Tiểu luận: Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – Tài liệu text

Tiểu luận: Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 26 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường, tôi xin chân thành cảm
ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Di sản văn hóa, Ban đào tạo ngắn hạn,
quý thầy cô giáo của trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, đồng thời đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý
Thầy, Cô chủ nhiệm lớp, quý thầy cô trong nhà trường đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và động
viên chúng tôi trong quá trình tham gia lớp học.
Do có sự hạn chế về thời gian, nên trong quá trình thực hiện đề tài này
tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung
lẫn hình thức. Vì vậy tôi cũng rất mong nhận được những sự góp ý của quý
thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đối với đề tài để đề tài được hoàn thiện
đầy đủ hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

1

MỤC LỤC

2

MỞ ĐẦU
Việc UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại (2005), được đổi
thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2008), khiến cho văn
hóa cồng chiêng của các tộc người Tây Nguyên đã chính thức có vị thế ở tầm
thế giới. Kể từ đó, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa này

cũng trở nên quan trọng hơn, với ý nghĩa rộng lớn hơn.
Trong xã hội còn mang đậm tập tính cộng đồng nơi đây, tiếng cồng
chiêng có tác dụng kết nối mọi người lại với nhau. Cuộc đời người Tây
Nguyên nào cũng thấm đượm âm thanh cồng chiêng, từ lúc sơ sinh cho đến
khi về thế giới bên kia. Hơn thế nữa, trong tín ngưỡng, âm nhạc cồng chiêng
như một phương tiện đặc biệt, có tính thiêng, để con người giao tiếp được với
thần linh, người quá cố và các bậc tổ tiên. Âm nhạc cồng chiêng phục vụ cho
những sinh hoạt cộng đồng, dịp lễ hội. Không phải ngẫu nhiên mà người ta
coi tiếng cồng, tiếng chiêng là tiếng nói, tín hiệu hay biểu tượng của người
Tây Nguyên. Sự quý giá của cồng chiêng bao trùm cả hai lĩnh vực: Vật thể và
phi vật thể. Cồng chiêng đứng đầu trong hệ thống nhạc cụ Tây Nguyên. Văn
hóa cồng chiêng là một hợp phần rất quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của
mỗi tộc người nói riêng và của toàn Tây Nguyên nói chung. Những giá trị to
lớn và đặc biệt của di sản này được các cư dân bản địa Tây Nguyên sở hữu và
trao truyền trong cộng đồng, được giới nghiên cứu khẳng định, các nhà quản
lý quan tâm, được UNESCO tôn vinh. Việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên là tất yếu, song không hề đơn giản.
Trong những năm qua, do sự thay đổi về nền kinh tế, sự tác động của cơ
chế thị trường, sự chi phối mạnh mẽ của các dòng văn hóa tích cực lẫn tiêu
cực, đã làm xói mòn nền văn hóa truyền thống. Nạn mua bán cồng chiêng,

3

đập bỏ cồng chiêng, xóa bỏ lễ hội dân gian cổ truyền… ở các buôn làng đã
làm gần như cạn kiệt vốn văn hóa quý báu này.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi, những người làm công tác Bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa, không khỏi băn khoăn, lo lắng về một di sản văn hóa
vừa được công nhận là niềm tự hào của một dân tộc lại đang bị mai một dần.
Với tất cả những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề “Bảo vệ và phát huy giá trị di

sản văn hóa cồng chiêng tại Bảo tàng Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu của
mình.

4

Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ ĐẮK LẮK
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý – Địa hình
Vị trí địa lý: Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Cao nguyên Nam
Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía
Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh
Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 70 km.
Tọa độ địa lí 11045’ – 13025’ vĩ độ Bắc và 107012’ – 108054’ kinh độ Đông.
Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37 km², chiếm 3,9% diện tích tự nhiên
cả nước Việt Nam.
Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa,
quân sự và an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nguyên và trong cả nước.
Đắk Lắk được coi như là cái xương sống, nóc nhà của ba nước Đông Dương.
Đó là một vùng đất đỏ basalt rộng lớn với bạt ngàn cây công nghiệp cùng
nhiều địa danh lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng.
Địa hình: Phần lớn địa bàn tỉnh Đắk Lắk thuộc sườn phía Tây Nam dãy
Trường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở
phía nam và đông nam tỉnh với độ cao trung bình 1.000 – 1.200m.
1.1.2. Khí hậu – Thủy văn
Khí hậu: Đắk Lắk nằm ở trung tâm Cao Nguyên Nam Trung Bộ, phía
Tây Trường Sơn, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa
rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10,
lượng mưa trung bình thời kỳ này chiếm trên 75% lượng mưa hàng năm. Mùa

khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

5

Thủy văn: Đắk Lắk có mạng lưới sông suối rất dày với một số sông
chính như sông Krông H’Năng, sông Ea H’Leo, sông Đồng Nai, sông Sê-rêpốk; lớn nhất là dòng sông Sê-rê-pốk dài 322km, là sông nhánh cấp I của
sông Mê Kông.
Với vị trí địa lý đặc biệt, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiều
dạng địa hình có thể nói Đắk Lắk là vùng đất có thiên nhiên tươi đẹp và trù
phú bậc nhất khu vực Tây Nguyên.
1.2. Đặc điểm hành chính – Dân số – Dân cư
1.2.1. Các đơn vị hành chính
Đắk Lắk có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện (với 184 xã, phường và thị
trấn), bao gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện: Buôn
Đôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, Krông
Búk, Krông Pắc, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng.
1.2.2. Dân số
Theo Niên giám thống kê năm 2016 của Tổng cục thống kê, dân số của
tỉnh là 1.874.500 người. Toàn bộ dân cư sinh sống trên địa bàn rộng
13.125,37 km2. Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 144 người/km2.
1.2.3. Dân cư
Nằm ở ngã ba của vùng Đông Dương, Đắk Lắk là địa bàn giao lưu văn
hóa của nhiều dân tộc anh em, với 47 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong
đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê đê, M’nông, Thái,
Tày, Nùng,… chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh (2016). Tuy các tộc người có sự
khác nhau về lịch sử cư trú, ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo… nhưng tất cả cùng
tham gia vào quá trình phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội và văn hoá của tỉnh,
trong xu thế toàn cầu hoá.

6

Chương 2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ BẢO VỆ VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
2.1. Thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn
hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông,
Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của
người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả
niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày
của họ… Do vậy, các tỉnh Tây Nguyên đang thực hiện nhiều biện pháp tích
cực trong việc bảo vệ, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng, góp
phần quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của đồng
bào các dân tộc thiểu số và phục vụ tốt yêu cầu phát triển văn hóa, xã hội trên
địa bàn.
Sau khi được UNESCO công nhận Không gian Văn hóa Cồng chiêng
Tây Nguyên là “Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân
loại” (2005) được đổi là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”
(2008), tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn
hóa Cồng chiêng, đã có nhiều chính sách cho những gia đình, những người
gìn giữ chiêng, chỉnh chiêng; đồng thời mở nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng cho
các lớp trẻ học các kỹ thuật đánh và chỉnh chiêng, góp phần phát triển không
gian văn hoá Cồng chiêng, tạo điều kiện để lớp trẻ không quay lưng lại với
bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc mình.

7

Việc bảo vệ và phát huy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là tất yếu,
song không hề đơn giản. Văn hóa cồng chiêng bị tác động không nhỏ bởi sự
biến đổi lớn về môi trường tồn tại của nó, về cả tự nhiên và xã hội.
Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường và văn hóa hiện đại, nền văn
hóa truyền thống và không gian văn hóa cồng chiêng đang bị mất dần trong
đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa ở Đắk Lắk. Con người và
cuộc sống của các tộc người Tây Nguyên đã khác trước rất nhiều. Việc nhập
cư từ nhiều nơi khác làm cho dân số gia tăng nhanh chóng và thành phần tộc
người cũng nhiều lên rõ rệt; các dân tộc bản địa đã trở thành cư dân thiểu số
tại mỗi tỉnh. Quá trình chuyển biến toàn diện về kinh tế, xã hội và văn hóa,
đặc biệt trong khoảng 40 năm gần đây, diễn ra rộng khắp ở Tây Nguyên; Sự
giao thoa văn hóa giữa các tộc người, sự thay đổi về cơ cấu sản xuất đã tác
động đến đời sống kinh tế – xã hội. Văn hóa tộc người cũng có những biến đổi
sâu sắc, nghi lễ cộng đồng có nguy cơ quên lãng, môi trường diễn tấu cồng
chiêng, diễn xướng các làn điệu dân ca hầu như vắng bóng. Các nghệ nhân
biết đánh chiêng, biết hát Ây rây, hát Kưt ngày càng ít dần, thanh niên không
có cơ hội được học trực tiếp, được nghe các nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng,
hát Ây ray, kể khan… thế hệ trẻ tiếp nối giá trị văn hóa ngày càng mờ nhạt,
cho thấy văn hóa truyền thống của cư dân bản địa tại Đắk Lắk đang đứng
trước một thách thức lớn.
Nền nông nghiệp nương rẫy giảm thiểu, kinh tế ruộng nước và kinh tế
vườn mở mang, cây công nghiệp phát triển, kinh tế hàng hóa thâm nhập, xã
hội mở ra, dân trí nâng cao, đời sống vật chất cải thiện… Trong bối cảnh đó,
quan niệm về tập tục truyền thống dần trở nên không còn nghiêm ngặt nữa.
Ngay cả lễ hiến sinh trâu, lễ bỏ mả… là các lễ tục lớn nhất của người Tây
Nguyên, cũng ít khi được tổ chức. Hệ quả là, môi trường lễ hội suy giảm

khiến cho sinh hoạt diễn tấu cồng chiêng hạn hẹp hơn trước.

8

Một phần cũng do cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn cồng chiêng trở
thành thứ hàng hóa bình thường. Có những gia đình bán cồng chiêng để lấy
tiền đầu tư vào sản xuất. Vì vậy, nạn “chảy máu” cồng chiêng đã xảy ra trầm
trọng trước việc săn lùng ráo riết của giới buôn cổ vật. Số lượng cồng chiêng
ở xứ sở này đã giảm đi rất nhiều, nhất là trong thập niên cuối của thế kỷ trước.
Mà ai cũng dễ hiểu, mất cồng chiêng ắt dẫn tới mất văn hóa cồng chiêng!.
Bên cạnh đó, cồng chiêng hiện nay lại được mở ra cho cả những sinh
hoạt đơn thuần là biểu diễn văn nghệ trong các dịp hoạt động kiểu hội hè,
được “sân khấu hóa”. Thậm chí, có nơi người ta còn can thiệp, biến dàn cồng
chiêng từ chỗ được cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm thành thang âm 7
nốt như âm nhạc phương Tây, và coi đó là “cải tiến”.
Cùng với những diễn biến kể trên, số “nghệ nhân” diễn tấu cồng chiêng
trong các buôn làng Tây Nguyên cũng ngày càng vắng bóng dần. Thêm nữa,
song hành với âm nhạc cồng chiêng, không thể thiếu những người thợ chỉnh
chiêng, chuẩn lại âm thanh cho từng bộ cồng chiêng. Nhưng ngày nay đội ngũ
“thợ lành nghề” này cũng ít dần đi.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ đây đặt ra những vấn đề
to lớn trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị của nó. Điển hình của sự mai
một ấy chính là nạn chảy máu cồng chiêng, sự suy giảm tài nguyên rừng, sự
mất dần những ngôi nhà dài truyền thống, những bến nước và những lễ hội…
Cụ thể, theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cho thấy
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời điểm cuối
năm 2013, toàn tỉnh còn 2.307 bộ chiêng, trong đó dân tộc Êđê 2.064 bộ, dân
tộc M’nông 164 bộ, dân tộc Gia rai 62 bộ, dân tộc Xơ Đăng 8 bộ, dân tộc Bru
– Vân Kiều 9 bộ. Nếu so với số liệu thống kê năm 1993, thì đến năm 2013,

tỉnh Đắk Lắk thất thoát khoảng 2.000 bộ chiêng. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk còn
khoảng 3.855 nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng, 635 nghệ nhân biết dạy
diễn tấu cồng chiêng, 393 nghệ nhân biết chỉnh chiêng; còn 2.608 căn nhà dài
9

truyền thống, 220 bến nước và 155 nghi lễ – lễ hội truyền thống. Có nhiều bộ
chiêng quý được giữ gìn từ nhiều đời nay, giá trị hàng chục con trâu, bò
nhưng hiện nay còn lại rất ít trong cộng đồng.
2.2. Tồn tại, hạn chế
Một số bọn đội lốt tôn giáo đã xúi giục bà con dân tộc thiểu số: Bỏ các lễ
hội truyền thống, không được dùng cồng chiêng, không được uống rượu cần,
múa hát cộng đồng… Điểm nổi bật của chúng là đã khai thác triệt để đời sống
khó khăn, trình độ dân trí thấp của đồng bào để xuyên tạc tình hình, mua
chuộc bằng vật chất, làm tổn hại đến phong tục tập quán, nhằm xóa bỏ đi nền
văn hóa truyền thống của dân tộc. Chính vì thế chúng khuyến khích vật chất
cho gia đình tự đập chiêng, ché, tự mang bán cồng chiêng, từ bỏ sinh hoạt
nghi lễ – lễ hội truyền thống dân tộc.
Trong những năm gần đây, thực hiện sự phát triển nền kinh tế hàng hóa
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, lần đầu tiên phương thức sản xuất, nếp sống văn hóa của các dân tộc
thiểu số đã phát triển một cách tự giác theo hướng của Đảng. Việc thay đổi
phương thức sản xuất đã làm thay đổi trong nếp sống, sinh hoạt của mọi
người. Đồng bào các buôn làng tùy theo điều kiện cụ thể của buôn mình đã
bước đầu tách hộ, bỏ nhà dài, làm nhà từng hộ riêng, phát triển kinh tế theo
hướng sản xuất hàng hóa, nhiều gia đình đã mang bán đi bộ cồng chiêng quý
giá để lấy vốn sản xuất và giải quyết đời sống khó khăn của gia đình mình.
Mặt khác một số gia đình cảm thấy những lễ hội văn hóa dân gian không có
tác dụng nữa đối với cuộc sống thực tại, nên đã chủ động mang bán đi những
bộ cồng chiêng của cha ông để lại để lo cho cuộc sống đời thường.

Trước đây số nghệ nhân biết sử dụng cồng chiêng ở buôn làng khá nhiều
(trung bình mỗi buôn từ 30 – 40 người), hiện nay ở hầu hết các buôn làng số
người biết sử dụng cồng chiêng rất ít (mỗi buôn chừng 7 – 10 người). Số
thanh niên sinh ra sau giải phóng, hầu hết không biết đánh cồng chiêng, nên
10

sinh hoạt văn hóa cồng chiêng bị mai một dần. Đặc biệt, gần đây sự phát triển
của nền văn hóa hiện đại như truyền hình, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc…,
nhất là băng đĩa, âm nhạc phương tây được đưa vào nước ta một cách ào ạt,
thiếu chọn lọc, đã ảnh hưởng phần nào đến nền văn hóa truyền thống của dân
tộc, trong đó có nền văn hóa cồng chiêng của đồng bào. Không ít thanh niên
là con em của đồng bào, tuy được giáo dục truyền thống dân tộc nhưng vẫn đề
cao văn hóa hiện đại phương tây, coi sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của buôn
làng mình là lạc hậu, lỗi thời, là không phù hợp với thời đại. Do đó, họ vận
động người già mang bán đi những bộ cồng chiêng quý để mua thiết bị âm
thanh điện tử hiện đại.
Từ ngày giải phóng đến nay, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có những
đường lối, chính sách về giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc, như pháp lệnh 14
về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa và Luật Di sản văn hóa nhưng
vẫn chung chung, không cụ thể và cũng không được triển khai một cách
nghiêm túc. Sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về bảo tồn, phát
huy các lễ hội sinh hoạt văn hóa dân gian đối với các địa phương còn chung
chung và còn thiếu các chính sách để thực hiện.
Công tác kiểm kê quản lý di tích về hoạt động văn hóa cồng chiêng từ
trung ương đến địa phương từ trước đến nay chưa được đặt ra một cách cụ
thể. Chúng ta chỉ coi trọng các hoạt động quản lý văn hóa: Video, âm nhạc,
văn hóa phẩm, sách báo… mà còn ít chú trọng đến văn hóa cồng chiêng. Do
đó, đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách về công tác này cũng không có. Mặt
khác chúng ta không biết dựa vào nhân dân (nhất là các già làng) để tuyên

truyền cho dân hiểu được văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình để cùng nhau
giữ gìn bảo vệ, phát huy nó trong nền văn hóa cộng đồng.
2.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan: Kinh tế – xã hội ở nhiều vùng cư dân bản địa
Đắk Lắk đã phát triển theo hướng hiện đại hóa. Môi trường văn hóa biến đổi
11

nhanh chóng theo hướng tiếp nhận một chiều nên mất đi những điều kiện cơ
bản để duy trì các hình thức, loại hình văn hóa truyền thống.
Nguyên nhân chủ quan: Nguồn kinh phí đầu tư để thực hiện phát triển sự
nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa còn chưa thỏa đáng. Sự phối
hợp, lồng ghép giữa đề án của một số ngành liên quan và đề án của ngành
Văn hoá, Thể thao và Du lịch chưa thống nhất. Nhận thức về thực hiện nhiệm
vụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của một số cấp ủy, chính quyền địa
phương, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể còn chưa đầy đủ, chưa tích cực phối
hợp với các ngành chức năng tổ chức thực hiện. Trình độ chuyên môn của
một số cán bộ được giao làm công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hoá nói
riêng, phát triển văn hóa nói chung còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn.

12

Chương 3.

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
CỒNG CHIÊNG TẠI BẢO TÀNG ĐẮK LẮK
3.1. Đôi nét về Bảo tàng Đắk Lắk
Bảo tàng Đắk Lắk được thành lập từ năm 1976, đến năm 2008 được tỉnh

Đắk Lắk đầu tư xây dựng mới và khánh thành vào năm 2011 là một sự kiện
rất có ý nghĩa trong đời sống văn hóa – xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và
Tây Nguyên nói chung, thể hiện sinh động chính sách dân tộc và sự quan tâm
đến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Đảng và Nhà nước Việt
Nam. Bảo tàng Đắk Lắk được xây dựng mới cả về nội dung lẫn hình thức để
xứng tầm với lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong phú, đa dạng của địa
phương, với địa danh Buôn Ma Thuột nổi tiếng – thành phố trung tâm khu vực
Tây Nguyên.
Trong số hơn 10.000 hiện vật đã sưu tầm, tích lũy kể từ năm 1977 đến
nay, có trên 1000 hiện vật được lựa chọn cho trưng bày thường xuyên và tổ
chức thành 3 không gian trưng bày chính: Đa dạng sinh học, Văn hóa dân tộc
và Lịch sử.
Không gian trưng bày Đa dạng sinh học có diện tích khoảng 350 m² với
hơn 200 hiện vật và hình ảnh hấp dẫn nhằm giới thiệu đến công chúng về một
miền đất cao nguyên trù phú, có nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Lắk, hồ Cư Mil,
thác Drai Anur… tạo điều kiện thuận lợi cho Đắk Lắk phát triển kinh tế, du
lịch. Bên cạnh đó, không gian trưng bày này còn giới thiệu về tài nguyên rừng
của tỉnh khá giàu có, với sự phong phú của nhiều loài động thực vật, có những
loài nằm trong sách đỏ như: bò rừng, bò tót, bò xám, nai cà tông, voi, hổ,
báo… Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học ở Đắk Lắk đang bị suy giảm nghiêm
13

trọng mà phần lớn là do tác động của con người. Nhằm giáo dục và kêu gọi ý
thức bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sự đa dạng sinh học, trong không
gian trưng bày này Bảo tàng cũng dành một phần lớn diện tích cho nội dung
cảnh báo môi trường và phát triển bền vững.
Phòng trưng bày Văn hóa dân tộc với diện tích trên 700 m², bao gồm hơn
450 hiện vật đã khái quát đời sống vật chất và tinh thần của ba cư dân tại chỗ
(Êđê, Mnông và Giarai) cùng với các dân tộc nhập cư đến từ khắp mọi miền

của Tổ quốc. Các hiện vật được lựa chọn trưng bày là những hiện vật đặc sắc.
Nội dung thông tin được chuyển tải tới công chúng theo từng chủ đề, thông
qua những bài viết lớn, bài viết nhỏ, chú thích, hình ảnh và phim video. Bên
cạnh các dân tộc tại chỗ là những cư dân nhập cư vào các thời gian khác nhau,
trong đó người Kinh (Việt) đông nhất từ các tỉnh Nam Trung Bộ, người
Mường, Thái, Tày, Dao, Nùng… đến từ miền Bắc, người Xơ-đăng, Bru – Vân
Kiều từ các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Tuy đã xa quê hương, nơi chôn
nhau cắt rốn của mình nhưng họ vẫn lưu giữ được những nét văn hóa của quê
hương gốc, hòa nhập với những cư dân tại chỗ làm nên một sắc thái văn hóa
đặc sắc, độc đáo, đa dạng và phong phú, một Đắk Lắk mang đậm sắc màu Tây
Nguyên.
Không gian trưng bày Lịch sử là một trong ba nội dung trưng bày
thường xuyên của Bảo tàng. Với diện tích trưng bày hơn 700 m² hơn 400 hiện
vật và ảnh tư liệu nhằm giới thiệu các giai đoạn của lịch sử Đắk Lắk từ thời
đại đồ đá đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và Đắk
Lắk trong giai đoạn 1975 đến nay. Đặc biệt nhất là sa bàn trận đánh Buôn Ma
Thuột 10/3/1975 đã tái hiện lại trận đánh mở màn cho Chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử, tạo điều kiện cho quân và dân cả nước giành thắng lợi trên
chiến trường miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà.

14

Có thể nói, so với các bảo tàng cấp tỉnh trong khu vực, Bảo tàng Đắk
Lắk đã tạo nên một phong cách riêng, mới cho khách tham quan đặc biệt là
khách tham quan nội địa trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI ở Việt
Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng. Bảo tàng Đắk Lắk là một bảo tàng cấp
tỉnh thử nghiệm trưng bày theo quan niệm bảo tàng học tiên tiến và phương
pháp trưng bày hiện đại. Hệ thống thông tin được chuyển tải qua các bài giới
thiệu, các chú thích, ảnh, phim… Đặc biệt, với việc đặt tiếng Êđê bên cạnh các

ngôn ngữ Việt, Pháp, Anh, Bảo tàng Đắk Lắk là bảo tàng đi tiên phong trong
việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại chỗ trong trưng bày. Bên cạnh đó,
Bảo tàng còn sử dụng cả ngôn ngữ của các dân tộc khác trong tên gọi những
hiện vật của chính họ, thể hiện sự tôn trọng chủ thể văn hóa, tôn trọng cộng
đồng. Không những thế Bảo tàng Đắk Lắk còn chứng tỏ sự nhanh nhạy qua
việc đưa một phần trưng bày về cảnh báo môi trường trong điều kiện thế giới
đang nóng lên về việc biến đổi khí hậu của trái đất như hiện nay.
Bằng việc tôn trọng hiện vật gốc, tôn trọng chủ thể sáng tạo ra hiện vật,
tôn trọng cộng đồng qua những thước phim phản ánh chân thực đời sống văn
hóa cộng đồng. Bảo tàng Đắk Lắk đã xây dựng hình ảnh của mình mang
phong cách một bảo tàng hiện đại nhưng vẫn đậm chất truyền thống dân tộc,
nhằm vươn tới một bảo tàng đẳng cấp trong khu vực.
Với sự quan tâm, giúp đỡ, tham gia tích cực của các cơ quan, đơn vị trong
tỉnh và đồng bào các dân tộc Đắk Lắk đã cung cấp hiện vật, tư liệu, đồng thời
với sự giúp đỡ của Chính phủ Cộng hòa Pháp, Đại sứ quán Pháp, các chuyên
gia Pháp cũng như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nhiệt tình hợp tác, giúp
đỡ trong tư vấn chuyên môn và bảo tàng học công trình Bảo tàng Đắk Lắk đã
có được một diện mạo hòan toàn mới. Từ khi khai trương đến nay, Bảo tàng
Đắk Lắk luôn là một địa chỉ văn hóa vô cùng hấp dẫn mọi du khách, đặc biệt

15

là thế hệ trẻ hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương,
đất nước mình.

3.2. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tại Bảo tàng
Đắk Lắk.
Ngày 25/11/2005, UNESCO đã công nhận Không gian Văn hóa Cồng
chiêng Tây Nguyên là một Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân

loại. Đây là niềm vinh dự, tự hào của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói
riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Nhận thức rõ vai trò, chức năng, Bảo
tàng Đắk Lắk chú trọng nghiên cứu, sưu tầm để lưu giữ, trưng bày phục vụ
nhu cầu tham quan tìm hiểu, nghiên cứu giá trị nghệ thuật, giá trị vật chất,
tinh thần của Cồng chiêng và Không gian Văn hóa Cồng chiêng các dân tộc ở
Tây Nguyên.
Bảo tàng Đắk Lắk hiện lưu giữ 13 bộ chiêng của các dân tộc Êđê, Mnông
và Giarai, cụ thể như sau: Chiêng của dân tộc Êđê có 08 bộ gồm 04 bộ chiêng
Knah; 01 bộ chiêng Jhô; 03 bộ ching Kngan. Chiêng của dân tộc Giarai có 02
bộ Arap (01 bộ có 23 chiếc và 01 bộ có 14 chiếc). Chiêng của dân tộc Mnông
có 03 bộ gồm 01 bộ chiêng núm; 02 bộ chiêng bằng.
Cồng chiêng được đúc bằng hợp kim bao gồm đồng và một số kim loại
khác, những chiếc cồng chiêng quý nhất có cả bạc. Các cư dân tại chỗ ở Đắk
Lắk không làm ra cồng chiêng mà thường mua lại của người Lào hoặc của
người Kinh. Chất lượng âm thanh phụ thuộc vào hợp kim tạo nên cồng chiêng
và đồng bào nơi đây chỉnh âm thanh hết sức tinh tế bằng nhiều cách khác nhau:

16

dùng búa sắt, dùi gỗ cứng đập vào lòng chiếc cồng, chiêng… Trong bài viết,
chiêng có núm được gọi là cồng và chiêng không có núm gọi là chiêng bằng.
Cồng cấu tạo gồm 3 bộ phận: Núm, mặt và thành cồng. Trong đó: Núm là
bộ phận được làm vồng theo hình bán cầu ở chính giữa mặt cồng, vị trí dùng
để gõ, tạo ra âm thanh vang, ngân dài và có tiếng rung; mặt cồng là một mặt
phẳng xung quanh núm, có hình vòng tròn. Đây là bộ phận quyết định âm
thanh như độ cao, sự tròn tiếng, đầy tiếng và độ vang; thành cồng là một bộ
phận nối liền với mặt thành một bản rộng bao quanh và khum vào trong.
Chiêng bằng cấu tạo gồm 2 bộ phận: mặt chiêng và thành chiêng. Mặt
chiêng là một mặt phẳng có hình vòng tròn, quyết định âm thanh như: Độ cao,

sự tròn tiếng, đầy tiếng và độ vang. Thành chiêng nối liền với mặt chiêng
thành một bản rộng bao quanh mặt chiêng và không khum vào trong.
Đồng bào thường dùng tay hoặc một chiếc dùi gỗ có bọc vải hoặc da thú ở
đầu gõ vào núm cồng, mặt chiêng và có nơi dùng tay giữ lòng chiêng để điều
chỉnh âm thanh.
Bên cạnh đó, Bảo tàng tiến hành sưu tầm, biên tập và giới thiệu một số
video về các nghi lễ, lễ hội, trong đó nổi bật lên là vai trò của âm nhạc cồng
chiêng như: Lễ bỏ mả của người Giarai ở xã Ea Sol, huyện Ea H’leo; Lễ bỏ
mả của người Êđê Mdhur ở buôn Hoang, Krông Jing, Mdrăk; Lễ kết nghĩa
anh em ở buôn Niêng, Buôn Đôn và ở buôn Kŏ Tam, xã Ea Tu, Tp. Buôn Ma
Thuột; Lễ cầu mùa dân tộc Êđê ở buôn Jŭ, xã Ea Tu, Tp. Buôn Ma Thuột,…
Cồng chiêng là di sản của đồng bào các dân tộc tại chỗ Đắk Lắk nói riêng,
của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung, có vị thế đặc biệt nổi bật trong
hệ thống nhạc khí cổ truyền. Nó được coi là vật linh thiêng nhất, có giá trị gắn
với các nghi lễ, lễ hội truyền thống trong đời sống cộng đồng.
Bảo tàng Đắk Lắk chú trọng nghiên cứu, sưu tầm và liên hệ xây dựng một
đội chiêng để phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu của du khách. Mặt khác
cũng để bảo tồn gìn giữ một không gian văn hóa đặc sắc, giới thiệu được với
17

bạn bè trong nước và quốc tế về con người, văn hóa vùng đất cao nguyên
hoang sơ mà gần gũi thân thiện. Góp phần vào việc bảo vệ và gìn giữ kiệt tác
của nhân loại được UNESCO công nhận.

18

KẾT LUẬN
Việc công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản

văn hóa thế giới là một niềm tự hào không những của cộng đồng dân tộc Tây
Nguyên mà còn của mỗi người dân Việt Nam. Đây là một trong những vẻ đẹp
có sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch đặc biệt là du khách nước ngoài. Từ
đó làm cầu nối giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới
cũng như góp phần phát huy bản sắc độc đáo của dân tộc Việt.
Thực tế hiện nay là số cồng chiêng Tây Nguyên đã giảm đi đáng kể, đồng
bào vì cái đói, cái nghèo đã không thể giữ lại đồ vật quý bên mình. Để ngăn
chặn việc chảy máu cồng chiêng, điều cần nhất là phải xoá đói giảm nghèo để
người dân không phải bán cồng chiêng để duy trì đời sống. Hơn nữa, Nhà
nước phải quan tâm và có những biện pháp để có thể duy trì các sinh hoạt
cồng chiêng trong các cộng đồng buôn làng Tây Nguyên. Cần có sự đầu tư
xứng đáng cho các nghệ nhân cồng chiêng để họ có điều kiện phát triển hơn
các kĩ năng trình độ cảm thụ âm nhạc để có thể có những tiếng chiêng có hồn
như ông cha ta đã từng thể hiện trong các lễ hội trước kia. Quan trọng nữa
Nhà nước cần tổ chức việc truyền dạy cho lớp trẻ; quảng bá tuyên truyền giá
trị của cồng chiêng nhanh chóng để mọi người đều nhận thức được giá trị dân
tộc và có ý thức giữ gìn bảo tồn những nét văn hóa đó.
Bảo tồn, phát huy các giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên là công việc lớn, vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Bên cạnh
những thuận lợi to lớn từ sự công nhận của UNESCO và cộng đồng quốc tế,
sự quan tâm đầu tư, chăm lo về mọi mặt của Đảng và Nhà nước ta, tình cảm
và trách nhiệm giữ gìn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên của nhân dân ta… đây cũng là công việc khó khăn đòi hỏi chúng ta
phải quyết tâm và khẩn trương thực hiện. Có như vậy chúng ta mới giữ gìn và
phát huy được giá trị vô cùng to lớn của di sản thế giới này.
19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trương Bi (2011), Văn học dân gian Êđê – M’nông, Nxb Thanh niên.

2.

Trần Văn Bính (Chủ biên) (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên: thực
trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3.

Tỉnh ủy Đắk Lắk (2013), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

4.

Tổng cục du lịch – Trung tâm Thông tin du lịch (2010), Di sản thế giới ở Việt
Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

5.

Trung tâm phát triển Công nghệ Giáo dục – Đào tạo, Cơ sở III Tây Nguyên
(2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, thực trạng – giải pháp bảo tồn – phát huy, Gia Lai.

6.

UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch (2014), Quy hoạch
phát triển văn hóa Đắk Lắk đến năm 2020, Định hướng đến năm 2030.

7.

UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo cáo 2513/BCSVHTTDL ngày 17/12/2015 Về việc Bảo tồn, phát huy di sản Không gian
văn hoá cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015.
8.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(2016), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa truyền thống các dân tộc
thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên – Bảo tồn và phát huy giá trị, Đắk Lắk.

9.

Viện Văn hóa Thông tin (2004), Tây Nguyên một vùng văn hóa cồng chiêng,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

20

PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Nguồn ảnh: Bảo tàng Đắk Lắk)

Hình 1. Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận: “Không gian Văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản văn hóa phi vật thể truyền khẩu của thế
giới, Gia Lai, 2006.

Hình 2: Phóng viên nước ngoài phỏng vấn và ghi hình các nghệ nhân diễn tấu cồng
chiêng tại Bảo tàng Đắk Lắk trong thời gian diễn ra Festival cà phê
Buôn Ma Thuột năm 2013.

21

Hình 3. Đội chiêng Arap biểu diễn trong lễ hội đường phố Festival cà phê
Buôn Ma Thuột năm 2013.

Hình 4. Dàn cồng chiêng nữ trong lễ cúng sức khỏe của người Êđê Bih.
Buôn Trấp, Krông Ana, 2007.

22

Hình 5. Các nữ nghệ nhân của một dàn chiêng Êđê Bih đang diễn tấu.
Buôn Trấp, Krông Ana. (Nguồn: Tấn Vịnh)

Hình 6. Đồng chí Lữ Ngọc Cư, chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểu
tại Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, năm 2007.

23

Hình 7. Một góc phòng trưng bày công chiêng tại Bảo tàng Đắk Lắk.

Hình 8. Nghệ nhân Ama H’Loan tại lớp truyền dạy kỹ thuật chỉnh chiêng,
Buôn Ma Thuột, 2015.

24

Hình 9. Bế giảng lớp truyền dạy chỉnh chiêng
do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Bảo tàng Đắk Lắk, 2015.

Hình 10. Hội thảo góp ý Đề án: “Bảo tồn, phát huy di sản Không gian văn hóa
Cồng chiêng Đắk Lắk giai đoạn 2012 – 2015”, Buôn Ma Thuột, 2012.

25

cũng trở nên quan trọng hơn, với ý nghĩa rộng lớn hơn.Trong xã hội còn mang đậm tập tính cộng đồng nơi đây, tiếng cồngchiêng có tác dụng kết nối mọi người lại với nhau. Cuộc đời người TâyNguyên nào cũng thấm đượm âm thanh cồng chiêng, từ lúc sơ sinh cho đếnkhi về thế giới bên kia. Hơn thế nữa, trong tín ngưỡng, âm nhạc cồng chiêngnhư một phương tiện đặc biệt, có tính thiêng, để con người giao tiếp được vớithần linh, người quá cố và các bậc tổ tiên. Âm nhạc cồng chiêng phục vụ chonhững sinh hoạt cộng đồng, dịp lễ hội. Không phải ngẫu nhiên mà người tacoi tiếng cồng, tiếng chiêng là tiếng nói, tín hiệu hay biểu tượng của ngườiTây Nguyên. Sự quý giá của cồng chiêng bao trùm cả hai lĩnh vực: Vật thể vàphi vật thể. Cồng chiêng đứng đầu trong hệ thống nhạc cụ Tây Nguyên. Vănhóa cồng chiêng là một hợp phần rất quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa củamỗi tộc người nói riêng và của toàn Tây Nguyên nói chung. Những giá trị tolớn và đặc biệt của di sản này được các cư dân bản địa Tây Nguyên sở hữu vàtrao truyền trong cộng đồng, được giới nghiên cứu khẳng định, các nhà quảnlý quan tâm, được UNESCO tôn vinh. Việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồngchiêng Tây Nguyên là tất yếu, song không hề đơn giản.Trong những năm qua, do sự thay đổi về nền kinh tế, sự tác động của cơchế thị trường, sự chi phối mạnh mẽ của các dòng văn hóa tích cực lẫn tiêucực, đã làm xói mòn nền văn hóa truyền thống. Nạn mua bán cồng chiêng,đập bỏ cồng chiêng, xóa bỏ lễ hội dân gian cổ truyền… ở các buôn làng đãlàm gần như cạn kiệt vốn văn hóa quý báu này.Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi, những người làm công tác Bảo tồn vàphát huy di sản văn hóa, không khỏi băn khoăn, lo lắng về một di sản văn hóavừa được công nhận là niềm tự hào của một dân tộc lại đang bị mai một dần.Với tất cả những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề “Bảo vệ và phát huy giá trị disản văn hóa cồng chiêng tại Bảo tàng Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu củamình.Chương 1.TỔNG QUAN VỀ ĐẮK LẮK1.1. Đặc điểm tự nhiên1.1.1. Vị trí địa lý – Địa hìnhVị trí địa lý: Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm Cao nguyên NamTrung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phíaTây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh KhánhHòa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 70 km.Tọa độ địa lí 11045’ – 13025’ vĩ độ Bắc và 107012’ – 108054’ kinh độ Đông.Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.125,37 km², chiếm 3,9% diện tích tự nhiêncả nước Việt Nam.Đắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa,quân sự và an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nguyên và trong cả nước.Đắk Lắk được coi như là cái xương sống, nóc nhà của ba nước Đông Dương.Đó là một vùng đất đỏ basalt rộng lớn với bạt ngàn cây công nghiệp cùngnhiều địa danh lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng.Địa hình: Phần lớn địa bàn tỉnh Đắk Lắk thuộc sườn phía Tây Nam dãyTrường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ởphía nam và đông nam tỉnh với độ cao trung bình 1.000 – 1.200m.1.1.2. Khí hậu – Thủy vănKhí hậu: Đắk Lắk nằm ở trung tâm Cao Nguyên Nam Trung Bộ, phíaTây Trường Sơn, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có hai mùarõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10,lượng mưa trung bình thời kỳ này chiếm trên 75% lượng mưa hàng năm. Mùakhô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Thủy văn: Đắk Lắk có mạng lưới sông suối rất dày với một số sôngchính như sông Krông H’Năng, sông Ea H’Leo, sông Đồng Nai, sông Sê-rêpốk; lớn nhất là dòng sông Sê-rê-pốk dài 322km, là sông nhánh cấp I củasông Mê Kông.Với vị trí địa lý đặc biệt, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiềudạng địa hình có thể nói Đắk Lắk là vùng đất có thiên nhiên tươi đẹp và trùphú bậc nhất khu vực Tây Nguyên.1.2. Đặc điểm hành chính – Dân số – Dân cư1.2.1. Các đơn vị hành chínhĐắk Lắk có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện (với 184 xã, phường và thịtrấn), bao gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện: BuônĐôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông, KrôngBúk, Krông Pắc, Lắk, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Năng.1.2.2. Dân sốTheo Niên giám thống kê năm 2016 của Tổng cục thống kê, dân số củatỉnh là 1.874.500 người. Toàn bộ dân cư sinh sống trên địa bàn rộng13.125,37 km2. Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 144 người/km2.1.2.3. Dân cưNằm ở ngã ba của vùng Đông Dương, Đắk Lắk là địa bàn giao lưu vănhóa của nhiều dân tộc anh em, với 47 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trongđó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê đê, M’nông, Thái,Tày, Nùng,… chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh (2016). Tuy các tộc người có sựkhác nhau về lịch sử cư trú, ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo… nhưng tất cả cùngtham gia vào quá trình phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội và văn hoá của tỉnh,trong xu thế toàn cầu hoá.Chương 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ BẢO VỆ VÀPHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNGTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK2.1. Thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóacồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk LắkKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh KonTum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình vănhóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông,Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống củangười Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tảniềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngàycủa họ… Do vậy, các tỉnh Tây Nguyên đang thực hiện nhiều biện pháp tíchcực trong việc bảo vệ, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng, gópphần quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa của đồngbào các dân tộc thiểu số và phục vụ tốt yêu cầu phát triển văn hóa, xã hội trênđịa bàn.Sau khi được UNESCO công nhận Không gian Văn hóa Cồng chiêngTây Nguyên là “Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhânloại” (2005) được đổi là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”(2008), tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị vănhóa Cồng chiêng, đã có nhiều chính sách cho những gia đình, những ngườigìn giữ chiêng, chỉnh chiêng; đồng thời mở nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng chocác lớp trẻ học các kỹ thuật đánh và chỉnh chiêng, góp phần phát triển khônggian văn hoá Cồng chiêng, tạo điều kiện để lớp trẻ không quay lưng lại vớibản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc mình.Việc bảo vệ và phát huy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là tất yếu,song không hề đơn giản. Văn hóa cồng chiêng bị tác động không nhỏ bởi sựbiến đổi lớn về môi trường tồn tại của nó, về cả tự nhiên và xã hội.Do tác động của mặt trái kinh tế thị trường và văn hóa hiện đại, nền vănhóa truyền thống và không gian văn hóa cồng chiêng đang bị mất dần trongđời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa ở Đắk Lắk. Con người vàcuộc sống của các tộc người Tây Nguyên đã khác trước rất nhiều. Việc nhậpcư từ nhiều nơi khác làm cho dân số gia tăng nhanh chóng và thành phần tộcngười cũng nhiều lên rõ rệt; các dân tộc bản địa đã trở thành cư dân thiểu sốtại mỗi tỉnh. Quá trình chuyển biến toàn diện về kinh tế, xã hội và văn hóa,đặc biệt trong khoảng 40 năm gần đây, diễn ra rộng khắp ở Tây Nguyên; Sựgiao thoa văn hóa giữa các tộc người, sự thay đổi về cơ cấu sản xuất đã tácđộng đến đời sống kinh tế – xã hội. Văn hóa tộc người cũng có những biến đổisâu sắc, nghi lễ cộng đồng có nguy cơ quên lãng, môi trường diễn tấu cồngchiêng, diễn xướng các làn điệu dân ca hầu như vắng bóng. Các nghệ nhânbiết đánh chiêng, biết hát Ây rây, hát Kưt ngày càng ít dần, thanh niên khôngcó cơ hội được học trực tiếp, được nghe các nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng,hát Ây ray, kể khan… thế hệ trẻ tiếp nối giá trị văn hóa ngày càng mờ nhạt,cho thấy văn hóa truyền thống của cư dân bản địa tại Đắk Lắk đang đứngtrước một thách thức lớn.Nền nông nghiệp nương rẫy giảm thiểu, kinh tế ruộng nước và kinh tếvườn mở mang, cây công nghiệp phát triển, kinh tế hàng hóa thâm nhập, xãhội mở ra, dân trí nâng cao, đời sống vật chất cải thiện… Trong bối cảnh đó,quan niệm về tập tục truyền thống dần trở nên không còn nghiêm ngặt nữa.Ngay cả lễ hiến sinh trâu, lễ bỏ mả… là các lễ tục lớn nhất của người TâyNguyên, cũng ít khi được tổ chức. Hệ quả là, môi trường lễ hội suy giảmkhiến cho sinh hoạt diễn tấu cồng chiêng hạn hẹp hơn trước.Một phần cũng do cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn cồng chiêng trởthành thứ hàng hóa bình thường. Có những gia đình bán cồng chiêng để lấytiền đầu tư vào sản xuất. Vì vậy, nạn “chảy máu” cồng chiêng đã xảy ra trầmtrọng trước việc săn lùng ráo riết của giới buôn cổ vật. Số lượng cồng chiêngở xứ sở này đã giảm đi rất nhiều, nhất là trong thập niên cuối của thế kỷ trước.Mà ai cũng dễ hiểu, mất cồng chiêng ắt dẫn tới mất văn hóa cồng chiêng!.Bên cạnh đó, cồng chiêng hiện nay lại được mở ra cho cả những sinhhoạt đơn thuần là biểu diễn văn nghệ trong các dịp hoạt động kiểu hội hè,được “sân khấu hóa”. Thậm chí, có nơi người ta còn can thiệp, biến dàn cồngchiêng từ chỗ được cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm thành thang âm 7nốt như âm nhạc phương Tây, và coi đó là “cải tiến”.Cùng với những diễn biến kể trên, số “nghệ nhân” diễn tấu cồng chiêngtrong các buôn làng Tây Nguyên cũng ngày càng vắng bóng dần. Thêm nữa,song hành với âm nhạc cồng chiêng, không thể thiếu những người thợ chỉnhchiêng, chuẩn lại âm thanh cho từng bộ cồng chiêng. Nhưng ngày nay đội ngũ”thợ lành nghề” này cũng ít dần đi.Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ đây đặt ra những vấn đềto lớn trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị của nó. Điển hình của sự maimột ấy chính là nạn chảy máu cồng chiêng, sự suy giảm tài nguyên rừng, sựmất dần những ngôi nhà dài truyền thống, những bến nước và những lễ hội…Cụ thể, theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cho thấyvăn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời điểm cuốinăm 2013, toàn tỉnh còn 2.307 bộ chiêng, trong đó dân tộc Êđê 2.064 bộ, dântộc M’nông 164 bộ, dân tộc Gia rai 62 bộ, dân tộc Xơ Đăng 8 bộ, dân tộc Bru- Vân Kiều 9 bộ. Nếu so với số liệu thống kê năm 1993, thì đến năm 2013,tỉnh Đắk Lắk thất thoát khoảng 2.000 bộ chiêng. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk cònkhoảng 3.855 nghệ nhân biết diễn tấu cồng chiêng, 635 nghệ nhân biết dạydiễn tấu cồng chiêng, 393 nghệ nhân biết chỉnh chiêng; còn 2.608 căn nhà dàitruyền thống, 220 bến nước và 155 nghi lễ – lễ hội truyền thống. Có nhiều bộchiêng quý được giữ gìn từ nhiều đời nay, giá trị hàng chục con trâu, bònhưng hiện nay còn lại rất ít trong cộng đồng.2.2. Tồn tại, hạn chếMột số bọn đội lốt tôn giáo đã xúi giục bà con dân tộc thiểu số: Bỏ các lễhội truyền thống, không được dùng cồng chiêng, không được uống rượu cần,múa hát cộng đồng… Điểm nổi bật của chúng là đã khai thác triệt để đời sốngkhó khăn, trình độ dân trí thấp của đồng bào để xuyên tạc tình hình, muachuộc bằng vật chất, làm tổn hại đến phong tục tập quán, nhằm xóa bỏ đi nềnvăn hóa truyền thống của dân tộc. Chính vì thế chúng khuyến khích vật chấtcho gia đình tự đập chiêng, ché, tự mang bán cồng chiêng, từ bỏ sinh hoạtnghi lễ – lễ hội truyền thống dân tộc.Trong những năm gần đây, thực hiện sự phát triển nền kinh tế hàng hóatheo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, lần đầu tiên phương thức sản xuất, nếp sống văn hóa của các dân tộcthiểu số đã phát triển một cách tự giác theo hướng của Đảng. Việc thay đổiphương thức sản xuất đã làm thay đổi trong nếp sống, sinh hoạt của mọingười. Đồng bào các buôn làng tùy theo điều kiện cụ thể của buôn mình đãbước đầu tách hộ, bỏ nhà dài, làm nhà từng hộ riêng, phát triển kinh tế theohướng sản xuất hàng hóa, nhiều gia đình đã mang bán đi bộ cồng chiêng quýgiá để lấy vốn sản xuất và giải quyết đời sống khó khăn của gia đình mình.Mặt khác một số gia đình cảm thấy những lễ hội văn hóa dân gian không cótác dụng nữa đối với cuộc sống thực tại, nên đã chủ động mang bán đi nhữngbộ cồng chiêng của cha ông để lại để lo cho cuộc sống đời thường.Trước đây số nghệ nhân biết sử dụng cồng chiêng ở buôn làng khá nhiều(trung bình mỗi buôn từ 30 – 40 người), hiện nay ở hầu hết các buôn làng sốngười biết sử dụng cồng chiêng rất ít (mỗi buôn chừng 7 – 10 người). Sốthanh niên sinh ra sau giải phóng, hầu hết không biết đánh cồng chiêng, nên10sinh hoạt văn hóa cồng chiêng bị mai một dần. Đặc biệt, gần đây sự phát triểncủa nền văn hóa hiện đại như truyền hình, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc…,nhất là băng đĩa, âm nhạc phương tây được đưa vào nước ta một cách ào ạt,thiếu chọn lọc, đã ảnh hưởng phần nào đến nền văn hóa truyền thống của dântộc, trong đó có nền văn hóa cồng chiêng của đồng bào. Không ít thanh niênlà con em của đồng bào, tuy được giáo dục truyền thống dân tộc nhưng vẫn đềcao văn hóa hiện đại phương tây, coi sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của buônlàng mình là lạc hậu, lỗi thời, là không phù hợp với thời đại. Do đó, họ vậnđộng người già mang bán đi những bộ cồng chiêng quý để mua thiết bị âmthanh điện tử hiện đại.Từ ngày giải phóng đến nay, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhữngđường lối, chính sách về giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc, như pháp lệnh 14về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa và Luật Di sản văn hóa nhưngvẫn chung chung, không cụ thể và cũng không được triển khai một cáchnghiêm túc. Sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về bảo tồn, pháthuy các lễ hội sinh hoạt văn hóa dân gian đối với các địa phương còn chungchung và còn thiếu các chính sách để thực hiện.Công tác kiểm kê quản lý di tích về hoạt động văn hóa cồng chiêng từtrung ương đến địa phương từ trước đến nay chưa được đặt ra một cách cụthể. Chúng ta chỉ coi trọng các hoạt động quản lý văn hóa: Video, âm nhạc,văn hóa phẩm, sách báo… mà còn ít chú trọng đến văn hóa cồng chiêng. Dođó, đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách về công tác này cũng không có. Mặtkhác chúng ta không biết dựa vào nhân dân (nhất là các già làng) để tuyêntruyền cho dân hiểu được văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình để cùng nhaugiữ gìn bảo vệ, phát huy nó trong nền văn hóa cộng đồng.2.3. Nguyên nhânNguyên nhân khách quan: Kinh tế – xã hội ở nhiều vùng cư dân bản địaĐắk Lắk đã phát triển theo hướng hiện đại hóa. Môi trường văn hóa biến đổi11nhanh chóng theo hướng tiếp nhận một chiều nên mất đi những điều kiện cơbản để duy trì các hình thức, loại hình văn hóa truyền thống.Nguyên nhân chủ quan: Nguồn kinh phí đầu tư để thực hiện phát triển sựnghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa còn chưa thỏa đáng. Sự phốihợp, lồng ghép giữa đề án của một số ngành liên quan và đề án của ngànhVăn hoá, Thể thao và Du lịch chưa thống nhất. Nhận thức về thực hiện nhiệmvụ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của một số cấp ủy, chính quyền địaphương, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể còn chưa đầy đủ, chưa tích cực phốihợp với các ngành chức năng tổ chức thực hiện. Trình độ chuyên môn củamột số cán bộ được giao làm công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hoá nóiriêng, phát triển văn hóa nói chung còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu củathực tiễn.12Chương 3.BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓACỒNG CHIÊNG TẠI BẢO TÀNG ĐẮK LẮK3.1. Đôi nét về Bảo tàng Đắk LắkBảo tàng Đắk Lắk được thành lập từ năm 1976, đến năm 2008 được tỉnhĐắk Lắk đầu tư xây dựng mới và khánh thành vào năm 2011 là một sự kiệnrất có ý nghĩa trong đời sống văn hóa – xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng vàTây Nguyên nói chung, thể hiện sinh động chính sách dân tộc và sự quan tâmđến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Đảng và Nhà nước ViệtNam. Bảo tàng Đắk Lắk được xây dựng mới cả về nội dung lẫn hình thức đểxứng tầm với lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong phú, đa dạng của địaphương, với địa danh Buôn Ma Thuột nổi tiếng – thành phố trung tâm khu vựcTây Nguyên.Trong số hơn 10.000 hiện vật đã sưu tầm, tích lũy kể từ năm 1977 đếnnay, có trên 1000 hiện vật được lựa chọn cho trưng bày thường xuyên và tổchức thành 3 không gian trưng bày chính: Đa dạng sinh học, Văn hóa dân tộcvà Lịch sử.Không gian trưng bày Đa dạng sinh học có diện tích khoảng 350 m² vớihơn 200 hiện vật và hình ảnh hấp dẫn nhằm giới thiệu đến công chúng về mộtmiền đất cao nguyên trù phú, có nhiều thắng cảnh đẹp như hồ Lắk, hồ Cư Mil,thác Drai Anur… tạo điều kiện thuận lợi cho Đắk Lắk phát triển kinh tế, dulịch. Bên cạnh đó, không gian trưng bày này còn giới thiệu về tài nguyên rừngcủa tỉnh khá giàu có, với sự phong phú của nhiều loài động thực vật, có nhữngloài nằm trong sách đỏ như: bò rừng, bò tót, bò xám, nai cà tông, voi, hổ,báo… Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học ở Đắk Lắk đang bị suy giảm nghiêm13trọng mà phần lớn là do tác động của con người. Nhằm giáo dục và kêu gọi ýthức bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sự đa dạng sinh học, trong khônggian trưng bày này Bảo tàng cũng dành một phần lớn diện tích cho nội dungcảnh báo môi trường và phát triển bền vững.Phòng trưng bày Văn hóa dân tộc với diện tích trên 700 m², bao gồm hơn450 hiện vật đã khái quát đời sống vật chất và tinh thần của ba cư dân tại chỗ(Êđê, Mnông và Giarai) cùng với các dân tộc nhập cư đến từ khắp mọi miềncủa Tổ quốc. Các hiện vật được lựa chọn trưng bày là những hiện vật đặc sắc.Nội dung thông tin được chuyển tải tới công chúng theo từng chủ đề, thôngqua những bài viết lớn, bài viết nhỏ, chú thích, hình ảnh và phim video. Bêncạnh các dân tộc tại chỗ là những cư dân nhập cư vào các thời gian khác nhau,trong đó người Kinh (Việt) đông nhất từ các tỉnh Nam Trung Bộ, ngườiMường, Thái, Tày, Dao, Nùng… đến từ miền Bắc, người Xơ-đăng, Bru – VânKiều từ các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Tuy đã xa quê hương, nơi chônnhau cắt rốn của mình nhưng họ vẫn lưu giữ được những nét văn hóa của quêhương gốc, hòa nhập với những cư dân tại chỗ làm nên một sắc thái văn hóađặc sắc, độc đáo, đa dạng và phong phú, một Đắk Lắk mang đậm sắc màu TâyNguyên.Không gian trưng bày Lịch sử là một trong ba nội dung trưng bàythường xuyên của Bảo tàng. Với diện tích trưng bày hơn 700 m² hơn 400 hiệnvật và ảnh tư liệu nhằm giới thiệu các giai đoạn của lịch sử Đắk Lắk từ thờiđại đồ đá đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và ĐắkLắk trong giai đoạn 1975 đến nay. Đặc biệt nhất là sa bàn trận đánh Buôn MaThuột 10/3/1975 đã tái hiện lại trận đánh mở màn cho Chiến dịch Hồ ChíMinh lịch sử, tạo điều kiện cho quân và dân cả nước giành thắng lợi trênchiến trường miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà.14Có thể nói, so với các bảo tàng cấp tỉnh trong khu vực, Bảo tàng ĐắkLắk đã tạo nên một phong cách riêng, mới cho khách tham quan đặc biệt làkhách tham quan nội địa trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI ở ViệtNam nói chung, Tây Nguyên nói riêng. Bảo tàng Đắk Lắk là một bảo tàng cấptỉnh thử nghiệm trưng bày theo quan niệm bảo tàng học tiên tiến và phươngpháp trưng bày hiện đại. Hệ thống thông tin được chuyển tải qua các bài giớithiệu, các chú thích, ảnh, phim… Đặc biệt, với việc đặt tiếng Êđê bên cạnh cácngôn ngữ Việt, Pháp, Anh, Bảo tàng Đắk Lắk là bảo tàng đi tiên phong trongviệc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại chỗ trong trưng bày. Bên cạnh đó,Bảo tàng còn sử dụng cả ngôn ngữ của các dân tộc khác trong tên gọi nhữnghiện vật của chính họ, thể hiện sự tôn trọng chủ thể văn hóa, tôn trọng cộngđồng. Không những thế Bảo tàng Đắk Lắk còn chứng tỏ sự nhanh nhạy quaviệc đưa một phần trưng bày về cảnh báo môi trường trong điều kiện thế giớiđang nóng lên về việc biến đổi khí hậu của trái đất như hiện nay.Bằng việc tôn trọng hiện vật gốc, tôn trọng chủ thể sáng tạo ra hiện vật,tôn trọng cộng đồng qua những thước phim phản ánh chân thực đời sống vănhóa cộng đồng. Bảo tàng Đắk Lắk đã xây dựng hình ảnh của mình mangphong cách một bảo tàng hiện đại nhưng vẫn đậm chất truyền thống dân tộc,nhằm vươn tới một bảo tàng đẳng cấp trong khu vực.Với sự quan tâm, giúp đỡ, tham gia tích cực của các cơ quan, đơn vị trongtỉnh và đồng bào các dân tộc Đắk Lắk đã cung cấp hiện vật, tư liệu, đồng thờivới sự giúp đỡ của Chính phủ Cộng hòa Pháp, Đại sứ quán Pháp, các chuyêngia Pháp cũng như Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nhiệt tình hợp tác, giúpđỡ trong tư vấn chuyên môn và bảo tàng học công trình Bảo tàng Đắk Lắk đãcó được một diện mạo hòan toàn mới. Từ khi khai trương đến nay, Bảo tàngĐắk Lắk luôn là một địa chỉ văn hóa vô cùng hấp dẫn mọi du khách, đặc biệt15là thế hệ trẻ hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương,đất nước mình.3.2. Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tại Bảo tàngĐắk Lắk.Ngày 25/11/2005, UNESCO đã công nhận Không gian Văn hóa Cồngchiêng Tây Nguyên là một Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhânloại. Đây là niềm vinh dự, tự hào của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nóiriêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Nhận thức rõ vai trò, chức năng, Bảotàng Đắk Lắk chú trọng nghiên cứu, sưu tầm để lưu giữ, trưng bày phục vụnhu cầu tham quan tìm hiểu, nghiên cứu giá trị nghệ thuật, giá trị vật chất,tinh thần của Cồng chiêng và Không gian Văn hóa Cồng chiêng các dân tộc ởTây Nguyên.Bảo tàng Đắk Lắk hiện lưu giữ 13 bộ chiêng của các dân tộc Êđê, Mnôngvà Giarai, cụ thể như sau: Chiêng của dân tộc Êđê có 08 bộ gồm 04 bộ chiêngKnah; 01 bộ chiêng Jhô; 03 bộ ching Kngan. Chiêng của dân tộc Giarai có 02bộ Arap (01 bộ có 23 chiếc và 01 bộ có 14 chiếc). Chiêng của dân tộc Mnôngcó 03 bộ gồm 01 bộ chiêng núm; 02 bộ chiêng bằng.Cồng chiêng được đúc bằng hợp kim bao gồm đồng và một số kim loạikhác, những chiếc cồng chiêng quý nhất có cả bạc. Các cư dân tại chỗ ở ĐắkLắk không làm ra cồng chiêng mà thường mua lại của người Lào hoặc củangười Kinh. Chất lượng âm thanh phụ thuộc vào hợp kim tạo nên cồng chiêngvà đồng bào nơi đây chỉnh âm thanh hết sức tinh tế bằng nhiều cách khác nhau:16dùng búa sắt, dùi gỗ cứng đập vào lòng chiếc cồng, chiêng… Trong bài viết,chiêng có núm được gọi là cồng và chiêng không có núm gọi là chiêng bằng.Cồng cấu tạo gồm 3 bộ phận: Núm, mặt và thành cồng. Trong đó: Núm làbộ phận được làm vồng theo hình bán cầu ở chính giữa mặt cồng, vị trí dùngđể gõ, tạo ra âm thanh vang, ngân dài và có tiếng rung; mặt cồng là một mặtphẳng xung quanh núm, có hình vòng tròn. Đây là bộ phận quyết định âmthanh như độ cao, sự tròn tiếng, đầy tiếng và độ vang; thành cồng là một bộphận nối liền với mặt thành một bản rộng bao quanh và khum vào trong.Chiêng bằng cấu tạo gồm 2 bộ phận: mặt chiêng và thành chiêng. Mặtchiêng là một mặt phẳng có hình vòng tròn, quyết định âm thanh như: Độ cao,sự tròn tiếng, đầy tiếng và độ vang. Thành chiêng nối liền với mặt chiêngthành một bản rộng bao quanh mặt chiêng và không khum vào trong.Đồng bào thường dùng tay hoặc một chiếc dùi gỗ có bọc vải hoặc da thú ởđầu gõ vào núm cồng, mặt chiêng và có nơi dùng tay giữ lòng chiêng để điềuchỉnh âm thanh.Bên cạnh đó, Bảo tàng tiến hành sưu tầm, biên tập và giới thiệu một sốvideo về các nghi lễ, lễ hội, trong đó nổi bật lên là vai trò của âm nhạc cồngchiêng như: Lễ bỏ mả của người Giarai ở xã Ea Sol, huyện Ea H’leo; Lễ bỏmả của người Êđê Mdhur ở buôn Hoang, Krông Jing, Mdrăk; Lễ kết nghĩaanh em ở buôn Niêng, Buôn Đôn và ở buôn Kŏ Tam, xã Ea Tu, Tp. Buôn MaThuột; Lễ cầu mùa dân tộc Êđê ở buôn Jŭ, xã Ea Tu, Tp. Buôn Ma Thuột,…Cồng chiêng là di sản của đồng bào các dân tộc tại chỗ Đắk Lắk nói riêng,của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung, có vị thế đặc biệt nổi bật tronghệ thống nhạc khí cổ truyền. Nó được coi là vật linh thiêng nhất, có giá trị gắnvới các nghi lễ, lễ hội truyền thống trong đời sống cộng đồng.Bảo tàng Đắk Lắk chú trọng nghiên cứu, sưu tầm và liên hệ xây dựng mộtđội chiêng để phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu của du khách. Mặt kháccũng để bảo tồn gìn giữ một không gian văn hóa đặc sắc, giới thiệu được với17bạn bè trong nước và quốc tế về con người, văn hóa vùng đất cao nguyênhoang sơ mà gần gũi thân thiện. Góp phần vào việc bảo vệ và gìn giữ kiệt táccủa nhân loại được UNESCO công nhận.18KẾT LUẬNViệc công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sảnvăn hóa thế giới là một niềm tự hào không những của cộng đồng dân tộc TâyNguyên mà còn của mỗi người dân Việt Nam. Đây là một trong những vẻ đẹpcó sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch đặc biệt là du khách nước ngoài. Từđó làm cầu nối giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giớicũng như góp phần phát huy bản sắc độc đáo của dân tộc Việt.Thực tế hiện nay là số cồng chiêng Tây Nguyên đã giảm đi đáng kể, đồngbào vì cái đói, cái nghèo đã không thể giữ lại đồ vật quý bên mình. Để ngănchặn việc chảy máu cồng chiêng, điều cần nhất là phải xoá đói giảm nghèo đểngười dân không phải bán cồng chiêng để duy trì đời sống. Hơn nữa, Nhànước phải quan tâm và có những biện pháp để có thể duy trì các sinh hoạtcồng chiêng trong các cộng đồng buôn làng Tây Nguyên. Cần có sự đầu tưxứng đáng cho các nghệ nhân cồng chiêng để họ có điều kiện phát triển hơncác kĩ năng trình độ cảm thụ âm nhạc để có thể có những tiếng chiêng có hồnnhư ông cha ta đã từng thể hiện trong các lễ hội trước kia. Quan trọng nữaNhà nước cần tổ chức việc truyền dạy cho lớp trẻ; quảng bá tuyên truyền giátrị của cồng chiêng nhanh chóng để mọi người đều nhận thức được giá trị dântộc và có ý thức giữ gìn bảo tồn những nét văn hóa đó.Bảo tồn, phát huy các giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng TâyNguyên là công việc lớn, vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Bên cạnhnhững thuận lợi to lớn từ sự công nhận của UNESCO và cộng đồng quốc tế,sự quan tâm đầu tư, chăm lo về mọi mặt của Đảng và Nhà nước ta, tình cảmvà trách nhiệm giữ gìn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng TâyNguyên của nhân dân ta… đây cũng là công việc khó khăn đòi hỏi chúng taphải quyết tâm và khẩn trương thực hiện. Có như vậy chúng ta mới giữ gìn vàphát huy được giá trị vô cùng to lớn của di sản thế giới này.19TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Trương Bi (2011), Văn học dân gian Êđê – M’nông, Nxb Thanh niên.2.Trần Văn Bính (Chủ biên) (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên: thựctrạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.3.Tỉnh ủy Đắk Lắk (2013), Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyếtTrung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.4.Tổng cục du lịch – Trung tâm Thông tin du lịch (2010), Di sản thế giới ở ViệtNam, Nxb Văn hóa, Hà Nội.5.Trung tâm phát triển Công nghệ Giáo dục – Đào tạo, Cơ sở III Tây Nguyên(2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Không gian Văn hóa cồng chiêng TâyNguyên, thực trạng – giải pháp bảo tồn – phát huy, Gia Lai.6.UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch (2014), Quy hoạchphát triển văn hóa Đắk Lắk đến năm 2020, Định hướng đến năm 2030.7.UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo cáo 2513/BCSVHTTDL ngày 17/12/2015 Về việc Bảo tồn, phát huy di sản Không gianvăn hoá cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012-2015.8.Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch(2016), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa truyền thống các dân tộcthiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên – Bảo tồn và phát huy giá trị, Đắk Lắk.9.Viện Văn hóa Thông tin (2004), Tây Nguyên một vùng văn hóa cồng chiêng,Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.20PHỤ LỤCMỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNGTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK(Nguồn ảnh: Bảo tàng Đắk Lắk)Hình 1. Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận: “Không gian Văn hóacồng chiêng Tây Nguyên” là di sản văn hóa phi vật thể truyền khẩu của thếgiới, Gia Lai, 2006.Hình 2: Phóng viên nước ngoài phỏng vấn và ghi hình các nghệ nhân diễn tấu cồngchiêng tại Bảo tàng Đắk Lắk trong thời gian diễn ra Festival cà phêBuôn Ma Thuột năm 2013.21Hình 3. Đội chiêng Arap biểu diễn trong lễ hội đường phố Festival cà phêBuôn Ma Thuột năm 2013.Hình 4. Dàn cồng chiêng nữ trong lễ cúng sức khỏe của người Êđê Bih.Buôn Trấp, Krông Ana, 2007.22Hình 5. Các nữ nghệ nhân của một dàn chiêng Êđê Bih đang diễn tấu.Buôn Trấp, Krông Ana. (Nguồn: Tấn Vịnh)Hình 6. Đồng chí Lữ Ngọc Cư, chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểutại Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, năm 2007.23Hình 7. Một góc phòng trưng bày công chiêng tại Bảo tàng Đắk Lắk.Hình 8. Nghệ nhân Ama H’Loan tại lớp truyền dạy kỹ thuật chỉnh chiêng,Buôn Ma Thuột, 2015.24Hình 9. Bế giảng lớp truyền dạy chỉnh chiêngdo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Bảo tàng Đắk Lắk, 2015.Hình 10. Hội thảo góp ý Đề án: “Bảo tồn, phát huy di sản Không gian văn hóaCồng chiêng Đắk Lắk giai đoạn 2012 – 2015”, Buôn Ma Thuột, 2012.25