Tết đoàn viên là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết đoàn viên

Tết đoàn viên là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày tết đoàn viên như thế nào? Tết Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên là 1 nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam từ hàng ngàn năm nay bởi Tết đoàn viên mang trong mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa nhân văn đầy sự thú vị. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta biết Tết đoàn viên là gì và nguồn gốc, ý nghĩa của ngày tết đoàn viên bắt nguồn từ đâu?

Tết đoàn viên hay Tết trung thu là gì? Nguồn gốc của ngày Tết đoàn viên

Tết đoàn viên là gì?

Tết Trung thu là tết đoàn viên, được diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Theo quan niệm dân gian, vào ngày rằm tháng 8 hàng năm là ngày tạ ơn thần Rồng vì đã mang mưa đến giúp mùa màng bội thu, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng ăn bữa cơm. Vì vậy ngày này được gọi là “Tết đoàn viên” giống với ý nghĩa của tên gọi. Ngoài cách giải thích trên thì, mặt trăng vào ngày này rất tròn, mang ý nghĩa viên mãn tròn đầy nên cái tên Tết đoàn viên cũng được hiểu theo nghĩa này.

Nguồn gốc của ngày Tết đoàn viên

Theo văn bia được khắc ở chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức ở kinh thành Thăng Long cùng với nhiều hoạt động văn như lễ hội múa rối nước, đua thuyền và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh, Tết Trung thu thực sự được coi trọng khi còn được tổ chức xa hoa trong cung Vua, phủ Chúa.

Ngoài các bằng chứng mang tính lịch sử thì trong văn hóa dân gian nước ta cũng lưu truyền những sự tích về nguồn gốc của ngày Tết Trung thu với nhiều màu sắc như: Sự tích Hậu Nghệ và Hằng Nga, sự tích chú Cuội cung trăng, sự tích Thỏ Ngọc… Người Việt Nam chấp nhận và dung hòa tất cả để làm phong phú thêm cho nguồn gốc của ngày Tết Trung thu. Ngày nay, các hoạt động văn hoá nghệ thuật được tổ chức vào ngày Tết Trung thu, người ta vẫn thường xây dựng hình ảnh một cung trăng với 3 nhân vật: Chị Hằng, Thỏ Ngọc và Chú Cuội.

Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu

Ban đầu của Tết Trung thu là dịp để những người nông dân tạ ơn thần linh phù hộ và cùng nhau ăn mừng vụ mùa bội thu. Vì Tết Trung thu được tổ chức vào ngày Rằm Tháng Tám âm lịch, theo quan niệm dân gian thì đây là ngày mà mặt trăng sẽ tròn và sáng nhất trong năm nên ngày này cũng là dịp các cao nhân ngắm trăng và tiên đoán mùa màng cũng như vận mệnh quốc gia, dân tộc. Theo nhiều ghi chép, trăng thu nếu có màu vàng thì năm ấy trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hoặc màu lục thì năm đó sẽ xảy ra thiên tai còn nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ trở nên hưng thịnh.

Người Việt có truyền thống tặng cho nhau những cặp bánh Trung thu với hai loại vỏ bánh truyền thống là nướng và bánh dẻo, tượng trưng cho trọn vẹn, đầy đủ.

Vì sao lại gọi Tết trung thu là Tết đoàn viên?

Có câu hát rằng “quà nào bằng gia đình sum vầy tết nào vui bằng tết đoàn viên”. Đúng vậy, trong tâm thức của người Việt, Tết Trung thu là ngày lễ cực kỳ quan trọng mà tất cả các thành viên gia đình dù có đang ở nơi đâu cũng sẽ cố gắng sắp xếp để trở về nhà và đoàn tụ với gia đình, phá cỗ dưới ánh trăng sáng.

Trẻ em thích thú hát những bài hát Tết đoàn viên, chơi trò đeo mặt nạ, rước đèn ông sao… Người lớn vui vẻ bên mâm hoa quả, bánh trái cúng rằm, tỉ tê những câu chuyện trong cuộc sống. 

Có thể nói rằng, Tết Trung thu của người Việt luôn rộn rã tiếng cười của trẻ thơ và người lớn, ai ai cũng muốn được thả mình vào phút giây thiêng liêng này mà cố gắng về nhà để tề tựu cùng gia đình, vì thế mà Tết Trung thu còn được coi là Tết Đoàn viên.

Phong tục của người Việt trong ngày Tết đoàn viên

Trong ngày Tết đoàn viên hay còn gọi là Tết Trung thu thì người Việt thường những phong tục sau:

  • Phong tục tế thần mặt trăng (tế Nguyệt)

  • Phong tục ngắm trăng

  • Phong tục chơi đèn ông sao, đèn lồng

  • Thi bày mâm cỗ cúng trăng

  • Thi hát Trống quân

  • Múa lân, sư tử

  • Cắt bánh Trung Thu

Bánh trung thu – Món bánh truyền thống cho ngày Tết đoàn viên

Nhắc đến món ăn vào ngày Tết trung thu thì không thể thiếu những chiếc bánh nướng, bánh dẻo “huyền thoại”. Các loại bánh trung thu truyền thống có một lớp vỏ được cán rất mỏng, làm bằng bột mì, không quá nhiều hương vị và bao bọc bởi khối nhân rất ngọt.

Ngày nay, bánh Trung thu đã biến tấu nhiều hơn với các loại nhân khác nhau phù hợp với gu ẩm thực của từng người. Đa phần bánh trung thu hiện đại là sự cách tân về kiểu dáng, đa dạng về nguyên liệu cũng như nhân bánh như: khoai môn, đậu xanh, socola, cà phê, matcha…

Với những thông tin trên hy vọng chúng tôi đã giúp bạn biết về ngày Tết đoàn viên là gì? Hiểu hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết đoàn viên cùng với những phong tục được gắn liền với ngày lễ đầy ý nghĩa này. Cảm ơn và chúc các bạn có ngày Tết đoàn viên vui vẻ.

Tham khảo một số thiết bị bếp đang được khuyến mãi tại Siêu thị bếp Besthome

Tham khảo một số bài viết cùng chủ đề trung thi đang được quan tâm hiện nay

 

 

0

0

Bình chọn

Article Rating