Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp | Xemtailieu
Mục lục bài viết
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp
-
pdf
-
25
trang
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao đã đem
đến cho các doanh nghiệp Việt Nam những thời cơ mới, đồng thời nhiều thách thức mới nảy
sinh mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Sự phát triển đó đòi hỏi ngày càng lớn về công nghệ
kỹ thuật, về dòng vốn khổng lồ cũng như việc quản lý chất lượng theo chuẩn mực quốc tế.
Một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần bảo đảm sự thành công trong quản lý và giúp cho
các doanh nghiệp tiếp cận được thương trường quốc tế phải kể đến đó là văn hoá doanh
nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi
doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu,
thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đối với các doanh
nghiệp, em đã tìm hiểu thực tế và nghiên cứu đề tài “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong
văn phòng doanh nghiệp cũng là một trong những phương pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động
của Văn phòng doanh nghiệp tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam”.
Bài tiểu luận gồm có những nội dung chính sau:
Chương I: Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Chương III: Đánh giá ưu, nhược điểm và đưa ra giải pháp đối với văn hóa doanh
nghiệp tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam
Có được kết quả này, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Nội vụ Hà
Nội, đặc biệt là thầy cô trong Khoa Quản trị Văn phòng đã tận tình chi bảo, giúp đỡ để em
hoàn thành được bài tiểu luận.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng vì những hạn chế của bản thân nên bài tiểu luận
của em không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƢƠNG I. TÔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. Đăc điểm và vai trò của văn hóa doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hoá doanh nghiệp, nhưng
một định nghĩa được coi là khái quát nhất về văn hoá được 2 học giả là Rolff
Bergman và Ian Stagg đồng thời là giảng viên của khoa quản trị kinh doanh
Trường đại học Monash , một trong những trường đại học lớn của Úc cho rằng:
“Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa biểu đạt chung bao trùm lên
toàn bộ doanh nghiệp, có tính chất quyết định tới mọi hành vi và hoạt động của
toàn bộ các thành viên trong doanh nghiệp đó” Ở mức độ phổ cập rộng rãi, các ý
nghĩa biểu đạt chung sẽ quy định cho các thành viên phải nhìn nhận và phản hồi
thế giới bên ngoài như thế nào khi phải đương đầu với một vấn đề nào đó ngoài
mong đợi. Các qui tắc và chuẩn mực sẽ gợi ý các thành viên của mình hành động
bằng một cách làm phù hợp, cách làm ở đây có nghĩa là hướng dẫn họ tiếp nhận,
định nghĩa, phân tích và giải quyết một vấn đề. Theo định nghĩa trên thì văn hoá
doanh nghiệp đề cập đến nhiều vấn đề.
Trước tiên văn hoá là sự nhìn nhận, sự nhìn nhận này chỉ tồn tại trong một tổ
chức hay một doanh nghiệp cụ thể, không nằm trong mỗi cá nhất. Kết quả tạo ra là
mỗi thành viên với trình độ và xuất xứ khác nhau đều nhận thức và thể hiện văn
hoá đó như nhau, đây chính là cái gọi là “ ý nghĩa chung “ của văn hoá.
Thứ hai là, văn hoá doanh nghiệp là một khái niệm mô tả. Nó đề cập tới việc
các thành viên nhìn nhận về doanh nghiệp của họ như thế nào chứ không quan tâm
đến việc họ thích hay không thích. Định nghĩa về văn hoá có chức năng mô tả chứ
không có chức năng đánh giá.
Thứ ba là, văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực được xây dựng và áp dụng chung cho các thành viên của doanh nghiệp.
Hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực này tạo nên và định hướng cho hành
động của toàn doanh nghiệp nhằm đạt được một mục tiêu chung.
Tóm lại, văn hoá doanh nghiệp là những quy phạm chung nhất của một
doanh nghiệp, nó định hướng cho một doanh nghiệp và tạo nên những giá trị khác
biệt giữa các doanh nghiệp.
1.1.2. Các yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp.
Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp gồm 5 lớp:
– Triết lý quản lý và kinh doanh:
Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp, bao
gồm những triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi nhất, căn bản nhất. Đây là cơ sở
xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyết định quản
lý; là niềm tin, là giá trị bền vững không thay đổi bất chấp thời gian và ngoại cảnh.
Vì vậy, điều kiện tiên quyết để quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành
công là sự cam kết của những người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Bởi,
phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc của doanh nghiệp nằm ở lớp trong cùng
của văn hóa, xin nhắc lại, đó là triết lý kinh doanh, phương châm quản lý của
doanh nghiệp và chỉ có những nhà quản lý cao nhất của doanh nghiệp mới đủ khả
năng tác động đến lớp văn hóa cốt lõi này.
Động lực của cá nhân và tổ chức:
Lớp yếu tố quan trọng thứ hai của văn hóa doanh nghiệp chính là các động
lực thúc đẩy hành động của các cá nhân, và môi trường “động lực chung” của tổ
chức. Các yếu tố động lực này sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những hành vi hàng ngày
của các cá nhân trong doanh nghiệp.
– Quy trình quy định:
Quy trình, quy định, chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, theo
chuẩn. Đây cũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày càng
cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tạo tính ổn định
và nâng cao hiệu quả với nỗ lực làm hài lòng khách hàng và xã hội.
– Hệ thống trao đổi thông tin:
Đây là lớp cấu thành thứ tư trong văn hoá doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu
thông tin quản lý đa dạng, đa chiều, chính xác và kịp thời. Hệ thống này cần đảm
bảo mọi thông tin cần thiết cho doanh nghiệp đều được thu thập, truyền đạt, lưu trữ
và xử lý; đồng thời đảm bảo cho mọi thành viên doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và
sử dụng các thông tin cần thiết cho các hoạt động thường nhật cũng như công tác
lập kế hoạch, xây dựng định hướng chiến lược.
– Phong trào, nghi lễ, nghi thức:
Đây là cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh đời sống, sinh hoạt của công ty.
Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng ảnh hưởng của nó
đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng rất lớn. Nó tuyên truyền phổ biến
đường lối, chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty với bên ngoài,
tạo hình ảnh tốt cho công ty trước cộng đồng qua đó góp phần xây dựng thương
hiệu … Do vậy, để thực sự tạo ra “cá tính” của doanh nghiệp, tạo ra sức mạnh cạnh
tranh cho doanh nghiệp nhà lãnh đạo và quản lý các cấp nhất thiết tham gia vào
quá trình xây dựng văn hoá của tổ chức mình.
1.1.3. Vai trò của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Nếu như trước đây người ta ít chú trọng đến yếu tố văn hoá doanh nghiệp
trong quản lý và kinh doanh, một mặt vì kinh doanh và sản xuất còn mang tính tự
phát, mặt khác do ít phải cạnh tranh trong nước và quốc tế, thì nay nó được coi như
là một yếu tố không thể thiếu được nếu muốn phát triển doanh nghiệp với bộ máy
quản lý chất lượng toàn diện và kinh doanh hiệu quả trong một bối cảnh cạnh tranh
gay gắt và kinh tế hội nhập toàn cầu như ngày nay . Văn hoá có quan hệ hữu cơ đối
với kết quả của việc quản lý đẻ tạo ra môi trường làm việc tốt trong doanh nghiệp ,
tiến tới việc hoàn thành mục tiêu và tăng cường vị thế của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp, là một tài
sản lớn của doanh nghiệp, nên ta phải hiểu nó và xây dựng nó.
Văn hóa doanh nghiệp giúp ta tạo động lực làm việc:
Văn hoá doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản
chất công việc mình làm. Văn hoá doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp
giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hoá
doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa
hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi
tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần
của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng
đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà
đông, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.
Thứ hai là điều phối và kiểm soat:
Văn hoá doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu
chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc… Khi phải ra một
quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn
phải xem xét và lựa chọn.
Thứ ba là giảm xung đột:
Văn hoá doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó
giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định
hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá
chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.
Thứ tư là tạo lợi thế cạnh tranh:
Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực… làm tăng
hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt
trên thị trường.
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Tên gọi đầy đủ bằng Tiếng Việt: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế bằng Tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL SHIPPING
LINES
Tên viết tắt: VINALINES
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Vốn điều lệ: 10.693.000.000.000 đồng.
Địa chỉ trụ sở chính: Toà nhà Ocean Park, Số 1 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa, Hà
Nội.
Điện thoại: (84) 4 35770825~29
Fax: (84) 4 35770850/60/31/32
Email: [email protected]
Website: http://www.vinalines.com.vn; http://www.vinalines.vn
2.1.1. Mô hình hoạt động
Hiện nay, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đang được tổ chức và hoạt động
theo mô hình công ty mẹ – công ty con theo Điều lệ tổ chức và hoạt động đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 184/2013/QĐ-TTg ngày
15/11/2013.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu theo Quyết định số 985/QĐ – TTg
ngày 25/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ, được tổ chức và hoạt động theo luật
doanh nghiệp. Hiện tại Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 06 đơn
vị hạch toán phụ thuộc.
Cơ cấu tổ chức quản lý, giám sát, điều hành của Công ty mẹ – Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam gồm: Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát nội bộ, Tổng giám
đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
Hiện nay, Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có 35 công ty con
(Công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn điều lệ), 20 công ty liên kết (Công ty mẹ sở hữu
từ 20% đến 50% vốn điều lệ) và 15 doanh nghiệp đầu tư dài hạn (Công ty mẹ sở
hữu dưới 20% vốn điều lệ).
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT
NAM
Hội đồng thành viên
Tổng giám đốc
Kế toán trưởng
Các phó tổng giám đốc
Các đơn vị hạch toán
phụ thuộc
Ban tham mưu
CÔNG TY CON
(DOANH NGHIỆP CÓ VỐN GÓP CỦA CÔNG TY
MẸ TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ DOANH NGHIỆP)
CÔNG TY
KINH
DOANH
VẬN TẢI
BIỂN
CÁC
CÔNG TY
KINH
DOANH
CẢNG
BIỂN
CÁC
CÔNG TY
KINH
DOANH
DỊCH VỤ
HÀNG HẢI
Ban kiểm soát nội bộ
CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT
(DOANH NGHIỆP CÓ VỐN GÓP
CỦA CÔNG TY MẸ TỪ 20%
ĐẾN 50% VỐN ĐIỀU LỆ
DOANH NGHIỆP
CÁC DN ĐẦU TƯ DÀI HẠN
(DOANH NGHIỆP CÓ VỐN GÓP
CỦA CÔNG TY MẸ DƯỚI 20%
VỐN ĐIỀU LỆ DOANH
NGHIỆP)
2.1.3. Lịch sử hình thành
Ngày 29/4/1995, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập theo
Quyết định số 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sắp xếp lại một số
doanh nghiệp vận tải biển, bốc xếp và dịch vụ hàng hải do Cục Hàng hải Việt Nam
và Bộ Giao thông vận tải quản lý. Hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động
của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam do Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số
79/CP ngày 22/11/1995.
Ngày 29/9/2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 216/2006/QĐ-TTg
về việc phê duyệt Đề án chuyển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sang tổ chức và
hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con và Quyết định số 217/2006/QĐTTg thành lập Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 985/QĐ-TTg về
việc chuyển Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Hiện nay, Tổng công
ty Hàng hải Việt Nam đang được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 476/QĐ-TTg ngày 31/3/2011.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
đã và đang đóng vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế biển của Việt Nam, đóng góp
đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
2.1.4. Quá trình phát triển
1995 – 2000: Vượt qua khủng hoảng tài chính Châu Á
Ngay từ khi được thành lập, Vinalines đã phải đối mặt với những khó khăn
do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Tổng công ty đã vượt
qua thách thức bằng cách phát triển đội tàu biển, cảng biển và hệ thống cảng cạn
(IDC), nâng cao sức cạnh tranh, tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng, bước đầu
đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
1. Hàng hóa vận tải biển tăng 23% năm 2000 đạt 11,4 triệu tấn, tăng gấp 3
lần so với năm 1995. Tổng sản lượng hàng thông qua cảng của Vinalines tăng 11%
năm 2000, đạt 20,6 triệu tấn tăng hai lần so với năm 1995.
2. Năng lực đội tàu đạt 13,4T/DWT năm 2000, so với 10,2T/DWT năm
1995, năng lực xếp dỡ đạt 2.800T/m bến/năm so với 1.700T/m bến/năm 1995.
3. Năm 2000 doanh thu của Vinalines đạt 4.400 tỷ VND (khoảng 367 triệu
USD) đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 17% năm và tăng gấp 2,5 lần so với năm
1995. Lợi nhuận trung bình tăng 9% vào năm 2000.
4. Tổng số vốn của Nhà nước tại Vinalines vào cuối năm 2000 là 2.225 tỷ
VND tăng 50% so với năm 1995.
Về đầu tư đội tàu: Kể từ khi thành lập, Vinalines chỉ có 49 tàu với tổng trọng
tải 397.000 DWT năm 1995 đến năm 2000 tăng lên 79 tàu với tổng trọng tải đạt
844.000 DWT.
2000 – 2005: Tái cơ cấu và đổi mới
Từ thực tiễn năm 2000, Vinalines và các đơn vị thành viên đã duy trì được
đà tăng trưởng cũng như từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động:
1. Đầu tư cho đội tàu: Tổng vốn đầu tư cho đội tàu đạt 7.200 tỷ VND trong
đó 2.500 tỷ VND đầu tư cho đóng mới tại các nhà máy đóng tàu trong nước. Phần
còn lại là dành cho các dự án đầu tư mua tàu. Hoàn thành đóng mới được 7 tàu,
mua thêm được 71 tàu, nâng tổng số tàu biển đến hết năm 2005 là 104 tàu với tổng
trọng tải gần 1,2 triệu DWT, tuổi tàu trung bình là 17,4.
2. Đầu tư cho phát triển cảng: Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng và trang thiết bị
là 3.000 tỷ VND bao gồm việc xây dựng 2000m bến để tiếp nhận tàu từ 10.000 đến
40.000 DWT. Tổng số m cầu cảng đến hết năm 2009 là 9.000m.
3. Đầu tư và xây dựng tòa nhà Ocean Park làm trụ sở của Tổng công ty.
4. Tái cơ cấu và đổi mới doanh nghiệp: Năm 2005, sau 10 năm xây dựng và
phát triển, Vinalines đã có 46 doanh nghiệp thành viên, trong đó 16 doanh nghiệp
nhà nước, 22 doanh nghiệp cổ phần và 8 liên doanh.
2005 – 2010: Tăng trưởng và mở rộng
Kể từ năm 2005, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã chuyển đổi cơ cấu
theo Quyết định số 217/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập Công ty
mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ con.
1. Đầu tư đội tàu: Đội tàu của Vinalines đã được phát triển nhanh chóng với
mục tiêu hiện đại hóa và trẻ hóa đội tàu. Đến cuối năm 2010, tổng trọng tải của đội
tàu Vinalines đạt 3,4 triệu tấn DWT, gồm có tàu container, tàu hàng rời và tàu dầu.
2. Các dự án đầu tư hạ tầng cảng: Vinalines đã tập trung nghiên cứu, đầu tư
và triển khai xây dựng các dự án cảng biển các khu vực trọng yếu trên cả nước.
3. Phát triển các lợi thế và tiềm năng sẵn có, Vinalines đã nghiên cứu và đầu
tư vào các khu dịch vụ sau cảng cũng như thành lập các liên doanh vói các đối tác
trong và ngoài nước để đầu tư và khai thác cảng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập
khẩu hàng hóa bằng đường biển cho các chủ hàng trong và ngoài nước.
2011 – 2015: Tái cơ cấu, tập trung vào 3 lĩnh vực nòng cốt
Trong giai đoạn phát triển này, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)
tập trung vào 3 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng
hải, là doanh nghiệp nhà nước nòng cốt trong 3 lĩnh vực này, góp phần thực hiện
thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu giai đoạn 2012 – 2015 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-TTg, Vinalines sẽ tổ chức lại sản
xuất kinh doanh và tái cơ cấu đầu tư như sau:
Lĩnh vực vận tải biển: Cơ cấu lại đội tàu phù hợp với nhu cầu của thị trường;
có phương án bán những tàu cũ khai thác không hiệu quả để giảm lỗ; chú trọng
khai thác thị trường vận tải biển trong nước; nâng thị phần vận tải hàng hóa xuất,
nhập khẩu bằng đường biển của nước ta lên 25% – 30%. Rà soát lại các chương
trình đóng mới tàu biển phù hợp với khả năng tài chính của Tổng công ty và nhu
cầu thị trường.
Lĩnh vực cảng biển: Tập trung khai thác các cảng hiện có, trong đó ưu tiên
đầu tư đồng bộ để khai thác có hiệu quả cụm cảng phía Bắc tại khu vực Hải Phòng,
Quảng Ninh và cụm cảng phía Nam khu vực Cái Mép – Thị Vải và khu vực TP Hồ
Chí Minh; rà soát cắt giảm chi phí, đảm bảo khai thác cảng biển có hiệu quả.
Lĩnh vực dịch vụ: Phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, đặc biệt là
dịch vụ logistics, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài; hình thành
một số cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa và các loại hình dịch vụ hàng hải
tiên tiến khác ở các khu vực đầu mối vận tải. Chuyển đổi các công ty công nghiệp
tàu thủy thành các đơn vị kinh doanh dịch vụ hàng hải và tiến hành cổ phần hóa
khi đủ điều kiện.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với những thăng trầm trong quá trình xây
dựng và phát triển, đã tạo dựng được uy tín với các đối tác trong và ngoài nước,
tạo cơ sở vững chắc để bước tiếp chặng đường phía trước. Dù kinh tế khó khăn, thị
trường gặp nhiều trở ngại, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam với sự nỗ lực và phấn
đấu không ngừng của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, sẽ vượt qua và
đưa con tàu Vinalines vươn ra biển lớn.
2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty
Việc phát triển văn hóa doanh nghiệp đang là vấn đề được Tổng Công ty
Hàng hải Việt Nam hết sức chú trọng. Có 100% thành viên trong công ty đều nhận
thấy văn hóa doanh nghiệp là rất cần thiêt, và nên được xây dựng và phát triển hơn
nữa. Văn hóa doanh nghiệp có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của công ty,
nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri
thức thì công ty đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã
hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hóa
doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực
riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của
doanh nghiệp. Nó cho thấy sự quan tâm và mong muốn của các thành viên trong
công ty muốn công ty ngày càng lớn mạnh và khẳng định được vị thế của mình
trong mối quan hệ với khách hàng, đối tác và các đối thủ cạnh tranh
Công ty cũng khá quan tâm đến nhân viên không chỉ về mặt lương bổng và
sự thăng tiến trong công việc mà còn cả về những nhu cầu khác của họ trong cuộc
sống hàng ngày như nhà cửa, đất đai, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chăm sóc con
cái và giải trí, thưởng Tết cho nhân viên. Qua đó, có thể thấy có thể thấy Tổng
Công ty Hàng hải Việt Nam cũng như một gia đình thu nhỏ. Ngoài ra công ty cũng
thường xuyên tổ chức các chuyến dã ngoại, liên hoan nhằm nâng cao đời sống tinh
thần và củng cố mối quan hệ của nhân viên với công ty và cũng làm tăng tinh thần
đoàn kết giữa các cá nhân.
2.2.1. Giá trị hữu hình
– Về trang phục:
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã thực hiện về văn hóa trang phục hết sức
nghiêm túc, coi văn hóa trang phục là một phần không thể thiếu.
Đối với công ty, trang phục phản ánh lịch sử xã hội nhiều khi còn chính xác
hơn các phương tiện khác. Do đó sự góp mặt của đồng phục chính là một “cánh
cửa mở” của con đường văn hóa, của một xã hội văn minh và hiện đại. Đồng phục
trong của doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là “sự lặp lại giống nhau”, ngược lại,
ẩn chứa bên trong sự “giống nhau” ấy còn rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó là sự thể
hiện của tinh thần hòa đồng, đoàn kết và tính chuyên nghiệp, đóng vai trò tạo nên
sức mạnh tập thể lớn lao. Chỉ cần nhìn vào bộ đồng phục của công ty người ta có
thể “nhận diện” ra được bạn là ai, tính chất công việc của bạn ra sao, môi trường
làm việc như thế nào, hoặc doanh nghiệp của bạn làm ăn phát đạt hay thua lỗ …
Không chỉ như vậy, đồng phục đẹp còn cho thấy trình độ văn hóa cũng như thẩm
mỹ của cán bộ nhân viên của doanh nghiệp, nó là “diện mạo” tạo nên ấn tượng tốt
cho hình ảnh doanh nghiệp, đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào thành
công của công ty. Thiết kế đồng phục cho nhân viên là một cuộc đầu tư có lãi đối
với doanh nghiệp, bởi họ chính là những công cụ quảng bá thương hiệu hữu hiệu
nhất và có sức thuyết phục nhất. Khoác trên mình bộ đồng phục mang “thương
hiệu” của công ty, nhân viên đi tác nghiệp khắp nơi và bất kể đến môi trường nào
anh ta cũng được “nhận diện”, và nhờ đó mà doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều đối
tác, khách hàng mới.
– Tổng Công ty Hàng hải đã thật sự thành công trong việc tạo ra môi trường
làm việc thoải mái và hiệu quả cho nhân viên khi tạo ra không gian làm việc mở
với cơ sở vật chất tiện nghi, chuyên nghiệp. Với thiết kế thanh lịch, sang trọng và
chất lượng phục vụ tốt, giúp nhân viên có không gian nghỉ ngơi tốt nhất đồng thời
mang đến cho khách hàng đến với doanh nghiệp cảm nhận về sự quan tâm đến
nhân viên và sự chuyên nghiệp, hiện đại trong công tác hoạt động.
– Logo của Tổng công ty:
Với ý nghĩa: “Tất cả vì ngày mai tươi đẹp của con em chúng ta, vì sự phát
triển bền vững và lợi ích của công ty, khách hàng và xã hội”
2.2.2. Các giá trị văn hóa vô hình.
2.2.2.1. Sứ mệnh, mục tiêu chiến lược.
a. Sứ mệnh: Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phát triển, nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân viên, tối ưu hóa quyền lợi của khách hàng, đóng góp
vào sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực với sự phát triển của doanh
nghiệp, công ty đã và đang có những đầu tư thích đáng cho việc phát triển và thu
hút nguồn nhân lực. Lãnh đạo công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công
nhân viên có môi trường tốt nhất để phát huy hết khả năng, sức sáng tạo. các chính
sách đối với người lao động được ban lãnh đạo lưu tâm thực hiện tốt.
Bên cạnh đó, đạo đức trong kinh doanh cũng là giá trị được công ty đề cao.
Hiểu được các ảnh hưởng đối với xã hội cũng như chính bản thân công ty khi đạo
đức kinh doanh bị vi phạm. Lãnh đạo công ty luôn chú ý chấp hành tốt và tuân thủ
các nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và nhân viên trong công ty.
b. Mục tiêu, chiến lược
Trong khi các công ty thành lập ngày càng nhiều thì việc lựa chọn mục tiêu
cho công ty mình cần phải hết sức sáng suốt. Công ty không chỉ phải cạnh tranh
với các đối thủ khác mà còn phải mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất
cùng giá thành hợp lý nhất, từng bước xây dựng thương hiệu vững mạnh. Để thực
hiện được điều này, lãnh đạo công ty luôn tìm ra những giải pháp mang tính chất
lâu dài, việc chú trọng đến văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những giải
pháp nhằm thực hiện điều đó. Và cũng không thể thiếu được tinh thần trách nhiệm
và sự hỗ trợ của các nhân viên trong công ty. Với mục tiêu, chiến lược đúng đắn sẽ
tạo ra bầu không khí làm việc hăng say cho nhân viên tại công ty. Nói cách khác,
tạo ra được sự nhiệt huyết để các nhân viên cùng nhau phát huy năng lực của mình
đóng góp vào sự thành công của công ty.
2.2.3. Các giá trị cốt lõi.
Để tạo ra được giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp của mình, lãnh đạo công ty
luôn muốn xây dựng hình ảnh một doanh nhân thấu hiểu văn hóa doanh nghiệp.
Ngoài ra, lãnh đạo công ty luôn tạo ra niềm tin về phương hướng phát triển của
công ty, khơi dậy động lực làm việc cho nhân viên hướng đến mục tiêu chung theo
cam kết của lãnh đạo. Các giá trị cốt lõi của công ty đã mang lại niềm tin lâu dài và
có sức ảnh hưởng đến mọi quyết định của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp.
hệ thống giá trị cốt lõi chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động cũng là động lực,
là hạt nhân liên kết nội bộ công ty, liên kết công ty với khách hàng, đối tác và với
xã hội nói chung.
– Tầm nhìn sứ mệnh: là một tổng công ty vững mạnh vươn tầm ra thế giới
bằng những thưong hiệu sản phẩm quốc tế, ngày một cao, xứng tầm thời đại.
– Cam kết tương lai: Thiện chí, cầu tiến, luôn lắng nghe và học hỏi để doanh
nghiệp ngày một lớn mạnh. Vì lợi ích của khách hàng, cộng sự, đối tác và của cộng
đồng, đem lại giá trị đích thực cho cuộc sống.
– Giá trị cốt lõi: “ Kết nối ước mơ, nhân lên sức mạnh”
2.2.4. Giá trị, niềm tin và thái độ của các thành viên trong doanh
nghiệp.
Mỗi thành viên trong công ty, từ lãnh đạo đến nhân viên luôn có sự tâm
huyết với công việc. Điều này cũng rất được công ty chú trọng, đánh giá cao và là
yếu tố quan trọng đối với việc thực hiện sứ mệnh và mục tiêu của công ty. Bởi
những nhân viên tâm huyết với nghề sẽ làm việc năng suất hơn. Không thể phủ
nhận rằng, niềm đam mê và sự tâm huyết với nghề sẽ mang đến nguồn năng lượng
cần thiết để làm tăng sự gắn bó với công việc dù cho có nhiều trở ngại, khó khăn.
Họ sẽ không dễ dàng từ bỏ mục tiêu, luôn coi những khó khăn trở ngại đó là những
thách thức mà họ cần vượt qua để đạt được nhiều thành công hơn nữa. Thành công
của các nhân viên trong công ty đã đóng góp nên những thành công lớn cho cả
công ty. Bên cạnh đó, công ty luôn coi trọng sự đoàn kết là kim chỉ nam của hành
động nên mỗi thành viên trong công ty được đào tạo và coi mình là một thành viên
của gia đình lớn. Vì vậy, mọi vấn đề giao tiếp trong công ty luôn luôn được coi
trọng không những giữa nhân viên với khách hàng mà giữa các thành viên trong
công ty với nhau mà cũng rất được coi trọng.
2.3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một trong những phƣơng pháp
lãnh đạo, điều hành hoạt động của Tổng công ty hàng hải Việt Nam
Điều hành:là hướng dẫn cho mọi hoạt động chung diễn ra theo một đường
lối, chủ trương nhất định (điều hành công việc).
Lãnh đạo: là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích
cực tới con người để phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm
hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Lãnh đạo, điều hành hoạt động của văn phòng doanh nghiệp là hoạt động
chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, động viên các bộ phận, cá nhân trong văn phòng,
công ty thực hiện công việc, hướng tới mục tiêu chung của cơ quan, tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến người lãnh đạo của công ty: Muốn
điều hành được nhân viên thì nhà quản trị nhất thiết phải nắm vững hệ thống ý
nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được họ đồng
thuận, ảnh hưởng đến cách thức hành động của họ, đó chính là văn hóa doanh
nghiệp. Vậy, văn hóa doanh nghiệp chính là công cụ, phương tiện mà qua đó nhà
quản trị thực hiện công việc quản lý của mình. Song, văn hóa doanh nghiệp cũng
ảnh hưởng nhất định đến quyết định của người quản lý cũng như đinh hình phong
cách lãnh đạo của họ. Với những công ty có đặc trưng văn hóa không chú trọng
đến việc xây dựng niềm tin vào người lao động, người quản lý thường sử dụng
viện pháp tập quyền, độc đoán thay cho các biện pháp phân quyền và dân chủ.
Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc ra quyết định của công ty từ khi
bắt đầu đến khi quyết định đó được thực thi. Văn hóa doanh nghiệp góp phần định
hướng cho cấp lãnh đạo khi mới bắt đầu ra quyết định, giúp các quyết định quản lý
được chấp thuận và thực hiện nhanh hơn khi có sự đồng thuận với nhau. Ngày nay
không một nhà quản trị nào mà không có chủ ý khi quan lý doanh nghiệp theo một
đặc thù riêng của mình. Vì vậy việc ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp với hoạt
động kinh doanh của công ty là sự tác động hai chiều.
Nếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền
trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn
từ phương diện của người lãnh đạo:
– Tạo môi trường tin cậy và hợp tác.
– Trao cho những cấp dưới chức năng, nhiệm vụ rõ ràng dưới hình thức
những công việc có tính mục tiêu.
– Dẫn dắt tổ chức vượt qua những khó khăn thử thách.
– Định hướng tổ chức bằng tầm nhìn và những bến bờ cụ thể.
Đánh giá đúng mọi quá trình và quản lý sự thay đổi trong nội bộ theo hướng
thích nghi tích cực, trên thế thượng phong. Người lãnh đạo là người ảnh hưởng
trực tiếp và mạnh mẽ đến mọi người của tổ chức, là chỗ dựa, là nơi mọi người đặt
niềm tin, là điểm mà người ta nhìn vào mà điều chỉnh hành vi của mình.
Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá. Lãnh
đạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách
nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ
lực để xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những
mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên.
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những phương pháp
lãnh đạo, điều hành hoạt động của công ty vì các nhân viên trong công ty thực hiện
văn hóa tốt sẽ góp phần vào sự thành công của công ty, nề nếp làm việc, tạo được
hình ảnh ấn tượng đối với đối tác.
Từ những phân tích về thực trạng văn hoá doanh nghiệp của Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam, có thể thấy đơn vị đã từng bước xây dựng và phát triển văn
hoá doanh nghiệp và trở thành một công cụ điều hành hoạt động của công ty hết
sức hiệu quả.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã xây dựng được các biểu trưng trực
quan và phi trực quan của văn hoá doanh nghiệp. Các biểu trưng trực quan như đặc
điểm kiến trúc, nghi lễ, ấn phẩm điển hình …. và các biểu trưng phi trực quan như
sứ mệnh, mục tiêu phát triển, tầm nhìn… được xác định rõ ràng khẳng định vị thế
và hình ảnh, thể hiện bản sắc văn hoá của mình. Với những mục tiêu đã được xác
lập, văn hoá doanh nghiệp mang lại sự ổn định, phồn thịnh cho Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam thể hiện ở việc từ lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên đều phấn đấu,
nỗ lực trong công việc hướng tới mục tiêu chung. Qua các hoạt động tuyên truyền,
thuyết phục…. thông qua các hoạt động nghi lễ, xây dựng điển hình, cán bộ công
nhân viên đã hiểu rõ hơn về văn hoá của đơn vị mình từ đó có ý thức xây dựng và
phát huy văn hoá doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh cơ quan đồng thời tạo môi
trường làm việc sôi nổi, đoàn kết, gắn bó trong nội bộ đơn vị. Các chuẩn mực
trong hoạt động quản trị nhân lực như hoạt động giao tiếp và truyền đạt thông tin,
hoạt động tuyển dụng và đào tạo đã góp phần giúp các cán bộ công nhân viên Tổng
công ty Hàng hải Việt Nam làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả hơn từ đó nâng cao
chất lượng, khối lượng công việc. Bên cạnh đó, các hoạt động giao lưu văn nghệ,
thể thao, nghỉ mát, quan tâm, chăm sóc đến đời sống cán bộ công nhân viên cũng
thể hiện thêm văn hoá của đơn vị, tạo không khí phấn khởi, thân thiết, gắn bó với
giữa người lao động và người sử dụng lao động. Cùng với đó, Tổng công ty Hàng
hải Việt Nam cũng đã và đang tiến hành nhiều hoạt động xây dựng và phát triển
văn hoá doanh nghiệp hướng tới khách hàng, lấy khách hàng là mục tiêu chính để
thu được lợi ích và ưu thế cạnh tranh.
Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng xây dựng nên một đế chế phát triển bền
vững. Một công ty có nền văn hóa riêng đã tạo ra sự khác biệt đối với các doanh
nghiệp khác.
“Chữ Tiền chỉ tạo ra những con người làm hết việc, chữ Tình tạo ra những
con người làm việc hết mình”. Trong khuynh hướng hiện nay, các nguồn lực của
một doanh nghiệp là con người, mà văn hóa doanh nghiệp là cầu nối giữa doanh
nghiệp và nguồn nhân lực. Chính nhờ Lãnh đạo của Tổng công ty xây dựng được
một nền văn hóa vững mạnh đã tạo nên những nhân viên năng động, sáng tạo,
trung thực, gắn bó trung thành với lợi ích của doanh nghiệp.
Thời đại ngày nay, lợi ích vật chất: tiền, thưởng, hoa hồng… chỉ có tác dụng
thúc đẩy nhân viên tạm thời, nhân viên chỉ làm dựa trên tinh thần làm công ăn
lương, trông thời gian hết giờ, hay như tinh thần làm việc uể oải, và sẵn sàng
chuyển công việc nếu có lợi ích khác cao hơn. Thế nhưng, Tổng công ty đã xây
dựng một nền văn hóa bài bản tạo nên một keo kết dính nhân viên với công ty, tạo
cho nhân viên cảm giác như làm việc cho chính mình, cảm giác thoải mái hoạt
động, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo cũng như tạo động lực làm việc không
biết chán hay mệt mỏi bởi một ý thức “Công ty là gia đinhg, đồng nghiệp là những
đồng chí, anh em”. Điều này rất quan trọng trong chính sách giữ chân nhân viên tài
ba của doanh nghiệp. Không chỉ giữ chân nhân viên mà một nền văn hóa doanh
nghiệp mạnh cũng là một xạ hương lôi cuốn những nhân tài ở bên ngoài, tạo ra
một nguồn nhân viên chất lượng.
Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới người lao động: Đối với Tổng công ty
Hàng hải, văn hóa doanh nghiệp tác động rất lớn đến người lao động, văn hóa tốt,
văn minh làm cho các nhân viên có thái độ nghiêm túc với công việc, với đồng
nghiệp và với chính văn hóa của công ty
Khi văn hóa được thực hiện tốt, lãnh đạo truyền đạt và nhân viên thấm
nhuần tư tưởng thì sẽ tạo được cho nhân viên một tâm lý thoải mái, sự sáng tạo
được bộc lộ, sự nhiệt tình và làm việc hết mình. Từ đó nâng cao năng suất lao
động, năng lực cá nhân, khả năng của mỗi người lao động.
Người lao động lúc này sẽ coi Công ty như một gia đình thứ hai và các đồng
nghiệp như người trong gia đình, tạo được sự đồng thuận, phối hợp nhịp nhàng
trong công việc cũng như xử lý các trường hợp bất cập xảy ra.
Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những
phương pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động trong văn phòng Tổng Công ty cũng
như đối với cả Tổng Công ty.
CHƢƠNG III. ĐÁNH GIÁ ƢU, NHƢỢC ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP ĐÔI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY
HÀNG HẢI VIỆT NAM
3.1. Ƣu điểm
Xây dựng và thực hiện chương trình Văn hóa tại Tổng công ty là một chú
chương hoàn toàn đúng đắn, thể hiện một tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo công
ty. Văn hóa tại doanh nghiệp thời gian qua đã phát huy tác dụng định hướng nhận
thức và từng bước hình thành hành vi ứng xử đặc trưng trong mọi hoạt động của
công ty. Lãnh đạo Tổng công ty đã có nhiều nỗ lực để cụ thể hóa, nối kết những
giá trị văn hóa với các hoạt động chính thức trong hệ thống của công ty.
Đề cao vai trò hợp tác, khuyến khích tạo môi trường thông tin, giao tiếp để
các cá nhân, tập thể có điều kiện tham gia các chương trình dự án, chương trình
liên kết. Từ đó đã tạo mội trường thuận lợi cho sự phối hợp và nâng cao tinh thần
hợp tác.
Bằng việc tuyên truyền, thuyết phục các cán bộ nhân viên của công ty đã
hiểu rõ hơn về Văn hóa công ty, sứ mệnh, những giá trị cốt lõi của Công ty, từ đó
có ý thức xây dựng và phát huy Văn hóa doanh nghiệp, tạo nên một môi trường
làm việc sôi nổi, tạo ra một lực hướng tâm chung hướng tới xây dựng công ty phát
triển mạnh.
Văn hóa doanh nghiệp đã mâng lại sự ổn định trong nội bộ Công ty, từ ban
Lãnh đạo đến các phòng ban. Các mâu thuẫn đều được giải quyết trên cơ sở vì mục
tiêu sứ mệnh của công ty.
Việc ban hành chính sách khen thưởng, động viên đã giúp các thành viên có
thể dễ dang đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch thực hiện và tự tính toán được hiệu quả
mang lại. Qua đó tạo điều kiện mạnh mẽ để khuyến khích, động viên mọi hình
thức nhằm mục tiêu đem lại hiệu quả, lợi ích, sự thỏa mãn cho khách hàng và cho
môi trường làm việc trong công ty.