Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh bạn cần biết năm 2021

Thiết bị vệ sinh không giống như các đồ nội thất khác, luôn phải chịu nhiều tác động bên ngoài (nhiệt độ thay đổi, tác động ngoại lực…). Do đó, chất lượng sản phẩm là yếu tố mà chúng ta rất cần phải quan tâm. Thậm chí, Việt Nam cũng đã đưa ra tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh để đảm bảo an toàn cho người dùng. Hãy cùng Khali Nguyễn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Thiết bị vệ sinh không giống như các đồ nội thất khác, luôn phải chịu nhiều tác động bên ngoài (nhiệt độ thay đổi, tác động ngoại lực…). Do đó, chất lượng sản phẩm là yếu tố mà chúng ta rất cần phải quan tâm. Thậm chí, Việt Nam cũng đã đưa ra tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh để đảm bảo an toàn cho người dùng. Hãy cùng Khali Nguyễn tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

1. CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG TIÊU CHUẨN NGHIỆM THU THIẾT BỊ VỆ SINH

1.1. Một số thuật ngữ về bề mặt thiết bị vệ sinh

  • BMC (Visible Surface): BMC là từ viết tắt của cụm từ “bề mặt chính”. Đây được xem là phần mặt chính được nhìn thấy của thiết bị vệ sinh sứ khi đã được lắp đặt vào vị trí sử dụng.

  • BMLV (Water Surface): BMLV có nghĩa là “bề mặt làm việc”. Đây được xem là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nước trong quá trình sử dụng.

  • BMK (Invisible Surface): BMK là từ viết tắt của cụm từ “bề mặt khuất”. Đây được xem là phần không thể nhìn thấy cùa sản phẩm sau khi đã được lắp đặt.

  • BMLR (Installation Surface): BMLR hay còn gọi là “bề mặt lắp ráp”. Chúng ta có thể hiểu đây là phần tiếp xúc trực tiếp với nền, tường nhà hoặc giá đỡ khi lắp đặt sản phẩm. Hiện nay, một số người đang nhầm bề mặt khuất với bề mặt lắp ráp. Đối với bề mặt khuất sẽ không cần tráng men và không tiếp xúc với nền và tường nhà còn bề mặt lắp ráp thì có.

1.2. Định nghĩa khuyết tật men trong tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh

  • Bọt khí: Bọt khí trên khuyết tật men được chia làm 2 loại: Bọt khí kín và bọt khí hở. Bọt khí kín là những bọt lồi hoặc lõm xuất hiện trên bề mặt men. Bọt khí hở lại là những lỗ tròn hở xuất hiện trên bề mặt men.

  • Mỏng men: Đây là tình trạng lớp men trên bề mặt không đủ dày. Từ đó sẽ làm lộ một phần hoặc toàn bộ phần xương bên trong sản phẩm.

  • Châm kim: Hiện tượng xuất hiện các lỗ nhỏ giống kim châm trên bề mặt men nhưng không sâu đến phần xương.

  • Bong men: Đây là hiện tượng lớp men trên bề mặt bị bong, tróc khỏi xương của sản phẩm. Chúng thường có dạng vảy, tách biệt một phần hoặc hoàn toàn với khung xương.

  • Rộp men, sôi men: Hiện tượng bề mặt men bị rỗ, lồi lõm, gồ ghề thành từng mảng trên bề mặt sản phẩm sứ.

  • Co men, bỏ men: Đây là tình trạng lớp men không được phủ đầy trên bề mặt sản phẩm.

  • Nứt mộc: Là hiện tượng xuất hiện các vết nứt không sắc cạnh trên bề mặt sản phẩm. Hiện tượng này làm tách xương thành nhiều phần khác nhau.

  • Khuyết tật xương: Là hiện tượng các vị trí có tạp chất nằm trong hoặc trên bề mặt xương làm ảnh hưởng đến bề mặt men.

>>> Đọc thêm: Thiết bị vệ sinh tiếng anh là gì? List tiếng anh chuyên ngành thiết bị vệ sinh

2. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT LẮP ĐẶT THIẾT BỊ VỆ SINH

2.1. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh

Khali Nguyễn xin áp dụng theo tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh TCVN 6073: 2005. Tiêu chuẩn này sẽ áp dụng là các sản phẩm sứ vệ sinh và không bao gồm phụ kiện thiết bị vệ sinh đi kèm.

2.2. Tiêu chuẩn ngoại quan và sai lệch kích thước sản phẩm

2.2.1. Đối với sản phẩm bồn cầu bệt, tiểu nữ

Đối với các sản phẩm sứ bồn cầu, bồn tiểu nữ không chỉ số khuyết tật men không được xuất hiện trên BMLV và BMC. Song, một số loại khuyết tật men như gợn men, mỏng men có kích thước nhỏ và ít có thể được chấp nhận trên BMC.

tieu-chuan-nghiem-thu-bon-cau

Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh bồn cầu tiểu nữ

Nếu khuyết tật về màu, xương hình dạng và sai lệch kích thước nhỏ đều được bỏ qua trong những sản phẩm này. Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể xem hình ảnh tiêu chuẩn dưới đây.

2.2.2. Đối với chậu rửa

Tương tự sản phẩm trên, đa số các khuyết tật về men và xương đều không được cho phép xuất hiện trên BMLV và BMC. Còn những khuyết tật màu với số lượng ít không được coi là lỗi ở đây. Bạn tham khảo ảnh dưới để biết chi tiết về cách đánh giá tiêu chí này.

tieu-chuan-lap-dat-thiet-bi-ve-sinh-lavabo

Thiết chuẩn lắp đặt thiết bị vệ sinh lavabo

2.2.3. Đối với các chi tiết phụ kiện như két nước, chân chậu rửa

Phạm vi chấp nhận các lỗi về khuyết tật men, màu của phụ kiện két nước, chân chậu khá giống với sản phẩm men sứ. Tuy nhiên, sự khác nhau về kiểu thiết kế dẫn đến giới hạn chấp nhận khuyết tật về xương khắt khe hơn. Khi lắp đặt, bạn cần lưu ý một số tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh sau đây.

tieu-chuan-nghiem-thu-chan-chau-lavabo

Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh chân chậu lavabo

2.2.4. Đối với bồn xí xổm

Bồn xí ngồi xổm là thiết bị vệ sinh đơn giản. Chính vì vậy, các khuyết tật được chấp nhận ở sản phẩm này cũng bị hạn chế rất nhiều. Bồn xí ngồi xổm chỉ được cho qua về khuyết tật màu nhỏ và sai kích thước không đáng kể.

tieu-chuan-lap-dat-thiet-bi-ve-sinh-bon-cau-xom

Tiêu chuẩn lắp thiết bị vệ sinh bồn cầu xổm

2.2.5. Đối với bồn tiểu cho nam giới

Do chức năng và cách sử dụng tương đối giống nhau nên giới hạn khuyết tật men ở bồn tiểu nam giống với xí bệt. Tuy nhiên, sự sai số kích thước ở bồn tiểu nam có giới hạn lớn hơn so với xí xổm. Chi tiết tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh các bạn có thể xem ở hình ảnh dưới đây.

tieu-chuan-nghiem-thu-voi-bon-tieu-nam-gioi

Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh với bồn tiểu nam giới

2.3. Các chỉ tiêu cơ, lý của sản phẩm sứ vệ sinh

Một số chỉ tiêu về mức cho phép các yếu tố cơ, lý của thiết bị sứ vệ sinh các bạn cần nắm rõ trong bảng dưới đây.

chi-tieu-co-ly-thiet-bi-ve-sinh-su

Chỉ tiêu cơ lý thiết bị vệ sinh sứ

2.4. Tính năng sử dụng của sản phẩm sứ vệ sinh

Với các loại sản phẩm khác, các chỉ tiêu đánh giá tính năng sử dụng cũng khác nhau. Cụ thể, bạn tra cứu từng sản phẩm theo ảnh sau.

tieu-chuan-tinh-nang-su-dung-san-pham

Tiêu chuẩn tính năng sử dụng sản phẩm

>>> Đọc thêm: Tham khảo kích thước lắp đặt thiết bị vệ sinh theo tiêu chuẩn

3. TIÊU CHUẨN NGHIỆM THU THIẾT BỊ VỆ SINH

Tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh được thể hiện qua tiêu chuẩn ghi nhãn và bảo quản đối với thiết bị vệ sinh.

Đối với tiêu chuẩn ghi nhãn

Nhãn dán ở các sản phẩm phải đảm bảo rõ ràng, bền màu, không được tẩy xóa. Mọi nhãn dán phải được dán trước khi xuất xưởng và dễ dàng nhận biết. Trên nhãn dán sản phẩm phải đảm bảo những nội dung sau:

  • Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất,

  • Tên, ký hiệu, loại sản phẩm

  • Viện dẫn chỉ tiêu này

Ngoài ra, sản phẩm phải có cách hướng dẫn sử dụng và lắp đặt.

Tiêu chuẩn bảo quản

Các sản phẩm được bảo quản theo đúng các tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh đối với từng loại sản phẩm và cấp chất lượng theo TCVN 6073:2005.

>>> Tham khảo thêm: Bật mí các thiết bị trong nhà vệ sinh quan trọng mà bạn không thể bỏ qua

Trên đây Khali Nguyễn đã chia sẻ về những tiêu chuẩn nghiệm thu thiết bị vệ sinh mà bạn cần biết. Nắm vững tiêu chuẩn nghiệm thu lắp đặt thiết bị vệ sinh sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm an toàn, chất lượng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ chúng tôi qua thông tin bên dưới, bộ phận kỹ thuật của Khali Nguyễn sẽ tư vấn và giải đáp cụ thể cho bạn.

——————————–

Siêu thị thiết bị vệ sinh và nhà bếp Khali Nguyễn:

Hotline – Zalo: 0904.501.766

Showroom Hà Nội: 160 Đường Văn Minh – Di Trạch – Hoài Đức – Hà Nội (Cách Đại học Công Nghiệp 1km)

Facebook: Khali Nguyễn – Thiết bị vệ sinh và nhà bếp

Website: www.khalinguyen.vn

Email: [email protected]