Thiết bị điện là gì? Phân loại các thiết bị điện
Thiết bị điện là một trong những thiết bị không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà, chắc chắn bạn đang dùng ít nhất một thiết bị điện nào đó. Vậy thiết bị điện là gì, bạn có biết rõ về thiết bị điện không? Bạn có biết cách phân loại chính xác của thiết bị điện hay không?
Hãy cùng SP-CONNECT đi tìm hiểu những câu hỏi trên nhé.
Mục lục bài viết
1. Thiết bị điện là gì?
Thiết bị điện là các loại thiết bị sử dụng điện để làm các nhiệm vụ như đóng, cắt, điều chỉnh, điều khiển, bảo vệ, chuyển đổi, khống chế, kiểm tra mọi sự hoạt động của hệ thống lưới điện và các loại máy móc sử dụng điện để hoạt động.
Ngoài nhiệm vụ trên, thiết bị điện còn được dùng để kiểm tra và điều chỉnh, cũng như dùng để biến đổi đo lường các quá trình không điện khác.
Thiết bị điện ngày nay là những thiết bị được sử dụng phổ biến và không thể thiếu trong các hệ thống điện. Từ những lĩnh vực sản xuất, đến các nhà máy điện, trạm biến áp, máy phát, xí nghiệp, nông nghiệp cho đến gia dụng… Chúng được thay đổi và đổi mới hàng ngày. Công cụ tân tiến phát triển theo xu hướng của công nghệ, phục vụ đời sống ngày càng tốt hơn.
2. Phân loại các thiết bị điện
Các loại thiết bị điện có rất nhiều, chính vì vậy mà được phân loại theo các công năng và vận hành sử dụng điện cho con người như sau:
2.1 Phân loại theo công dụng:
- Thiết bị điện điều khiển: có nhiệm vụ đóng cắt, điều chỉnh tốc độ chiều quay của các máy phát điện, động cơ điện như cầu dao, aptomat, công tắc tơ,…
- Thiết bị điện bảo vệ: các thiết bị này sẽ bảo vệ các động cơ, máy móc khi mạng lưới điện xảy ra tình trạng quá tải, ngắn mạch, sụt áp. Ví dụ như relay, cầu chì, máy cắt, aptomat chống giật,…
- Thiết bị điện điều khiển tự động từ xa: các thiết bị này sẽ thu nhận và phân tích khống chế hoạt động của các mạch điện như là khởi động từ,…
- Thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch: điển hình là điện trở phụ và cuộn kháng,…
- Thiết bị điện ổn định tham số: ổn áp, bộ điều chỉnh điện áp,…
- Thiết bị điện đo lường: máy biến dòng, máy biến áp đo lường,…
2.2 Phân loại theo tính chất dòng điện:
- Thiết bị điện dùng cho dòng điện một chiều, dòng điện 1 pha.
- Thiết bị điện dùng cho dòng điện xoay chiều, dòng điện 3 pha.
2.3 Phân loại theo nguyên lý làm việc:
- Thiết bị điện điện tử.
- Thiết bị điện điện động.
- Thiết bị điện cảm ứng
- Thiết bị điện có tiếp điểm, không có tiếp điểm.
2.4 Phân loại theo cấp điện áp:
- Thiết bị điện hạ áp
- Thiết bị điện trung áp
- Thiết bị điện cao áp
- Thiết bị điện siêu áp
3. Một số thiết bị điện dân dụng:
Các thiết bị điện là một yếu tố quan trọng nhất, góp phần giúp ngôi nhà của bạn trở nên hoàn hảo hơn. Giúp cho các hoạt động sinh hoạt trong ngôi nhà trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Vậy đâu là những thiết bị điện không thể thiếu cho một gia đình.
- Công tắc ổ cắm: hiện nay có rất nhiều thương hiệu có những mẫu mã đẹp và đa dạng. Bạn có thể tham khảo một số hãng sản xuất uy tín như Schneider, panasonic, sino, xiaomi,…
- Thiết bị đóng ngắt điện: có nhiều dòng thiết bị hiện nay có thể giúp bạn điều khiển từ xa. Bạn có thể lựa chọn giữa MCB, ELCB và RCBO.
- Phích cắm, ổ cắm: các thiết bị trong gia đình nếu muốn hoạt động thì đều phải phụ thuộc vào hai thiết bị này.
- Tủ điện gia dụng: là nơi nắm nguồn điện tổng của ngôi nhà. Với chức năng đóng, cắt, điều khiển và bảo vệ hệ thống điện cho gia đình bạn.
- Hệ thống đèn chiếu sáng: danh mục thiết bị điện dân dụng, không thể không kể đến hệ thống đèn chiếu sáng. Chúng giúp cung cấp ánh sáng mạnh cho không gian nhà ở.
- Dây điện và các loại phụ kiện: Tuỳ vào mạch điện của từng ngôi nhà mà mỗi loại dây điện sẽ cần sử dụng những thiết kế khác nhau. Một số loại phổ biến như dây đơn lõi đồng cứng, dây đôi lõi đồng có bọc vỏ PVC, dây xoắn mềm, ….
Trên đây là một số thiết bị cần thiết cho một ngôi nhà hoàn hảo. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều các thiết bị mà chúng ta không dễ dàng gì để liệt kê hết tất cả.
4. Một số thiết bị điện công nghiệp:
Thiết bị điện công nghiệp phức tạp hơn các thiết bị dân dụng rất nhiều vì mạng lưới của chúng phức tạp có mức điện áp lớn. Chính vì thế để có thể vận hành trơn tru và an toàn thì một số thiết bị bắt buộc cần đến như sau:
Thiết bị điện cao thế:
- Máy cắt điện cao thế có mức điện áp từ 74 kV đến 800 kV
- Biến dòng: dùng để đo lường và bảo vệ hệ thống điện cao thế.
- Máy cắt cách ly: dùng để ngắt mạch, cách ly khoảng cách trong không khí để bảo vệ trạng thái mạch điện.
Thiết bị điện trung thế:
- Thiết bị đóng ngắt: có chức năng đóng ngắt dòng điện trong trường hợp xảy ra sự cố ngắn mạch, quá tải, bảo vệ động cơ của thiết bị điện. Như máy cắt trung thế, recloser, contactor trung thế, bộ cách ly,…
- Thiết bị phi đóng ngắt: để đo lường và bảo vệ hệ thống trung thế: chống sét lan truyền, cầu trì trung thế, máy biến áp đo lường, máy biến áp bảo vệ,…
Thiết bị điện hạ thế:
- Thiết bị đóng cắt: ACB, MCCB, Contactor,…
- Thiết bị điều khiển: hệ thống điều khiển PLC, màn hình HMI,…
- Thiết bị truyền động: động cơ điện, biến tần, khởi động mềm,…
–
=========================
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CƠ ĐIỆN SP-CONNECT
Chuyên cung cấp thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thông minh, camera quan sát.
Thi công, thiết kế, bảo trì điện, bảo trì hệ thống PCCC, hệ thống Camera và các hệ thống tự động khác….
=========================
Hotline: 0911 577 750
thietbigiakho.com
Email: [email protected]
Địa chỉ: 20 Nguyễn Văn Huyên, P. Phú Thủy, TP. Phan Thiết, Bình Thuận.