Tất Tần Tật Kiến Thức Vật Lý Gương Cầu Lõm Mà Bạn Nên Biết

Bạn đang tìm hiểu về gương cầu lõm để có thể tự học và áp dụng trong đời sống hàng ngày. Bài viết dưới đây là tất tần tất kiến thức Vật lý gương cầu lõm mà bạn nên biết. Mời các bạn đón đọc!

Gương cầu lõm là gì?

vat-ly-guong-cau-lom

Trong Vật lý gương cầu lõm hay còn được gọi bằng một tên khác là gương phân kì. Bề mặt của gương được cấu tạo là một phần hình cầu hơi lõm về phía sau. Mặt phản xạ của gương sẽ là phần mặt lõm của hình cầu, hướng về nơi có nguồn sáng.

Ảnh tạo bởi gương cầu lõm

Khác với gương cầu lồi, tính chất ảnh của vật được tạo bởi gương cầu lõm cũng sẽ có sự khác biệt, phụ thuộc vào vị trí, khoảng cách tương đối của vật thật so với tâm và tiêu điểm của gương.

Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo (không hứng được trên màn), lớn hơn vật.

Chú ý:

+ Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.

+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

+ Khi dịch vật đặt sát gương ra xa dần và đặt một màn chắn trước gương, ta thấy đến một vị trí thích hợp của vật, ta sẽ thu được trên màn chắn ảnh của vật. Ảnh này là ảnh thật, ngược chiều với vật.

Đọc thêm: Học Vật lý có khó không? Kinh nghiệm để giỏi Vật lý

Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm

– Đối với chùng tia tới song song: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương

– Đối với chùm tia tới phân kỳ: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.

Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

Công thức gương cầu lõm

Dưới đây là công thức vật lý gương cầu lõm mà các bạn cần nắm rõ để áp dụng giải các bài tập và tính các thông số trên thực tế:

  • Công thức về tiêu cự F với khoảng cách d được tính từ gương đến vật và khoảng cách f từ gương đến ảnh: 1d+1f= 1F

Có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: F < d, khi d < 0, F < 0 và f < 0 sẽ cho ra ảnh thật.

Trường hợp 2: F > d, khi d < 0, F < 0 và f < 0 sẽ cho ra ảnh ảo.

– Trong công thức của gương cầu lõm, khoảng cách d từ vật đến gương luôn luôn là số dương. Khi thông số F < 0: nếu f < 0 thì sẽ thu được ảnh ảo, f>0 sẽ thu được ảnh thật.

– Từ công thức này, ta có thể rút ra được cách vẽ ảnh ảo của một vật chính xác qua gương cầu lõm, đó là cho thông số f < 0, ta sẽ vẽ được ảnh ảo.

  • F= R2

Trong đó: R là bán kính cong của gương, F là tiêu cự của gương

Ứng dụng của gương cầu lõm

vat-ly-guong-cau-lom

Dùng làm gương trang điểm, chăm sóc da

Khi soi gần gương cầu lõm, hình ảnh sẽ được phản chiếu một cách to rõ trên gương. Do đó, đối với những ai cần cạo râu, trang điểm, chăm sóc da, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy rõ ràng hình ảnh mở rộng của da.

Sử dụng làm đèn pha xe

Ứng dụng tính chất phát ra chùm ánh sáng mạnh của gương cầu lõm để thiết kế nên đèn pha của xe cơ giới, giúp người điều khiển xe có thể quan sát rõ đoạn đường đang chạy, tránh gây tai nạn không đáng có.

Kính hiển vi

Sử dụng gương cầu lõm trong kính hiển vi với tác dụng thu ánh sáng từ đèn để chiếu lên mẫu vật cần phân tích. Qua đó, để có thể nhìn thấy mẫu vật một cách rõ ràng và chi tiết qua ống kính phóng đại.

Bên cạnh những ứng dụng trong đời sống, gương cầu lõm cũng được thiết kế dùng trong chế tạo kính thiên văn. Nó sẽ làm nhiệm vụ thu thập ánh sáng và chiếu ánh sáng từ những vì sao trên vũ trụ lên một mặt gương phẳng. Nhờ đó, người sử dụng kính thiên văn sẽ có thể nhìn thấy được các ngôi sao thông qua ống kính mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Xem thêm: d trong vật lý là gì? Các ký hiệu thường gặp trong Vật lý

Trên đây là tổng hợp kiến thức Vật lý về gương cầu lõm mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng qua bài viết các bạn sẽ tích lũy thêm được nhiều thông tin bổ ích.