[TẤT TẦN TẬT] Đồ lễ cúng sửa chữa nhà, mọi nhà gia chủ nên biết

[TẤT TẦN TẬT] Đồ lễ cúng sửa chữa nhà, mọi nhà gia chủ nên biết

[TẤT TẦN TẬT] Đồ lễ cúng sửa chữa nhà, mọi nhà gia chủ nên biết

Các bài trí và thực hiện khi cúng sửa nhà

Sửa nhà nên cúng gì, đọc gì khi cúng?

Sửa nhà có nên cúng hay không?

Làm việc gì cũng thế, cứ “có kiêng có lành” vẫn hơn, nhất là với việc sửa nhà, nơi có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của cả gia đình lại càng cần phải chuẩn bị cẩn thận. Vậy đồ lễ cúng sửa chữa nhà cần chuẩn bị những gì? Có cần phải mời thầy cúng lễ khi sửa chữa nhà hay không?

Nếu bạn vẫn chưa biết phải làm gì thì hãy theo dõi ngay bài viết hôm nay để biết cách mua đồ cúng, văn cúng, chọn ngày giờ khi làm lễ sửa nhà. Cùng ghi chú lại những điều quan trọng để chuẩn bị cho buổi lễ được chu toàn và thánh tâm nhất nào!

Sửa nhà có nên cúng hay không?

Người Việt mình rất coi trọng chuyện tâm linh và luôn cẩn thận trong việc làm lễ cúng bái, nhất là các vấn đề liên quan đến nhà cửa. 

Bởi lẽ, theo tâm linh nhà là nơi có chứa long mạch, long mạch có yên thì nhà cửa mới êm ấm. Trong khi đó, sửa nhà dù ít hay nhiều đều khiến động long mạch, nên việc làm lễ cúng để bồi hoàn là rất cần thiết.

Nhất là trong những trường hợp sửa chữa nhà cửa có tác động đến nền móng nhà, có đào xới, sửa mái thì làm lễ cúng là việc rất cần thiết. 

Không chỉ vậy, khi sửa nhà, dù ít hay nhiều bạn cũng sẽ làm thay đổi kết cấu cũ, tác động đến phong thủy. 

Do đó, muốn việc sửa nhà diễn ra thuận lợi, không làm ảnh hưởng đến phần âm, giúp tài lộc hanh thông thì chắc chắn một lễ cúng thành tâm là điều phải làm. Buổi lễ này cũng với mục đích để cảm tạ thần linh cai quản, mong các vị thánh độ cho công việc suôn sẻ, nhanh chóng.

đồ lễ cúng sửa chữa nhà

Sửa nhà nên cúng gì, đọc gì khi cúng?

Thực tế, nhiều gia đình sẽ nhờ đến các thầy cúng để làm lễ để nhanh chóng, gọn nhẹ. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn vẫn nên trực tiếp làm lễ cúng tại nhà với sự thành tâm. Việc chuẩn bị đồ cúng và đọc văn cũng rất đơn giản, chỉ cần bạn lưu ý đến những điểm sau đây:

Sửa nhà nên cúng gì?

Đối với đồ cúng, tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và phong tục từng vùng miền sẽ có cách làm mâm cơm cúng khác nhau. Cái quan trọng nhất trong cách chuẩn bị đồ cúng là thành tâm và làm một một mâm cơm mặn, lễ vật cúng.

Bạn có thể tham khảo một bộ đồ lễ cúng sửa chữa nhà như sau:

Mâm lễ mặn

  • Bộ tam sinh: Trứng gà luộc, gà luộc, thịt lợn luộc

  • Đồ nếp: Xôi ( xôi đỗ, xôi gấc,…) hoặc bánh chưng

Lễ vật cúng

  • 1 bát nước

  • 1 chai rượu trắng

  • 1 bát gạo

  • 1 đĩa muối trắng cúng và 1 đĩa muối trắng khác để rải xuống đất sau khi làm lễ

  • 1 bao thuốc

  • 1 hộp chè vàng

  • 5 oản đỏ

  • 5 lễ vàng tiền

  • 1 đĩa đựng: 5 lá trầu, 5 quả cau ( hoặc dùng 3 miếng trầu cau têm)

  • 1 bình hoa

  • 4 ly đèn cầy

  • 1 bó nhang

  • 1 ít tiền lẻ

Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm một một đĩa hoa quả màu đỏ, vàng để cúng mang lại may mắn hoặc thêm ít bánh kẹo, nước ngọt.

đồ lễ cúng sửa chữa nhà

Lưu ý một số vấn đề khi mua đồ làm lễ: 

  • Chọn đồ tươi mới, sạch sẽ

  • Không nêm nếm tỏi vào đồ ăn, không thử đồ ăn khi nấu

  • Không ăn đồ dùng làm lễ khi chưa cúng xong, ngay cả khi có để phần riêng hay phần thừa

Sửa nhà nên đọc gì?

Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi đồ lễ cúng sửa chữa nhà cửa trên bàn thờ, gia chủ thắp nhang, vái 4 phương 8 hướng rồi bắt đầu đọc bài văn khấn. Bạn có thể viết chuẩn bị viết ra giấy từ trước và cầm đọc để tránh nhầm lẫn hoặc nhờ thầy cúng đến nhà khấn văn hộ đều được.

Nội dung văn khấn lễ cúng sửa chữa nhà như sau:

Nam mô a di Đà Phật ( 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần

Con kính lạy Quan Đương Niên

Con kính lạy các Tôn thần bản xứ 

Tín chủ con là:….. Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sắm lễ quả cau lá trầu, hương hoa trả quả, thắp nén hương dâng lên trước án có lời thưa rằng.

Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ … là ngôi đương cơ trụ trạch làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay đã chọn được ngày lành tháng tốt, kinh cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét cho phép được sửa chữa.

Tín chủ con lòng thành kính mời các ngài: Kim Niên Đường, Thái Tuế Chí Tôn Đức Tôn Thần, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương, Ngài Bản Xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định Phúc Táo Quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này.

Cúi xin các ngài nghe lời mời, giáng lâm trước án, chứng cho lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông,  sở nguyện tòng tâm, âm phù dương trợ, chủ thợ bình an.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ, các vị Hương Linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất nơi đất này, xin mời thụ hưởng lễ vật mà phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên. Độ cho an lành, công việc chóng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

Chọn ngày giờ phù hợp để cúng

Tránh năm hạn

đồ lễ cúng sửa chữa nhà

Chọn ngày tốt

đồ lễ cúng sửa chữa nhà

Chọn giờ tốt

đồ lễ cúng sửa chữa nhà

Các bài trí và thực hiện khi cúng sửa nhà

Để buổi lễ sửa chữa nhà được chu toàn nhất, gia chủ ngoài việc chuẩn bị mâm cúng, đồ lễ, văn khấn, chọn ngày thì bạn cũng cần lưu ý đến cách bài trí, cách thực hiện. Hãy ghi lại những điều này để tránh phạm lỗi trong quá trình làm lễ.

Cách bài trí đồ cúng

Bố trí hai bàn cúng, một bàn cúng cao và một bàn cúng thấp.

  • Bàn cúng cao dùng cúng chay: 1 bó nhang, đèn cầy, hoa quả, chén gạo, chén muối, 3 ly trà, đĩa trầu cau, bát nước.

  • Bàn cúng thấp dùng cúng mặn: 2 đèn cầy bộ tam sinh, đồ nếp, bao thuốc, giấy tiền vàng, tiền lẻ.

Đặt bàn cúng ở giữa công trình và một túi cúng cô hồn đặt phía ngoài đường. 

Đối với các món mặn, gia chủ đặt trong chén, đĩa sạch dùng riêng cho việc thờ cúng. Sau khi đã nấu chín thì đặt trước bàn thờ sao cho đẹp mắt. Đặt lần lượt các vật lễ cúng lên trên bàn thờ đều ở hai bên. 

Chú ý đặt đồ cúng quay ra mặt trước, bình hoa để vào một góc bàn thờ. Đốt đèn cầy, nến, hương trước khi bắt đầu đọc văn khấn.

Cách thực hiện cúng đối với gia chủ

Gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc, súc miệng, rửa tay chân sạch sẽ trước khi khấn.

Cách giờ động thủ 1 tiếng sẽ bắt đầu bài trí đồ cúng theo như hướng dẫn bên trên. Cách giờ động thổ 30 phút tiến hành cúng động thổ sửa chữa nhà. 

Gia chủ sẽ bắt đầu đốt đèn cầy, thắp 11 nén nhang, vái 4 phương và cắm nhang vào bàn cao, bàn thấp, mỗi bàn 5 nén, 1 nén cắm bên ngoài nơi đặt đồ cúng cô hồn rồi bắt đầu đọc văn khấn.

Sau khi hoàn thành các thủ tục của buổi cúng lễ, gia chủ hạ giấy tiền vàng xuống và đem đi hóa. Lấy bát muối đã chuẩn bị trước đem rải quanh nhà trước khi động thổ. Phần nước, gạo, muối trên bàn thờ cất thật kỹ, sau khi nhập trạch để lại trong bếp nơi thờ Táo Quân.

đồ lễ cúng sửa chữa nhà

Cách thực hiện cúng đối với đơn vị thi công

Trong trường hợp đội thợ thi công có tham gia vào buổi lễ, người đại diện cũng cần ăn mặc chỉnh tề và đứng cạnh gia chủ trong quá trình cúng. Sau khi gia chủ đọc xong bài văn khấn, đại diện đội thi công sẽ tiến hành thắp nhang và đọc văn khấn như trên. 

Trong bài văn khấn, cần chú ý đổi tên, chức vụ của mình và khấn thêm tổ nghề Lổ Ban khi đọc. 

đồ lễ cúng sửa chữa nhà

Trên đây là những lưu ý quan trọng nhất khi bạn chuẩn bị đồ lễ cúng sửa chữa nhà. Ngoài việc chuẩn bị chu đáo về phần âm, mặt tâm linh, để công trình hoàn thiện đúng ý, bạn cần tìm đến các đơn vị xây dựng uy tín, chuẩn bị một kế hoạch chi tiết. Mọi thắc mắc về vấn đề sửa chữa, cải tạo nhà hãy liên hệ cho GAXA.VN để nhận tư vấn miễn phí.

> Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa nhà giá rẻ