Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở cố đô Hoa Lư Ninh Bình – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế rất quan trọng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Rất nhiều nưới trên thế giới đã phấn đấu và xem Du Lịch như là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Trong điều kiện đất nước ta hiện nay và với tiềm năng có thể nói rằng tài nguyên nhân văn của Việt Nam là vô cùng to lớn và phong phú có tính lịch sử truyền thống đặc biệt. Do đó xu hướng phát triển du lịch văn hóa là một xu hướng chính của Du Lịch Việt Nam.
Du Lịch văn hóa được dự báo như là một ngành sẽ thu hút khách du lịch quốc tế đông nhất tới Việt Nam cả nội địa bới tính tiềm năng của tài nguyên nhân văn Việt Nam là rất lớn đáp ứng nhu cầu cao của khách du lịch.
Cố đô Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình. ở nơi đây tập hợp một chuối lớn những điểm du lịch về tài nguyên nhân văn và tự nhiên nổi tiếng triển vọng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở cố đô Hoa Lư là chính giá trị mà cố đô Hoa Lư có được. Tuy nhiên sự phát triển du lịch ở đó chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Điều này đã khiến những nhà quản lý kinh tế những người làm công tác trong ngành du lịch ở Ninh Bình băn khoăn trăn trở để làm thế nào là thực sự phát triển du lịch văn hóa nơi đây thay vì chỉ mãi là tiềm năng phát triển .
Vì những lý do trên đây, em chọn đề tài:” Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở cố đô Hoa Lư Ninh Bình” làm đề tài cho đề án môn học kinh tế du lịch của mình.

doc

34 trang

|

Chia sẻ: lvbuiluyen

| Lượt xem: 5137

| Lượt tải: 3

download

Bạn đang xem trước

20 trang

tài liệu Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở cố đô Hoa Lư Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

LỜI MỞ ĐẦU

I- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.

Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế rất quan trọng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Rất nhiều nưới trên thế giới đã phấn đấu và xem Du Lịch như là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Trong điều kiện đất nước ta hiện nay và với tiềm năng có thể nói rằng tài nguyên nhân văn của Việt Nam là vô cùng to lớn và phong phú có tính lịch sử truyền thống đặc biệt. Do đó xu hướng phát triển du lịch văn hóa là một xu hướng chính của Du Lịch Việt Nam.

Du Lịch văn hóa được dự báo như là một ngành sẽ thu hút khách du lịch quốc tế đông nhất tới Việt Nam cả nội địa bới tính tiềm năng của tài nguyên nhân văn Việt Nam là rất lớn đáp ứng nhu cầu cao của khách du lịch.

Cố đô Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình. ở nơi đây tập hợp một chuối lớn những điểm du lịch về tài nguyên nhân văn và tự nhiên nổi tiếng triển vọng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở cố đô Hoa Lư là chính giá trị mà cố đô Hoa Lư có được. Tuy nhiên sự phát triển du lịch ở đó chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Điều này đã khiến những nhà quản lý kinh tế những người làm công tác trong ngành du lịch ở Ninh Bình băn khoăn trăn trở để làm thế nào là thực sự phát triển du lịch văn hóa nơi đây thay vì chỉ mãi là tiềm năng phát triển .

Vì những lý do trên đây, em chọn đề tài:” Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở cố đô Hoa Lư Ninh Bình” làm đề tài cho đề án môn học kinh tế du lịch của mình.

MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI

Trình bày tổng quan du lịch, tầm quan trọng của du lịch văn hóa

Trình bày phân tích những giá trị và tiềm năng của du lịch văn hóa cố đô Hoa Lư

Đánh giá giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa cố đô

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

+ Đề tài tập trung nghiên cứu về giá trị, tiềm năng phát triển du lịch văn hóa ở cố đô Hoa Lư Ninh Bình

+ Đánh giá thực trạng hiện nay về những vấn đề xung quanh tác động tới du lịch văn hóa cố đô Hoa Lư

Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp

KẾT CẤU CỦA ĐỀ ÁN

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục . Đề án gồm ba phần lớn

Cơ sở lý luận chung

Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của cố đô Hoa Lư

Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch ở cố đô Hoa Lư

NỘI DUNG

I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

I.1. Khái niệm về du lịch, du lịch văn hóa.

I.1.1. Khái niệm du lịch

Du lịch ở ngày nay là một hiện tượng kinh tế, xã hội phổ biến và là ngành kinh tế rất được nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam rất coi trọng và muốn đưa lên thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân.

Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch.

Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch.

Đối với khách du lịch, du lịch mang lại cho họ sự hài lòng vì được thưởng thức một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng nhu cầu giải trí nghỉ ngơi, thăm viếng, tham quan, nâng cao kiến thức.

Đối với đơn vị kinh doanh du lịch, họ xem du lịch như là một cơ hội kinh doanh để thu lợi nhuận qua việc cung ứng các loại hàng hóa và dịch vụ du lịch cho du khách.

Đối với cộng đồng dân cư địa phương, du lịch được xem như là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập, đồng thời họ cũng là một nhân tố tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch bởi lòng hiếu khách và những nét văn hóa đặc trưng của địa phương.

Đối với chính quyền sở tại, du lịch được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế địa phương. Chính quyền quan tâm đến số công ăn việc làm mà du khách tạo ra, thu nhập dân cư, các khoản thuế thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch.

I.1.2. Du lịch văn hóa.

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà theo người đi du lịch có mục đích của chuyến đi là tham quan tìm hiểu hay nghiên cứu.

Du lịch văn hóa có hai thể loại:

Du lịch văn hóa thụ động: Là loại hình du lịch văn hóa mà mục đích chuyến đi của khách du lịch chỉ là để tham quan.

Du lịch văn hóa chủ động: Là loại hình du lịch văn hóa mà mục đích chuyến đi của khách du lịch là nghiên cứu;

I.2. Tài nguyên và tài nguyên nhân văn.

Tài nguyên là một trong những điều kiện phải có để phát triển một hoặc một số loại hình nào đó

Tài nguyên chính là điều kiện để phát triển du lịch mang tính chất khách quan.

Tài nguyên để phát triển gồm các loại như:

+ Tài nguyên tự nhiên

+ Tài nguyên nhân văn

Tùy thuộc vào từng loại tài nguyên mà phát triển các loại hình du lịch khác nhau nhằm phục nhu cầu cần thiết cho khách du lịch.

Tài nguyên nhân văn: là một loại tài nguyên nằm trong tài nguyên du lịch. Là điều kiện cần thiết để phát triển loại hình du lịch văn hóa.

Tài nguyên nhân văn gồm:

+ Di sản văn hóa lịch sử: Bao gồm di sản lịch sử và di sản văn hóa.

Di sản lịch sử: là những nơi chiến tranh đã đi qua, nơi sinh ra những vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa và cũng là những nơi có thánh địa cũ.

Di sản văn hóa: gồm vật thể và phi vật thể

Vật thể: là những công trình kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật, thư viện bảo tàng, nơi thường tổ chức cuộc thi quốc tế.

Phi vật thể: là những nét văn hóa như: phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực.. .

+ Thành tựu kinh tế chính trị- xã hội :

Chỉ có những nơi nào có những điều này tốt thì mới có điều kiện tổ chức hội chợ, hội nghị họp về nhiều vấn đề khác nhau. Từ đó sẽ điều kiện rất tốt để phát triển các loại hình du lịch khác, thu hút khách du lịch.

I.3. Vai trò của tài nguyên nhân văn đối với sự phát triển du lịch văn hóa.

Tài nguyên nhân văn là một bộ phận của tài nguyên du lịch. Nó chính là điều kiện đặc trưng(điều kiện cần) để phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng.

Nói cách khác, du lịch văn hóa không thể có nếu như thiếu các tài nguyên nhân văn hay là phát triển khó khăn nếu tài nguyên nhân văn ít ỏi hay chưa có tính độc đáo đặc trưng riêng.

Để phát triển bất cứ một loại hình du lịch nào thì phải hội tụ, kết hợp các điều kiện lại với nhau. Tuy nhiên trước hết phải có các điều kiện không thể thiếu được đó chính là điều kiện về tài nguyên. và tài nguyên nhân văn đối với du lịch văn hóa cũng có tầm quan trọng như vậy.

Trong xu hướng chung hội nhập của loài người. Hiện nay khách du lịch trên thế giới có nhu cầu tìm hiểu các giá trị văn hóa của loài người của tất cả các quốc gia trên thế giới. Những nét độc đáo trong các nền văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Nhằm thõa mãn nhu cầu hội nhập, nâng cao hiểu biết và sự hoàn thiện bản thân.

Mỗi quốc gia, dân tộc đều có nét văn hóa riêng đó chính là điều mà các du khách cảm thấy thích thú khi trực tiếp được tiếp xúc, tìm hiểu về nền văn hóa đó. Điều này đã là điều kiện tuyệt vời để phát triển loại hình du lịch văn hóa.

Ở nước ta hiện nay. Nhìn chung nước ta là một nước được đánh giá là một nước còn lạc hậu, nghèo nàn, đang từng bước xây dựng đi lên phát triển đất nước.

Nếu phát triển du lịch thì phải tìm hướng đi riêng cho chính mình. Việt Nam về các thành tựu kinh tế, kỹ thuật thì còn yếu kém không thể so sánh với các nước phát triển trên thế giới. Nên việc phát triển các loại hình như nghỉ dưởng, tham quan hay giải trí vui chới là rất khó khăn.

Trong khi Việt Nam có tài nguyên phong phú cả về tài nguyên nhân văn và tài nguyên thiên nhiên nên cần chú trọng hai mảng này để phát triển loại hình du lịch cho phù hợp.

Theo một số thống kê không chính thức theo phỏng vấn khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam thì chủ yếu khách du lịch nước ngoài thu hút đến Việt Nam bởi chính những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam và con ngưới Việt Nam.

Mà sự thực, nước ta tuy không thể so sánh với nền văn minh Trung Hoa nhưng chúng ta cũng có rất nhiều những nét văn hóa độc đáo và khác biệt mang đậm văn hóa Phương Đông, những giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc, tinh thần bất khuất mà không phải bất cứ dân tộc nào quốc gia nào cũng có được.

Đó chính là tài nguyên nhân văn to lớn của nước ta. Là điều kiện rất lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa.

Chúng ta có tiềm năng về tài nguyên nhân văn và hiểu được vai trò của nó chắc chắn sẽ phát triển du lịch về văn hóa ngày càng cao.

II- THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CỦA CỐ ĐÔ HOA LƯ.

II.1. Sự ra đời hình thành và quá trình gìn giữ, phát triển cố đô Hoa Lư.

Hoa Lư cái tên thân yêu ấy đã đi vào lịch sử từ thế kỷ thứ X khi người anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh xây dựng kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở nước ta.

Đại việt sử ký toàn thư, một quyển sử viết ở thế kỹ XV cho biết: Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh đắp thành, đào hào làm cung điện đặt triều nghi ở Hoa Lư. Đinh Bộ Lĩnh chưa có điều kiện để xây dựng kinh đô to đẹp thì Lê Hoàn đã tiếp nối sự nghiệp đó.

Năm 984, Lê Hoàn đã cho dựng nhiều cung điện: “ làm điện Bách Bảo thiên tuế ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng bạc làm nơi coi chầu, bên đông là điện phong lưu, bên tây là điện Tứ Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân lại dựng điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc”.

Trong điều kiện lịch sử của thế kỷ X, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã triệt để lợi dụng địa hình hiểm trở ở Hoa Lư để xây thành đắp lũy. Hoa Lư có lợi thế về địa lý lại có lợi thế về lòng dân. Hoa Lư ở sát quê hương của Đinh Bộ Lĩnh( Huyện Gia Viễn) và ở gần quê hương của Lê Hoàn(Thanh Hóa). Thành Hoa Lư nằm bên bờ sông Hoàng Long, cong sông bắt nguồn từ miền rừng núi Hòa Bình và huyện Nho Quan đỗ ra sông Đáy giúp cho việc giao thông thuận lợi.

Từ Hoa Lư có thể tiến ra kiểm soát miền đồng bằng ven biển và có thể theo đường núi tiến sâu xuống phía Nam, do đó ở thế kỷ X, Hoa Lư vừa là thủ đô của cả nước với ý nghĩa là trung tâm chính trị văn hóa và kinh tế, vừa là một quận thành, một tuyến thành về quân sự.

Thành Hoa Lư rộng 300 ha, chia thành hai khu vực, khu phía đông gọi là thành Ngoại: rộng khoảng 140 ha, gồm các thôn Yên Thượng và Yên Thành của xã Trường Yên. Tương truyền nơi đây là cung điện chính mà khu vực đền Đinh, đền Lê hiện nay là trung điểm.

Khu phía tây gọi là Thành Nội có diện tích tương đương với thành Ngoại hiện nay là địa phân thông Chi Phong xã Trường Yên. Tương truyền thời Đinh- Lê khu vực này có tên là Thủ Nhi Xã hay Khổ Nhi Xã là nơi nuôi trẻ em và làm kho.

Chùa Nhất Trụ ở thôn Yên Thành được xây dựng từ thời Tiền Lê. ở trước cửa chùa có một cột kính bằng đá hình bát giác có khắc kinh lăng nghiêm cho ta biết cột kinh này được khắc vào năm Lê Đại Hành thứ 16(995).

Trên đỉnh núi Mã Yên có lăng vua Đinh và dưới chân núi phía nam có lăng vua Lê Đại Hành.

Phủ Bà Chúa cũng ở thôn Yên Thành thờ công chúa Phất Kim con gái vua Đinh. Phía bắc có chùa Bà Ngô.

Về phía đông có nũi cột cờ tương truyền là nơi cắm cờ của Đinh Bộ Lĩnh.

Ở phía đông nam khu thành Ngoại có ghềnh tháp, một mỏm núi nhấp nhô ra sát con ngòi Sào Khê. Tương truyền ghềnh tháp là chổ vua Đinh đứng duyệt thủy quân.

Hang Muối, hang Tiền là những hang núi lớn tương truyền là chỗ nhà Đinh để muối và tiền. Thung lũng trong hang Quân là nơi nhà Đinh luyện quân nên nhân dân gọi là “ Đấu long Quân”.

Bên cạnh di tích cung điện còn nhiều di tích đồn lũy được chấn dữ như: Thôn Quản Vinh, tương truyền cũng là một trạm vào kinh đô Hoa Lư. Cách quán Vinh khoảng 2km là động Thiên Tôn vừa là một danh thắng vừa là tiểu đồn của kinh đô Hoa Lư.

Trong các di tích còn lại của cố đô Hoa Lư, di tích đẹp nhất và có ý nghĩa nhất là đền vua Đinh và đền vua Lê. Theo tương truyền là được xây dựng trên đền cung điện xưa. Theo truyền thuyết khi nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, nhân dân ta đã xây dựng hai ngôi đền để tưởng nhớ hai vị anh hùng dân tộc là Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Lúc đầu đền quay hướng bắc trông ra núi Hồ, núi Chẽ. Trãi qua năm tháng, hai ngôi đền cũ không còn nữa.

Đầu thế kỹ XVII, sau khi bỏ nhà Mạc theo nhà Lê(1600). Phong quận Công Bùi Thời Trung đã xây dựng lại hai ngôi đền như cũ nhưng lại quay hướng Đông, đến năm Hoàng Đinh thứ 7 (1606) khắc bia lưu lại. Vào khoảng năm Bính Thìn(1676) nhân dân Trường Yên lại trùng tu lớn hai ngôi đền. Đến năm Thành Thái thứ 10(1898) cụ Dương Đức Vĩnh cùng nhân dân Trường Yên sữa đền vua Đinh, làm ngưỡng cửa đá và nâng cao đền lên bằng tảng đá cổ bồng như ngày nay.

Ngàn năm đã trôi qua, những cung điện dát vàng dát bạc của Cố Đô không còn nữa. Qua điều tra khảo cổ học chúng ta biết được thành Hoa Lư nằm trên một khoảng đất rộng và khá bằng phẳng thuộc xã Trường Yên hiện nay. Dãy núi đã vôi bao bọc xung quanh tạo thành một bức thành thiên nhiên vô cùng kiên cố, chỉ có mặt bắc và đông bắc là không có núi che kín. Giữa các khoảng trống của hai khe núi, Đinh Bộ Lĩnh cho đắp những dãy đất hiện nay chỉ còn dấu vết của mười tuyến tường thành.

Di tích Cố Đô Hoa Lư đã được nhân dân bao đời gìn giữ, nâng tạo và phát triển tuy thể vẫn khó lòng chống nổi sức hủy hoại của thời gian và thiên nhiên khắc nghiệt, do đó di tích đã bị hư hỏng hay bị xóa nhòa một số đặc điểm. Tuy nhiên lòng tự hào truyền thống thì không thể lay chuyển. Năm 1977 Đảng bộ và nhân dân trong Huyện đã đề nghị nhà nước đổi tên cho huyện thành cái tên lịch sử. Tên gọi Hoa Lư mãi gợi cho nhân dân trong huyện và cả nước nhớ tới truyền thống Đinh- Lê, là cội nguồn là hồn thiêng của dân tộc.

II.2. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của cố đô Hoa Lư.

II.2.1. Cố Đô Hoa Lư- giá trị lịch sử văn hóa- danh thắng.

Cố Đô Hoa Lư là kinh đô đầu tiên trong nền văn minh Đại Việt của dân tộc, nền phong kiến tập quyền ở nước ta. ở nơi đây là sự kết hợp giữa các giá trị lịch sử văn hóa và cả danh lam thắng cảnh hùng vĩ. Là điều kiện tốt để phát triển loại hình du lịch văn hóa tham quan. Nói về tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa nơi đây là rất tốt.

II.2.1.1. Giá trị lịch sử văn hóa

Mảnh đất Cố Đô có những giá trị về lịch sử cực kỳ to lớn. Nơi đây đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt với sự nghiệp dựng nước giữ nước của cha ông ta. Hơn nữa đây cũng chính là nơi phật tích, là cội nguồn là hồn thiêng muôn đời của dân tộc.

Đến nơi đây mỗi tấc đất đều trĩu nặng dấu tích lịch sử. Không kể hai đền Đinh- Lê nổi tiếng du khách không thể bỏ qua còn có hàng loạt di tích thắng cảnh khác như lăng vua Đinh, lăng vua Lê, đền Thái Vi, chùa Bích Động, Tam cốc, Động thiên Tôn, Am Tiêm, hang Muối.. . gắn liền với sự nghiệp dựng nước của cha ông ta. Cố Đô Hoa Lư cũng là nơi có những công trình kiến trúc điêu khắc quý ở thế kỷ XVII.

Trong các di tích còn lại của cố đô Hoa Lư, di tích đẹp nhất và có nhiều ý nghĩa nhất là đền vua Đinh và đền vua Lê.

Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu “ nội công ngoại quốc” (nghĩa là bên trong chữ công, bên ngoài chữ quốc) đường đi lỗi vào lát hình chữ vương. Các công trình kiến trúc đăng lỗi theo trục đường chính đạo. Cái tên gọi phỏng theo tên gọi của cung điện xưa. Ngoài cùng là Ngọ môn quan (cổng ngoài) quay hướng bắc, bên trong Ngọ môn có bốn chữ: “ Bắc môn tỏa nhược” (có nghĩa là khóa chặt cửa Bắc để tránh gió bấc nhưng còn có nghĩa sâu xa là “ đề phòng giặc Bắc”)

Vào phía trong, ở giữa là một sập long sàng bằng đá, hai bên có hai con nghê chầu bằng đá xanh nguyên khối. Những hiện vật này tuy chạm khắc đơn giản khối hình mộc mạc, chắc khỏe gợi về lòng sùng kính với vua Đinh. Cảnh đó là Nghi môn ngoại (cửa ngoài), lùi vào chút nữa là Nghi môn nội (cửa trong). Lui vào trong bên phải đền là nhà khải thánh thờ cha mẹ vua Đinh. Bên trái đều là nhà Vọng, nơi các cụ làm việc tế lễ. Trước cửa nhà khải thánh và nhà Vọng có hai “ vườn hoa ngoại quốc” (tường bao quanh vòng ngoài như chữ “ Quốc”). Giữa vườn hoa bên trái đều là hòn non bộ có dáng “ cửu long”, giữ vườn hoa bên phải đều là hòn non bộ dáng “ hình nhân bái tướng “. Qua hai cột đồng trụ là tới sân rồng. ở giữa sân rồng là sập long sàng bằng đá hình khối hộp chữ nhật dài 1,8mét, rộng 1,4mét, cao 0,9mét kể cả bệ. Được trang trí bằng một con rồng khá đẹp. Long sàng tượng trưng cho bệ rồng lúc vua ngự triều, hai bên có hai hàng chân cội để cắm cờ bát biểu, vũ khí.. . trong ngày hội, tượng trưng cho thứ bậc các quan văn võ, trong đó có 10 thanh long đao tượng trưng cho mười đạo quân. Long sàng là một tác phẩm nghệ thuật đẹp. Con rồng trang trí ở giữa sập long sàng là con rồng thân mập, đuôi thẳng, phủ vảy đơn, đầu ngẩng cao, hai cụm tóc bay ngược lên, hai giái râu dài thả lỏng phía dưới, má có hai hàng râu chải đều như cánh phượng, tay nắm sừng chẽ chạc. Con rồng đang uốn lượn tượng trưng cho sự vận động của bầu trời, mây mà các đao của nó tỏa ra những tia chớp, tạo thành sấm gọi nguồn nước no đủ về cho đồng ruộng.

Hai bên sập long sàng có hai con rồng đá toàn thân kiểu yên ngựa, được tạc vào đầu thế kỷ XVII, khi mới xây lại đền. Đó là hai con rồng bằng đá xanh nguyên khối. Trên mình và phía dưới bụng rồng được phủ những nét mây đao mác vun vút tỏa về phía sau, làm cho con rồng như đang lao về phía trước. Cạnh đó là hai con nghê chầu được tạc bằng đá xanh nguyên khối có niên đại vào thế kỷ XVII.

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có ba tòa: Bái Đường, Thiên Hương và Chính Cung.

Từ sân rồng bước lên cao 0,5 mét là Bái Đường, năm gian, kiểu kiến trúc của Bái Đường độc đáo, cửa lui vào tận hàng cột cái tạo thành các mảng chồng rường để có các bức diềm chạm khắc trang trí.

Ngắm nhìn các bức diềm, du khách sẽ bị lôi cuốn bởi nghệ thuật chạm khắc gỗ ở đây đạt đến trình độ điêu luyện, phong phú.

Bước vào trong Bái Đường, nhìn lên du khách trông thấy ở trên cao ở gian giữa có tấm biểu đề ba chữ Hán lớn được sơn son thiếp vàng lộng lẫy: “ Chính Thống Thủy “ (mở nền chính thống ).

Hai cột giữa có treo câu đối:

“ Cồ Việt cuộc đương Tổng khai bảo

Hoa Lư đô thị Hán Trùng An”

( Nước Đại Cồ Việt sánh ngang niên hiệu Khai Báo của nhà Tống, kinh đô Hoa Lư như kinh đô Tràng An của nhà Hán).

Tòa giữa là Thiên Hương thờ các quan, những vị công thần của nhà Đinh. ở đây có một nhang án khá đẹp có niên đại ở thế kỷ XVII. Trên nhang án có mũ “ Bình thiên “ tượng trưng cho vương miện của vua Đinh, một biểu tượng của đế quyền.

Trong cùng là chính cung thờ vua Đinh và các con của ông.

Ở giữa có tượng của Đinh Tiên Hoàng, đội mũ Bình Thiên, mặc áo long cổn. Bên trái vua Đinh là tượng Đinh Liễn con cả, bên phía phải là tượng Đinh Hanh Lang và Đinh Toàn, hai con thứ.

Ở chính cung có đôi câu đối ca ngợi sự nghiệp thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh:

Ngã Nam Đế thống đế nhất kỹ

Trường Yên miếu mạo vạn niên niên

(Nghĩa là: Nước nam thống nhất kỷ thứ nhất

Trường Yên đền miếu muôn ngàn năm )

Đền vua Lê về kiến trúc đại thể cũng như đền vua Đinh, nhưng có khác biệt về chi tiết. Ngoài cùng là một sập đá, rồi đến Nghi môn ngoại. Bên trong Nghi môn ngoại, phía phải đều là Từ Vũ của làng Yên Hạ thờ Khổng Tử. Trước cửa Từ Vũ có hòn non bộ bằng đá xanh nguyên khối có dáng “ phượng vũ “ (phượng múa ) , nếu nhìn từ phía bắc và dáng su tử nếu nhìn từ phía tây nam . chân núi được tạo dáng tứ linh : long , ly, quy , phượng rất đẹp .bên trái đền là ao . theo đường chính đạo , vào phía trong là Nghi Môn Nội , hai bên là hai nhà vọng , nơi xưa kia các cụ bàn việc tế lễ.phía trước hai nhà vọng cũng có hai hòn non bộ có dáng “ phượng vũ “ và “ phượng ấp “ khá đẹp . giáp với hai nhà vọng là hai nhà bia . qua hai cột trụ là sân rồng giữa sân rồng cũng có một sập long sàn bằng đá , tượng trưng cho vua triều ngự . xung quanh sập long sàn cũng có các hàng lỗ chân cột để cắm cờ , bát biểu vũ khí trong ngày hội , tượng trưng cho thứ bậc quan văn võ .

Đều có ba tòa : Bái đường , Thiên Hương , và Chính Cung . tòa ngoài bái đường thờ công đồng . cũng như đền vua Đinh , ở đền vua Lê , cửa đền được lui vào tận hàng cột cái và được bao kín xung quanh , nên lòng đền khá tối . ánh sáng mờ ảo , tạo cho các đồ thờ và nghi tượng như có một sức mạnh huyền bí . ở ngoài bái đường “ xà ngà voi “ giống như đôi “ xà cổ ngỗng “ bên đền vua Đinh . giữa bái đường có một tấ