Thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ được giới thiệu cho học sinh từ cấp tiểu học, lên cấp trung học cơ sở, cả hai đều được dạy thành bài riêng biệt. Tuy vậy, vẫn có rất nhiều em học sinh cảm thấy khó trong việc phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Quả thực, để nhận diện và phân biệt rạch ròi, nhanh chóng thành ngữ với tục ngữ cũng không phải là một việc dễ dàng gì, chưa kể, hiện tại chưa phải tất cả mọi người đều thống nhất với khái niệm về hai loại trên. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thềm về thành ngữ và tục ngữ.

1. Thành ngữ là gì?

Theo chương trình môn Ngữ Văn lớp 7, thành ngữ được định: “Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa nhất định hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…”

 Một tranh minh họa về một thành ngữ Việt Nam

Khái niệm thành ngữ là gì?

Xét về mặt ngữ pháp thì thành ngữ chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ.

Ví dụ: thành ngữ “Đục nước béo cò” có hai nghĩa: nghĩa bóng và nghĩa đen.

Nghĩa bóng: “Đục nước” ở đây có nghĩa chỉ cơ hội. Một điều thú vị hơn là tạo sao “đục nước” lại chỉ béo mỗi chú cò và chính cò là biểu hiện của kẻ cơ hội? Mỗi lần nước đục, cảnh đàn cá tranh ăn, cá lớn nuốt cá bé khuấy động cả một vùng chính vì thế vò trở thành kẻ được lợi, biểu trưng cho hạng người cơ hội, trở thành kẻ cướp công, được lợi sau cuộc chiến cá ăn cá ấy.

Nghĩa bóng: Cò là một loài vật đêm ngày lặn lội kiếm con ốc, bắt con tôm, con cá trên đồng ruộng. Phải nhọc nhằn lắm, may ra cò mới kiếm được miếng ăn hàng ngày. Thế những, trong các vụ cày bữa, ruộng nước đục ngầu, bùn, lấm làm cho cá tôm ở dưới nước không chịu được phải ngoi mình lên mặt nước. Thế là chẳng vất cả bao công, cứ thế cò chén những con vật xấu số do hoàn cảnh “đục nước” mà phải ngoi mình làm mồi cho nó. Biết lợi dụng vụ cày bừa, với những chân ruộng đục nước, cò có thể kiếm chác, nuôi thân béo mầm. Đó là ý mà câu thành ngữ muốn nói đến.

2. Tục ngữ là gì?

Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7 định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần và nhịp điệu, hình ảnh. Nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta đúc kết về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội). Được nhân dân vận dụng vào đời sống, từ suy nghĩ, lời ăn tiếng nói”. Hoặc theo một định nghĩa khác: “Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc”. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục.

Tục ngữ là gì?  Một câu tục ngữ Việt Nam quen thuộc

Một câu tục ngữ Việt Nam quen thuộc

Ví dụ: câu tục ngữ Việt Nam: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói lên truyền thống quý báu của dân tộc ta chính là tình thương người, yêu thương giúp đỡ người khác. Chúng ta sống ở đời con người cần sống nhân hậu chân thành, có trái tim thương người biết giúp đỡ kẻ hoạn nạn, yêu thương chính đồng loại của mình. Dù có là ai đi chăng nữa thì chúng ta vẫn là con người, là những người có tim, có phổi, cũng biết xót xa thương cảm với nhau không thể thân ai nấy lo được. Bài học về tình người được ông cha ta gửi gắm vào những tục ngữ mong muốn gắn kết con người, không nên sống quá ích kỉ và thiếu tình thương được.

3. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Về hình thức:

Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo và biểu thị 1 ý nghĩa cụ thể. Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ cố định có nghĩa nhưng chưa phải là 1 câu hoàn chỉnh. Cho nên người ta gọi là “câu tục ngữ” chứ không gọi “câu thành ngữ”. Thành ngữ và tục ngữ đều có thể có vần hoặc không có vần. Nhưng nếu có vần thì thành ngữ thường mang vần lưng, còn tục ngữ phổ biến vần liền và vần cách.

Về nội dung:

Tục ngữ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường nó là đúc kết những kinh nghiệm tăng gia sản xuất, hiện tượng đời sống,…

Còn thành ngữ mang ý nghĩa nhất định nhưng phải gắn với các thành tố khác để tạo câu và ý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh nhắc đến. Thành ngữ thông thường là những đánh giá, thể hiện tính cách, quan điểm,…của con người. Thành ngữ thường chỉ xuất hiện là một vế đứng trong câu. Còn tục ngữ hoàn toàn có thể đứng độc lập để tạo câu.

Thành ngữ diễn đạt khái niệm nên thành ngữ có chức năng định danh, còn tục ngữ diễn tả các phán đoán nên tục ngữ có chức năng thông báo. Trong ngôn ngữ, chức năng định danh được thực hiện bài các từ ngữ, cho nên việc sáng tạo thành ngữ về thực chất là một trong những hình thức sáng tạo từ ngữ để đáp ứng yêu cầu đặt tên cho những sự vật, hiện tượng mới. Do đó, thành ngữ là một hiện tượng thuộc lĩnh vực ngôn ngữ. Còn tục ngữ khi thực hiện chức năng thông báo của nó thì có bản chất là một hoạt động nhận thức, nằm trong lĩnh vực những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người như khoa học, nghệ thuật, văn học…

Có rất nhiều sách về Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam

Có rất nhiều sách về Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam

Ta có thể khẳng định sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ về cơ bản là sự khác nhau giữa một hiện tượng ngôn ngữ với một hiện tượng ý thức xã hội. Do đó, thành ngữ chủ yếu là đối tượng nghiên cứu của khoa học ngôn ngữ. Còn tục ngữ, tuy có nhiều mặt đáng được khoa học ngôn ngữ chú ý, song về cơ bản cần được nghiên cứu như là một hiện tượng ý thức xã hồi, một hiện tượng văn hoá, tinh thần của nhân dân lao động.

4. Một số thành ngữ và tục ngữ thường gặp

Thành ngữ:

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng.

Có thực mới vực được đạo.

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.

Nước chảy đá mòn.

Trứng không hơn vịt.

Một điều nhịn là chín điều lành.

Đời cha ăn mặn đời con khát nước.

Chân cứng đá mềm.

Gái có chồng như đeo gông cổ.

Giàu vì bạn sang vì vợ.

Cõng rắn cắn gà nhà.

Há miệng chờ sung.

Gửi trứng cho ác.

Tục ngữ:

Học thầy không tày học bạn.

Thương người như thể thương thân.

Cái răng, cái tóc là góc con người.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Trông mặt mà bắt hình dong.

Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Sa cơ lỡ vận.

Nhập gia tùy tục.

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.

Cao cờ không bằng cao cổ.

Con giun xéo lắm cũng quằn.

Cọp chết để da, người chết để tiếng.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

Gieo nhân nào gặp quả nấy.

Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.

Đói cho sạch, rách cho thơm.

Trên đây là nội dung về khái niệm của thành ngữ, tục ngữ và phân biệt thành ngữ, tục ngữ. Hy vọng bài viết này có thể giúp cho các bạn học sinh hiểu hơn về phạm trù văn học dân gian và không còn bị nhầm lẫn giữa các khái niệm thành ngữ và tục ngữ.

Xem thêm: