Thông tin cần biết về kỳ thi đánh giá năng lực
Mục lục bài viết
Thông tin cần biết về kỳ thi đánh giá năng lực
Các thông tin quan trọng về kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh có thể tham gia thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào nhiều trường Đại học khác nhau.
Bạn vừa hoàn thành kỳ thi tuyển sinh lớp 12? Bạn muốn tìm một ngôi trường Đại học trong tương lai nhưng lại e ngại các bài thi kiểm tra đầu vào? Chắc hẳn, hiện nay các bạn thí sinh đang rất quan tâm đến kỳ thi đánh giá năng lực, đặc biệt là các thí sinh chuẩn bị thi xét tuyển Đại học.
Được biết, kỳ thi này các thí sinh có thể đăng ký tham gia thi tại các điểm trường trên cả nước. Vậy, kỳ thi đánh giá năng lực này là gì? Thi đánh giá năng lực ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức bạn cần để có thể có sự chuẩn bị để đối mặt với những bài thi đánh giá năng lực sắp tới.
Kỳ thi đánh giá năng lực là gì?
Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) – Một hình thức thi do các trường Đại học tổ chức riêng theo các phần, để kiểm tra kiến thức của học sinh về trình độ ngoại ngữ, toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và giải quyết vấn đề. Mục đích chính là dùng điểm thi đánh giá năng lực, xét tuyển Đại học cho các bạn học sinh.
Các bài thi thường có đa dạng câu hỏi khảo sát trình độ và khả năng giải quyết các vấn đề của sinh viên, cũng như sự hiểu biết thông qua những gì họ tích lũy qua các năm học THPT.
Có thể chia các dạng của chúng ra làm ba dạng chính, bao gồm: tư duy định lượng (kiểm tra khả năng xử lý các số liệu), tư duy định tính (khả năng phân tích các câu từ, ngữ pháp) và các môn trong khoa Tự nhiên- Xã hội. Trong đó, Toán học và tư duy logic là các yếu tố chính nắm vai trò quan trọng trong bài thi, chúng bao gồm những kỹ năng liên quan như tính toán, phân tích, suy luận.
Tìm hiểu thêm: Đăng ký xét tuyển nguyện vọng
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực
Bên cạnh việc nắm rõ các môn thi, thí sinh cũng cần chú ý tìm hiểu đến cấu trúc bài thi để ôn tập và làm bài thật tốt.
Bài thi đánh giá năng lực bao gồm 150 câu hỏi, thí sinh sẽ hoàn thành bài thi trong vòng 195 phút. Các bài thi được chia làm các phần:
- Tư duy định lượng (Toán học): Thời gian làm bài 75 phút, bao gồm 50 câu hỏi và số điểm tối đa là 50 điểm
- Tư duy định tính (Văn học – Ngôn ngữ): Thời gian làm bài 60 phút, bao gồm 50 câu hỏi và số điểm tối đa là 50 điểm
- Khoa học (Tự nhiên – Xã hội): Thời gian làm bài 60 phút,bao gồm 50 câu hỏi và số điểm tối đa là 50 điểm.
Ngoài ra, trong số 50 câu hỏi của mỗi phần thi có thể kèm theo 1 – 4 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm, và bài thi có câu hỏi thử nghiệm sẽ kéo dài thêm khoảng từ 2 – 4 phút làm bài. Sau khi làm bài xong các thí sinh sẽ biết điểm thi ngay trên máy, Giấy chứng nhận kết quả sau thi sẽ được nhận sau 14 ngày dự thi.
Thi đánh giá năng lực tại đâu?
Tùy theo quy định tổ chức của từng trường Đại học, sẽ có thông tin địa điểm và thời gian cụ thể sẽ được gửi đến thí sinh đăng ký dự thi thông qua Email hoặc SMS.
Các thông tin mới nhất sẽ được cập nhật trên trang website riêng của từng trường, các thí sinh có thể tìm hiểu và đăng ký thi đánh giá năng lực 2022 tại Hà Nội hay TP.HCM và hoàn toàn có thể đăng ký tham gia thi đánh giá năng lực qua các tỉnh thành khác gần khu vực.
Chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực
Để kỳ thi đánh giá năng lưc của các thí sinh diễn ra suôn sẻ, hoàn hảo nhất. Trước khi đăng ký dự thi thí sinh cần chuẩn bị:
- Email cá nhân: Dùng Email này để đăng ký dự thi (Tuyệt đối không sử dụng Email của người khác), tài khoaanr này phải được duy trì trong vòng 24 tháng kể từ ngày bắt đầu đăng ký, tra cứu thông tin thí sinh
- Ảnh chụp chân dung bản điện tử: kích thước hình ảnh 4×6, định dạng JPG và dung lượng không hơn 5MB
- Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân: thực hiện các thủ tục hồ sơ,…
- Điểm trung bình THPT: điểm trung bình các kỳ ba năm học THPT lớp 10, 11, và kỳ I lớp 12
Bên cạnh đó, các thí sinh hãy rèn luyện kiến thức thông qua các bài thi trên mạng sẽ giúp bạn giảm bớt phần nào sự bỡ ngỡ khi mới bắt đầu làm bài. Tham khảo những người có kinh nghiệm, chia sẻ cho bạn những gì họ rút ra được trong quá trình làm bài. Cuối cùng cũng không kém phần quan trọng, hãy ôn tập và nắm chắc được những bài tập cơ bản, các kiến thức cần nhớ để bài thi đạt kết quả hoàn hảo nhất.
Cùng với đó là những thông tin quan trọng như đăng ký và nộp lệ phí thi đánh giá năng lực thí sinh có thể tìm hiểu kỹ. Nhớ nắm rõ lịch thi và địa điểm nhé.
Cần chuẩn bị gì cho kỳ thi THPT?
Như vậy có thể thấy để có thể được xét duyệt vào một trường Đại học, sinh viên cần phải trải qua một bài kiểm tra đánh giá năng lực cực kỳ gắt gao để có thể được tuyển vào các ngôi trường mà họ mong muốn. Bài viết với mục đích truyền tải cho các thí sinh về kỳ thi đánh giá năng lực, qua đó giúp sinh viên có những thông tin cần thiết để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng vượt qua các bài thi có kết quả tốt nhất. Mong rằng các sinh viên có thể trúng tuyển vào những ngôi trường mà bạn mong muốn.
Tải Viettel Money – Thanh toán lệ phí xét tuyển ngay