Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh -TCVN 6073:2005

Không như các đồ nội thất khác, thiết bị vệ sinh phải chịu nhiều tác động bên ngoài (áp lực nước; nhiệt độ thay đổi…) Do đó, chất lượng của các sản phẩm này rất được quan tâm. Thậm chí, nhà nước ta còn ban bố tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh với các công ty thiết bị.

Năm 2005, nhà nước Việt Nam công cố văn bản pháp luật TCVN 6073:2005 “Tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh. Nội dung văn bản này nêu rõ yêu cầu cụ thể với từng thiết bị vệ sinh, cách ghi nhãn từng loại. Dù bạn là người tiêu dùng hay trong ngành thiết bị thì đều nên biết những điều này để bảo vệ mình khỏi thiệt hại không đáng có.

1. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh

Tiêu chuẩn được áp dụng cho các sản phẩm sứ vệ sinh, không bao gồm phần phụ kiện.

2. Các thuật ngữ về nghiệm thu thiết bị vệ sinh

  • BMC (visible surface)

BMC là viết tắt của “bề mặt chính”. Đây là mặt nhìn thấy được của sản phẩm sau khi lắp vào vị trí sử dụng.

  • BMLV (water surface)

BMLV là “bề mặt làm việc”. Cách gọi của bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nước khi sản phẩm hoạt động.

  • BMK (invisible surface)

BMK chính là “bề mặt khuất”. Bề mặt khuất không thể nhìn thấy khi sản phẩm đã lắp vào vị trí sử dụng. Đặc biệt, bề mặt khuất không tráng men.

  • BMLR (installation surface)

BMLR viết tắt của “bề mặt lắp ráp”. Thường bị nhầm như BMK nhưng bề mặt lắp ráp phải tiếp xúc với nền, tường hoặc giá đã khi lắp đặt.

3. Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt thiết bị vệ sinh

Các tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh về yêu cầu kỹ thuật được đánh giá trên ba phương diện. Đầu tiên là ngoại quan, kích thước. Thứ hai là chỉ tiêu cơ khí. Và cuối cùng mới đến tính năng sử dụng.

– Yêu cầu ngoại quan về sai lệch kích thước sản phẩm

+ Yêu cầu về men phủ khác nhau ở các mặt sản phẩm:

BMC phải phủ men láng bóng và đều toàn bộ bề mặt.

BMK chỉ cần có men phủ ở những điểm có thể nhìn thấy sau khi lắp vào vị trí sử dụng.

Men ở các gờ, cạnh phải đầy đặn, đều láng.

+ Trong mọi trường hợp, không được có vết nứt lạnh và nứt mộc trên sản phẩm.

+ Mọi khuyết tật có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 0.2mm và không tập trung thì không bị coi là khuyết tật.

+ Tiêu chí khuyết tật ngoại quan và sai lệch kích thước khác nhau ở từng loại sản phẩm:

Đối với sản phẩm bồn cầu

Các khuyết tật về men không được phép xuất hiện trên BMLV và BMC. Tuy nhiên, với các loại khuyết tật men như gợn men, mỏng men có kích thước nhỏ và số lượng ít thì được chấp nhận trên BMC.

Các khuyết tật về màu, xương hình dạng và sai lệch kích thước nhỏ đều được bỏ qua trong sản phẩm này. Chi tiết bạn có thể xem ở ảnh dưới đây.

TIÊU CHUẨN CHO PHÉP KHI NGHIỆM THU THIẾT BỊ VỆ SINHKhuyết tậtMức cho phépTên khuyết tậtĐặc điểmBMLVBMCBMKCác khuyết tật về menBọt khí, châm kim, rộp men, sôi menKhông cho phépKhông cho phép–Co men, bỏ men, bong menKhông cho phépKhông cho phép–Gợn sóng, mỏng menS ≤ 1 000 mm2Không cho phép≤ 2 vết–Sứt, trầy sướcKhông cho phép1 vết dài ≤ 20 mm (trừ bề mặt vanh)Các khuyết tật về màuLẫn màuf ≤ 0,3 mm1 vết/2500 mm2, tổng số không quá 2 vết1 vết/2500 mm2, tổng số không quá 2 vết–0,3 mm <>f ≤ 0,7 mmKhông cho phép1 vết–Lệch màuKhông lệch màu so với màu thiết kếBay màu, mất màu, loang màuKhông cho phépKhông cho phép–Các khuyết tật về xươngRạn xươngChiều rộng ≤ 0,2 mmKhông cho phépKhông cho phép≤ 2 vếtCác khuyết tật về hình dạng và kích thướcBiến dạng (Độ vênh)Độ vênh tại chân≤ 3 mmLỗ bắt két, bắt nắpVừa dưỡng hoặc xử lý được nếu không vừa dưỡngTắc ống dẫn trên thân bệtKhông có hoặc xử lý được nếu cóSai lệch kích thướcMọi chiều tại mặt trên± 2 %Lỗ cấp nước của bệ xí± 5 %

Tiêu chuẩn cho phép khi nghiệm thu xí bệt, tiểu nữ.

Có thể tham khảo thêm cách lắp đặt vòi xịt thông minh tại nhà mới nhất 2020

Đối với chậu rửa:

Tương tự sản phẩm trên, đa số các khuyết tật về men và xương đều không được cho phép xuất hiện trên BMLV và BMC. Còn những khuyết tật màu với số lượng ít không được coi là lỗi ở đây. Bạn tham khảo ảnh dưới để biết chi tiết về cách đánh giá tiêu chí này.

 

TIÊU CHUẨN CHO PHÉP KHI NGHIỆM THU THIẾT BỊ VỆ SINHKhuyết tậtMức cho phépTên khuyết tậtĐặc điểmBMLVBMCBMKCác khuyết tật về menBọt khí, châm kim, rộp men, sôi menKhông cho phépKhông cho phép–Co men, bỏ men, bong menKhông cho phépKhông cho phép–Gợn sóng, mỏng menS ≤ 1 000 mm2Không cho phép≤ 3 vết–Sứt, trầy xướcKhông cho phépKhông cho phép1 vết dài ≤ 10 mm, sâu ≤ 1 mmCác khuyết tật về màuLẫn màuf ≤ 0,3 mm1 vết/2500 mm2, tổng số không quá 2 vết1 vết/2500 mm2, tổng số không quá 2 vết–0,3 mm <>f ≤ 1 mmKhông cho phép1 vết–Lệch màuKhông lệch màu so với màu thiết kếBay màu, mất màu, loang màuKhông cho phépKhông cho phép–Các khuyết tật về xươngRạn xươngChiều rộng ≤ 0,2 mmKhông cho phépKhông cho phép≤ 2 vếtCác khuyết tật về hình dạng và kích thướcBiến dạng (Độ vênh)Lỗ bắt vòiVừa dưỡng hoặc xử lý được nếu không vừa dưỡngBề mặt tiếp xúc giữa tường so với bề mặt thẳng đứng≤ 3 mmSai lệch kích thướcMọi chiều tại mặt trên± 2 %Lỗ xả≤ 5 %

Đối với các chi tiết phụ kiện như két nước, chân lavabo

Phạm vi chấp nhận các lỗi về men, màu của những sản phẩm này khá tương đồng với các sản phẩm men sứ khác. Tuy nhiên, do đặc thù về thiết kế, các khuyết tật về xương có giới hạn chấp nhận khắt khe hơn. Bạn cần đặc biệt lưu ý vấn đề này qua bảng trong ảnh sau.

 

TIÊU CHUẨN CHO PHÉP KHI NGHIỆM THU THIẾT BỊ VỆ SINHKhuyết tậtMức cho phépTên khuyết tậtĐặc điểmBMLVBMCBMKCác khuyết tật về menBọt khí, châm kim, rộp men, sôi menKhông cho phépKhông cho phép–Co men, bỏ men, bong menKhông cho phépKhông cho phép–Gợn sóng, mỏng menS ≤ 1 000 mm2Không cho phép≤ 5 vết–Sứt, trầy xướcKhông cho phépKhông cho phép1 vết dài ≤ 10 mm, sâu ≤ 1 mmCác khuyết tật về màuLẫn màuf ≤ 0,3 mm1 vết/2500 mm2, tổng số không quá 2 vết1 vết/2500 mm2, tổng số không quá 2 vết–0,3 mm <>f ≤ 1 mmKhông cho phép1 vết–Lệch màuKhông lệch màu so với màu thiết kếBay màu, mất màu, loang màuKhông cho phépKhông cho phép–Các khuyết tật về xươngRạn xươngChiều dài ≤ 50 mmKhông có ở miệng và các lỗ kỹ thuật≤ 3 vếtCác khuyết tật về hình dạng và kích thướcSai lệch kích thướcChiều dài± 1 %Chiều rộng± 1 %Chiều cao± 1 %Biến dạng (Độ vênh)Độ vênh giữa đáy két và thân bệt± 0,5 mmLỗ xả± 5 %Lỗ lắp thân bệtVừa dưỡng hoặc xử lý được nếu không vừa dưỡngĐộ đồng tâm giữa lỗLắp đặt được phụ kiện

Tiêu chuẩn cho phép khi nghiệm thu chậu rửa

Đối với sản phẩm xí xổm:

Là sản phẩm đơn giản, các khuyết tật chấp nhận ở xí xổm cũng bị hạn chế rất nhiều. Sản phẩm này chỉ được cho qua về các khuyết tật màu nhỏ và việc sai kích thước không đáng kể.

 

TIÊU CHUẨN CHO PHÉP KHI NGHIỆM THU THIẾT BỊ XÍ XỔMKhuyết tậtMức cho phépTên khuyết tậtĐặc điểmBMLVBMCBMKCác khuyết tật về menBọt khí, châm kim, rộp men, sôi menKhông cho phépKhông cho phép–Co men, bỏ men, bong menKhông cho phépKhông cho phép–Gợn sóng, mỏng menS ≤ 1 000 mm2Không cho phép≤ 3 vết–Sứt, trầy xướcKhông cho phépKhông cho phép1 vết dài ≤ 20 mmCác khuyết tật về màuLẫn màuf ≤ 0,3 mm≤ 3 vết≤ 5 vết–0,3 mm <>f ≤ 1 mm1 vết1 vết–Lệch màuKhông lệch màu so với màu thiết kếBay màu, mất màu, loang màuKhông cho phépKhông cho phép–Các khuyết tật về xươngNứt mộc, phân lớpMọi trường hợpKhông cho phépKhông cho phép–Các khuyết tật về hình dạng và kích thướcSai lệch kích thướcMặt trên± 2 %Lỗ xả± 5 %

Tiêu chuẩn cho phép khi nghiệm thu két nước, chân chậu rửa.

Đối với bồn tiểu nam

Có thể do chức năng và hướng sử dụng giống nhau nên các giới hạn cho khuyết tật  về men, màu và xương của bồn tiểu nam giống hệt xí xổm. Và sự khác nhau về kích thước khiến bồn tiểu nam có giới hạn về khuyết tật hình dạng lớn hơn. Chi tiết về tiêu chuẩn cho phép khi nghiệm thu sản phẩm này bạn xem ở ảnh dưới đây.

 

TIÊU CHUẨN CHO PHÉP KHI NGHIỆM THU THIẾT BỊ BỒN TIỂU CHO NAM GIỚIKhuyết tậtMức cho phépTên khuyết tậtĐặc điểmBMLVBMCBMKCác khuyết tật về menBọt khí, châm kim, rộp men, sôi menKhông cho phépKhông cho phép–Co men, bỏ men, bong menKhông cho phépKhông cho phép–Gợn sóng, mỏng menS ≤ 500 mm2Không cho phép≤ 3 vết–Sứt, trầy xướcKhông cho phépKhông cho phép1 vết dài ≤ 20 mmCác khuyết tật về màuLẫn màuf ≤ 0,3 mm≤ 3 vết≤ 3 vết–0,3 mm <>f ≤ 1 mm1 vết1 vết–Lệch màuKhông lệch màu so với màu thiết kếBay màu, mất màu, loang màuKhông cho phépKhông cho phép–Các khuyết tật về xươngNứt mộc, phân lớpMọi trường hợpKhông cho phépKhông cho phép–Các khuyết tật về hình dạng và kích thướcBiến dạngGiữa thân bệ và tường≤ 3 mmSai lệch kích thướcLỗ vanh, lỗ cấp, lỗ xảLắp đặt được phụ kiện

Tiêu chuẩn cho phép khi nghiệm thu bồn tiểu nam.

– Các chỉ tiêu cơ, lý của sản phẩm sứ vệ sinh

Dưới đây là các tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh cho nữ giới:

+ Độ hút nước không lớn hơn 0.5%.

+ Độ bền nhiệt phải đạt yêu cầu.

+ Độ bền hóa của men phải đạt yêu cầu.

+ Độ bền rạn men phải đặt yêu cầu.

+ Độ cứng bề mặt không được nhỏ hơn 6 Mohs.

+ Độ thấm mực không lớn hơn 1 mm.

+ Khả năng chịu tải của bệ xí không nhỏ hơn 3,00 kN và của chậu rửa không được nhỏ hơn 1,50 kN.

– Tính năng sử dụng của sản phẩm sứ vệ sinh

Với các loại sản phẩm khác, các chỉ tiêu đánh giá tính năng sử dụng cũng khác nhau. Cụ thể, bạn tra cứu từng sản phẩm theo ảnh sau.

4. Ghi nhãn và bảo quản thiết bị vệ sinh

– Yêu cầu ghi nhãn

Trước khi xuất xưởng, mỗi sản phẩm đều phải dán nhãn hàng hóa. Yêu cầu nhãn phải bền màu, rõ ràng và dễ nhận biết.

Mỗi nhãn sản phẩm phải đảm bảo các nội dung sau:

+ Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất

+ Tên, ký hiệu và loại của sản phẩm

+ Viện dẫn chỉ tiêu này

Đặc biệt, sản phẩm phải có sách hướng dẫn sử dụng và lắp đặt.

– Yêu cầu bảo quản

Các sản phẩm sứ vệ sinh cần được bảo quản riêng theo từng loại và cấp chất lượng (nếu có).

Trên đây là các tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh mà bạn cần biết. Chúc bạn chọn được các sản phẩm chất lượng, đúng với nhu cầu của bản thân!

Nguồn: Văn bản pháp luật TCVN 6073:2005

BÀI VIẾT LIÊN QUAN :

  • Hướng dẫn cách lắp bồn cầu thông minh đơn giản tại nhà