Thủ tục giải chấp xe ô tô như thế nào theo quy định năm 2023?

Một số người lựa chọn sử dụng ô tô để đăng ký thế chấp để vay tiền ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. Khi dùng ô tô để thế chấp vay tiền tại tại các tổ chức tín dụng, khi đã thanh toán hết các khoản nợ thì người vay sẽ tiến hành làm thủ tục giải chấp xe ô tô. Đây là một thủ tục không quá khó khăn, tuy nhiên một số người vẫn chưa nắm rõ được thủ tục giải chấp xe ô tô. Thủ tục giải chấp ô tô phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Vậy, Thủ tục giải chấp xe ô tô như thế nào theo quy định hiện hành? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Giải chấp là gì?

Giải chấp hay còn được gọi là xoá thế chấp được hiểu là một hình thức giải trừ tài sản đảm bảo dùng để thế chấp vay vốn ra khỏi tổ chức cho vay. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản vay đã được thanh toán đầy đủ và tất cả các điều khoản của hợp đồng vay đó đã được thoả mãn và người cho vay sẽ không còn quyền cầm giữ tài sản đó nữa. Nói cách khác, người vay đã hoàn trả đầy đủ khoản vay của họ cho người cho vay theo đúng thoả thuận (bao gồm cả gốc, lãi, các khoản thanh toán yêu cầu khác của người cho vay). Do đó, giải chấp ngân hàng là một điều bắt buộc đối với người vay khi đến hạn trả nợ gốc tại ngân hàng.

Thủ tục giải chấp xe ô tô như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp xe ô tô (theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Nghị định 102/2017/NĐ-CP) bao gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô (01 bản chính);

– Phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (01 bản chính) theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 08/2018/TT-BTP được ký kết và đóng dấu (nếu là pháp nhân) bởi cả hai bên;

Trong trường hợp Bên nhận thế chấp không đồng ý ký và đóng dấu vào phiếu yêu cầu, bạn cần nộp kèm theo phiếu yêu cầu bản hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

– CMND/CCCD của bên thế chấp;

– Văn bản uỷ quyền của Bên thế chấp ủy quyền (nếu có) (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Khi đã chuẩn bị hoàn tất các giấy tờ hồ sơ như trên, bạn tiến hành nộp trực tiếp hồ sơ cho Trung tâm giao dịch đảm bảo quốc gia.

– Thủ tục giải quyết hồ sơ: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tiếp nhận hồ sơ:

+ Nếu có sai sót về giấy tờ hoặc cần bổ sung các thông tin khác, cơ quan sẽ thông báo để bạn bổ sung và đặt lịch hẹn để bạn đến nộp lại hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ bạn nộp đã hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn bạn mang hồ sơ tới văn phòng công chứng để thực hiện xóa công chứng thế chấp.

– Trong trường hợp đồng thế chấp ô tô được các bên công chứng, chứng thực, hồ sơ trên cũng cần được gửi tới văn phòng công chứng nơi các bên đăng ký thế chấp ô tô. Cơ quan thực hiện công chứng sẽ thực hiện thủ tục xóa đăng ký giao dịch đảm bảo.

– Cuối cùng, người vay cần mang bản xóa công chứng thế chấp đến tại phòng cảnh sát giao thông, nơi bạn đăng kí xe ô tô. Tại đây cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục xóa thế chấp ô tô. Thủ tục giải quyết:

+ Kiểm tra tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và lập phiếu hẹn trả kết quả;

+ Xóa đăng ký trên Giấy chứng nhận và xóa đăng ký trong sổ đăng ký giải chấp;

+ Chứng nhận việc xóa đăng ký thế chấp vào đơn yêu cầu xóa đăng ký;

+ Trả kết quả cho người yêu cầu xóa đăng ký

Bước 3: Nhận kết quả

Thủ tục giải chấp xe ô tô như thế nào theo quy định năm 2023?Thủ tục giải chấp xe ô tô như thế nào theo quy định năm 2023?

Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục giải chấp xe ô tô được không?

Căn cứ Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đại diện theo ủy quyền như sau:

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.“

Căn cứ Khoản 1 Điều 50 Nghị định 102/2017/NÐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác như sau:

“1. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác sau đây:

a) Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);

b) Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

c) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây: Bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm;

d) Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này, nếu có.“

Theo đó, hồ sơ giải chấp bao gồm văn bản ủy quyền, có thể hiểu người thực hiện giải thế chấp hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục giải thế chấp thông qua văn bản ủy quyền. Như vậy, có thể nhận ủy quyền từ chủ xe cũ để thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp xe. Việc ủy quyền bằng văn bản có thể được thực hiện dưới hình thức ủy quyền bằng hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục giải chấp xe ô tô như thế nào theo quy định năm 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như bản mẫu đơn ly hôn thuận tình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ngân hàng giữ giấy đăng ký xe ô tô để thế chấp thì có thể điều khiển xe tham gia lưu thông được hay không?

Tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau về thế chấp tài sản:
“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.“
Theo Điểm 1 Công văn 8601/VPCP-CN năm 2017 quy định về việc sử dụng Giấy đăng ký phương tiện tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng như sau:
“1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện.“
Như vậy, khi thế chấp xe tại ngân hàng, ngân hàng sẽ giữ giấy tờ gốc để đảm bảo bạn thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Trong trường hợp bị giữ lại giấy tờ xe bản gốc, bạn có thể sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe và bản gốc giấy biên nhận của ngân hàng còn hiệu lực để tiếp tục tham gia giao thông.

Nghĩa vụ của bên thế chấp xe ô tô là gì?

Căn cứ Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên thế chấp, như sau:
“1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.
8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.”

5/5 – (1 bình chọn)