Tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ? – Cái tên không nói lên mức độ bệnh!

Tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10% trên tổng số bệnh nhân tiểu đường và xuất hiện chủ yếu ở người trẻ tuổi. Đây là điểm khác biệt mà người ta nhận thấy khi thống kê về căn bệnh này. Một thắc mắc được đưa ra là “tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời trong bài viết hôm nay.

Tiểu đường là gì? Phân loại bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh khiến đa số người phải dè chừng khi nghe nhắc đến. Bệnh không ngay lập tức gây nguy hiểm nhưng lại khiến sức khỏe bị “bào mòn” bởi những biến chứng mà nó gây ra.

Thế nào là bệnh tiểu đường?

Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý mãn tính đặc trưng bởi nồng độ glucose máu luôn ở ngưỡng cao hơn người bình thường. Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể bị thiếu hụt insulin, đề kháng insulin hoặc cả 2.

Glucose là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể sau khi trải qua quá trình trong tế bào. Tuy nhiên, ở bệnh nhân tiểu đường, glucose không được vận chuyển vào tế bào khiến cho cơ thể bị “đói” năng lượng. Mặt khác, nồng độ đường máu tăng cao trong thời gian dài gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa và các biến chứng nguy hiểm trên mắt, thận, tim và thần kinh.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Hiểu “Đúng và Đủ” về Bệnh Tiểu Đường!

khai-niem-tieu-duong

Phân loại các dạng bệnh tiểu đường

Dựa trên cơ chế bệnh sinh mà người ta phân tiểu đường thành 2 loại khác nhau bao gồm: Tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.

  • Tiểu đường type 1: Tiểu đường type 1 là bệnh lý đặc trưng bởi sự thiếu hụt insulin. Bình thường, tế bào beta tại đảo tụy chịu trách nhiệm sản xuất insulin để vận chuyển glucose trong máu. Khi nồng độ glucose tăng thì tụy sẽ tăng tiết insulin. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, tế bào miễn dịch không nhận ra tế bào beta đảo tụy và tấn công gây tổn thương tụy. Lâu dần, chức năng tiết insulin của đảo tụy suy giảm và mất đi gây thiếu hụt insulin và dẫn đến căn bệnh tiểu đường type 1.
  • Tiểu đường type 2: Đặc trưng của tiểu đường type 2 là sự đề kháng insulin của cơ thể. Tức là, tế bào đảo tụy vẫn hoạt động và tiết insulin bình thường. Tuy nhiên, insulin được tiết ra lại mất đi tính nhạy cảm với tế bào của cơ thể. Do đó, insulin không thể vận chuyển glucose vào trong tế bào như người bình thường. Hệ quả là glucose máu tăng cao và gây ra tiểu đường type 2.

Có thể nhận thấy, sự khác biệt lớn nhất của tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 nằm ở sự phụ thuộc của cơ thể vào insulin. Chính vì vậy, tiểu đường type 1 còn được gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin và tiểu đường type 2 là tiểu đường không phụ thuộc insulin.

Tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ?

Bạn cần hiểu rõ, tiểu đường type 1 là một dạng bệnh của tiểu đường xuất hiện do cơ thể thiếu hụt insulin. Điều này có nghĩa là type 1 hay type 2 không phản ánh mức độ bệnh mà chỉ dùng để phân biệt cơ chế bệnh. Tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ được xác định bằng chỉ số đường huyết của bệnh nhân. Những bệnh nhân tiểu đường type 1 có chỉ số đường huyết càng cao, thời gian mắc bệnh càng lâu, khả năng kiểm càng kém thì mức độ bệnh càng nặng.

Ở giai đoạn đầu, đa số bệnh nhân tiểu đường type 1 không nhận thấy bệnh bởi có rất ít triệu chứng. Tuy nhiên, sau một thời gian tiến triển, bệnh có thể hình thành những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

tieu-duong-type-1-nang-nhe

 

Nguy hiểm có thể xảy ra khi bị tiểu đường type 1?

Biến chứng cấp tính

Những biến chứng này xuất hiện trong giai đoạn sớm và bệnh nhân có thể phát hiện qua các lần thăm khám định kỳ:

  • Hạ Glucose huyết: Được xác định khi nồng độ glucose máu dưới mức 3,1 mmol/l. Thường xuất hiện khi bệnh nhân kiêng khem quá mức hoặc dùng thuốc quá liều. Trường hợp nhẹ, người bệnh có thể bị hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn, đổ mồ hôi lạnh,… Những trường hợp đường huyết giảm quá mức có thể khiến bệnh nhân bị hôn mê.
  • Nhiễm Ceton: Xuất hiện khi nồng độ acid acetic trong máu tăng cao bởi quá trình chuyển hóa lipid tạo năng lượng cho cơ thể. Ở thể nhẹ, người bệnh thường bị đau đầu, rát họng, đỏ da, rối loạn tiêu hóa. Nếu không kịp thời khắc phục, bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê và tử vong.
  • Nhiễm acid lactic: Xảy ra khi các mô bị thiếu oxy và suy giảm khả năng đào thải acid lactic. Tình trạng này thường xuất hiện ở bệnh nhân suy gan thận do tác dụng phụ của thuốc tiểu đường nhóm Biguanid thế hệ 1. Bệnh nhân có thể bị đau ngực, cứng cơ, tăng thông khí sau đó rơi vào hôn mê. Kết quả cận lâm sàng cho thấy lactac vượt quá 10 – 20 mmol/l, pH máu nhỏ hơn 7 và khoảng trống anion tăng >30 mmol/l.
  • Tăng Glucose máu: Tăng glucose huyết được xác định là biến chứng cấp tính khi nồng độ đường huyết >33,3 mmol/l. Bệnh nhân có thể bị tiểu nhiều, yếu cơ, co giật thậm chí là hôn mê và tử vong nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời.

Biến chứng mãn tính

Những biến chứng này thường tiến triển thầm lặng và khó phục hồi sau khi bùng phát.

  • Biến chứng trên chuyển hóa: Thường gặp nhất là rối loạn mỡ máu. Tình trạng này gây ra xơ vữa động mạch dẫn đến các bệnh lý về tim mạch.
  • Biến chứng trên mạch máu: Glucose máu tăng cao khiến các mạch máu nhỏ bị tổn thương. Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp, mức độ tổn thương mạch máu sẽ tăng cao hơn.
  • Biến chứng trên thần kinh ngoại vi: Bệnh nhân có thể bị bỏng rát, tê bì, râm ran ở các vùng chi.
  • Biến chứng trên hệ thần kinh thực vật: Tổn thương trên hệ thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa, sinh dục.
  • Biến chứng trên mắt: Bệnh nhân bị tổn thương ở các mạch máu võng mạc gây giảm thị lực, thậm chí là mù lòa
  • Biến chứng trên thận: Các mạch máu ở cầu thận bị tổn thương khiến bệnh nhân tiểu ra protein, tăng huyết áp, suy thận,….
  • BIến chứng khác: Bệnh nhân còn có thể gặp phải các tổn thương trên da như: mẩn ngứa, mụn nhọt, hoại tử, viêm da, nấm da. Ngoài ra, hệ hô hấp và tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng dẫn đến các bệnh như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dạ dày, rối loạn tiêu hóa, rụng răng,…

bien-chung-man-tinh

Điều trị tiểu đường type 1 bằng cách nào?

Tiểu đường type 1 là bệnh lý mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn mà người bệnh sẽ phải phụ thuộc vào thuốc, phác đồ điều trị để ổn định đường huyết.  Thông thường, một phác đồ điều trị tiểu đường type 1 hiệu quả cần phối hợp đồng thời nhiều phương pháp theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị đái tháo đường type 1 bằng thuốc

Phác đồ thuốc điều trị đái tháo đường type 1 thường phối hợp nhiều loại khác nhau bao gồm:

  • Insulin: Đây là thuốc bắt buộc có trong chỉ định điều trị bởi bệnh nhân đang bị thiếu hụt insulin. Tùy mức độ bệnh, bác sĩ có thể áp dụng phác đồ 2 – 4 mũi insulin/ ngày. Liều dùng insulin được cho bệnh nhân là 0,5 – 1,0 UI/kg cân nặng. Thuốc được sử dụng chủ yếu theo đường tiêm dưới da và có hiệu chỉnh liều để xác định được liều dùng hiệu quả nhất.
  • Thuốc hạ huyết áp: Đa số bệnh nhân tiểu đường đều mắc phải huyết áp cao. Do đó, những bệnh nhân có huyết áp lớn hơn 140/ 90 mmHg có thể được kết hợp thêm thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB).
  • Thuốc giảm cholesterol: Cholesterol là một trong những yếu tố thúc đẩy biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, khi nồng độ LDL vượt quá 100 mg/ dL và nồng độ Triglyceride vượt quá 150 mg /dL, bệnh nhân có thể được chỉ định thêm loại thuốc này.

Ưu điểm của điều trị bằng thuốc là cho hiệu quả kiểm soát đường huyết nhanh và ngăn chặn sự xuất hiện của biến chứng. Tuy nhiên, thuốc cũng gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, đặc biệt là với gan, thận. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị mà chỉ được sử dụng khi có kê đơn của bác sĩ.

thuoc-dieu-tri

Điều chỉnh dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 1

Chế độ dinh dưỡng được đánh giá là có vai trò tương đương như thuốc điều trị trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường type 1. Bệnh nhân uống thuốc đầy đủ nhưng chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng khó kiểm soát được chỉ số đường huyết.

Để khắc phục điều này, bệnh nhân cần lưu ý những thông tin dưới đây:

  • Điều chỉnh thực phẩm glucid: Bệnh nhân không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu đường bột. Thực phẩm này có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng sau 1h sau ăn. Theo các bác sĩ, thực phẩm glucid nên chiếm khoảng 50 – 60% tổng năng lượng của một bữa ăn.
  • Tăng thực phẩm bổ sung chất xơ: Mỗi ngày, bệnh nhân nên ăn khoảng 20-35 gram chất xơ. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, nhờ đó, đường huyết của bệnh nhân được kiểm soát hiệu quả.
  • Thực phẩm bổ sung protein: Nhóm này nên chiếm khoảng 25 – 30% tổng mức năng lượng của mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường type 1 nên chọn các loại thịt trắng, các loại thịt cá nạc, ít mỡ, ít da để tránh làm tăng cholesterol xấu trong máu.
  • Kiểm soát thực phẩm bổ sung chất béo: Thực phẩm nhóm này không nên vượt quá 30% tổng năng lượng của bữa ăn. Người tiểu đường type 1 cũng được khuyến cáo nên sử dụng các loại dầu thực vật thay vì mỡ động vật.
  • Muối: Người tiểu đường không nên ăn mặn vì dễ làm tăng huyết áp và tổn thương thận. Bạn nên ăn dưới 6g muối/ ngày và giảm xuống 1,5mg/ ngày nếu có mắc kèm tăng huyết áp.

dieu-chinh-dinh-duong

Tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày

Tập thể dục là phương pháp kích thích cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Nhờ đó, quá trình vận chuyển đường từ máu vào tế bào cũng được kích thích tăng lên. Người mắc tiểu đường type 1 được khuyến cáo là nên tập luyện đều đặn ít nhất 5 ngày mỗi tuần và 30 phút mỗi ngày.

Một lưu ý nhỏ là bạn cần lựa chọn bài tập có cường độ vừa phải để tránh gây áp lực lên hệ thống tim mạch. Ngoài ra, bạn cũng không nên tập luyện khi đường huyết thấp hơn 100 mg/ dL. Nếu đường huyết đang ở mức này, hãy ăn nhẹ một bữa để tránh tình trạng tụt đường huyết.

Thảo dược hỗ trợ giảm đường huyết

Đây là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân tiểu đường type 1 quan tâm. Thảo dược có nguồn gốc tự nhiên ít gây tác dụng phụ nên bệnh nhân có thể an tâm sử dụng trong thời gian dài.

Giảo cổ lam 5 lá là cây thuốc quý được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường từ thời xưa. Dưới góc nhìn của y học hiện đại, Giảo cổ lam một lần nữa lấy được niềm tin của các chuyên gia y tế khi chứng minh được hiệu quả kiểm soát đường huyết của mình:

  • Hoạt chất Phanosid: Đây là hoạt chất “vàng” được tìm thấy trong cây Giảo cổ lam có tác dụng điều hòa đường huyết. Phanosid giúp giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường nhưng lại không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân có chỉ số đường huyết bình thường.
  • Hoạt chất Adenosine: Hoạt chất này giúp tăng sức mạnh của cơ tim, nhờ đó hạn chế các cơn đau tim và bảo vệ tim trước biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Saponin: Trong Giảo cổ lam 5 lá có chứa tới hơn 100 loại Saponin khác nhau. Các saponin này giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt nhờ đó ngăn chặn được các biến chứng tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường type 1.

giao-co-lam-tue-linh

Thảo dược Giảo cổ lam hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm cho người bệnh tiểu đường. Điển hình nhất phải kể đến là sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh. Đây là sản phẩm được chế biến từ 100% cây Giảo cổ lam 5 lá đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu. Giảo cổ lam Tuệ Linh cũng nhiều năm liền nhận được các giải thưởng uy tín như:  Giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao, giải Thương hiệu tiêu biểu vì người tiêu dùng.

Hiện nay, Giảo cổ lam Tuệ Linh được phân phối rộng rãi trên hệ thống siêu thị và quầy thuốc. Để mua Giảo Cổ lam Tuệ Linh, bạn có thể tìm đến các nhà thuốc phân phối sản phẩm chính hãng TẠI ĐÂY

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý đái tháo đường type 1. Hy vọng, qua nội dung này, bạn đã có đáp án cho câu hỏi: Tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ. Những trường hợp nghi ngờ hoặc đã xác định mắc tiểu đường type 1 cần thăm khám thường xuyên và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn luôn khỏe!

Nguồn tham khảo

http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/2236-bien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-2236.html

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-1-diabetes/symptoms-causes/syc-20353011