Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết ❤️️ 20 Bài Hay Nhất

Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết ❤️️ 20 Bài Hay Nhất ✅Tham Khảo Tuyển Tập Những Bài Văn Đặc Sắc Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  • Dàn Ý Thuyết Minh Về Bánh Chưng
  • Giới Thiệu Về Bánh Chưng Việt Nam – Bài 1
  • Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Hay – Bài 2
  • Bài Thuyết Minh Về Cái Bánh Chưng Đơn Giản – Bài 3
  • Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Học Sinh Giỏi – Bài 4
  • Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngắn Gọn Nhất – Bài 5
  • Thuyết Minh Về Món Bánh Chưng Ngày Tết Chi Tiết – Bài 6
  • Thuyết Minh Về Món Bánh Chưng Ngắn Gọn – Bài 7
  • Thuyết Minh Về Chiếc Bánh Chưng Ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam – Bài 8
  • Thuyết Minh Bánh Chưng Ngắn Nhất – Bài 9
  • Thuyết Minh Về Một Món Ăn Dân Tộc Bánh Chưng Ấn Tượng – Bài 10
  • Thuyết Minh Về Chiếc Bánh Chưng Ngày Tết Hay Nhất – Bài 11
  • Thuyết Minh Về Bánh Chưng Bánh Dày – Bài 12
  • Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết Bánh Chưng Quê Em – Bài 13
  • Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngữ Văn 8 Chọn Lọc – Bài 14
  • Thuyết Minh Về Chiếc Bánh Chưng Lớp 8 Điểm Cao – Bài 15
  • Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Lớp 8 Ngắn Gọn – Bài 16
  • Thuyết Minh Về Bánh Chưng Lớp 9 Điểm 10 – Bài 17
  • Thuyết Minh Về Món Bánh Chưng Lớp 10 Đặc Sắc – Bài 18
  • Thuyết Minh Về Bánh Chưng Lớp 10 Sinh Động – Bài 19
  • Thuyết Minh Bánh Chưng Lớp 10 Ngắn Hay – Bài 20

Dàn Ý Thuyết Minh Về Bánh Chưng

Dàn ý thuyết minh về bánh chưng sau đây sẽ giúp các em học sinh dễ dàng triển khai bài viết đầy đủ, súc tích, cô đọng hơn. Cùng tham khảo nhé!

I. Mở bài: Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

II. Thân bài:

a. Nguồn gốc bánh chưng: Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

b. Ý nghĩa của loại bánh này: Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

c. Cách làm:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá dong, lá chuối dùng gói bánh
  • Gạo nếp ngon
  • Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

Thực hiện:

  • Công đoạn gói bánh
  • Công đoạn luộc bánh
  • Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

Bánh chưng dùng làm gì?

  • Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.
  • Dùng chiêu đãi khách đến nhà.
  • Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.
  • Nêu rõ tầm quan trọng của bánh chưng

III. Kết bài:

Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.

Giới Thiệu Về Bánh Chưng Việt Nam – Bài 1

Đầu tiên thì scr.vn mời bạn tìm hiểu về nguồn gốc của bánh chưng thông qua đoạn văn giới thiệu về bánh chưng Việt Nam ngắn sau đây.

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông với đất trời. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh tét miền Nam, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á.

Chính vì có ý nghĩa sâu sắc như vậy nên dịp Tết nhà nào cũng có nồi bánh chưng tượng trưng cho sự tròn đầy, sum họp, ấm áp của những người con học tập, làm việc xa nhà. Tết có bánh chưng cũng thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên, thế hệ đi trước.

Tham khảo thêm bài văn ?Thuyết Minh Về Bánh Tét?

Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Hay – Bài 2

Bài văn thuyết minh về bánh chưng ngày Tết hay sau đây sẽ giúp bạn tìm được những ý hay cho bài kiểm tra sắp tới, hãy cùng đón đọc nhé!

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, hình ảnh các gia đình quây quần gói bánh chưng thật ấm cúng, luôn làm lòng ta xôn xao, hào hứng. Bánh chưng được biết đến là một món ăn dân tộc không thế đối với người Việt Nam trong mâm cỗ cúng tổ tiên ngày tết. Với hương vị thơm ngon cùng chặng đường lịch sử lâu đời, bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực quan trọng của dân tộc Việt Nam.

Vào thời vua Hùng thứ 6, nhà vua muốn truyền ngôi cho một trong các vị hoàng tử nên đã yêu cầu các con phải dâng lên tổ tiên những món ăn ngon và ý nghĩa.

Lang Liêu là một người mộc mạc, đức tính hiền lành, chịu khó, mẹ mất sớm nên không được ai mách bảo. Vào một đêm chàng nằm mơ được vị thần mách bảo cách tạo ra bánh chưng bánh dày để dâng vua cha và được vua hết lời khen ngợi, cuối cùng vua cha truyền ngôi cho chàng.

Từ đó tới nay, bánh chưng vẫn luôn được lưu giữ và trở thành niềm tự hào của người Việt Nam, nhân dân thường nấu bánh chưng dâng lên tổ tiên vào những ngày Tết Cổ Truyền để thể hiện lòng thành kính, tôn trọng đối với thế hệ đi trước.

Nguyên liệu chính của một chiếc bánh chưng gồm có: gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, lá dong hoặc lá chuối. Nếp phải chọn những hạt tròn đều và chắc. Thịt lợn nên chọn thịt ba chỉ để có độ béo phù hợp. Đậu xanh thì phải xay vỏ, có màu vàng đẹp. Còn lá dong thì phải tươi, gân chắc và không bị rách.

Đối với quy trình gói bánh thì cũng không quá khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo từ tay người làm. Khéo léo gấp 4 góc lá dong lại và cho một lớp gạo nếp lên san đều, tiếp đến là một lớp đậu xanh rồi đến thịt, sau đó cho một lớp đậu xanh rồi phù kín bằng lớp gạo nếp cuối cùng. Dùng lạt buộc để gói bánh chưng lại, khi buộc cần buộc chặt để nhân bánh không bị xê dịch trong quá trình nấu bánh.

Sau đó dựa vào số lượng bánh để chọn nồi có kích thước phù hợp để nấu bánh. Xếp bánh vào nồi rồi đổ nước ngập bánh và nấu bằng củi trong thời gian 10 – 12 tiếng. Trong quá trình nấu phải đảm bảo lửa cháy đều, bánh phải luôn ngập nước và những bánh phía trên cần được lật để bánh chín đều và ngon hơn.

Nhìn thấy bánh chưng là nhìn thấy Tết, đó là nét đẹp của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam với nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Bánh chưng đại diện cho tình cảm ấm áp, sự sum họp, tràn đầy của người con nước Việt. Đồng thời cũng là lòng biết ơn, trân trọng đối với tổ tiên, thế hệ đi trước. Chúng ta là con cháu hãy tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp này.

Bài Thuyết Minh Về Cái Bánh Chưng Đơn Giản – Bài 3

Bạn đang tìm kiếm bài văn thuyết minh về cái bánh chưng đơn giản nhưng vẫn đầy đủ ý? Vậy thì bài viết sau đây là dành cho bạn đấy.

Theo truyền thuyết, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Riêng người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Lang Liêu rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình trời và đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành.”

Lang Liêu vô cùng mừng rỡ và làm theo lời Thần dặn. Ông chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng trưng cho đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng trưng cho trời, gọi là bánh dầỵ. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Lang Liêu. Kể từ đó, mỗi dịp đến Tết cổ truyền, thì dân chúng đều làm bánh chưng và bánh dầy để dâng cúng tổ tiên, trời đất.

Trải qua hàng nghìn năm, bánh chưng vẫn không hề thay đổi. Nguyên liệu làm nên bánh chưng phải là gạo nếp, một thứ gạo dẻo thơm được chắt lọc từ tinh hoa của trời đất. Bánh chưng còn tượng trưng cho một nền văn hóa lúa nước, một đất nước có bề dày truyền thống làm nông nghiệp.

Nhân bánh gồm có: thịt lợn, nhưng phải có đủ cả bì, mỡ, nạc; đỗ xanh phải đãi thật sạch vỏ và đồ chín rồi sau đó giã nhuyễn và nắm thành nắm để dễ gói. Lá dùng để gói bánh chưng phải là lá dong, một thứ lá có mùi thơm rất tự nhiên. Lạt dùng để buộc phải được chẻ những cây tre có độ dẻo tốt.

Độc đáo hơn nữa, khi bánh phải “chưng” (ngày nay, người ta thường gọi là luộc) trong một thời gian khá dài khoảng 12 tiếng và chỉ được để lửa râm râm, bánh mới ngon. Khi bánh đã được luộc chín thì sự hòa trộn của gạo, thịt, đỗ và cả lá bánh tạo nên một thứ hương vị thật thanh tao, thơm mát, đó chính là hương vị của sự hiếu thảo…

Trong những ngày Tết cổ truyền, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, tổ tiên. Ngày nay, cuộc sống ngày càng bận rộn nên mọi nhà có thể tự làm hoặc được mua. Nhưng cho dù mua hay tự làm thì bánh chưng vẫn là một nét đẹp lâu đời không gì thay thế được trong văn hoá tâm linh của người Việt.

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn ? Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết ? 15 Bài Văn Hay Nhất

Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Học Sinh Giỏi – Bài 4

Cùng tham khảo bài viết thuyết minh về bánh chưng ngày Tết của bạn học sinh giỏi sau đây để có thể học hỏi và khám phá được cách hành văn hay, độc đáo và hấp dẫn người đọc.

Trong những ngày xuân đến rộn ràng, lòng người náo nức mừng dịp Tết Nguyên Đán, chúng ta lại nghĩ đến những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Và bánh chưng là một món ăn không thể thiếu trong số đó.

Bánh chưng từ lâu đã là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Tương truyền rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, nhà vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua cha họp các hoàng tử lại và yêu cầu họ đem dâng lên thứ mà họ cho là quý nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hi vọng mình được vua cha truyền ngôi.

Trong khi đó, người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu có tính tình hiền hậu, sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên chàng lo lắng không có gì quý giá để dâng lên vua cha. Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có một vị thần đến chỉ bảo cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những thức có sẵn gần gũi với đời sống hằng ngày. Tỉnh dậy, chàng vô cùng mừng rỡ làm theo cách chỉ bảo của thần.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem những thứ sơn hào hải vị đến, còn Lang Liêu chỉ có hai loại bánh như lời thần mách bảo. Vua Hùng lấy làm lạ bèn hỏi, chàng đem chuyện thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh. Vua cha nếm thử, thấy ngon, khen có ý nghĩa, bèn đặt tên cho bánh là bánh chưng và bánh giày, rồi truyền ngôi lại cho chàng.

Cách thức làm bánh rất đơn giản. Nguyên liệu làm bánh bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Những nguyên liệu ấy vừa dễ kiếm lại vừa giàu ý nghĩa. Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Gạo nếp thường dùng là gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, đều và thơm dẻo hơn các vụ khác.

Đỗ xanh thường được chọn lựa công phu. Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất. Thịt lợn nên chọn thịt lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Khi chọn thịt thì lấy thịt ba chỉ vừa có mỡ vừa có nạc, khiến nhân bánh vừa có vị béo đậm đà, không khô bã. Ngoài ra còn cần các gia vị như hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân; muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt.

Lá để gói bánh thường là lá dong tươi. Lá thì chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, hoặc vừa là lá dong vừa là lá chít. Lạt buộc bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

Bánh thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch. Thiếu bánh chưng ắt sẽ không thành cái Tết hoàn chỉnh: “Thịt mỡ bánh chưng xanh, dưa hành câu đối đỏ”. Hơn thế, gói và luộc bánh chưng, ngồi canh bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi khi tết đến xuân về.

Là loại bánh có lịch sử lâu đời nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam, còn được sử sách nhắc lại bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Sự ra đời và tục lệ làm bánh chưng ngày Tết muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Theo thời gian, nền văn minh công nghiệp đang dần được hình thành, song ý nghĩa và vai trò của chiếc bánh chưng thì vẫn còn nguyên vẹn.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có ? Thuyết Minh Về Cách Làm Bánh Chưng, Cách Gói, Phương Pháp ? 15 Bài Hay

Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngắn Gọn Nhất – Bài 5

Bạn đang cần một bài văn với chủ đề ngày tết ngắn gọn nhưng vẫn giàu xúc cảm? Vậy thì hãy tham khảo ngay bài thuyết minh về bánh chưng ngắn gọn sau đây.

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất.

Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.

Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiếu. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.

Gửi tặng bạn ? Thuyết Minh Về Cây Mai ? 15 Mẫu Về Hoa Mai Hay Nhất

Thuyết Minh Về Món Bánh Chưng Ngày Tết Chi Tiết – Bài 6

Với đề bài làm văn thuyết minh về món bánh chưng ngày Tết đang làm bạn đau đầu, vậy thì dưới đây là bài văn mẫu cung cấp cho bạn những thông tin mới mẻ để áp dụng vào bài viết.

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng.

Giai thoại kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thẩn linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền lại cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tồn tại cho tới ngày nay.

Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Thịt lợn hay heo được coi là lành nhất, nên các bệnh viện ngày nay thường chỉ sử dụng loại thịt heo chứ không dùng thịt bò hay thịt gà là thức ăn chính cho bệnh nhân. Người Việt thích thịt luộc hay nấu. Đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng.

Độc đáo hơn nữa, khi nấu trong một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa râm râm, bánh mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.

Bánh chưng là món ăn cổ truyền của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông, với đất trời. Người ta thường chọn những cặp bánh đẹp nhất để dâng lên bàn thờ lễ gia tiên. Một chiếc bánh đạt yêu cầu khi ép xong có hình vuông vức, không bị lòi gạo ra ngoài, lá vẫn giữ được màu xanh, khi ăn phải mềm có vị dẻo thơm, béo ngậy hòa quyện của các nguyên liệu.

Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Hình ảnh chiếc bánh chưng mang ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ, gợi không khí gia đình gần gũi, ấm áp.

Thuyết Minh Về Món Bánh Chưng Ngắn Gọn – Bài 7

Không cần quá dài dòng, với bài văn mẫu thuyết minh về món bánh chưng ngắn gọn sau đây vẫn đảm mang đến cho người đọc những cảm xúc khó tả về món ăn truyền thống này.

Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong ẩm thực nước nhà.

Theo lịch sử ghi chép lại bánh chưng ra đời thời vua Hùng thứ 6. Sau khi đánh dẹp giặc ngoại xâm nhà vua yêu cầu các hoàng tử, quan lại hãy dâng lên vua cha thứ quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên. Lang Liêu trăn trở chưa tìm được thứ gì quý giá dâng lên vua, khi nằm mơ chàng thấy vị thần đến chỉ cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những nguyên liệu có sẵn gần gũi với người nông dân, quả thực thứ bánh đó làm vua cha rất hài lòng. Bánh chưng bánh dày ra đời từ đó và được lưu truyền đến ngày nay.

Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã nhỏ. Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng. Lá dong phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt phần cuống.

Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng. Công đoạn này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.

Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.

Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn mang biểu tượng may mắn, sum vầy trong năm mới. Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

Chia sẻ cơ hội ? Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí ? Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Thuyết Minh Về Chiếc Bánh Chưng Ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam – Bài 8

Nếu bạn đang bí ý tưởng cho bài văn về bánh chưng của mình thì có thể tham khảo cách diễn đạt trôi chảy, sinh động thông qua bài thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết cổ truyền Việt Nam sau đây nhé!

Theo những câu chuyện đã truyền lại thì bánh chưng có từ thời các vua Hùng. Đó là vào thời vua Hùng Vương thứ 6, khi tìm người kế vị ngai vàng, ông đã yêu cầu các hoàng tử dâng lên một món ăn mà họ cho là ngon nhất. Món ăn của ai ngon sẽ được chọn làm vua. Hầu hết các hoàng tử đều chọn làm các món sơn hào hải vị và dĩ nhiên là chúng rất ngon. Chỉ có Lang Liêu là làm bánh chưng bánh dày. Chiếc bánh chưng bánh dày làm từ gạo tượng trưng cho đất và trời đã thuyết phục tất cả mọi người và chàng được chọn lên làm vua kế vị.

Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng vẫn luôn là món ăn quen thuộc trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất. Chiếc bánh chưng có hình vuông đẹp mắt, gói bên ngoài bằng những chiếc lá dong xanh mướt. Người ta dùng những chiếc lạt để buộc bánh chưng lại cho chặt.

Những nguyên liệu để làm bánh chưng là những nguyên liệu vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Nhân bánh được làm từ gạo nếu, đậu xanh và thịt lợn. Ngoài ra còn có thêm một vài loại gia vị nữa như muối, hạt tiêu, hành,… Lá dong dùng để gói bánh thường là lá dong bánh tẻ. Có như vậy thì bánh mới ngon, bánh luộc lên lá vẫn xanh và khi bóc thì không bị dính. Lạt được chẻ và tước mỏng ra từ những cây giang. Lạt giang chẻ phải thật mỏng, đủ mềm để buộc bánh dễ dàng.

Gạo dùng để nấu bánh chưng nên là gạo nếp cái hoa vàng bởi đây là loại gạo ngon, thơm. Muốn nấu bánh được dẻo thì gạo phải ngâm trước từ đêm với nước nóng khoảng 8 tiếng sau đó đem vo lại rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh dùng loại đã đãi vỏ hoặc mua loại có vỏ về ngâm với nước nóng rồi tự đãi vỏ. Thịt lợn thường dùng loại thịt 3 chỉ vì có cả nạc cả mỡ. Thịt xắt miếng to cỡ nửa bàn tay sau đó ướp với gia vị cho ngấm. Chọn lá dong to đẹp rồi đem rửa sạch và lau khô trước khi gói.

Khi tiến hành gói bánh chưng bạn đặt tất cả các nguyên liệu cần thiết xung quanh. Cần có thêm một chiếc kéo để cắt lá dong. Đặt lá dong lên bề mặt phẳng, sạch, người Việt thường đặt lên mâm. Khoảng 3-4 chiếc lá dong sẽ gói được một chiếc bánh chưng. Đầu tiên múc một bát gạo đổ vào giữa lá dong, dàn đều rồi cho nửa bát đỗ, 2 miếng thịt, nửa bát đỗ và thêm 1 bát gạo nữa. Đãi gạo sao cho gạo che kín đỗ và thịt. Lúc này nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức. Sau cùng dùng lạt buộc chặt chiếc bánh lại.

Nếu muốn đẹp có thể dùng khuôn để gói bánh. Sau khi gói hết chỗ nhân đã chuẩn bị thì buộc bánh theo từng cặp và xếp vào nồi to, mang ra bếp củi đun trong khoảng 8-10 tiếng. Trong quá trình đun phải canh để lửa cháy đều và thêm nước nóng vào nồi luộc bánh nếu như thấy nước cạn. Đó là lý do vì sao ta thấy người Việt luôn đặt một ấm nước bên cạnh nồi luộc bánh chưng.

Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người. Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, mùi thơm bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Thuyết Minh Bánh Chưng Ngắn Nhất – Bài 9

Để tiết kiệm thời gian ôn tập các môn học khó nhằn khác, sau đây là bài văn thuyết minh bánh chưng ngắn nhất để bạn dễ ghi nhớ và hoàn thành nhanh bài tập của mình.

Bánh chưng là một loại bánh quen thuộc của người dân Việt Nam vào mỗi dịp Tết cổ truyền. Nó mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Theo Truyền thuyết vua Hùng thì đó là của “ngọc thực” mà Lang Liêu dâng tiến vua.

Nhìn có vẻ đơn giản nhưng để làm ra được một chiếc bánh chưng vuông vắn và thơm ngon thì người làm cũng tốn biết bao công sức. Tất cả từ khâu chọn nguyên liệu đến luộc bánh và vớt, bảo quản bánh cũng phải làm kĩ lưỡng. Không kể đến công nghiệp gói bánh chưng ngày nay, thì đối với mỗi tuổi thơ của chúng ta không thể nào quên hình ảnh cả gia đình quây quần gói bánh ngày Tết. Hình ảnh đó thật ấm cúng làm sao.

Các bà, các mẹ sẽ đi chợ từ sớm để mua những bó lá dong. Cách chọn lá dong gói bánh là những lá to, mịn, xanh mướt và không rách. Sau đó sẽ rửa sạch với nước và cắt tỉa phù hợp để gói bánh. Nguyên liệu gói bao gồm gạo nếp, thịt lợn, nhân đậu xanh, hạt tiêu, hành…Sau khi chuẩn bị xong đến công đoạn gói bánh. Thường người ta sẽ dùng khuôn gỗ sẵn cho chiếc bánh được vuông vắn, đẹp đẽ. Xếp lá vào khuôn xong đổ một bát gạo, xếp hai miếng thịt, tiếp đến là nửa bát đỗ và thêm một bát gạo nữa. Như vậy là xong một chiếc bánh, người gói bắt đầu buộc lạt để hoàn thành nốt.

Cứ tiếp như vậy những chiếc bánh vuông vắn dần được hoàn thành chờ xếp vào nồi để luộc. Để luộc bánh, người ta xếp những lá cắt dở và hỏng xuống đáy nồi rồi mới xếp bánh vào, đổ nước và bắt đầu luộc. Luộc bánh phải dùng bếp củi và thường xuyên đổ nước để không bị cháy, bánh mới ngon. Khi vớt, dùng mâm hoặc rổ vớt bánh để ráo nước và nguội mới được bỏ tủ lạnh.

Bánh chưng chỉ cần ăn một lần thôi thì không thể quên hương vị của nó, bởi nó mang hương vị đặc trưng của đất trời. Cho đến ngày nay, nó mãi là món ăn cúng giỗ ông bà vào mỗi dịp Tết. Nó đã đi vào đời sống tâm linh và ẩm thực Việt một cách tự nhiên nhất. Cho đến ngày nay, sự thay đổi của cuộc sống có quá nhiều đồ ăn vật lạ.

Giới thiệu đến bạn ? Thuyết Minh Về Hoa Đào ? 15 Bài Về Cây Đào Hay

Thuyết Minh Về Một Món Ăn Dân Tộc Bánh Chưng Ấn Tượng – Bài 10

Làm sao để gây ấn tượng cho người đọc với bài văn viết về ngày tết? Sau đây là bài thuyết minh về một món ăn dân tộc bánh chưng ấn tượng mà bạn không nên bỏ qua.

Ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng hơn từng ngày, nhưng có lẽ người Việt chúng ta sẽ không bao giờ quên được món bánh truyền thống của dân tộc vào mỗi dịp Tết xuân về – bánh chưng. Bánh chưng không chỉ là một món ngon bổ dưỡng mà còn là một món ăn mang đậm hương vị dận tộc, quê hương.

Chắc hẳn ai là con dân Việt Nam đều cũng đã nghe về Sự tích bánh chưng, bánh giày, đó chính là câu chuyện bắt nguồn cho sự ra đời của bánh chưng. Món bánh này chính lễ vật mà Lang Liêu đã dâng lên vua Hùng thứ 6. Đây là món ăn của trời đất, nhắc nhớ đến tổ tiên.

Để có thể gói được một chiếc bánh chưng, nguyên liệu cần chuẩn bị vô cùng đơn giản, trong đó không thể thiếu là lá bánh. Lá để gói bánh có thể là lá dong hoặc lá chuối nhưng gói bánh bằng lá dong sẽ giúp bánh thơm và xanh hơn. Tiếp đến là lạt buộc được chẻ khéo léo từ cây tre bánh tẻ giúp cho việc buộc bánh được dẻo dai và chắc.

Một trong những nguyên liệu quan trọng nhất là gạo. Gạo làm bánh phải là gạo nếp thơm, hạt tròn đều, chắc mẩy, giúp cho bánh thêm dẻo và mang trọn hương vị đồng quê. Đỗ xanh, thịt lợn cũng là những nguyên liệu không thể thiếu. Thịt lợn thường được dùng là loại thịt ba chỉ, lí do dùng loại thịt này là bởi khi ăn, bánh sẽ có độ béo vừa phải. Ngoài ra, bánh chưng còn có thêm một số loại gia vị như muối, hạt tiêu… Tất cả sẽ góp phần tạo nên một món ăn truyền thống đặc biệt và khó quên.

Gói bánh phải thật khéo tránh để gạo và đỗ rơi ra ngoài. Chiếc bánh được cố định bằng lạt. Bánh gói xong được đem luộc trong thời gian khoảng 10-12 tiếng. Bánh sau khi vớt ra khỏi nồi phải để một ngày cho bánh ráo nước và bớt dính, sau đó có thể sử dụng.

Bánh chưng là một món ăn đặc trưng của chúng ta, luôn luôn được sử dụng vào dịp lễ Tết, là một món ăn mang đậm nét đẹp văn văn hóa dân tộc. Dù có đi đâu hay làm gì thì vào mỗi dịp Tết, trong mỗi gia đình Việt Nam cũng không thể thiếu món bánh chưng để cúng ông bà Tổ Tiên.

Dù hiện nay có muôn vàn loại bánh ngon nhưng bánh chưng vẫn mãi là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Là một người con Việt Nam mỗi chúng ta nên giữ gìn món bánh cổ truyền ấy.

Thuyết Minh Về Chiếc Bánh Chưng Ngày Tết Hay Nhất – Bài 11

Bài viết thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết hay nhất sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng ôn tập và đạt hiệu quả cao trong bài kiểm tra.

Bánh chưng là một sản vật xuất hiện từ trước thời văn minh lúa nước của người Việt và cho đến nay cũng như mãi mãi về sau, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.

Phong bánh chưng ngày Tết được bày trên mâm cúng ông bà, ông vải là một mỹ tục, được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng, bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi.

Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất, truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam.

Ngày tết, ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Đó cũng là một cách di dưỡng tinh thần, làm giàu thêm bản sắc văn hoá tâm linh và văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Gợi ý cho bạn ? Thuyết Minh Về Loài Hoa Ngày Tết ? 15 Bài Thuyết Minh Hay Nhất

Thuyết Minh Về Bánh Chưng Bánh Dày – Bài 12

Cùng tìm hiểu ý nghĩa của 2 món bánh truyền thống Việt Nam thông qua bài thuyết minh về bánh chưng bánh dày sau đây nhé!

Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng một lần được nghe kể về sự tích “Bánh chưng, bánh dày”, hai loại bánh mà Lang Liêu đã sáng tạo ra để dâng lên vua cha, và nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu đã được vua cha tin tưởng và nhường lại ngôi báu cho chàng. Cũng từ đó mà hai loại bánh này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, người dân thường làm bánh vào các dịp lễ hội, trong những ngày tết thì càng không thể vắng mặt.

Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.

Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,… đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc. Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.

Còn bánh giầy với hình tròn, màu trắng nõn, mặt trên hình vòng cung giống như bầu trời, người Việt xưa quan niệm rằng bầu trời là nơi cư ngụ của thần linh vì vậy bánh giầy thường được dùng để tế trời, tế thần cầu mong thời tiết thuận lợi, cho một năm ấm no.

Bánh chưng, bánh giầy đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh mỗi dịp giao thừa đón năm mới.

Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết Bánh Chưng Quê Em – Bài 13

Bài thuyết minh về món ăn ngày Tết bánh chưng quê em là một đề tập làm văn khá phổ biến trong nhà trường. Bài viết sau sẽ cung cấp một số ý văn hay cho bạn tìm hiểu thêm.

Việt Nam là đất nước đậm đà bản sắc dân tộc với các phong tục tập quán, truyền thống, lễ hội,… đều được lưu truyền sâu rộng trong nhân dân, từ đời này nối tiếp đời sau. Mỗi năm, cứ đến cận kề ngày Tết cổ truyền của dân tộc thì người người, nhà nhà đều nô nức sắm sửa chuẩn bị đón tết và không quên gói những chiếc bánh chưng vuông vắn chứa đựng hương vị đầm ấm, sum vầy. Có thể nói nếu thiếu hương vị bánh chưng thì ngày tết cũng mất đi một phần giá trị truyền thống của nó.

Bánh chưng có từ bao giờ cũng không ai biết rõ nhưng theo sự tích kể lại, vào những năm vua Hùng thứ sáu, sau khi đánh đuổi giặc Ân, vua có ý truyền ngôi cho con nên ban lệnh: Ai tìm được món ăn ngon, có ý nghĩa nhất sẽ được truyền ngôi. Lang Liêu người con thứ mười tám, dâng lên cho vua cha món bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng ăn thấy ngon và rất có ý nghĩa bèn truyền ngôi cho. Kể từ đó mỗi dịp tết Nguyên Đán, dân chúng lại làm món bánh này để dâng cúng tổ tiên, trời đất.

Bánh chưng là món ăn xuất hiện hầu hết trong các dịp lễ, tết hay các ngày trọng đại của mỗi gia đình. Chiếc bánh hình vuông, được gói lá xanh bên ngoài, bên trong là lớp bánh bằng gạo nếp với nhân đậu xanh, thịt lợn ba chỉ kèm theo là các gia vị hành tươi, hành củ khô, tiêu. Tất cả các nguyên liệu kết hợp rất hoà quyện tạo nên một món ăn rất hợp khẩu vị người Á Đông, ăn kèm củ kiệu (hành muối) thì món bánh lại càng thêm đậm đà hương vị.

Chiếc bánh được bao bọc bằng lớp lá xanh cũng như tình cảm yêu thương đùm bọc của gia đình, những nguyên liệu không quá cầu kỳ, lúa gạo, đậu hay thịt đều là sản phẩm của nền văn minh lúa nước cho xưa cho tới nền nông nghiệp hiện đại ngày nay. Có lẽ thế, mà chiếc bánh như biểu tượng của đất, là một hoá thân của mẹ thiên nhiên tạo thành. Trong tâm thức mỗi người Việt, chiếc bánh gói ghém biết bao tình cảm thân thương, sự sum vầy, đoàn tụ của gia đình.

Thông thường người ta thường nấu bánh từ tám đến chín tiếng tuỳ vào kích thước của bánh. Khi bánh chín mùi lá dong thơm lừng hoài quyện với nếp dẻo thật là hấp dẫn vị giác. Tuy không phải là một món ăn xa xỉ, khó kiếm nhưng với ý nghĩa cổ truyền, chứa đựng biết bao tình cảm thương yêu mà bánh chưng thường được mang làm quà biếu như là cách biểu lộ lòng thành, sự chúc phúc vẹn tròn.

Chiếc bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Bánh dùng để cúng gia tiên như lời biết ơn sâu nặng của con cháu nhớ về cội nguồn, là lời cảm tạ đất trời cho một năm mưa thuận gió hoà. Trong những ngày đầu năm mới, gia đình ngồi bên nhau cùng thưởng thức những món ăn thật ngon, không thể thiếu đĩa bánh chưng thơm ngon, tuyệt vời, và kể cho nhau nghe về những câu chuyện năm cũ, những ước nguyện cho năm mới đang tới.

Tìm hiểu hướng dẫn ? Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí ? Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngữ Văn 8 Chọn Lọc – Bài 14

Cung cấp thêm cho bạn đọc bài thuyết minh về bánh chưng ngữ văn 8 chọn lọc hấp dẫn.

Cứ mỗi dịp Tết đến, không khí xung quanh lại rộn ràng, náo nức hơn bao giờ hết bởi những câu vè thật hay của lũ nhóc vang lên ở đầu ngõ:

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Đó là những biểu tượng thật quen thuộc, gần gũi của ngày Tết quê hương, hình ảnh chiếc bánh chưng xanh vuông vắn, tượng trưng cho đất trời cũng không còn xa lạ đối với con người Việt Nam vào mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Theo tương truyền rằng, chiếc bánh chưng xanh đã có mặt từ rất lâu đời trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, bánh chưng ra đời gắn với vị Hoàng tử Lang Liêu con của Vua Hùng thứ 6.

Theo truyền thuyết kể lại rằng vào một hôm đang nằm ngủ, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình vuông, để tượng hình Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.” Vâng, và cũng từ đó về sau những chiếc bánh chưng kết tinh những tinh hoa của Đất Trời, thể hiện sự kính trọng công ơn sinh thành của Cha Mẹ đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán.

Mỗi chiếc bánh chưng có hình vuông là tượng trưng cho mặt đất mang ý nghĩa thật lớn lao, nó gợi nhắc con người về một nền văn minh lúa nước của Ông Cha ta, nhắc nhớ con cháu phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta, mảnh đất đã tạo nên những tinh hoa ấp ủ trong từng chiếc bánh.

Để có một chiếc bánh chưng hoàn chỉnh làm phần lễ dâng lên Tổ Tiên và làm những món quà tặng cho bạn bè và người thân, chúng ta sẽ trải qua bốn công đoạn đó là chuẩn bị nguyên liệu, công đoạn làm bánh, luộc bánh và công đoạn vớt bánh chưng.

Những chiếc bánh chưng xanh, vuông vắn là biểu tượng đặc trưng của ngày Tết Việt Nam. Bánh chưng là một trong những phần lễ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tổ Tiên ngày Tết, thể hiện sự kính trọng, tấm lòng biết ơn đến công ơn sinh thành của bậc làm Cha, làm Mẹ. Hơn thế nữa, bánh chưng còn là món quà ý nghĩa để làm quà gửi đến người thân, bạn bè thể hiện tình cảm gắn bó, khăng khít như những nút lạt buộc chắc chắn trên thân bánh vậy.

Hình ảnh chiếc bánh chưng xanh- biểu tượng truyền thống của ngày Tết đã đi vào tâm hồn của mỗi con người Việt Nam thật nhẹ nhàng, biểu trưng cho một nét đẹp truyền thống quý báu từ thời Ông Cha xưa. Có một điều chắc chắn rằng, dù là thời xưa hay trong thời kỳ hiện đại, bánh chưng vẫn là món ăn cổ truyền trong mỗi dịp Tết đến Xuân về của dân tộc Việt Nam, kết tinh vẻ đẹp ẩm thực dân tộc và cũng là để nhắc nhở con người về tầm quan trọng, giá trị của cây lúa nước đã góp phần duy trì sự sống con người.

Thuyết Minh Về Chiếc Bánh Chưng Lớp 8 Điểm Cao – Bài 15

Làm sao để thuyết minh về chiếc bánh chưng lớp 8 được điểm cao? Hãy tham khảo ngay bài văn hướng dẫn chi tiết sau đây để bạn tìm được những ý chính cho bài văn của riêng mình nhé!

Ẩm thực Việt Nam không chỉ đặc sắc trong hương vị, nguyên liệu mà còn chứa đựng tinh hoa của sự khéo léo cũng như văn hóa lối sống, tâm hồn người Việt. Dân gian có đôi câu đối: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Nhắc đến tết cổ truyền, chắc hẳn mỗi người Việt Nam, dù đang ở đâu cũng không thể quên được thức bánh dẻo thơm bùi của đỗ xanh, dẻo ngọt của gạo nếp, béo ngậy của thịt mỡ của bánh chưng – thức bánh hình vuông ẩn chứa những ý niệm sâu sắc về văn hóa dân tộc.

Sự ra đời của bánh chưng gắn liền với truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” cùng sự kiện vua Hùng Vương đời thứ sáu chọn người nối ngôi. Giữa muôn vàn sơn hào hải vị, cặp bánh chưng bánh giầy đã đem đến chiến thắng cho hoàng tử Lang Liêu. Nếu bánh giầy thon dài với hình tròn tượng trưng cho trời thì bánh chưng lại là ý niệm ẩn dụ của mặt đất với hình dáng vuông vức.

Là một món ăn thể hiện rõ đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam, nguyên liệu làm ra bánh chưng cũng hết sức dân dã. Vỏ ngoài của bánh được tạo nên từ những chiếc lá dong xanh tươi, lành lặn và gân chắc cùng những sợi dây lạt giang trắng phau, mảnh nhỏ và mềm mại. Còn bên trong bánh là những nguyên liệu quen thuộc như thịt ba chỉ, đỗ xanh, hành cùng một số gia vị đơn giản khác như muối trắng, hạt tiêu,…

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu trên, bàn tay khéo léo của con người sẽ sơ chế nguyên liệu và lần lượt thực hiện các công đoạn gói bánh, nấu bánh. Lá dong có nhiệm vụ bao bọc và ảnh hưởng đến màu sắc của chiếc bánh chưng nên cần được chọn lọc với sắc xanh mướt, sau đó rửa sạch sẽ những bụi bặm và vết bẩn, dùng khăn lau khô hoặc để ráo nước.

Gạo nếp là thành phần quan trọng nhất của chiếc bánh nên cần đảm bảo những yêu cầu như hạt to, đều hạt, tròn và thơm dẻo. Trước khi gói bánh, những hạt gạo này sẽ được ngâm cùng nước trong khoảng thời gian nhất định, thường kéo dài từ 12 tiếng đến 14 tiếng. Đỗ xanh sau khi được xay hoặc giã vỡ đôi, người làm bánh sẽ ngâm trong nước ấm với nhiệt độ thường ở mức 40 độ C để hạt đỗ trở nên mềm hơn và sau đó đãi sạch vỏ đỗ, chỉ giữ lại sắc tươi vàng ươm.

Về nhân thịt của bánh chưng, loại thịt thường được sử dụng là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ cắt thành từng miếng, ướp cùng những gia vị như hành khô, hạt tiêu để gợi dậy mùi thơm và hương vị.

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng luôn là yếu tố không thể thiếu và mang trong mình những ý niệm về sự tưởng nhớ công ơn và lòng thành kính đối với những người đã khuất. Đồng thời, chiếc bánh vuông vắn tượng trưng cho mặt đất thể hiện mong ước về một cuộc sống trọn vẹn và ấm no. Hơn hết, nó còn là biểu tượng cho thành tựu văn minh nông nghiệp của dân tộc ta.

Bánh chưng vuông tượng trưng cho mặt đất, xanh màu lá dong có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tâm thức con người Việt Nam. Bánh chưng, hơn cả một món ăn – đó còn là bản sắc dân tộc, là nét đẹp ẩm thực truyền thống ngàn đời nay còn lưu giữ.

Đón đọc tuyển tập ? Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá ? 15 Bài Văn Về Cái Nón Lá Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Bánh Chưng Ngày Tết Lớp 8 Ngắn Gọn – Bài 16

Trong cụm chủ đề văn học viết về ngày tết thì không thể nào bỏ qua bánh chưng. Bài văn thuyết minh về bánh chưng ngày Tết lớp 8 ngắn gọn sau sẽ cung cấp cho bạn những ý văn hay nhất nhé!

Bánh chưng đã trở biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta. Từ xa xưa đến nay, hình ảnh nhà nhà tất bật chuẩn bị quây quần bên nồi bánh chưng để đón Tết vô cùng quen thuộc với chúng ta. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên.

Tương truyền trong câu nói của ông bà ta rằng bánh chưng ngày Tết đã có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại nước ta. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng là minh chứng cho sự đủ đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật.

Cho dù chúng ta có ở bất cứ đâu trên mảnh đất hình chữ S này thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức những chiếc bánh chưng ngon và ấm áp nhất. Nhưng nếu bạn tới các vùng miền khác nhau thì bạn sẽ được thưởng thức hương vị cũng như thấy được cách làm đặc trưng ở mỗi nơi có điểm khác nhau.

Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản và thân quen với đời sống nhân dân. Nguyên liệu chính là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ (hoặc nhân đậu hấp). Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kỹ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất.

Đối với mâm cơm cúng ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiếu. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng không chỉ tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người mà nó còn là những tình cảm đong đầy gắn kết của cả gia đình nữa.

Hiện nay trong những ngày Tết đến, người ta còn sử dụng bánh chưng như một món quà biếu, lễ Tết những người lớn tuổi. Nó tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.

Thuyết Minh Về Bánh Chưng Lớp 9 Điểm 10 – Bài 17

Cùng học hỏi cách hành văn sinh động thông qua bài thuyết minh về bánh chưng lớp 9 điểm 10 sau đây.

Mỗi đất nước trên thế giới đều có một món ăn riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Việt Nam – quê hương thân yêu của tôi cũng vậy! Cũng có một nền ẩm thực vô cùng độc đáo, mang đậm tinh hoa văn hoá truyền thống Lạc Hồng. Không thể thiếu trong đó chính là món bánh chưng được sử dụng vào những dịp lễ tết.

Bánh chưng có từ rất lâu rồi, vào thời của vua Hùng thứ mười tám, đây là món lễ vật do Liêu Lang dâng lên cho vua cha để bày tỏ sự hiếu thảo, sự thành kính của mình. Và cũng nhờ món bánh chưng này, chàng hoàng tử út nghèo khổ đã được nhường ngôi, trở thành vị vua của dân tộc.

Từ rất lâu rồi, dân gian ta vẫn truyền rằng, bánh chưng chính là biểu tượng cho sự vuông đầy của đất mẹ, nên hình dáng của bánh chưng chính là hình vuông vức đều nhau. Nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh chưng khá đơn giản, gần gũi với dân tộc ta, bao gồm: thịt heo thường là loại thịt ba chỉ, đậu xanh, nếp, và có thể thêm một số gia vị khác tuỳ khẩu vị của mỗi nhà.

Thịt heo được thái lát vừa phải, không quá to, không quá nhỏ, được nêm thêm gia vị như hạt tiêu, hành tím, một chút muối và bột ngọt, được ướp trong thời gian 30 phút. Để gia vị được ngấm đều vào từng miếng thịt, tạo nên vị béo ngậy, đậm đà khi thưởng thức.

Người dân ta thường rất cẩn thận trong việc chọn đậu xanh và nếp. Đậu xanh thường được chọn là những hạt đậu chắc nẩy, chúng ta sẽ bóc lớp vỏ bên ngoài, giữ lớp thịt ở vàng ở trong, được ngâm trong nước ấm từ một đến hai tiếng để hạt đậu mềm hơn, đến khi luộc bánh hạt đậu sẽ nhanh chín hơn. Đây chính là hai nguyên liệu làm lớp nhân bên trong của bánh. Còn lớp vỏ bánh bên ngoài chính là gạo nếp.

Chúng ta cần ngâm gạo nếp vào nước lạnh từ bốn đến năm tiếng để hạt gạo mềm và chín kĩ hơn. Các nguyên liệu từ vỏ bánh cho đến phần nhân đã chuẩn bị xong xuôi thì các bạn cũng không được quên đến lớp lá gói bên ngoài. Đó chính là lá dong.Chúng ta cần chọn những lá không bị rách, xanh, sau đó rửa sạch và lau thật khô để tránh khi nấu bánh, bánh sẽ bị nhão.

Gói bánh chính là công đoạn cuối cùng, muốn có một cái bánh đẹp và vuông vức, chúng ta cần sử dụng đến khuôn để gói. Xếp vào khuôn bốn lớp lá dong chồng lên nhau, sau đó cho một bát gạo nếp trải đều lên lớp lá, xong cho một chén nhỏ hơn đỗ xanh rồi bỏ lên trên từ hai đến ba miếng thịt, xong chúng ta cho một ít đổ xanh lên phủ kín lại phần thịt và cuối cùng ta lại đổ một bát gạo lên trên cùng.

Chúng ta gói lại theo khuôn và nén chặt thật chặt để bánh được chắc, chúng ta dùng dây lạt để buộc chặt bánh chưng. Rồi bỏ vào nồi luộc trong khoảng tám đến mười tiếng thì bánh chín. Vớt ra rổ, để ráo nước thế là các bạn đã có thể thưởng thức được những chiếc bánh ngon lành này rồi.

Và bánh chưng trở thành một món bánh truyền thống mà dù miền Bắc, miền Trung hay miền Nam thì vào dịp lễ tết đến xuân về, nhà nhà người người đều phải chuẩn bị để bày trên bàn thờ tổ tiên, bày cạnh mâm ngũ quả. Có thể nói, đây chính là món ăn, là hương vị mà ai đi đâu cũng muốn được thưởng thức, nó như là sự báo một sự đoàn viên, sự đủ đầy.

Bánh chưng là một loại bánh rất thơm ngon, mang một hương vị đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Vì vậy, chúng ta cần gìn giữ và lưu truyền món ăn truyền thống này, giống như gìn giữ nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam

SCR.VN tặng bạn ? Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí ? Kiếm Thẻ Cào Free

Thuyết Minh Về Món Bánh Chưng Lớp 10 Đặc Sắc – Bài 18

Làm thế nào để thuyết minh về món bánh chưng lớp 10 thật đặc sắc, gợi hình gợi cảm và khiến người đọc có cái nhìn toàn diện về chủ đề này? Sau đây là bài viết gợi ý cho bạn:

Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.

Bánh chưng có nguồn gốc từ lâu đời. Đặc biệt nó gắn với truyền thuyết Bánh chưng bánh dày trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Việt Nam ta. Theo truyền thuyết, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Và chàng hoàng tử Lang Liêu đã được truyền ngôi nhờ món bánh chưng, bánh giầy mang ý nghĩa đặc biệt tượng trưng cho đất trời. Kể từ đó, mỗi dịp đến Tết cổ truyền, thì dân chúng đều làm bánh chưng và bánh dày để dâng cúng tổ tiên, trời đất.

Bánh chưng có hình vuông, dài từ 15 đến 16 cm, độ dày từ 5 đến 6 cm được gói bằng lá dong. Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị, kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất.

Bánh chưng là bánh truyền thống giàu ý nghĩa của dân tộc ta. Bánh có hình vuông tượng trưng cho đất mẹ yêu dấu. Nhân được làm từ hành, thịt, đỗ là biểu tượng cho cây cỏ, muông thú. Lá bên ngoài và dây lạt buộc kín như một sự đùm bọc, yêu thương và che chở lẫn nhau. Bánh chưng là vật phẩm do người nông dân làm ra để cúng ông bà Tổ tiên, tỏ lòng thành kính biết ơn của con cháu gắn với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Trong mỗi gia đình người Việt Nam ta, mỗi khi Tết đến xuân về, trên bàn thờ gia tiên, bên cạnh mâm cơm đều có cặp bánh chưng xanh. Thật đúng đắn làm sao khi nói “Thiếu bánh chưng là thiếu Tết”. Ngoài giá trị về mặt tinh thần, bánh chưng còn có hàm lượng dinh dưỡng cao và luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nồi bánh chưng bốc lên nghi ngút khói chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.

Đừng bỏ qua ? Thuyết Minh Về Hoa Ly ? 15 Bài Thuyết Minh Hay Nhất

Thuyết Minh Về Bánh Chưng Lớp 10 Sinh Động – Bài 19

Bài viết thuyết minh về bánh chưng lớp 10 sinh động sẽ giúp bạn tìm được những ý văn hay ho, sáng tạo cho bài viết sắp thực hành trên lớp.

Nếu như Hàn Quốc có kim chi và canh rong biển, Nhật Bản có cơm shushi thì Việt Nam lại nền nã y như nó vốn có với món bánh chưng truyền thống.

Mỗi loài hoa sẽ có một hương thơm riêng, mỗi dân tộc sẽ có một bản sắc văn hóa và phong tục tập quán đặc trưng không trộn lẫn. Một trong những yếu tố tạo nên Văn hóa bản sắc dân tộc là văn hóa ẩm thực. Vâng, và chúng ta đang nói đến dân tộc Việt Nam dịu dàng và duyên dáng với chiếc áo dài duyên dáng, dưới chiếc nón lá xinh xinh và du dương trong những câu quan họ ngọt ngào nồng đượm. Chắc có lẽ bởi thế mà bánh chưng- một món ăn giản dị đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay.

Truyền thuyết kể rằng, vào thời vua Hùng thứ sáu, nhà vua đã già và muốn truyền ngôi cho con nhưng chưa biết chọn ai trong số những người con trai của mình. Bởi thế, vua Hùng bèn gọi các con lại và nói rằng nếu ai tìm được món ăn ngon nhất để cúng Tiên Vương thì sẽ được nối ngôi. Các Lang nghe vua cha nói vậy, bèn kẻ lên rừng, người xuống bể tìm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị để mang về cúng Tiên vương.

Người con thứ mười tám của nhà vua là Lang Liêu, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh đâm sinh bệnh rồi chết. Từ nhỏ, chàng đã sống ở ngoài cung vua, hòa nhịp với cuộc sống của nhân dân lao động. Chàng vốn tính tình thuần hậu, chí hiếu nhưng lực bất tòng tâm , không biết kiếm của ngon vật lạ ở đâu để dâng lễ Tiên Vương.

Vào đêm trước ngày tế lễ, chàng nằm mộng thấy có người chỉ rằng:” Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, là thức ăn nuôi sống con người. nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh giấc, bèn làm theo lời thần dặn làm bánh cúng Tiên Vương và được vua hùng truyền ngôi cho. Từ đó, bánh chưng trở thành một vật không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết trong dân gian Việt Nam.

Bánh chưng hình vuông, được gói bằng lá rong màu xanh rất đẹp mắt. Đó là một món ăn giản dị xuất phát từ một nền văn minh lúa nước. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, đỗ xanh, hành củ, hạt tiêu và thịt lợn. Gạo càng ngon thì bánh sẽ càng dẻo. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ. Thịt quá nạc bánh sẽ bị khô và ngược lại thịt quá mỡ sẽ khiến cho bánh ăn bị ngấy, mau chán.

Khi gói bánh, sau một lớp gạo lè đến một lớp đỗ, nhân là thịt lợn và hành được cho ở giữa rồi tiếp tục đến một lớp đỗ, rồi một lớp gạo. Lá dong là lá được dùng để gói bánh chưng vì có màu xanh rất đẹp và dịu, lại không làm mất đi hương vị của bánh. Khi gói phải gói thật kín, để khi luộc nước không thể vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc nhưng phải khéo. Gói lỏng tay, bánh không ngon. Song nếu quá chắc, bánh cũng không ngon.

Độc đáo nhất là, bánh chưng được nấu trong thời gian dài, 8-10 tiếng đồng hồ. phải để lửa vừa phải, không to quá và cũng không bé quá. Tuy gọi là luộc bánh chưng nhưng nước không trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu được luộc (gạo nếp, đỗ, thịt lợn,…) nên là hình thức hấp hay chưng giúp giữa nguyên được vị ngon của gạo đỗ và thịt. Chắc có lẽ vì cách chế biến ấy mà người ta mới gọi thứ món ăn bổ dưỡng ấy là bánh chưng.

Chế biến bánh chưng không khó nhưng cần công phu tỉ mỉ và bàn tay khéo léo. Đó cũng chính là những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam.

Thuyết Minh Bánh Chưng Lớp 10 Ngắn Hay – Bài 20

Cùng đọc và tham khảo những ý văn sáng tạo, giàu hình ảnh thông qua bài thuyết minh bánh chưng lớp 10 ngắn hay sau đây nhé!

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa đặc trưng, một nền ẩm thực độc đáo. Đối với đất nước Hàn quốc có kim chi cùng với những loại rau muối khác. Hay Pháp nổi tiếng với những món bánh cupcake thơm ngậy. Ẩm thực là một nét văn hóa đặc trưng mà không quốc gia nào có được. Ẩm thực cũng là một đặc điểm thu hút du khách. Ẩm thực Việt trong con mắt du khách luôn tạo một sự hứng thú và tò mò. Một trong những điểm thu hút khách du lịch tại Việt Nam chính là nền ẩm thực ấy.

Ẩm thực Việt rất phong phú và đa dạng, được chia ra nhiều thể loại khác nhau. Nổi bật có ẩm thực truyền thống, ẩm thực vùng miền, ẩm thực cung đình, ẩm thực đường phố… Mỗi loại lại có nét riêng. Đối với ẩm thực truyền thống, có một món ăn mà không thể không kể đến đó chính là bánh chưng.

Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng (bánh tét) được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Sự tích liên quan đến một vị hoàng tử thứ 18 của Vua Hùng. Ông đã nghĩ ra cách chế biến bánh chưng và bánh giầy để dâng lên vua cha và được nhường ngôi. Từ đó đến nay, bánh chưng đã trở thành món ăn quen thuộc của các gia đình mỗi dịp tết đến xuân về.

Bánh chưng được làm một cách khá cầu kì. Đầu tiên là chọn nguyên liệu để làm bánh. Nguyên liệu làm bánh bao gồm lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, lạt buộc, một số gia vị thông thường, đặc biệt không thể thiếu hạt tiêu.

Gói bánh chưng cần sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng như khéo léo của người gói. Bánh sau khi gói phải vuông, lá không bị rách, không chặt quá cũng không lỏng quá. Đầu tiên, trải một lớp lá, tiếp đến là gạo nếp, lớp tiếp theo là đỗ xanh, rồi đến thịt lợn, rồi đỗ xanh, cuối cùng là gạo. Sau đó người gói sẽ dùng tay của mình gói cho lá dong bao trọn lấy phần nhân bánh, gấp cho vuông lại, cuối cùng là dùng lạt buộc cố định.

Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình. Bánh chưng rất nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng calo cao. Ngoài món bánh chưng luộc, người ta có thể biến tấu thành các món hấp dẫn khác như bánh chưng rán. bánh chưng có thể ăn kèm với những món mặn khắc để tăng thêm hương vị của món ăn.

Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới.

Đừng bỏ lỡ cơ hội ? Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí ? Card Viettel Mobifone