Thuyết minh về cây đào ngày tết

Thuyết Minh Về Cây Đào – Bàn về ngày lễ ở Việt Nam, không thể quên nhắc đến Tết. Nhắc đến Tết không thể quên nồi bánh chưng và cành mai, cành đào. Hình ảnh hoa đào, hoa mai đã trở thành linh hồn của ngày Tết. Nói đến mai là miền Nam rực rỡ sắc vàng, còn đào lại là sắc hồng thắm của miền Bắc. Hoa đào đã trở thành nét riêng của miền Bắc Việt Nam.

I. Dàn ý thuyết minh về hoa đào

Dàn ý thuyết minh về hoa đào mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh: cây hoa đào ngày tết.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Cây đào có tên khoa học là Prunus persica, nguồn gốc cây hoa đào từ Trung Quốc, Mông Cổ. Và từ xa xưa, Việt Nam đã trồng cây hoa đào tại thị trấn Sa Pa trong các tục lệ chơi hoa ngày Tết ở xứ Bắc.

Ngày nay, cây hoa đào có nhiều loại khác nhau và vô cùng phổ biến mỗi dịp tết đến xuân về ở miền Bắc.

b. Thuyết minh chi tiết

Cây đào là loại cây thân gỗ nhỏ, thân có màu xanh hoặc đỏ tía, có thể cao từ 1 – 10m.

Rễ cây là loại rễ cọc, phân nhánh nên có khả năng chịu hạn tốt và chịu úng kém.

Lá cây có hình mũi mác hay elip, mặt dưới có chứa các gân lá nổi. Lá cây hoa đào thường dài khoảng 7 – 15cm và rộng từ 2 – 3cm, thường xanh tốt vào mùa xuân, rụng lá vào mùa thu.

Hoa đào thường nở vào mùa xuân, thường có màu trắng, hồng nhạt hay đỏ và có khoảng 5 – 10 cánh hoa đào tùy từng loại. Hoa đào là loại hoa lưỡng tính có đầy đủ cả nhị và nhụy.

Thuyết minh về cây đào mẫu 7

Nói đến mùa xuân đất Bắc ta nghĩ ngay đến hoa đào – loại hoa đặc biệt mỗi dịp xuân về. Mùa xuân về trên những cành hoa ửng hồng duyên dáng và đất trời bồi hồi thổn thức, ấy là xuân, ấy là sắc hoa, Cây đào là loại hoa đặc biệt của Tết Nguyên Đán. Nhiều người chuộng chơi hoa đào tết vì hoa đào có màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn trong năm.

Mặc dù nguồn gốc được cho ở xứ Ba Tư xa xôi nhưng ngày nay hoa đào có mặt khắp nơi trên đất nước ta, đặc biệt là ở miền Bắc mỗi khi Tết đến Xuân về. Người ta yêu loài hoa này vì những giá trị thẩm mỹ và văn hóa của nó. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5-10m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7-15cm và rộng 2-3cm.

Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá, hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5-3cm, màu hồng, ở nước ta đào được quan tâm nhiều đến hoa mỗi độ xuân về. Hoa đào ở Việt Nam có bốn giống thường thấy là: Đào bích có màu hồng thẫm, đào phai hoa màu hồng nhạt, đào phai hoa kép, sắc hồng phảng phất kiêu kì, đào bạch màu trắng ít hoa hơn, tương đối khó trồng; đào thất thốn cây thấp nhỏ, hoa nhỏ và nhiều màu, thường được trồng vào chậu uốn thành các dạng thế.

Đào bích là loài hoa đào phổ biến, cành hoa thắm sắc, hoa rải đều khắp các cành, các tán, xen lẫn nụ hoa xinh với những lộc xanh, chen lẫn những cánh hoa xòe tán với những nụ vừa nhú. Bích đào dù được cắm trong lọ để phòng khách, trên bàn tiếp khách hay vài cành nhỏ cắm trên bàn thờ gia tiên cũng đều đẹp.

Người chơi công phu thì chọn đào tết từ trước đó cả tháng. Nào thì thế phượng, thế rồng, nào thì đủ lộc đủ tán…còn kẻ mua hoa về cắm Tết cho đúng với khí xuân thì chỉ chăm chăm nhiều nụ nhiều lộc là được. Chọn được cành đào ưng ý mang về, phải có cái bình đẹp, đốt phần cắt cành để giữ lại nhựa mà nuôi sống thân cành, mà đơm cho hết những nụ hoa trên cành. Có nhà cầu kì chơi hoa đào từ sớm, qua Tết hết hoa, lại kiếm cành đào mới mà chơi cho đến tận rằm tháng Giêng. Ấy thế là mùa xuân cứ tưng bừng gần cả tháng trời.

Với văn hóa Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với hai vị thần Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ che chở cho dân chúng. Hoa đào còn là hình ảnh những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ “liễu yếu đào tơ”. Hoa đào còn có mặt trong văn học dân gian gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái:

“Mưa xuân, lác đác vườn đào

Công anh đắp đất, ngăn rào trồng hoa

Ai làm gió táp, mưa sa

Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn.”

Hay:

“Hoa đào héo nhụy anh thương

Anh mong bẻ lá, che sương cho đào.”

Ta còn bắt gặp hình ảnh hoa đào trong thơ Nguyễn Du, trong thơ Nguyễn Bính, thơ Vũ Đình Liên… và nhiều bài thơ hiện đại, tất cả đều tượng trưng cho mùa xuân, tuổi trẻ và sắc đẹp.

Hoa đào còn là một dược phẩm và mỹ phẩm độc đáo của nền y học cổ truyền. Từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên Đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần chữa nhiều chứng bệnh nhưng đặc biệt tốt với việc làm đẹp cho phụ nữ.

Hoa đào đã trở thành một loài hoa mang theo biểu tượng của mùa xuân. Và mãi mãi hoa đào mang xuân đến, mang niềm vui và may mắn, đồng hành cùng con người Việt Nam, bất chấp sự vô hạn của thời gian và sự hữu hạn của đời người.

Thuyết minh về cây đào mẫu 8

Mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi, trăm hoa đua nở. Cứ mỗi mùa xuân đến, các loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, bộc lộ trọn vẹn vẻ đẹp tươi mới, rực rỡ của mình. Cũng nở vào mùa xuân, hơn nữa còn là loài hoa đại diện, biểu tượng cho mùa xuân, cho những ngày Tết ở Việt Nam, đó là loài hoa đào. Loài hoa này chỉ nở vào mỗi dịp tết về nên thấy hoa đào người ta thường liên tưởng đến những ngày Tết.

Hoa đào là loài thực vật ra hoa, thân gỗ. Đặc tính sinh trưởng của hoa đào mang nét độc đáo so với các loài hoa khác, đó là thời gian nở của hoa đúng vào thời điểm tết đến. Trong một năm cây đào chỉ nở một lần, chính vì vậy mà cái vẻ rực rỡ, tươi đẹp đầy nhựa sống của hoa đào đã trở thành một biểu tượng mà mỗi khi nhắc đến người ta sẽ liên tưởng ngay đến không khí mùa xuân, không khí của ngày tết đoàn viên, sum vầy.

Cành đào ngày Tết cũng có một sự tích xa xưa nói về sự kiện này. Đó là câu chuyện được dân gian truyền tai nhau. Khi xưa ở phía Đông của núi Sóc Sơn có một cây đào khổng lồ, tán lá xum xuê, xanh tốt. Khi ấy có hai vị thần là Trà và Uất Lũy trú ngự ở đó, hai vị thần có nhiệm vụ diệt trừ yêu ma cho nhân dân. Sợ uy danh, sức mạnh của hai vị thần nên những con yêu quái cũng sợ luôn cả cây đào.

Tuy nhiên, vào những ngày Tết, hai vị thần phải về chầu Ngọc Hoàng trên thiên đình nên yêu quái sẽ thừa cơ hội hiếm có này để tác oai, tác quái. Vì vậy, người dân đã nghĩ ra một cách đó là mang cành đào về nhà để cắm, mục đích là xua đuổi tà ma, yêu quái.

Nhưng đây chỉ là truyền thuyết từ rất xa xưa để lí giải hiện tượng bày cành đào trong nhà ngày tết. Theo thời gian, ý nghĩa này dần phai mờ đi, ít người biết đến, thay vào đó cành đào ngày tết mang ý nghĩa ấm no, hạnh phúc. Nó gieo vào trong con người niềm tin về sự may mắn, hạnh phúc, về một năm mới an khang, thịnh vượng.

Từ xưa đến nay, phong tục cành đào ngày Tết vẫn được duy trì, kế tục. Cứ mỗi dịp tết về, người dân tưng bừng sắm sửa đồ đạc,trang hoàng nhà cửa sạch sẽ, đầy đủ nhất mong một năm mới an lành. Trong tâm thức của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân phía Bắc, nếu không có một cành đào tết thì dường như ngày Tết trở nên không trọn vẹn.

Vì vậy, trong cuộc du xuân, người dân thường đi chợ hoa, chọn lấy một cành đào đẹp nhất, tươi nhất để trang hoàng nhà cửa ngày tết với mong muốn một năm mới bình an, may mắn đủ đầy. Sắc thắm của hoa đào cũng gợi lên không khí rạo rực, cho tinh thần phấn khởi, niềm tin, niềm hi vọng vào một năm mới may mắn trong lòng mỗi người.

Hoa đào xưa kia thường mọc ở những vùng rừng núi phía Bắc, song do nhu cầu sử dụng, nhu cầu thẩm mỹ ngày tết mà người ta đã đưa giống đào rừng này về trồng phổ biến ở các vùng đồng bằng. Đến mỗi dịp Tết thì người ta lại mang ra bán, phục vụ nhu cầu của người dân. Do đặc điểm khí hậu, đặc tính sinh học của cây đào là ưa tiết trời mát mẻ ở Miền Bắc nên ngày Tết của nhân dân miền Bắc không thể thiếu đào.

Nhưng nhân dân miền Nam thì không vậy. Với họ, hoa mai vàng mới là biểu tượng của ngày Tết. Hoa đào cũng gồm có đào hồng và đào phai. Nhìn chung về kích cỡ, hình dáng thì các loại đào này đều có sự tương đồng, điểm khác biệt ở đây là màu sắc. Mỗi loại đào lại mang một vẻ đẹp riêng. Nếu đào hồng rực rỡ, đằm thắm thì những cánh đào phai lại mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh khôi. Tùy theo sở thích mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau.

Hoa đào thường có từ năm đến chín cánh, cánh đào khá mỏng manh, nhụy hoa màu vàng tạo nên sự hòa hợp với sắc hồng tạo ra một vẻ đẹp độc đáo chỉ có ở hoa đào. Hoa đào là loại hoa không phải chỉ có ở Việt Nam mà nó có ở rất nhiều nước như: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản…. Tuy nhiên, chỉ có ở Việt Nam thì hoa đào mới là biểu tượng của ngày Tết sum vầy.

Hoa đào không chỉ là một loài hoa mang vẻ đẹp tuyệt sắc, tinh khôi trong thế giới tự nhiên mà đối với người dân Việt Nam thì hoa đào lại mang nhiều ý nghĩa hơn, nhiều vẻ đẹp hơn. Tiêu biểu lên trong số đó chính là ý nghĩa biểu tượng cho ngày Tết.

————————————

Như vậy là tip.edu.vn đã cung cấp cho các bạn bài văn mẫu Thuyết minh về hoa đào lớp 9. Hy vọng những bài văn mẫu này sẽ giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 9 hơn. Ngoài ra, các bạn còn có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu thuyết minh về hoa mai mà chúng tôi đã chuẩn bị, cùng với các bài viết số 5 lớp 9 dưới đây:

  • Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 1: Hãy nêu suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu
  • Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 2: Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy
  • Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 3: Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng Việt Nam đạt được nhiều thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế
  • Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 4: Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác thải ra nơi công cộng
  • Bài văn mẫu lớp 9 số 5 đề 5: Em hãy nêu suy nghĩ về hiện tượng lạm dụng Internet của học sinh, sinh viên thời nay