Tia hồng ngoại là gì? nguồn gốc, phân loại và ứng dụng
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường hay nói đến tia hồng ngoại, vì nó được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Lọc nước Tân Bình tìm hiểu kĩ hơn về Tia hồng ngoại là gì? Ứng dụng của tia hồng ngoại qua bài viết này nhé.
Mục lục bài viết
1. Nguồn gốc của tia hồng ngoại
Năm 1800, Nhà thiên văn học người Anh William Herschel đã phát hiện ra tia hồng ngoại.Trong một thí nghiệm để đo sự chênh lệch nhiệt độ giữa các màu trong quang phổ nhìn thấy được, ông đã đặt nhiệt kế vào đường đi của ánh sáng trong mỗi màu của quang phổ nhìn thấy được. Ông quan sát thấy sự gia tăng nhiệt độ từ màu xanh sang màu đỏ. Và đã tìm thấy phép đo nhiệt độ thậm chí còn ấm hơn ngay ngoài đầu đỏ của quang phổ nhìn thấy được.
2. Tia hồng ngoại là gì?
Tia hồng ngoại hay còn được viết tắt là tia IR là là một loại năng lượng bức xạ mà mắt người không nhìn thấy được nhưng chúng ta có thể cảm nhận được dưới dạng nhiệt.Tất cả các vật thể trong vũ trụ đều phát ra một số mức độ bức xạ hồng ngoại, nhưng hai trong số các nguồn rõ ràng nhất là mặt trời và lửa.
Tia hồng ngoại là một loại bức xạ điện từ, một tần số liên tục được tạo ra khi các nguyên tử hấp thụ và sau đó giải phóng năng lượng. Từ tần số cao nhất đến tần số thấp nhất, bức xạ điện từ bao gồm tia gamma, tia X, tia cực tím, ánh sáng nhìn thấy, bức xạ hồng ngoại, sóng vi ba và sóng vô tuyến . Cùng với nhau, các loại bức xạ tạo nên phổ điện từ.
3. Phân loại tia hồng ngoại
Hồng ngoại có thể được chia thành nhiều vùng phổ hoặc dải, dựa trên bước sóng. Tuy nhiên, không có định nghĩa thống nhất về ranh giới chính xác của vùng phổ.
Thông thường, mắt chúng ta có thể nhìn thấy 7 màu của ánh sáng từ tím đến đỏ, trong đó ánh sáng đỏ có bước sóng lớn nhất là 700nm. Do đó, tia hồng ngoại sẽ có bước sóng vào khoảng 700 nm đến 1 mm và được chia làm 3 loại theo chiều dài bước sóng: hồng ngoại gần, trung và xa. Theo wikipedia.org
4. Ứng dụng tia hồng ngoại
Như đề cập ở trên, tia hồng ngoại được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như: sản xuất các thiết bị điện tử, điện thoại, camera, máy quang phổ,…
4.1. Các thiết bị điện
Các thiết bị điện sử dụng đèn LED phát ra tia hồng ngoại để truyền tải thông tin. Các cảm biến hồng ngoại ở nhiều nơi công cộng như sân bay, bệnh viện,… giúp nhận biết người và các đồ vật di chuyển xung quanh, cũng như phát hiện những vật thể lạ có trong vali của hành khách.
Tia hồng ngoại được ứng dụng trong camera, đèn pha,..giúp chúng ta quan sát được trong môi trường có cường độ ánh sáng yếu, được dùng rộng rãi đời sống hằng ngày và cả trong quân sự.
Camera tia hồng ngoại
4.2. Trong y học
Tia hồng ngoại được ứng dụng khá phổ biến trong y học, được chứng minh có khả năng điều trị nhiều căn bệnh như: ung thư, viêm dạ dày, viêm gan, viêm tuyến tiền liệt, huyết áp cao, hen suyễn,… Ngoài ra, tia hồng ngoại còn giúp làm dịu các vết thương do bỏng lạnh hoặc bỏng nóng gây ra, có tác dụng làm đẹp da, điều trị mụn,..
Tia hồng ngoại trong y học
4.3. Ngành thiên văn học
Ứng dụng tia hồng ngoại cho phép các nhà thiên văn học quan sát chi tiết sự phân bố nguồn IR trong không gian. Cho thấy các cấu trúc phức tạp trong tinh vân, thiên hà và cấu trúc quy mô lớn của vũ trụ.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về tia hồng ngoại là gì, nguồn gốc và ứng dụng của tia hồng ngoại.
Tham khảo thêm: Ứng dụng của đèn UV diệt khuẩn trong xử lý nước.
09-08-2022
Biên tập bởi Nguyễn Lý
Tin tức liên quan
Tác hại của tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại là một loại bức xạ điện từ, một tần số liên tục được tạo ra khi các nguyên tử hấp thụ và sau đó giải phóng năng lượng. Tia hồng ngoại có bước sóng từ 700 nm đến 1 mm. Trong cuộc sống, tia hồng ngoại được ứng dụng sử dụng trong nhiều ngành nghề tuy nhiên tia hồng ngoại cũng gây ra nhiều bệnh lí cho con người nếu tiếp xúc trực tiếp.