Tất tần tật về các loại đường: đường mía, đường vàng, đường đen, đường nâu, đường đỏ…
Đường đen là gì?
Hiện nay có rất nhiều loại đường khác nhau, vậy, loại đường nào tốt cho sức khỏe hơn, loại đường nào ít độc hại hơn?
Đường nào tốt cho sức khỏe?
Theo các chuyên gia về sức khỏe thì đường tự nhiên có trong các loại rau củ trái đây là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi nấu ăn, pha chế và sản xuất thực phẩm thì chúng ta lại phải dùng thêm các loại đường khác như đường thô, đường tinh luyện, mật ong…
Trong đó, mật ong và đường thô thì thân thiện với sức khỏe hơn đường tinh luyện (đường cát trắng, đường phèn) vì chúng không chỉ chứa đường mà còn chứa vitamin và khoáng chất.
Với mật ong thì ai cũng biết rồi. Tuy nhiên, giá của nó khá cao nên khó có thể tiêu dùng hàng ngày.
Còn đường thô thì đây là loại đường được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau (như nước mía, nước chiết hoa thốt nốt, nước chiết hoa dừa…) và sau khi nấu xong thì làm thành đường, không đem tinh luyện (tức không dùng than hoạt tính để tẩy màu, không tách tạp chất…).
Vì vậy, đường thô được xem là tự nhiên nhất trong số các loại đường dùng để nêm nếm thực phẩm (vì nó vẫn còn nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe).
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đường thô và mật ong thì sẽ gây hại cho sức khỏe (vì bản chất của nó vẫn là đường, vẫn có calo và sẽ gây tăng cân… cùng các tác hại khác).
***
Còn đường tinh luyện (đường cát trắng) thì lại càng độc hại hơn vì nó chỉ cung cấp chất đường (mà không có các vitamin và khoáng chất). Vì vậy, nó chỉ cung cấp “năng lượng rỗng” (lượng calo trong đường cát trắng rất cao, vào khoảng 970 calo/ 100 g đường). Hơn nữa, chỉ số đường huyết của đường cát trắng cũng rất cao. Vì vậy, người bị tiểu đường cần tránh loại đường này.
Bên cạnh đường cát trắng thì đường phèn cũng là một loại đường tinh luyện (được làm từ đường cát trắng). Chỉ là, nó tạo cho người ăn cảm giác ngọt mát, không nóng trong người và mức calo của nó vào khoảng 383 calo/ 100 g. Cho nên, đường phèn thực sự không tốt như bạn nghĩ và người bị tiểu đường cũng cần hạn chế đường phèn.
Lưu ý: Đường phèn được nói đến trong bài viết này là loại có màu trắng, không phải loại đường phèn mật mía có màu vàng nâu.
Với người bị tiểu đường, nếu cần thì nên dùng đường cỏ ngọt vì loại đường này không có calo và không làm tăng đường huyết (ngoài ra, đường cỏ ngọt cũng rất ít tác dụng phụ so với các loại đường khác). Tuy nhiên, giá của đường cỏ ngọt hơi cao. Vì vậy, người tiểu đường nên hạn chế đường, nếu thèm ngọt thì nên ăn một ít trái cây và nếu cần nêm đường thì nên ưu tiên đường thô (như đường thốt nốt, đường dừa…) nhưng cũng chỉ nêm một ít.
Một số loại đường thô cụ thể
Trên thị trường, bạn sẽ bắt gặp nhiều loại đường thô như đường mía thô, đường đen, đường nâu, đường phên, đường vàng, đường đỏ…
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng loại nhé!
1. Đường mía thô là đường gì?
Đường mía thô là loại đường được làm bằng cách lấy nước ép từ cây mía, nấu cho cô đặc lại rồi đổ vào khuôn. Đây là loại đường thô, chứa nhiều đường, vitamin và khoáng chất (nên rất bổ).
Thông tin mua hàng:
Zalo: 0325867255.
Facebook: https://m.facebook.com/duongphenmatmiaduongmiatho
2. Mật mía là gì?
Có 2 cách giải thích mật mía.
- Cách 1: Lấy nước mía nấu, cô đặc lại thành dạng mật (chứ không làm thành đường), đó là mật mía.
- Cách 2: Lấy nước mía cô đặc lại cho đến khi xuất hiện tinh thể đường thì tách tinh thể đường ra, phần còn lại chính là mật mía.
Nhìn chung, mật mía có màu đỏ au, thơm hương tự nhiên của mía và chứa nhiều khoáng chất, vitamin nên rất bổ dưỡng. Mật này đem nấu chè, kho cá, kho thịt… thì vô cùng ngon.
Thông tin mua hàng:
Zalo: 0325867255.
Facebook: https://m.facebook.com/duongphenmatmiaduongmiatho
3. Đường phên là gì?
Đường phên là loại đường được nấu từ mật mía. Vì có 2 cách giải thích khác nhau về mật mía (như đã nêu ở trên) nên có khi đường phên cũng chính là đường mía thô (như đã nói ở trên), có khi đường phên là loại đường được nấu từ mật mía đã được tách tinh thể đường ra.
Nhìn chung, đường phên là loại đường thơm ngon, giàu vitamin, khoáng chất và gần với đường mía thô nhất. Vậy nên, nếu bạn chọn mua đường thô từ mía thì bạn mua đường phên hay đường mía thô đều được (hiện nay thì 2 loại này là 1).
Thông tin mua hàng:
Zalo: 0325867255.
Facebook: https://m.facebook.com/duongphenmatmiaduongmiatho
4. Rỉ đường là gì?
Rỉ đường còn được gọi là rỉ mật, mật, mật đường, mật rỉ đường (khác với mật mía vừa nói ở trên nhé).
Rỉ đường là phụ phẩm của quá trình sản xuất đường, ít dưỡng chất nên không dùng làm gia vị cho người mà chỉ dùng làm chất phụ gia cho thức ăn gia súc, làm thành phần sản xuất bột ngọt, men thực phẩm…
Rỉ đường được sản xuất bằng cách lấy nước mía, nấu lên cho đến khi nước ấy đặc lại và tạo thành các tinh thể đường. Lúc này, người ta tách các tinh thể đường ra (để làm đường mía) và lấy phần còn lại (tức mật mía), đem nấu tiếp tục. Sau khoảng 3 lần cô đặc và tách tinh thể đường như thế thì phần chất lỏng còn lại sẽ không thể tạo thành tinh thể đường nữa. Chất lỏng đó chính là rỉ đường, hiểu nôm na là phần cặn còn sót lại của quá trình nấu đường. Trung bình cứ 100 tấn mía cây, đem ép ra rồi nấu đường thì sẽ có khoảng 3 – 4 tấn rỉ đường.
5. Đường đen, đường vàng, đường đỏ là gì?
Đường đen (hay còn gọi là đường vàng, đường đỏ) là loại đường chưa được tinh luyện (chưa tẩy màu, chưa tách tạp chất) nên vẫn còn màu đen hoặc màu đỏ, màu vàng.
Đường này vẫn còn các vitamin và khoáng chất nên có tác dụng bồi bổ và có vị ngọt thanh đạm.
Nhìn chung, đường đen được làm bằng cách lấy nước mía nấu cho cô đặc thành chất lỏng màu đỏ au (gọi là mật mía), sau đó đem mật mía đi kết tinh để tách đường cát, trải qua vài lần kết tinh tách đường cát thì phần đường còn lại chính là đường đen (vì vậy, màu mật mía không còn sáng nữa mà chuyển sang màu đậm).
Nói cách khác, đường đen là phần mía cô đặc cuối cùng sau khi đã chiết xuất xong đường cát.
Ở một số nơi, người ta làm đường đen y như cách làm đường mía thô (tức chỉ cô đặc rồi đổ vào khuôn, không quay ly tâm hay lắng cặn…). Vì vậy, có trường hợp đường đen cũng chính là đường mía thô.
Nhìn chung, cách gọi các loại đường này vẫn còn gây nhầm lẫn nhưng tính chất của chúng thì khá giống nhau, đó là chứa đường và cả các vitamin, khoáng chất… (nên tốt hơn đường cát trắng, đường nâu).
6. Đường nâu là gì?
Ở Việt Nam, đường nâu còn được gọi là đường cát vàng. Có 2 loại đường nâu, đó là:
- Đường nâu truyền thống là loại được làm bằng cách nấu nước mía cho đến khi xuất hiện các tinh thể đường thì tách các tinh thể đường ra, sau đó lấy phần nước thừa còn lại (tức mật mía), đem cô đặc thành đường nâu (có màu nâu vàng).
- Tuy nhiên, ngày nay, đường nâu được bán trên thị trường đa phần là đường cát trắng trộn với mật mía để cho ra màu nâu nâu của đường nâu. Nhìn chung, đường nâu trên thị trường thì hầu như không còn vitamin mà chỉ còn một lượng rất nhỏ khoáng chất. Vì vậy, đường nâu không tốt bằng các loại đường thô khác.
7. Đường thốt nốt là đường gì?
Đường thốt nốt là loại đường được nấu từ nước chiết bông thốt nốt. Khi ta cắt ngang, bông thốt nốt sẽ rỉ ra chất dịch mật rất ngọt và sau 1 đêm thì rỉ được khá nhiều. Nước này đem nấu, cô đặc thì sẽ thành đường thốt nốt nguyên chất.
Mua đường thốt nốt nguyên chất tại:
- Zalo: 0325867255.
- Facebook: https://www.facebook.com/DuongThotNotChatLuong
8. Đường dừa là đường gì?
Đường dừa là loại đường được làm từ nước chiết cụm hoa dừa. Khi bạn cắt ngang cụm bông mo chưa nở (tức lưỡi mèo), nó sẽ rỉ ra chất dịch ngọt như đường. Nước này đem nấu, cô đặc thì sẽ thành đường dừa.
Tuy nhiên, để chiết dịch mật từ hoa dừa thành công thì bạn cần biết phương pháp “massge” hoa dừa để kích thích bắp hoa tiết ra nhiều dịch mật hơn (thường là dùng một thanh gỗ nhỏ, gõ nhẹ và đều tay lên bắp hoa dừa – lớp bọc ngoài hoa dừa).
Các loại đường tinh luyện – Đường tinh luyện là gì?
Đường tinh luyện là loại đường đã được tinh chế, tẩy màu, tẩy mùi… nên cũng không còn vitamin và khoáng chất. Bản chất của nó chỉ chứa đường.
Nhiều năm qua, đường tinh luyện đã được xem là loại đường có hại vì nó có liên quan đến bệnh tiểu đường, béo phì và tim mạch… Vậy, có những loại đường tinh luyện nào mà chúng ta thường gặp?
1. Đường cát trắng là đường gì?
Sau khi ép lấy nước mía, người ta đem nấu lên cho cô đặc lại rồi tẩy màu, tẩy mùi, tách tạp chất, đem kết tinh thành đường cát trắng. Đường cát trắng chỉ chứa đường mà không chứa các dưỡng chất khác. Hơn nữa, nó còn có mức năng lượng rất cao: 970 calo/ 100 g. Vì vậy, đường cát trắng sẽ dễ gây béo, mụn, nóng trong người, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, bệnh tim mạch… Tiếc rằng, nó lại là loại đường phổ biến nhất hiện nay.
Nhìn chung, nếu là đường cát trắng được làm từ nhà máy thì nó thường được tẩy trắng bằng than hoạt tính (cho hết mùi, hết màu), vì vậy, nó không vi phạm nguyên tắc an toàn thực phẩm. Còn như loại đường cát được làm thủ công thì đôi khi người làm sẽ dùng chất tẩy màu.
2. Đường phèn là gì?
Đường phèn là loại đường được làm từ đường cát trắng.
Cách làm đường phèn như sau: Lấy đường cát trắng, pha loãng với nước, thêm vào nước vôi trong và trứng gà để làm dịu vị ngọt của đường, đồng thời giúp lọc tạp chất và tăng thêm hương vị thanh thanh của đường. Sau đó, người ta đem hỗn hợp ấy nấu bằng lửa nhỏ, khi thấy nước gần cạn thì đổ thêm nước vào cho đến khi đường chín thì đổ vào thùng (có vỉ tre và các sợi chỉ để làm chỗ bám cho đường kết tinh). Sau 10 – 20 ngày thì đường sẽ kết tinh thành đường phèn.
Đường ăn kiêng là gì?
Đường ăn kiêng là loại đường ít calo, ít làm tăng đường huyết sau ăn. Vì vậy, nó thường được dùng cho bệnh nhân tiểu đường, béo phì và xơ vữa động mạch.
Có nhiều loại đường ăn kiêng, tuy nhiên, bạn nên chọn đường cỏ ngọt vì loại đường này được đánh giá là an toàn trong nhóm các loại đường ăn kiêng.
Đường hóa học là gì?
Đường hóa học là chất tạo ngọt nhân tạo, ngọt gấp nhiều lần so với đường thông thường và thường không chứa calo. Vì vậy, nó thường được dùng trong ngành sản xuất thực phẩm cho người ăn kiêng. Tuy nhiên, hầu hết các loại đường này đều có tác dụng phụ và gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Thậm chí, một số loại đường hóa học còn gây mất ngủ, sinh non, bất lực ở nam giới, đột quỵ, động kinh, mất trí, ung thư… (ví dụ như đường Aspartam có đến gần 100 tác dụng phụ).
Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì mỗi người không nên ăn quá 5 % khẩu phần đường mỗi ngày (tức khoảng 25 g đường). Và nếu dùng quá 50 g đường thì nguy cơ béo phì, sâu răng, tiểu đường, tim mạch… sẽ cao hơn.
Điều quan trọng là: 5 % đường (tương đường 25 g đường) là tính cả đường cát, đường phèn, đường thốt nốt, đường mạch ma, xi rô, mật ong, nước ép trái cây đậm đặc nguyên chất.
Còn như đường tự nhiên có trong trái cây tươi thì không tính (vì nó được hấp thụ cùng chất xơ nên ít tăng đường huyết).
***
Trên thực tế, nhiều người đã ăn vượt mức này. Bởi vì bạn biết đấy, một lon nước ngọt có gas (loại 330 ml) thì đã chứa đến 36 g đường, vượt qua mức cần thiết mỗi ngày rồi. Chưa kể, hàng ngày, chúng ta hay ăn chè, sinh tố, bánh ngọt… những món này đều chứa nhiều đường. Ngoài ra, nhiều món ăn cũng cần nêm nhiều đường hơn như thịt nướng, tương cà, lẩu cá, mắm khô quẹt…
Vì vậy, cắt giảm đường về mức vừa phải là một việc làm cần thiết nhưng rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu kiên quyết cắt giảm đường thì chúng ta sẽ làm được. Bởi vì như bạn biết đấy, đường là chất cần thiết cho cơ thể. Nếu thiếu đường, chúng ta sẽ mất sức, mệt mỏi, đói bụng… Thế nhưng, nếu thừa đường thì hàng loạt hậu quả khác sẽ xảy ra.
Bạn có thể xem thêm tại bài viết sau đây. Có lẽ bạn sẽ ngỡ ngàng về đường đấy!
Đường cát trắng và những tác hại khôn lường
Tư liệu tham khảo
- Chuyên gia Vũ Thế Thành: Khoa học ghét đường hơn muối, WHO có bằng chứng “cứng” về tác hại, trang Soha.
- Liều lượng đường mà WHO khuyến cáo, đường đen là gì, https://www.who.int