Tham luận về văn hóa ứng xử trong trường mầm non
Văn hóa ứng xử
Như chúng ta đã biết trường học là cái nôi của nền giáo dục nước nhà. Nơi đào tạo, rèn dũa trẻ em từ khi chưa biết đọc biết viết trở thành những công dân có ích cho xã hội những công dân ấy có thể là những người nông dân trên cánh đồng, là công nhân lao động, hay anh bộ đội hoặc kỹ sư, bác sỹ hoặc là những lãnh đạo cấp nhà nước thì họ cũng đều được thừa hưởng nguồn tri thức từ nền giáo dục nước nhà vậy nguồn tri thức ấy bao gồm những gì? Chắc chắn không thể ngoài những kiến thức khoa học, kỹ năng sống. Vấn đề mà chúng tôi đề cập đến ở đây chính là một phần nhỏ trong nền giáo dục ấy: văn hóa ứng xử
-
Cách ứng xử của thầy với thầy
Tôn trọng bản thân thể hiện ở thái độ cư xử đúng mực và cách ăn mặc đẹp nhưng phù hợp với văn hóa nhà giáo, trang phục gọn gàng đúng quy định. (VD: Không mặc quần áo ngủ lên lớp, không mặc váy quá ngắn, áo sát nách, hở hang…) Tôn trọng mình là tôn trọng người khác. Làm đẹp cho mình là làm đẹp cho XH Làm sao để học sinh nhìn thầy cô giống như một tấm gương về mọi chuẩn mực
Sự tôn trọng đồng nghiệp được thể hiện ở cách giao tiếp lịch sự, lễ phép, kính trên, nhường dưới tôn trọng đồng nghiệp là tôn trọng tất cả các ý kiến của mọi thành viên trong nhà trường, dù là lời khen hay chê trách, cũng nên lắng nghe để rút kinh nghiệm cho bản thân. Góp ý với đồng nghiệp cần cởi mở, chân tình giúp đồng nghiệp tiến bộ tránh những lời nói gây tổn thương lòng tự trọng của người khác. Người nói phải có người nghe không làm việc riêng, không lướt webisitis khi hội họp
Tôn trọng công việc được thể hiện ở mọi khía cạnh: tôn trọng giờ giấc làm việc, không lãng phí thời gian làm việc tại trường học vào những việc riêng việc cá nhân, thực hiện đúng những quy định làm việc của nhà trường. Phòng làm việc phải khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ; ra khỏi phòng hoặc khi hết giờ làm việc, phải kiểm tra, tắt điện, khoá chốt các cửa bảo đảm an toàn trường học trước khi ra về.
2. Ứng xử giữa thầy với trò: Quan hệ thầy trò xưa nay là mối quan hệ đáng kính và đáng trân trọng. Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học, với tương lai.
Để không xảy ra những hiện tượng trên là những người làm công tác giáo dục chúng ta cần phải có trách nhiệm làm thay đổi những biểu hiện tiêu cực đó. Để học sinh kính trọng thầy cô, yêu quý bạn bè, yêu trường, yêu lớp thích đi học…GV cần nói năng đúng mực, nhẹ nhàng, thể hiện sự tôn trọng với các em. Khi giảng bài cần nhẹ nhàng, gần gũi, chỉ bảo ân cần, tỉ mỉ, giảng giải rõ ràng, mạch lạc dễ hiểu, không mắng mỏ, xúc phạm tới nhân phẩm học sinh. Khi học sinh tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ cần tuyên dương khen thưởng. Khi học sinh mắc lỗi cần phê bình nghiêm khắc; chọn lời lẽ khéo léo sao không gây tổn thương đến các em. Để làm được như vậy giáo viên cần phải có cách ứng xử đúng mực, có tinh thần trách nhiệm cao trong nhiệm vụ giáo dục. Với học trò phải nghiêm khắc nhưng vẫn gần gũi, độ lượng và bao dung.
Như vậy sẽ tạo ra niềm tin yêu, sự say mê và phấn khởi cho các em, đồng thời hiệu quả giáo dục vẫn tốt mà nghĩa thầy trò không bị mất đi.
3. Ứng xử giữa thầy cô với cha mẹ học sinh và cộng đồng
Thái độ với phụ huynh với cộng đồng cần thân thiện, cởi mở. Lời nói lịch sự. Nhã nhặn. Tránh lạnh lùng, ít giao tiếp hoặc không chào hỏi khi có khách tới trường tới lớp. Khi phụ huynh HS cần tư vấn GV cần hướng dẫn, trao đổi khéo léo, nhẹ nhàng, tôn trọng, mang tính hợp tác cao.
Văn hóa ứng xử học đường thực chất là đề cập đến các giá trị, chuẩn mực văn hóa, cử chỉ, lời nói của cán bộ, giáo viên, học sinh trong giao tiếp giữa thầy cô với đồng nghiệp, thầy cô với học trò, thầy cô với cộng đồng….. Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục các thế hệ học sinh.
Vì vậy, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong môi trường giáo dục.