Thi bằng lái xe ô tô: Học phí, quy trình, điều kiện,.. năm 2023
Muốn thi bằng lái xe ô tô thì cần những điều kiện gì, quy trình học như thế nào? Dưới đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được để giải đáp các thắc mắc trên của bạn.
1. Chi phí học và thi bằng lái xe ô tô bao gồm những khoản gì?
Chi phí đào tạo thi bằng lái xe ô tô chính là khoản phí mà thí sinh dự phải trả cho quá trình chuẩn bị, học tập trước khi bước vào kì thi sát hạch chính thức.
Mục lục bài viết
1.1 Học phí đăng ký học lái xe ô tô
Thông thường, học phí thi bằng lái ô tô sẽ bao gồm:
-
Chi phí làm hồ sơ
-
Chi phí học lý thuyết
-
Chi phí học thực hành
Trong đó, chi phí học lý thuyết sẽ chi trả cho giáo viên, tài liệu học, địa điểm và các vật dụng phục vụ cho quá trình học. Chi phí học thực hành gồm có: học phí cho giáo viên, phí thuê xe, thuê bãi để học lái. Mức giá để thi bằng lái xe ô tô hiện nay của các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe trong năm 2023 sẽ dao động từ 11 – 16 triệu đồng.
1.2 Lệ phí thi bằng lái xe ô tô
Khi tham gia kì thi sát hạch, thí sinh sẽ nộp các khoản phí sau:
-
Phí sát hạch lý thuyết: 90.000 VNĐ/lần
-
Phí sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 VNĐ/lần
-
Phí sát hạch thực hành trong hình: 300.000 VNĐ/lần
2. Điều kiện để được thi lái xe ô tô là gì?
Để tham gia thi bằng lái xe ô tô, thí sinh cần phải có các điều kiện về độ tuổi và sức khỏe theo quy định.
2.1 Điều kiện về độ tuổi
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY:
Hot line 098 818 7771
Tổng đài 1900 0329
FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ:
2.2 Điều kiện về sức khỏe
Đối với điều kiện sức khỏe, thí sinh cần phải thực hiện khám sức khỏe tại các cơ sở theo quy định. Người muốn dự thi lái xe ô tô cần phải có sức khỏe ổn định, tỉnh táo để điều khiển hành vi và chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Những trường hợp sau đây sẽ không được dự thi bằng lái xe ô tô:
-
Người bị rối loạn tâm thần cấp tính hoặc đã chữa khỏi nhưng chưa quá 24 tháng.
-
Người bị rối loạn tâm thần mãn tính
-
Người có thị lực dưới 5/10
-
Người có khuyết tật về mắt như quáng gà, bệnh chói sáng
-
Bị khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên
-
Bị khuyết tật cụt 1 bàn chân trở lên
3. Quy trình học lái xe ô tô như thế nào?
Nhìn chung nếu muốn học lái xe ô tô, học viên sẽ phải trải qua 5 bước.
- Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký học và khám sức khỏe
Việc đầu tiên là cần tìm một trung tâm đào tạo uy tín, chất lượng. Các giảng viên sẽ tư vấn cho bạn khóa học phù hợp và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp pháp. Sau khi hồ sơ đã hợp lệ, trung tâm sẽ tiến hành ký hợp đồng đào tạo. Thời gian học sẽ được tính bắt đầu khi ký hợp đồng.
- Bước 2: Học lý thuyết tại trung tâm
Khi hoàn thành việc ký kết đào tạo, các đơn vị sẽ bắt đầu giảng dạy các buổi học lý thuyết. Những kiến thức trọng tâm cần nắm vững bao gồm: các loại biển báo, biển chỉ dẫn, luật giao thông, các bộ phận cơ bản của xe, cách xử lý những lỗi khi tham gia giao thông,..
Bên cạnh đó, học viên sẽ được cung cấp bộ tài liệu phục vụ cho việc ôn tập. Việc học lý thuyết có thể linh hoạt về thời gian và địa điểm cho các học viên tham gia.
- Bước 3: Học lái xe tại sân tập thực hành
Sau khi đã nắm vững phần nội dung lý thuyết, các giảng viên hướng dẫn sẽ cho bạn học nội dung thực hành. Ở nội dung này sẽ có 2 phần chính là thực hành lái xe tại sân tập và lái xe đường trường. Thời gian thực hành sẽ kéo dài hơn lý thuyết để các học viên có thể nắm vững các kỹ năng điều khiển và xử lý tình huống giao thông thực tế.
- Bước 4: Thi chứng chỉ tốt nghiệp
Sau khi kết thúc khoá học tại trung tâm, mỗi học viên sẽ phải tham gia kỳ thi để lấy chứng chỉ tốt nghiệp. Kỳ thi này bao gồm phần lý thuyết và thực hành và cơ chế chấm điểm tương tự như kỳ thi sát hạch chính thức. Sau khi có chứng chỉ tốt nghiệp, học viên mới đủ điều kiện để dự thi sát hạch lái xe ô tô.
- Bước 5: Dự thi sát hạch bằng lái xe ô tô
Đây là bước quan trọng, quyết định kết quả của cả quá trình học. Mỗi thí sinh sẽ trải qua các phần thi về ký thuyết và thực hành theo quy định chung của Bộ Giao thông Vận tải. Nếu vượt qua cả 2 nội dung thi này, thí sinh sẽ đủ điều kiện để được cấp bằng lái xe ô tô.
Trong trường hợp không vượt qua được kì thi sát hạch, thí sinh sẽ phải đăng ký thi lại.
4. Hồ sơ thi bằng lái xe ô tô bao gồm những gì?
Để có một bộ hồ sơ đăng ký thi lấy bằng lái xe ô tô đầy đủ, học viên cần chuẩn bị tất cả những giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký thi sát hạch lái xe ô tô
Mẫu đơn này sẽ có mẫu sẵn tại các đơn vị tiếp nhận hồ sơ. Học viên chỉ cần đến và viết thông tin lên tờ đơn.
- Bản sao CMNN/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng
Những giấy tờ này không cần phải công chứng, chỉ cần bản photo
- Giấy khám sức khỏe dành cho người lái xe
Giấy này được cấp bởi bệnh viện tuyến huyện trở lên, với thời hạn không quá 6 tháng. Học viên có thể tự đi khám ở bệnh viện ngoài hoặc khám thông qua bệnh viện liên kết của trung tâm đào tạo.
- 10 ảnh 3*4 hoặc 4*6
Học viên có thể tự chụp ở ngoài hoặc chụp miễn phí ở trung tâm đào tạo.
- Bản sao các loại giấy phép lái xe khác đang sở hữu (nếu có)
5. Hướng dẫn thi bằng lái xe ô tô đỗ 100%
5.1 Phân chia thời gian học và ôn tập hợp lý
Khi học ở các trung tâm đào tạo, bạn sẽ bị giới hạn khoảng thời gian học lý thuyết và tập luyện thực hành.
Đối với lý thuyết, sau khi trải qua thời gian học 3 tháng dài, bạn có thể dễ quên hoặc nhớ nhầm nội dung dù trước đó đã học rất nhiều. Bởi vậy, trong khoảng thời gian nước rút vào 2 tuần cuối trước khi thi, hãy ôn tập lại thật kỹ.
Về phần nội dung thực hành, bạn cũng không nên học dồn trong 2 tháng đầu vì như thế, lúc thực hiện bài thi có thể bị quên và phản xạ kém. Nếu không có xe riêng để tập, nên tập trung học vào tháng cuối trước khi thi sát hạch để có khả năng điều khiển và phản xạ tốt nhất.
5.2 Sử dụng các “mẹo” khi thi phần lý thuyết
Với số lượng nội dung câu hỏi tương đối lớn, ngoài việc ôn tập chăm chỉ, thí sinh có thể tham khảo những “mẹo” thi hay ho. Ví dụ như:
-
Chọn tất cả các đáp án có chứa cụm từ “Chấp hành” hoặc “Không được”.
-
Chọn tất cả các đáp án có chứa từ “Phải” ở phần đầu câu. Nếu có nhiều hơn 1 đáp án bắt đầu bằng từ “Phải” thì chọn đáp án có số chữ dài nhất.
-
Chọn câu trả lời có cụm “Tất cả các đáp án trên” với những câu hỏi hành vi bị cấm trong lái xe; đạo đức, văn hóa nghề lái xe và kinh doanh vận tải.
-
…
5.3 Đặc biệt lưu ý khi tham gia bài thi thực hành
Bài thi xuất phát
Khi bắt đầu nhận được tín hiệu xuất phát từ hệ thống, thí sinh cần bình tĩnh vào số 1 sau đó tập trung cảm nhận chân ga rồi phối hợp với chân côn nhịp nhàng. Lưu ý, khi xuất phát phải bật đèn xi-nhan trái để không bị trừ điểm.
Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
Bài này tương đối đơn giản, dừng xe sao cho 2 bánh trước nằm giữa 2 vạch là được. Đa số các sân sát hạch sẽ có vạch hoặc một vật bất kỳ để làm mốc cho thí sinh dừng xe đúng vị trí.
Dừng và khởi hành xe ngang dốc (đề pa)
Phần thi khó nhằn này thường khiến nhiều thí sinh bị trượt nhất. Bởi vậy, cần lưu ý nếu muốn đạt điểm tuyệt đối ở bài thi này, bạn cần dừng trước vạch không quá 50cm. Sau đó dùng chân đạp nhanh chân côn, chân phanh và kéo phanh tay để khiến xe dừng hẳn.
Tiếp theo, thực hiện thao tác đạp ga lên khoảng 3000 vòng, nhả côn từ từ để xuống 1500 vòng rồi hạ phanh tay cho xe leo dốc. Lưu ý, cần nhả phanh tay từ từ để xe không bị trôi, nếu quá 30 giây mà thí sinh không qua được dốc thì sẽ bị loại ngay lập tức.
Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông
Với phần thi này, thí sinh nên chủ động dừng lại trước vạch sơn. Khi đèn đỏ chỉ còn khoảng 3 – 4 giây thì nhả côn từ từ rồi nhấn thêm chân ga để di chuyển.
Lùi xe vào chỗ đỗ (lùi chuồng)
Bài thi này cũng gây khó khăn cho không ít người. Việc đầu tiên, thí sinh cần căn bằng gương trái bên lái, khi gương qua tầm giữa chuồng thì đánh hết vô lăng sang phải đến khi nào phần gương bên trái nhìn thấy cửa chuồng. Lúc này, hãy lùi thật chậm và nhanh tay trả vô lăng về bên trái để hoàn thành.
Ghép ngang
Khi xe tiến về cách mép lề và cửa chuồng khoảng 50cm, hãy đánh hết vô lăng sang phải để thân xe nằm gọn trong vị trí đỗ. Đồng thời, quan sát thấy đuôi xe vào đến nửa chuồng thì trả lái sang bên trái. Lưu ý, cần lùi chậm để có thời gian quan sát, đánh lái hợp lý.
Thay đổi số trên đường thẳng (tăng tốc)
Khi xe di chuyển đến vị trí có biển tăng số thì mới được phép tăng lên số 3. Tại thời điểm xe đi qua biển báo tối thiểu 20km/h, tốc độ phải trên 20km/h và đang ở số 3. Đến khúc có biển báo tốc độ tối đa 20km/h thì thí sinh phải giảm tốc độ và về số 2.
Dừng khẩn cấp
Khi có hiệu lệnh của còi hoặc đèn phát tín hiệu, thực hiện đạp côn và phanh cho xe dừng hẳn sau đó dùng tay nhấn đèn báo sự cố. Khi có tín hiệu được phép đi tiếp thì từ từ nhả côn lăn bánh. Cần lưu ý, không tắt đèn báo sự cố cho đến khi có tín hiệu được phép đi tiếp để tránh bị trừ điểm.
Về đích (bài thi cuối cùng)
Đối với phần thi này, thí sinh cần bật xi-nhan phải trước khi về đích để bảo toàn số điểm tuyệt đối. Sau khi kết thúc, sẽ có loa thông báo kết quả.
Phần thi đường trường
Phần thi đường trường được đánh giá là tương đối dễ vượt qua. Tuy nhiên, thí sinh nên quan sát những người thi trước mình để có thể rút kinh nghiệm trước khi đến lượt mình.
Hiện nay, các kỳ thi bằng lái xe ô tô được tổ chức nhiều đợt cho những người có nhu cầu. Các thí sinh khi tham gia cần phải ôn tập lý thuyết và thực hành thật tốt để có thể vượt qua kỳ thi dễ dàng nhất.
Tin tức khác:
> Thi bằng lái xe b1 là gì? Cách học và thi bằng lái xe B1
5/5 – (2 votes)