Thăm Cố Đô Hoa Lư, khu di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Ninh Bình

Cập nhật lúc 10:53:00, 29/10/2016

Cố đô Hoa Lư mang nhiều công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch sử lớn lao, cùng với các lễ hội truyền thống được lưu truyền đến tận bây giờ, khiến bao du khách tò mò muốn ghé thăm

Hoa Lư

là kinh đô đầu tiên của Đại Cồ Việt, nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền,cũng như  từng là nơi đóng đô của các triều vua Đinh, Tiền Lê và Lý. Sau khi dời đô về Thăng Long (Hà Nội), thì nơi này đã trở thành Cố đô. Dù các triều vua không đóng đô ở Ninh Bình nữa, nhưng họ vẫn cho tu sửa, xây dựng thêm nhiều công trình kiến trúc ở đây như là chùa chiền, phủ, đình, lăng bổ,… 

Toàn cảnh Cố đô Hoa Lư
Toàn cảnh Cố đô Hoa Lư


Cố đô Hoa Lư

trở thành quần thể kiến trúc, di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt quan trọng, cần được hết sức gìn giữ của Việt Nam, và cũng là nơi được tổ chức UNESSCO công nhận là một trong bốn vùng lõi thuộc quần thể di sản Thế giới Tràng An. Cùng với bề dày thời gian lên tới hơn 1000 năm, nơi đây là nơi lưu giữ các di tích lịch sử qua nhiều thời đại.

Cố đô Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư

Vị trí

Toàn bộ khu di tích lịch sử  – văn hóa Cố đô Hoa Lư, bao gồm vùng bảo vệ đặc biệt, vùng đệm và các di tích như  động Thiên Tôn, chùa Bái Đính, đều nằm trong hệ thống núi đá vôi ở trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trực thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, giáp ranh giới hai huyện Gia Viễn và Hoa Lư. Nơi đây cách phía Nam thủ đô Hà Nội khoảng gần 100km.

Các di tích Cố đô Hoa Lư

Nơi đây là một quần thể kiến trúc, và mỗi kiến trúc lại mang một nét riêng, tất cả làm nên vẻ cổ kính và hào hùng của di tích lịch sử thời xưa. Các dấu tích – lịch sử vẫn còn lưu lại tại quần thể di tích rất đa dạng và phong phú, gồm các kiến trúc tường thành, hoàng thành, hang động, đền chùa, lăng mộ và nhiều loại công trình kiến trúc khác có giá trị lịch sử và văn hóa cao. Khu di tích Hoa Lư được chia làm 3 vùng:

1. Vùng bảo vệ đặc biệt

Vùng này bao gồm toàn bộ khu vực bên trong thành Hoa Lư, có các di tích như đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh và lăng vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, chùa Kim Ngân, bia Câu Dền, , chùa Cổ Am, , phủ Chợ, hang Bim, chùa Duyên Ninh, sông Sào Khê, một phần khu sinh thái Tràng An và tường thành, nền cung điện dưới lòng đất…

Đền thờ vua Lê Đại Hành
Đền thờ vua Lê Đại Hành
đền thờ Công chúa Phất Kim
Đền thờ Công chúa Phất Kim
Chùa Nhất Trụ
Chùa Nhất Trụ
Sông Sào Khê
Sông Sào Khê

2. Vùng đệm

Vùng đệm gồm khu vực cảnh quan hai bên sông Sào Khê và quần thể di tích Tràng An, bao gồm chùa và động Am Tiên, đình Yên Trạch, hang Muối, hang Quàn, hang Sinh Dược, hang Luồn, hang Địa Linh, hang Ba Giọt, hang Nấu Rượu, chùa Bà Ngô, đền Trần, phủ Khống, phủ Đột, động Liên Hoa, hang Bói,…

Khu di tích Am Tiên
Khu di tích Am Tiên
Hang Địa Linh
Hang Địa Linh

3. Các di tích liên quan

Các di tích liên quan mặc dù không nằm trên hai vùng trên, nhưng chúng có vai trò quan trọng trong thời kỳ nhà Đinh, bao gồm chùa Bái Đính, cổng Nam, cổng Động, động Hoa Lư, động Thiên Tôn, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh và các di tích thờ vua Đinh ở tỉnh Ninh Bình. 

Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính
Động Hoa Lư
Động Hoa Lư
Động Thiên Tôn
Động Thiên Tôn

Các lễ hội Cố đô Hoa Lư

Cố đô Hoa Lư

tổ chức rất nhiều lễ hội, với mục đính chính là tưởng niệm các vị vua đã có công xây dựng và gìn giữ đất nước, tiêu biểu là vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Trong các lễ hội được tổ chức ở đây thì Lễ hội Trường Yên, hay còn gọi là lễ hội cờ lau là lễ hội lớn nhất, có quy mô rộng lớn và sắp nâng tầm lên thành lễ hội quốc gia. Lễ hội Trường Yên mở ra để tưởng nhớ vị vua Đinh Tiên Hoàng, người từ nhỏ đã “dùng cờ lau phất giặc”, sau đó xây dựng nên kinh đô Hoa Lư lúc bấy giờ.

Lễ hội Trường Yên
Lễ hội Trường Yên


Ngoài lễ hội Trường Yên, thì cũng có các lễ hội khác diễn ra ở Cố đô Hoa Lư như là lễ hội đền Trần, lễ hội đền thờ Đinh Bộ Lĩnh, lễ hội chùa Nhất Trụ, lễ hội động Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội chùa Kim Ngân, lễ hội động Thiên Tôn, và lễ hội chùa Duyên Ninh.

Lễ hội đền Trần
Lễ hội đền Trần


Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư

quả thật là một công trình mang ý nghĩa lịch sử hết sức lớn láo mà thế hệ cha ông ta đã bỏ công gìn giữ và bảo tồn đến tận bây giờ. Hãy cùng về nơi đây để thăm lại cố đô xưa, sống lại với những giây phút hào hùng của lịch sử dân tộc.