Điểm sáng thị trường bán lẻ 2021 – Bài 1: Doanh nghiệp nội tăng M&A

Đáng quan tâm, trong nghành mua và bán và sáp nhập ( M&A ), những doanh nghiệp Việt Nam trong vai trò bên mua đang dần cân đối vị thế cho thấy sức sống và sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ trong nước .

Đồng thời, lĩnh vực này đã góp thêm một điểm sáng đáng khích lệ cho thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2021, với sự tăng trưởng của doanh nghiệp nội và nhập cuộc tích cực của doanh nghiệp ngoại. Để có thể nhìn nhận rõ hơn về những điểm sáng này, TTXVN thực hiện chùm 3 bài viết về thị trường bán lẻ 2021.

Bài 1: Doanh nghiệp nội tăng M&A

Theo Bộ Công Thương, xu hướng mua bán và sáp nhập (M&A) hay còn gọi là hoạt động tập trung kinh tế trên thị trường trong 2 năm tới sẽ tăng mạnh; trong đó số hồ sơ thông báo gửi đến có khoảng từ 30 – 40% số hồ sơ liên quan các giao dịch được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam. Điều này cho thấy, xu hướng hồi phục và tăng tốc của hoạt động M&A trên thế giới sẽ lan tỏa đến thị trường trong nước và những hoạt động kinh doanh theo chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng gia tăng. Trong đó, Việt Nam là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị này và đang chứng tỏ sức hút đối với dòng vốn ngoại.

Nhà đầu nội vươn lên

Chú thích ảnh
 Siêu thị Lan Chi mart (thành phố Vĩnh Yên) luôn cung ứng đủ các mặt hàng thiết yếu đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN

Thị trường M&A Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với nhiều thương vụ được thực hiện thành công. Theo đó, thị trường này được đánh giá là một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hơn thế nữa, thị trường M&A Việt Nam đã thể hiện sự ổn định cao, thậm chí tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Theo số liệu của KPMG Việt Nam (Công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, tư vấn, pháp lý…), trong 10 tháng năm 2021, thị trường M&A đã thu hút 8,8 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020 và 13,7% so với năm 2019. 

Đồng thời, hơn 500 số thương vụ được công bố trong 10 tháng năm 2021. Các ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, bất động sản và tài chính chiếm tỷ lệ 58% tổng giá trị các giao dịch M&A. 

Thị trường tiếp tục được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư ngoại, nhưng đáng chú ý là tỷ trọng giá trị M&A của doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đang có xu hướng tăng lên. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2021 đã có 1,6 tỷ USD được thực hiện từ cộng đồng nhà đầu tư trong nước. Trong đó, có khoảng 1,13 tỷ USD, với 11 thương vụ được thực hiện bởi 5 công ty hàng đầu của Việt Nam, gồm: Vingroup, Masan, NovaLand, Hoà Phát, Vinamilk. Sự thu hút của thị trường M&A ngày càng tăng tại Việt Nam, không chỉ qua sự tăng trưởng của tổng giá trị giao dịch, mà còn qua giá trị bình quân trong mỗi giao dịch với ngày càng nhiều thương vụ có giá trị trên 100 triệu USD.

Những con số trên cho thấy, triển vọng của kinh tế Việt Nam có thể coi là tích cực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Việt Nam đang có nhiều nỗ lực vượt qua những thách thức và nắm bắt những cơ hội trở thành điểm dừng chân của làn sóng đầu tư mới của khu vực khi có xu hướng tái chuyển dịch dòng vốn toàn cầu.

Theo một số chuyên gia, M&A đã trở thành một phần quan trọng trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có những thách thức với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tham gia thị trường M&A, đó là tạo ra giá trị cho các doanh nghiệp mà họ mua. 

Nhiều thương vụ có thể mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành do một số vướng mắc như đi lại, thẩm định… nhưng hàng loạt giao dịch vẫn diễn ra do cơ hội và tiềm năng tại thị trường Việt Nam cực kỳ hấp dẫn. Thị trường M&A đang trở thành lựa chọn quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp và cũng là cách thức để doanh nghiệp thu hút nhân tài. 

Còn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhận định, sau hai năm đối mặt không ít khó khăn do tác động của dịch COVID-19, cộng đồng doanh nghiệp đã rất nỗ lực tìm kiếm mô hình tăng trưởng mới hoặc cơ cấu lại để thích nghi với bối cảnh biến động nhanh với xung lực từ nguồn vốn rẻ, chính sách hỗ trợ, phục hồi kinh tế mà Chính phủ ban hành. Nhiều doanh nghiệp đang sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới và kéo theo nhu cầu M&A, nên lĩnh vực này sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng tốc trong thời gian tới.

Dự báo bước sang năm 2022, mặc dù vẫn có những rủi ro nhất định trong bối cảnh dịch COVID-19 và tác động của nó đến kinh tế vĩ mô, nhưng thị trường Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt với nhiều cơ hội cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điển hình, M&A sẽ tạo ra nhiều tập đoàn của Việt Nam với quy mô có thể sánh ngang với những tập đoàn lớn trong khu vực và người mua trong nước có những lợi thế nhất định trọng việc thực hiện các thương vụ M&A.

Tiềm năng hút vốn ngoại

Chú thích ảnh
Các hệ thống phân phối bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hoá cho người dân. Ảnh minh họa: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức