Thiết bị chống sét, cách lắp đặt và thi công Thiết bị chống sét
Sét là một hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm, thường diễn ra vào mùa mưa bão, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản, tính mạng con người. Vì vậy, việc lắp đặt các thiết bị chống sét cho nhà ở, khu chung cư, công ty, nhà xưởng là vô cùng cần thiết.
Vậy thiết bị chống sét là gì? Cách lắp đặt như thế nào? Hiệu quả mang lại ra sao?…Để hiểu rõ hơn, Baotricodien.vn mời các bạn cùng tham khảo bài viết ngay sau đây.
1. Thiết bị chống sét là gì?
Là những thiết bị được chế tạo từ các nguyên liệu đặc trưng chuyên dụng, có tác dụng phòng và chống những hậu quả do sét gây ra.
Nếu không được lắp đặt hệ thống chống sét, khi bị sét đánh công trình sẽ bị phá hủy. Năng lượng sét sẽ truyền qua các vật dẫn điện như ống nước, dây điện, các thiết bị điện tử,…và phá hủy chúng, gây cháy nổ, hỏa hoạn.
Lắp đặt hệ thống chống sét tại các công trình khác nhau
2. Một hệ thống chống sét gồm những gì?
Một hệ thống chống sét nói chung gồm 3 phần chính: kim thu sét, hệ thống dây dẫn thoát sét và hệ thống tiếp địa.
2.1 Kim thu sét
Đặt ở vị trí cao nhất của tòa nhà, được làm bằng kim loại có tính dẫn điện cao. Tác dụng để dòng sét đánh vào nó thay vì đánh vào công trình cần được bảo vệ.
2.2 Hệ thống dây dẫn thoát sét
Tốt nhất nên dùng loại cáp đồng bện tròn giúp dẫn sét nhanh chóng, có độ bền cao, chịu được nhiệt khi năng lượng sét chạy qua.
2.3 Hệ thống tiếp địa
Có tác dụng giúp tiêu tán dòng điện sét một cách an toàn vào trong lòng đất, vì vậy cần được đầu tư kỹ lưỡng. Nếu hệ thống tiếp địa kém chất lượng sẽ gây ra những thiệt hại vô cùng lớn cho công trình.
Sơ đồ chống sét lan truyền
3. Những loại thiết bị chống sét cơ bản
Dựa vào đặc tính sét, về cơ bản, người ta chia thành 2 loại: thiết bị chống sét trực tiếp và thiết bị chống sét lan truyền.
3.1 Chống sét đánh trực tiếp
Người ta sử dụng các thiết bị để tạo nên một khung sườn bao phủ bên ngoài công trình. Những thiết bị này có thể trung hòa ion, tự phóng tia tiên đạo để vừa tạo thế chủ động trong việc chống sét vừa mở rộng bán kính bảo vệ cho công trình.
Khung sườn bảo vệ sét đánh trực tiếp
3.2 Chống sét đánh lan truyền
Sét đánh lan truyền là khi sét đánh vào một vị trí nào đó, thì tất cả các vật bằng kim loại, dây dẫn điện, đường truyền dữ liệu trong vòng bán kính 2km sẽ cảm ứng điện từ, dẫn đến các thiết bị điện tử, hệ thống điện bị hư hỏng, cháy nổ.
Thiết bị chống sét lan truyền chính là thiết bị hạn chế sự quá áp đột biến lan truyền trên đường dây bằng cách chuyển hướng dòng điện nguy hiểm này sang nơi khác một cách an toàn.
Thiết bị chống sét lan truyền
4. Cách thi công các thiết bị chống sét
4.1 Thi công hệ thống chống sét trực tiếp
Lắp đặt hệ thống chống sét đánh thẳng hay trực tiếp có tác dụng ngăn chặn sét tiếp xúc với bề ngoài của công trình được bảo vệ. Để thi công hệ thống này cần 3 bộ phận cơ bản: kim thu sét, thiết bị cắt sét và hệ thống nối đất để thoát sét ra môi trường.
Khi thi công, thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc 3 tầng căn bản sau:
- Tầng cắt sét sơ cấp: Là vị trí chống sét vòng ngoài nên sẽ được thi công ở ngay lối vào đầu tiên của công trình cần được bảo vệ. Để có khả năng cắt sét tối đa, thiết bị phải là loại có chất lượng tốt nhất, khả năng cắt sét đề nghị là >100Ka 8/20 μs
- Tầng cắt sét thứ cấp: Ở tầng này sử dụng thiết bị cắt lọc sét mắc nối liền ở phía trước thiết bị cần bảo vệ như các thiết bị điện, điện tử nhạy cảm, nhằm làm giảm điện áp dư, điện áp thông qua tầng cắt sét sơ cấp.
- Bộ phận thoát sét: Tùy vào đặc điểm riêng của từng công trình mà có cách thi công hệ thống tiếp địa khác nhau. Tuy nhiên, thiết bị cơ bản của bộ phận này vẫn là cọc tiếp địa. Người ta sử dụng dây dẫn hoặc các miếng kim loại mỏng và dẹt để liên kết các cọc lại với nhau thành một thể duy nhất trước khi nối với dây thoát sét.
Thi công thiết bị thoát sét
Để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả chống sét tối đa của các thiết bị, khi thi công cần lựa chọn vị trí chính xác và tuân thủ theo nguyên tắc 3 tầng:
- Tầng 1: Lắp đặt thiết bị ở cầu dao tổng của công trình cần bảo vệ. Đây là vị trí được xem là có công dụng chống sét lan truyền cao nhất.
- Tầng 2: Để chống các tia sét dư, các thiết bị nên lắp tại các cầu dao nhánh bên trong. Thiết bị cắt lọc sét tốt nhất nên được lắp phía trước thiết bị cần bảo vệ gồm tầng 1, bộ lọc thông thấp LC và tầng 2.
- Tầng 3: Lắp đặt thiết bị tại đầu các phích, ổ cắm các thiết bị điện. Các thiết bị được lắp đặt cần có bộ phận tiếp nối đất an toàn để có thể dẫn dòng sét xuống đất.
=> Tham khảo chi phí lắp đặt hệ thống chống sét nhà ở dân dụng Tại đây
Baotricodien.vn vừa giới thiệu đến các bạn những kiến thức chung về các thiết bị chống sét cơ bản. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn và lắp đặt hệ thống thiết bị chống sét sao cho hiệu quả và tiết kiệm nhất.
0
0
đánh giá
Summary
Article Name
Thiết bị chống sét và cách lắp đặt các thiết bị chống sét
Description
Thiết bị chống sét và cách lựa chọn, thi công các thiết bị chống sét an toàn và tiết kiệm
Author
Ngô Tâm
Publisher Name
Công ty Cp đầu tư xây dựng cơ điện Việt Nam
Publisher Logo