 5 loại trái cây tươi khác nhau
- 1 bình hoa tươi, 5 cây nhang, 2 điếu thuốc lá
- Bộ tam sên đầy đủ 3 món cơ bản đã kể trên (thịt ba chỉ luộc, tôm luộc, trứng luộc)
Bạn nên chuẩn bị đầy đủ lễ vật cũng như bộ tam sên để buổi lễ được chỉn chu nhất. Qua đó, mâm cúng cũng là sự thành tâm và thể hiện lòng biết ơn của gia chủ với các vị Thần Tài, Thổ Địa. Như vậy thì các đấng thần Linh phù hộ, che chở, ban phát Tài Lộc cho gia chủ sẽ được suôn sẻ, thuận lợi nhất.
>>>Xem thêm: Có nên đặt bàn thờ thần tài hướng ra cửa? Chọn hướng theo phong thủy
Bài văn khấn cúng Thần Tài
Văn cúng Thần Tài là phần không thể thiếu trong nghi lễ, nhưng không phải ai cũng biết cách để khấn chuẩn. Sau khi tìm hiểu tam sên là gì cũng như các lễ vật khác thì bạn hãy tham khảo nội dung văn khấn Thần Tài dưới đây:
Nam mô A Di Đà Phật! (khấn 3 lần)
Con xin kính lạy 9 phương Trời,10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương
Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ cùng chư vị Tôn Thần
Con kính lạy ngài đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân cũng như kính lạy Thần Tài vị tiền
Tín chủ con tên là…
Ngụ tại địa chỉ…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…. Âm lịch
Tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả, kim ngân cùng các thứ cúng dâng và bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị
Con cúi xin: Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án và chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Phù trì tín chủ chúng con được an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang. Mong được sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc thành tâm, trước án kính lễ xin được phù hộ độ trì
Nam mô A Di Đà Phật! (khấn 3 lần)
Đây cũng là nội dung văn khấn đơn giản và được sử dụng rất nhiều trong các nghi lễ cúng Thần Tài phổ biến nhất. Để quá trình cúng được thuận lợi, bạn có thể học thuộc và đọc văn khấn một cách thành tâm nhất.
>>>Xem thêm: Văn Khấn, Bài Cúng Cửu Huyền Chuẩn Theo Phong Tục Người Việt
Thờ Thần Tài thế nào cho đúng?
Trong lúc tìm hiểu tam sên là gì thì bạn cũng nên tìm hiểu việc để thờ Thần Tài thế nào cho đúng. Vì việc thờ cúng đúng lễ nghi, đúng phong thủy sẽ giúp cho gia chủ đón nhận được nhiều may mắn cũng như có được nhiều Tài Lộc hơn. Vậy, hãy tham khảo ngay những lưu ý dưới đây:
- Bàn thờ dành cho Thần Tài cần được đặt dưới đất tại các vị trí thoáng mát và sạch sẽ; tránh đặt bàn thờ ở những nơi thường xuyên đi lại, tránh đặt gần cửa
- Không đặt bàn thờ ở các hướng Tây Nam hoặc hướng Đông Bắc. Vì đây là những hướng xấu cần tránh trong phong thủy
- Không được để bàn thờ hướng vào gương hoặc hướng vào những vật nhọn, những nơi ô uế
- Nên giữ bàn thờ sạch sẽ vì thần Tài và ông Địa đều là những ông thích sạch sẽ
- Khi thỉnh bộ bàn thờ bằng sứ hoặc những vật dụng thờ cúng bằng sứ thì nên tẩy uế bằng cách dùng nước lá bưởi, nước gừng để làm vệ sinh
- Không được ghép bàn thờ Thần Tài cùng với tượng Quan Âm. Vì Quan Âm là đại diện cho sự lương thiện trong Phật giáo, Thần Tài lại là người chuyên trừ tà ma, kẻ xấu
- Khi cúng Thần Tài vào ngày 10 tháng 1 âm lịch thì nên cúng đồ mặn và khi cúng Thần Tài thì nên sử dụng đèn dầu. Các lễ vật thờ cúng cần phải được tươi, mới, đầy đặn
- Quần áo khi thực hiện thờ cúng, khấn phải lịch sự, kín đáo. Thái độ của gia chủ cần phải có sự thành tâm, không nói lời bất kính, không nói tục…
Ông bà xưa có câu, có thờ có thiêng có kiêng có lành. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các vị trí đặt bàn thờ cũng như bộ tam sên là gì… Việc chuẩn bị trước sẽ giúp nghi lễ cúng được đầy đủ và chỉn chu nhất, thể hiện được sự thành tâm của gia chủ đến chư vị Thần Tài, Thổ Địa.
Như vậy thì với những thông tin trên, chắc bạn sẽ hiểu rõ hơn về tam sên là gì cũng như cách đọc văn khấn Thần Tài. Bạn có thể tham khảo website Mogi.vn để tìm hiểu thêm nhiều lĩnh vực hấp dẫn khác. Những thông tin hữu ích luôn được cập nhật mới nhất mỗi ngày trên Mogi!
>>>Tham khảo thêm:
Ngọc Ánh – Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản
Đánh giá bài viết