Thủ Tục Chuyển Bàn Thờ Về Nhà Mới Đầy Đủ Nhất

Thủ Tục Chuyển Bàn Thờ Về Nhà Mới Đầy Đủ Nhất

Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới dưới đây sẽ giúp ích cho những người đang có nhu cầu chuyển nhà. Thờ cúng là một nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, người Việt có rất nhiều quy tắc thờ cúng, tín ngưỡng. Bài viết hôm nay của JinJoo Home sẽ giúp bạn nắm được những lưu ý quan trọng. Cũng như cần chuẩn bị những gì khi vận chuyển bàn thờ từ nhà cũ sang nhà mới. Cùng theo dõi nhé!

Những quan niệm lâu đời về việc xê dịch, vận chuyển bàn thờ

Quan niệm từ góc nhìn Phật giáo

Từ lâu đời, ai ai cũng biết Phật giáo luôn hướng con người ta đến những việc thiện, làm điều hay. Các tín đồ Phật giáo đa phần sống khá giản dị, thật thà. Trong quan niệm Phật giáo, việc chuyển bàn thờ về nhà mới không câu nệ thủ tục rườm rà. Người đạo Phật tin rằng Phật không cư ngụ trong nhà mỗi người. Mỗi người cần phải biết có tâm hướng thiện thì sẽ có được may mắn trong cuộc sống.

Chính vì thế, một số tín đồ tôn giáo đơn giản sẽ không cử hành lễ lớn khi chuyển nhà. Họ sẽ chỉ lau dọn sạch sẽ bàn thờ trước và sau khi vận chuyển. Đồng thời có thể khấn vái để thông báo rằng nhà mình chuẩn bị có những thay đổi.

Quan niệm từ góc nhìn dân gian về chuyển bàn thờ

Ngược lại, theo ông bà ta, việc xê dịch, chuyển đổi vị trí bàn thờ gia tiên là rất quan trọng. Việc này đòi hỏi phải tuân thủ theo thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới. Để chuyển vị trí bàn thờ cần có lễ vật, chọn ngày tốt và các thủ tục nhất định.

thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới

Thủ tục chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới

Chuyển bàn thờ về nhà mới cần chuẩn bị lễ vật như thế nào?

Vật phẩm cần chuẩn bị bao gồm:

– Mâm trái cây ngũ quả.

– Lọ hoa: Gia chủ có thể lựa chọn hoa đồng tiền hoặc hoa ly cho thơm.

– Nhang đèn, giấy tiền vàng mã: Nếu không biết cần mua gì, bạn chỉ cần ra chợ hỏi người bán bộ vàng mã cho chuyển nhà.

– Thực phẩm: Gồm thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc, xôi hoặc cháo. Ngoài ra tuỳ vào tài chính mà bạn có thể chuẩn bị thêm heo hay vịt quay.

– Rượu và trà, nước.

– Một mâm trầu cau.

Văn cầu khấn xin dịch chuyển bàn thờ gia tiên về nhà mới

Bạn có thể soạn văn khấn ra một mẩu giấy nhỏ. Bạn không cần học thuộc lòng từng câu từng chữ. Bạn chỉ cần nắm được những ý chính là đủ. Và nhất là bạn cần khấn vái thành tâm.

​​Nam mô a di đà Phật! (Câu này cần nhắc lại 3 lần)

Con xin kính vái liệt tổ liệt tông (gọi tên họ của ông bà, tổ tiên) gia tại thượng.

Xin lạy cửu huyền thất tổ nội ngoại gia tiên linh (có thể gọi họ tên của người được thờ)

Con tên …, ngày tháng năm sinh (âm lịch). Hôm nay ngày…tháng…năm… (âm lịch:…). Đây là một ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép ông bà, gia tiên. Cho phép con được chuyển bàn thờ đến địa chỉ mới ở … Con xin phép được bốc bát hương, vận chuyển di ảnh và các vật thờ cúng về địa điểm trên.

Lễ vật ít nhưng tấm lòng chân thành. Gia đình xin được kính lễ, mong các cụ, ông bà tổ tiên chứng giám và đồng ý.

Cẩn cáo!

Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới

Trước hết, bạn cần bày biện mâm cúng có các vật lễ kể trên trước bàn thờ gia tiên. Sau đó, bạn thắp nhang và đọc bài khấn một cách thành tâm nhất. Tiến hành đốt giấy tiền vàng mã, lưu ý thận trọng để tránh xảy ra cháy nổ. Sau khi nhang đèn đã tàn, bạn tiến hành lấy từng đồ vật xuống. Bạn nên lau chùi thật sạch sẽ và gói kỹ sau đó bỏ vào một thùng riêng. Không được để lẫn với những đồ vật không liên quan khác.

Đến nhà mới, bạn lau dọn bàn thờ mới và sắp xếp các đồ vật thờ cúng như cũ. Bạn cần làm Lễ nhập trạch nhà mới để ông bà tổ tiên có thể vào được nhà mới. Ngoài ra, người ta cho rằng cần phải thắp hương đủ 1 tuần để gia tiên quen với nhà mới. Mà không bị luyến tiếc, trở về nhà cũ.

Thủ tục chuyển bàn thờ ông thần tài, thổ địa sang nhà mới

Thần tài và thổ địa là 2 vị thần giúp cai quản căn nhà và mang lại tài lộc cho gia chủ. Bạn có thể tham khảo bài viết: Ông thần tài đặt bên trái hay phải mang lại tài lộc. Vì thế, thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới của các ông cũng quan trọng. Cùng tham khảo nhé!

Lễ vật cần chuẩn bị

– Nhang đèn, bộ giấy tờ vàng mã cho ông thần tài, thổ địa.

– Lọ hoa: Thông thường sẽ lựa chọn hoa cúc hay hoa hồng.

– Trái cây.

– Thức ăn: Có thể bày biện đơn giản như heo quay, tôm luộc, trứng luộc, xôi.

– Rượu, trà và thuốc lá (cho ông địa).

– Mâm trầu cau.

Bài khấn xin chuyển bàn thờ về nhà mới

Nam mô A Di Đà Phật.

Xin thành tâm lạy chín phương Trời, mười phương Phật

Hôm nay là ngày…tháng…năm…

Tín chủ con tên họ là:… Năm sinh…

Hiện đang cư trú tại địa chỉ số…

Kính cáo chư vị Tôn thần: Nay gia đình chuyển đến nơi ở mới, chúng con xin làm lễ Thiên Linh vị Tài thần Thổ địa. Kính mong cho phép con đặt bàn thờ Thổ Địa Tài Thần vào nơi mới. Địa chỉ mới ở:…

Tín chủ kính xin được sự chấp thuận.

Tín chủ: (họ tên) con xin cúi đầu kính bái.

Thủ tục chuyển bàn thờ ông thần tài, thổ địa từ nhà cũ sang nhà mới

Về thủ tục vận chuyển thì cũng tương tự như JinJoo Home đã giới thiệu ở trên.

– Bày biện lễ vật trước bàn thờ tại nhà cũ.

– Thắp nhang và thành tâm khấn vái.

– Hoá vàng.

– Sau khi nhang tàn, tiến hành lau dọn và sắp xếp đồ vật trên bàn thờ vào thùng.

– Đến nhà mới, bạn cần lưu ý dọn dẹp bàn thờ mới sạch sẽ và đặt lại như cũ.

– Làm lễ nhập trạch nhà mới.

– Đối với bàn thờ cũ, nếu có ý định thay đổi sang bàn thờ mới hơn. Bạn cần đốt bàn thờ cũ đi, không nên đem đi vứt.

Thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới

Theo quan niệm của ông bà ta, bát hương là đồ vật quan trọng nhất. Ngay cả khi lau dọn bàn thờ, bạn cũng không được phép xê dịch vị trí của bát hương. Vì bát hương được xem là nơi trú ngụ của thần linh, ông bà tổ tiên. Vì thế khi bốc bát hương đến vị trí mới, bạn cần thành tâm khấn vái. Khi chuyển đến nhà mới, bạn cũng khấn vái khi đặt bát hương lên bàn thờ mới. Thủ tục chuyển bát hương có thể làm tương tự như thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới.

Những điều cần lưu ý trong thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới

– Để đảm bảo yếu tố phong thuỷ, gia chủ cần lựa chọn ngày lành tháng tốt, phù hợp với mình để di chuyển. Thông thường người ta sẽ lựa chọn ngày nhập trạch.

– Lễ chuyển bàn thờ về nhà mới cần được thực hiện bởi người chủ hay trụ cột của gia đình.

– Khi đọc các bài văn khấn, người làm lễ cần thực hiện thành tâm và nghiêm túc.

– Lau dọn và gói ghém đồ vật thật cẩn thận. Tránh việc đổ vỡ sẽ mang đến những điều không hay.

– Bàn thờ mới cũng cần được lau chùi trước khi đặt các vật phẩm lên đó. Bạn cần đặt bàn thờ mới ở nơi trang trọng, cao ráo, không bị chó mèo quấy phá. Đặc biệt không được đặt gần nhà vệ sinh hoặc bên dưới tầng lầu có nhà vệ sinh ngay đó.

Lời kết

Với thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới chi tiết mà JinJoo Home đã tổng hợp như trên. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. Tiếp tục theo dõi những bài viết khác nếu bạn quan tâm đến chuyên mục Phong thuỷ này nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết kỳ tới.