Thay cát trong bát hương Ông Địa đúng cách đảm bảo tài vận cho gia đình
Bát hương là đồ vật thờ cúng quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ bàn thờ nào, từ nơi thờ tự tại gia đến những Đình, Chùa trang nghiêm. Do đó, bất cứ hành động nào liên quan đến bát hương cũng cần được chú ý, đặc biệt là việc thay cát trong bát hương Ông Địa cần thực hiện thật chuẩn chỉnh.
1. Bàn thờ Ông Địa đầy đủ bao gồm những vật phẩm gì?
Tập tục thờ cúng Ông Địa, Ông Thần Tài là một nét đẹp văn hóa rất phổ biến của các gia đình Việt với mong muốn gia đạo được bình an, hưng vận khí, buôn may bán đắt và chiêu dụ tài lộc. Việc xây dựng bàn thờ Ông Địa chuẩn nhất, trang nghiêm nhất cần trang bị đầy đủ các vật phẩm sau đây:
-
Tượng Ông Địa, Ông Thần Tài: thường thấy nhất là chất liệu sứ. Đây là 2 vị thần quan thường đi chung với nhau. Trên bàn thờ gia chủ nên đặt ông Thần tài ở bên trái và bên phải là Ông Địa;
-
3 hũ tam tài: gạo – muối – nước. Theo quan niệm thờ cúng dân gian, gạo – muối và nước là những vật cần có trong cuộc sống hàng ngày, tượng trưng cho một cuộc sống no đủ và ấm êm. Đối với 3 hũ tam tài nên được cúng trên bàn thờ từ đầu năm đến cuối năm, khi sang năm mới mới thay, ngụ ý tượng trưng cho phúc lộc viên mãn cho gia chủ suốt cả năm;
-
Bát hương Ông Địa – Thần Tài: Đây là vật phẩm không thể thiếu trên bất cứ bàn thờ nào. Tốt nhất khi đặt bát hương mới trên bàn thờ Ông Địa – Thần Tài mới lập cần phải mời thầy đến để làm những thủ tục thu hút tài vận và tích tụ vận may cho gia chủ. Khi thờ cúng, tuyệt đối không di chuyển bát hương Ông Địa – Thần Tài, tránh động chạm đến bát hương dễ khiến cho tài lộc bị tiêu tán;
-
Lọ cắm hoa tươi: đặt bên tay phải trên bàn thờ, không trưng hoa giả, hoa đã khô héo;
-
Đĩa trưng bày trái cây: đặt bên tay trái đối xứng với lọ hoa. Gia chủ nên thay hoa quả hàng ngày, đặc biệt vào mùng 1, ngày rằm và các ngày mùng 10 âm hàng tháng;
-
5 chén nước xếp hình chữ Thập: tượng trưng cho ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương) và ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
-
5 củ tỏi: giúp xua đuổi tà ma, ngạ quỷ và điềm xấu vào nhà;
-
Ông Cóc: hay còn gọi là Thiềm Thừ – linh thú chỉ đứng sau Tỳ Hưu về việc mang lại tài lộc cho gia chủ. Ông cóc ngậm đồng tiền quay mặt ra ngoài vào ban ngày mang lại may mắn, hóa giải vận khí xấu, đón tài lộc, ban đêm quay ông cóc vào trong nhà với ý nghĩa là cóc ngậm tiền vàng nhảy vào nhà;
-
Bát tụ lộc: tô sứ đẹp, đổ đầy nước và rắc cánh hoa tươi đón lấy sinh khí và tài lộc cho gia chủ.
2. Thay cát trong bát hương Ông Địa khi nào?
Có thể thấy bát hương là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ Ông Địa. Thông thường vào dịp kết thúc năm cũ, chuẩn bị đón chào năm mới, các gia đình thường tiến hành thay cát trong bát hương Ông Địa, rút tỉa chân hương nhằm xua đi những điều không may, xui xẻo trong năm cũ và mong chờ những may mắn, tiền tài lộc phát trong năm mới sắp đến. Để việc thay cát trong bát hương Ông Địa được chuẩn chỉnh nhất, gia chủ cần phải xác định được ngày giờ tốt để thực hiện công việc này.
Theo tập tục lưu truyền từ người xưa, bát hương trên bàn thờ là vật phẩm thờ cúng không được tùy ý xê dịch. Vì khi bát hương bị xê dịch có thể làm đảo lộn, gây xào xáo và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Do đó thời điểm nên thực hiện thay cát trong bát hương Ông Địa, kèm theo việc rút chân hương nên thực hiện trong giai đoạn từ 23 tháng chạp âm lịch đến trước 30 Tết hàng năm.
3. Cách thay cát trong bát hương Ông Địa
Trước khi thực hiện thay cát trong bát hương Ông Địa, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ để thể hiện sự cung kính thành tâm. Kế tiếp, khi chuẩn bị bắt tay vào việc, gia chủ cần thắp 1 nén hương thành ý rồi mới bắt đầu thực hiện thay cát trong bát hương Ông Địa kèm rút chân hương.
3.1. Rút bớt chân hương trước khi thay cát trong bát hương Ông Địa
Rút bớt chân hương nên được thực hiện riêng rẽ với việc thay cát trong bát hương Ông Địa. Khi rút chân hương trên bàn thờ Ông Địa cần thực hiện từ từ, nhẹ nhàng từng chân hương một. Nếu muốn có thể để lại những chân hương đẹp nhất, thường để lại trên bát hương số lượng chân hương là số lẻ, ví dụ 3 – 5 – 7- 9. Những chân hương sau khi rút ra khỏi bát hương Ông Địa không nên trực tiếp vứt đi mà nên đốt hoặc đem cắm vào gốc cây xung quanh nhà.
3.2. Nên bỏ “cát” gì vào bát hương Ông Địa?
Từ xa xưa, trong tập tục thờ cúng của người Việt vẫn luôn sử dụng tro nếp (tro đốt từ rơm nếp) để làm “cát” chứa trong bát hương. Sử dụng tro nếp vừa thơm vừa mềm, lại còn rất chắc chắn và dễ cắm hương, giúp giữ chân hương chắc, không bị xô ngã.
Người ta còn cho rằng sử dụng tro nếp thơm để làm “cát” chứa trong bát hương là một dạng bày tỏ lòng hiếu kính với bề trên, và cũng là một hành động giữ gìn văn hóa tín ngưỡng tâm linh tốt đẹp, mong mưa thuận gió hòa, gia đình mạnh khỏe, thuận lợi hanh thông. Khi tiến hành đốt rơm nếp để lấy tro, tro sau khi thư được sẽ thuộc hành thổ, tạo tiền đề cho sự vững chãi của bát hương, nôm na được bí như một nơi cư ngụ của các bậc bề trên.
Ngày nay, chúng ta có thể dùng rơm tươi phơi khô, sau đó đem hóa tro và dùng chính lượng tro này để thay làm cát cho bát hương. Đối với những gia đình ở thành thị không thực hiện hóa tro được có thể mua sẵn tro dùng để cho vào bát hương là được.
3.3. Thay cát trong bát hương Ông Địa như thế nào?
Khi thay cát trong bát hương Ông Địa động tác của người thực hiện cần dứt khoát, tránh xê dịch bát hương quá nhiều:
-
Gia chủ thực hiện cần chuẩn bị 1 miếng khăn hoặc 1 tấm vải để trải lên bàn, sau đó nhấc dứt khoát bát hương ra;
-
Đổ lớp tro cát cũ đã qua sử dụng trong bát hương, giữ lại 1/3 tro cũ bên trong bát;
-
Dùng khăn sạch mềm, sạch, bao bọc xung quanh bát hương, sau đó đổ thêm cát mới vào sao cho chiều cao của lớp tro cát mới chiếm khoảng 2/3 lượng tro cát có trong bát hương;
-
Lau sau sạch bát hương, sau đó nhấc dứt khoát bát hương lên và để lại chỗ cũ;
-
Sau khi đã thay cát trong bát hương Ông Địa,
tiếp theo hãy chọn 3 – 5 chân hương đã qua sử dụng, sau đó chụm lại rồi cắm lại vào trong bát.
Trong trường hợp gia chủ không muốn thay cát trong bát hương Ông Địa mà chỉ muốn làm vơi đi lớp tàn hương trong bát, gia chủ có có thể dùng muỗng sạch sau đó xúc bớt tro cũ trong bát hương ra ngoài là được.
4. Gia chủ cần lưu ý những gì khi thay cát trong bát hương Ông Địa?
-
Không đổ quá nhiều tro cát vào bát hương cũng như không được đổ ít quá, cần canh tỉ lệ tro cát cũ và mới cho vào như hướng dẫn ở trên.
-
Lau dọn bàn thờ thật sạch sẽ trước khi đặt bát hương đã thay cát trở lại bàn thờ;
-
Không nên đổ cát (loại cát xây dựng) vào bát để cắm hương. Theo quan niệm phong thủy cho rằng cát là thứ bụi bặm, ô uế, không nên đổ vào một vật linh thiêng để thờ phụng. Tốt nhất nên lấy tro đun bếp được đun bằng rơm;
-
Đồ dùng để lau dọn bàn thờ như chổi, khăn lau, khăn khô… đều là đồ sạch, mới, hoặc được dùng riêng cho lau dọn bàn thờ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu được quy trình thay cát trong bát hương ông Địa. Nếu cần tư vấn chi tiết về phong thủy và lựa chọn vật phẩm cúng phù hợp hãy liên hệ ngay với Vạn An Lộc để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé!