TẾT TRUNG THU – NÉT VĂN HOÁ TUY CỔ XƯA NHƯNG GẦN GŨI CỦA NGƯỜI VIỆT
TẾT TRUNG THU – NÉT VĂN HOÁ TUY CỔ XƯA NHƯNG GẦN GŨI CỦA NGƯỜI VIỆT
Trung thu đã sớm đi vào tâm thức của tất cả mọi người trong Đất Nước Việt Nam. Hằng năm, cứ đến dịp Tết Trung thu, người thân, bạn bè lại quây quần bên nhau. Cùng nhau ngắm trăng, thưởng thức miếng bánh trung thu và chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống. Từ lâu, Tết Trung thu đã trở thành một ngày lễ khó hiểu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, nhưng bạn có bao giờ thắc mắc, Tết Trung thu có nguồn gốc từ bao giờ? Hãy cùng ToankieuNhat tìm hiểu đôi nét về ngày Tết Trung thu nhé!
NGUỒN GỐC NGÀY TẾT TRUNG THU
Trung thu, là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Từ xa xưa Ngày Rằm Tháng Tám đã trở thành một ngày tết truyền thống mang ý nghĩa thiêng liêng đối với con người Việt Nam. Ngày này, người người, nhà nhà đoàn tụ với nhau, trao tặng nhau những lời yêu thương, những cử chỉ ấm áp, ăn cùng nhau một bữa cơm đầm ấm. Hay chỉ đơn giản là mọi người ngồi nhâm nhi tách trà, ăn một miếng bánh trung thu và trò chuyện rôm rả về những niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống dưới ánh trăng dịu mát.
Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng 8, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra Tết Trung thu.
Không chỉ ở Việt Nam, Trung thu còn là ngày lễ của các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…
TẠI SAO TẾT TRUNG THU CÒN GỌI LÀ TẾT ĐOÀN VIÊN?
Tết Trung thu của người Việt cũng là một dịp lễ mà các thành viên trong gia đình cùng đoàn tụ bên nhau, quây quần bên mâm ngũ quả và cùng phá cỗ dưới ánh trăng. Trẻ em háo hức vì được đi rước đèn, đi xem múa lân, đeo những chiếc mặt nạ xinh xắn.
Tết Trung thu luôn là những giây phút hạnh phúc và vui vẻ vì gia đình được ở bên nhau, cùng nhau chuyện trò. Có lẽ vì vậy mà Tết Trung thu cũng chính là Tết Đoàn viên của người Việt.
Đối với người Việt Nam, ngày Tết trung thu không chỉ là ngày gia đình đoàn tụ, gắn bó, yêu thương. Đây còn là lúc để thể hiện sự biết ơn với tổ tiên, người đã sinh thành và nuôi nấng chúng ta, giành lại sự độc lập tự do cho đất nước, cho chúng ta một cuộc sống hòa bình như hiện nay. Thông qua việc thờ bánh trung thu, hoa quả để tri ân tới những người đã mất. Chúng ta thể hiện được lòng tôn kính, sự biết ơn thiêng liêng của mình.
PHONG TỤC ĐÓN TẾT ĐOÀN VIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
Ăn bánh Trung thu
Bánh Trung thu thường được làm vào dịp Tết Đoàn viên để cúng tổ tiên và cùng gia đình thưởng thức. Vào dịp này, bánh Trung thu cũng là một món quà ý nghĩa dành tặng những người yêu thương. Vào ngày Tết Đoàn viên, ở bên gia đình và thưởng thức những chiếc bánh Trung thu luôn là giây phút hạnh phúc nhất.
Rước đèn lồng Trung thu
Ngày rằm tháng 8 Âm lịch là thời điểm trăng đẹp và sáng nhất trong năm. Những ngày tháng 8 Âm lịch, trời thường dịu mát, ánh trăng trên cao tròn vành vạnh cùng những ngôi sao sáng tạo nên một bầu không khí nên thơ.
Trông trăng ngày Rằm cũng là một hoạt động nhiều người yêu thích vào dịp Tết Đoàn viên. Ai cũng muốn ở bên gia đình, gác lại những bộn bề của cuộc sống, cùng nhau ngắm trăng và chuyện trò. Đây chắc hẳn sẽ là những giây phút khó quên trong cuộc đời mỗi người.
Bày mâm Phá cỗ
Theo tục lễ, vào dịp Tết Đoàn viên hằng năm, các gia đình Việt lại tất bật chuẩn bị mâm ngũ quả, bánh kẹo cùng bánh dẻo, bánh nướng để thắp hương tổ tiên. Một hoạt động không thể thiếu đó là phá cỗ Trung thu, được các bạn nhỏ rất yêu thích. Đó là khi cả gia đình quây quần bên nhau cùng thưởng thức bánh kẹo, hoa quả,…
.
Múa lân Sư tử
Múa Lân hay múa Sư tử là bộ môn nghệ thuật dân gian có từ lâu đời, thường diễn ra vào mỗi dịp Tết Đoàn viên. Theo quan niệm xa xưa, con Lân tượng trưng cho sự may mắn và phú quý. Do đó, múa lân vào dịp Tết Trung thu là để hy vọng những điều may mắn, hạnh phúc sẽ đến với gia đình.
Ý NGHĨA CỦA TẾT TRUNG THU
Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu. Đây cũng là dịp để tình yêu gia đình thêm khăng khít, gắn bó.
Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Tết trung thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở các nước trong châu Á khác như:
*Ở Nhật Bản: Ngày nay, người Nhật không còn sử dụng lịch âm lịch, tuy nhiên Tết Trung thu vẫn được tổ chức rầm rộ và được gọi là Lễ ngắm trăng.
*Ở Hàn Quốc: Ngày lễ rằm tháng 8 ở Hàn Quốc có tên Chuseok. Kéo dài trong 3 ngày, là khoảng thời gian mọi người nghỉ ngơi và quanh quần bên gia đình, dù con cái ở xa cũng phải quay về đoàn tụ cùng cha mẹ.
Ở Thái Lan: Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch.
Ở Malaysia: Người Malaysia cũng thường làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8. Ngoài ra, họ cũng thắp đèn lồng trong ngày này. Trong ngày này, người dân cũng tổ chức múa lân, múa sư tử và các hoạt động vui chơi giải trí được yêu thích khác.
Ở Campuchia: Lễ hội trông trăng ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước khác.
Vào Tết trung thu, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên vừa để tỏ lòng nhớ ơn nguồn cội, vừa cầu bình an, may mắn cho người thân. Bên cạnh đó, Tết trung thu còn được biết đến là ngày “Tết thiếu nhi thứ hai” của trẻ em Việt Nam. Đây là dịp các bé cùng bố mẹ gắn kết, cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ, rước đèn ông sao, xem múa lân, tham gia các trò chơi dân gian.
Đối với người nông dân, ngày Tết trung thu còn mang ý nghĩa lớn lao, ngắm trăng đêm rằm để dự đoán mùa màng. Nếu trăng vàng sáng vằng vặc, năm đó sẽ trúng mùa tơ tằm. Trăng sáng màu xanh lục dự báo thiên tai sắp đến. Ngược lại, nếu trăng sáng màu cam gợi một tương lai đất nước thái bình, mùa màng tươi tốt.
Ngày hôm nay, không khí Trung thu đã và đang rộn ràng trên khắp cả nước. Các bạn nhỏ vô cùng háo hức mong được phá cỗ trông trăng với ánh đèn lồng, bánh dẻo bánh nướng, xem múa lân và chơi những trò chơi dân gian thú vị … Nhằm mang lại niềm vui, đầy ắp tiếng cười cho mùa trung thu thêm ý nghĩa, Tổ 17, KP Hương Phước, P, Phước Tân đã tổ chức chương trình “ Vui Tết Trung Thu” đầy màu sắc với nhiều hoạt động trải nghiệm lôi cuốn và hấp dẫn.Với sự góp mặt của Ban đại diện Trung tâm Bồi dưỡng Kỹ năng ToankieuNhat với tư cách là mạnh thường quân đến chung vui và trao quà cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong Khu phố.
Cùng với Chị MC Hằng Nga duyên dáng, với những tiết mục văn nghệ đặc sắc đã làm cho đêm Trung thu thêm ấm áp, ngập tràn tiếng cười trong niềm hạnh phúc.
ToankieuNhat sẽ luôn là một người bạn, một người đồng hành với tất cả Các Bạn Nhỏ đang theo học tại Trung tâm. Chúc các bạn có một đêm vui Trung thu thật ý nghĩa, nhiều niềm vui và hạnh phúc nhé!