Tiểu luận Văn hóa tây nguyên – Tài liệu text
Mục lục bài viết
Tiểu luận Văn hóa tây nguyên
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 56 trang )
***
VĂN HÓA VÙNG TÂY NGUYÊN
Tổ 5, Lớp KS15D
Có một vùng đất mà mỗi khi nhắc đến, lại thấy những năm tháng thăng trầm của lịch sử lại ùa về trong ký ức… Tây
Nguyên- mảnh đất đã từng gồng mình hứng bao bom đạn dội xuống, nhưng vẫn hiên ngang, bất khuất như chính bản
chất anh hùng của người dân nơi đây.
Bước qua từ những ký ức đau thương của lịch sử, Tây Nguyên vẫn giữ trong mình vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí đến lạ
thường và đặc biệt là một nền văn hoá văn minh đậm đà, mang những đặc sắc độc đáo gắn liền với mảnh đất và tình
người nơi đây
.
TP Hồ Chí Minh, Ngày 9 tháng 3 năm 2015
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió
mùa.Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam.Chính
các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của
ẩm thực từng vùng – miền.Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng.Điều đó góp phần làm
ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng.
Núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ với những sản vật của non cao sẽ làm hài lòng du
khách bốn phương khi có dịp dừng chân. Ẩm thực Tây Nguyên vừa dân giã, vừa tinh tế,
lại bổ dưỡng. Món ăn không được nấu trong những nồi, chảo thông thường mà chế biến
từ trong những ống tre, ống nứa sẽ đem lại cho bạn những cảm giác đặc biệt, không thể
nào quên.
I. Giới thiệu sơ lược về Tây Nguyên.
Tây Nguyên Việt Nam là vùng cao nguyên gồm 5 tỉnh,được sắp xếp theo thứ tự từ
bắc xuống nam: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, và Lâm Đồng.
1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên:
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Kon
Tum có biên giới phía tây giáp với Lào và Campuchia. Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông
thì chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên
giới quốc tế. Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một
loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên
Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên Mdrak cao
Trang 2
khoảng 500m, Đắk Lắk cao khoảng 800m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, Lâm Viên
cao khoảng 1500m và Di Linh cao khoảng 900-1000m. Tất cả các cao nguyên này đều
được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn
Nam).
Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí
hậu, gồm Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai), Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk
Nông), Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền
nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.
Với đặc điểm đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển,
Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm.
Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng
số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam
Bộ. Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa
dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn.
2. Khí hậu
Khí hậu được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất.
Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu
tương dối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu
lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.
3 Lịch sử
Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc
thiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộ
tộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vương
quốc Champa nhằm cướp bóc nô lệ.
Sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức
loại trừ các ảnh hưởng còn lại của vương quốc Champa và cũng phái một số sứ đoàn để
thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển
sang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói quen buôn bán nô lệ. Tuy nhiên,
các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu của các chúa Nguyễn nhắm trước đến
các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực rất lỏng lẻo ở đây. Trong một số tài liệu
vào thế kỷ 16, 17 đã có những ghi nhận về các bộ tộc Mọi Ðá Vách (Hré), Mọi Hời
(Hroi, Kor, Bru, Ktu và Pacoh), Mọi Ðá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong) và Bồ Van
Trang 3
(Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà Rịa (Mạ) để chỉ các bộ tộc thiểu số sinh trú ở
vùng Nam Tây Nguyên ngày nay.
Tuy có sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn
thuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc các
bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếng
trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789).
Sang đến triều Nguyễn, quy chế dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều,
chủ yếu người Việt vẫn chú ý khai thắc miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng
miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây
Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ).
Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng
loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên.
Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayrena sang Đông Dương,
chọn Dakto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông ta
thành lập vương quốc Sédan có quốc kỳ, có giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập
làm vua tước hiệu Marie đệ nhất. Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây
Nguyên, nhân cơ hội Mayrena về châu Âu, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn lên
“đăng quang” thay Mayrena. Vùng đất Tây Nguyên được đặt dưới quyền quản lý của
Công sứ Quy Nhơn. Sau đó vài năm, thì vương quốc này cũng bị giải tán.
Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao
nguyên Liang Biang. Ông đã đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố
nghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng
đất này.
Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát của
triều đình Đại Nam. Vì vậy, năm 1896, khâm sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật viện
triều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung kỳ. Năm
1898, vương quốc Sédan bị giải tán. Một tòa đại lý hành chính được lập ở Kontum, trực
thuộc Công sứ Quy Nhơn. Năm 1899, thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ trao
cho họ Tây Nguyên để họ có quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc
thiểu số ở đây.
Năm 1900, Toàn quyền Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà
Lạt làm thành phố nghỉ mát. Vùng đất cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên) hoàn toàn
thuộc quyền cai trị của chính quyền thực dân Pháp. Năm 1907, tòa đại lý ở Kontum đổi
thành tòa Công sứ Kontum, cùng với việc thành lập các trung tâm hành chính Kontum và
Trang 4
Cheo Reo. Những thực dân người Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các đồ điền đồng thời
cũng ngăn cấm người Việt lên theo, trừ số phu họ mộ được.
II. Văn hóa vùng Tây Nguyên
1. Chủ thể văn hóa
Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba
Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông
– Tây Nguyên hiện nay thực sự là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cư trú của
47 dân tộc anh em, với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc người, nhiều địa
phương trong cả nước hội tụ; đồng thời cũng là nơi có tốc độ tăng dân số và biến động về
cơ cấu dân cư nhanh nhất cả nước. Một trong những nguyên nhân chính là do tình trạng
di cư tự do kéo dài nhiều năm, đến nay vẫn còn diễn ra phức tạp.
Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ
trương, chính sách để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc
Tây Nguyên, đồng thời thực hiện chủ trương chuyển một bộ phận dân cư và lao động từ
các vùng đông dân của đất nước đến xây dựng kinh tế mới và mở mang các nông lâm
trường. Là vùng đất màu mỡ, có ưu thế lớn về đất đai và tài nguyên thiên nhiên, nên Tây
Nguyên đã nhanh chóng trở thành nơi hấp dẫn, thu hút hàng triệu đồng bào từ các tỉnh
thành đến sinh sống.
Cùng với quá trình di cư có tổ chức theo kế hoạch của Nhà nước, làn sóng di cư
tự do bắt đầu hình thành vào đầu thập kỷ 80 và diễn ra ồ ạt từ giữa thập kỷ 80 (thế kỷ
XX) cho đến những năm gần đây. Sự sôi động của làn sóng di cư tự do vào Tây Nguyên
là một hiện tượng xã hội đặc biệt bởi quy mô của nó lớn và kéo dài. Chỉ tính từ năm 1990
đến năm 2000, đã có 160 nghìn hộ với khoảng 810.000 nhân khẩu di cư tự do đến Tây
Nguyên, làm cho dân số toàn vùng tăng đột biến. Nơi xuất xứ của dòng di cư tự do chủ
yếu từ các tỉnh miền núi phía Bắc và khu IV cũ, nhất là những địa bàn có điều kiện kinh
tế – xã hội khó khăn. Thành phần di cư tự do đông nhất là người Kinh, chiếm 64%; tiếp
đó là một số dân tộc thiểu số phía Bắc (Tày, Nùng, Thái, Dao, Mông ) chiếm 17%; còn
lại là các dân tộc khác.
Chính làn sóng di cư tự do đã làm cho cơ cấu và thành phần dân tộc ở Tây Nguyên
biến đổi nhanh. Năm 1976 dân số toàn vùng là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc anh em,
trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 69,7% (853.820 người). Nhưng hiện
nay, dân số toàn vùng đã lên đến 5.107.437 người, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chỉ
Trang 5
còn chiếm 25,5% (1.302.396 người); đồng bào Kinh chiếm 66,9% (3.416.875 người), các
dân tộc thiểu số nơi khác đến chiếm 7,6% (388.166 người).
Các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên thuộc hai nhóm ngôn ngữ chính là Nam
Đảo (Msalayô-Pôlinêdiêng) và Nam Á (Môn-Khơ me). Trong đó, đông nhất là dân tộc
Gia-rai (379.589 người), tiếp theo là Ê-đê (305.045 người), Ba-na (185.657 người), Cơ-
ho (129.759 người), Xơ-đăng (103.251 người), Mnông (89.980 người), Giẻ-Triêng
(32.024 người), Mạ (36.119 người), Chu-ru (16.863 người), Ra-glai (1.210 người), Rơ-
mâm (357 người) và Brâu (347 người)(10).
Trong thời kỳ chiến tranh, do đất rộng, người thưa nên các dân tộc cư trú thành
những khu vực tương đối biệt lập. Chỉ có hai đầu (Bắc Kon Tum và Nam Lâm Đồng)
buôn làng của các dân tộc có xen kẽ nhau, còn lại là những khu vực cư trú tập trung theo
dân tộc. Ví dụ như vùng đông bắc cao nguyên Pleiku kéo đến đông nam Kon Tum và Tây
Bình Định là nơi sinh sống tập trung của người Ba-na, làng mạc khá ổn định, trung bình
mỗi làng có từ 50-60 nóc nhà. Khu vực đông nam cao nguyên Pleiku kéo đến chân núi
Chư Dliêya là địa bàn cư trú của người Gia-rai, làng mạc gần nhau, trung bình mỗi làng
có từ 150-170 nóc nhà. Vùng tam giác Ea H’leo-M’Drăk-Buôn Đôn của tỉnh Đắk Lắk là
nơi quần cư của người Ê-đê, buôn làng đông đúc, trù phú, có buôn có đến 300 nóc nhà
dài. Gần trọn cao nguyên Đắk Nông và một phần cao nguyên Di Linh là khu vực sinh
sống của người Mnông; kế tiếp là khu vực người Mạ
Nhưng hiện nay, các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên không còn cư trú theo
lãnh thổ tộc người riêng biệt mà sinh sống xen kẽ, đan xen nhau, có sự giao lưu về văn
hóa với người Kinh và các dân tộc thiểu số từ miền Trung, miền Bắc đến sinh cơ lập
nghiệp. Trong quá trình chung sống cận kề, các cộng đồng dân cư tuy thuộc nhiều nhóm
ngôn ngữ khác nhau nhưng cơ bản có sự hoà hợp, đoàn kết, không phân biệt giữa người
tại chỗ và nơi khác đến, cùng “chung lưng đấu cật” xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước đây, đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của các dân tộc Tây Nguyên là buôn
làng (buôn, bon, plây…) mang dấu ấn của công xã thị tộc. Các buôn, làng của đồng bào
sinh hoạt cộng đồng bền chặt, ý thức tập thể rất cao; đất đai, núi rừng, nguồn nước là sở
hữu chung; mọi hoạt động sản xuất và xã hội đều tuân thủ luật lệ, phong tục của buôn
làng. Thành tố hợp thành buôn làng của đa số các dân tộc là đại gia đình mẫu hệ, người
phụ nữ cao tuổi có uy tín nhất cai quản; phần lớn theo chế độ hôn nhân lưỡng hợp, một
vợ một chồng, con gái cưới chồng và con mang họ mẹ. Một số dân tộc theo chế độ phụ
hệ.
Trang 6
Sản xuất chính của đồng bào là làm nương rẫy và khai thác đất theo chế độ luân
canh; sản xuất thô sơ, chủ yếu dựa vào thiên nhiên; cây lương thực chính là lúa tẻ, ngoài
ra còn có ngô, khoai, sắn làm lương thực phụ và chăn nuôi, nấu rượu Việc chăn nuôi gia
súc, gia cầm như: trâu, bò, heo, gà chủ yếu dùng vào việc cúng tế. Đồng bào cũng có các
nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như dệt vải, rèn, mộc, làm nhà, làm thuyền độc
mộc, đan lát các dụng cụ gia đình bằng mây, tre,… Hiện những nghề này đang từng bước
được phục hồi để tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời bảo tồn những giá trị truyền
thống.
– Nét nổi bật của các dân tộc thiểu số là đời sống xã hội mang tính cộng đồng cao.
Trong thiết chế cổ truyền, buôn làng của đồng bào là những đơn vị cơ sở xã hội duy nhất
và cao nhất (trên nó không còn một thiết chế nào khác), có nơi cư trú và nơi canh tác
riêng, có bến nước và nghĩa địa riêng, mặc nhiên được các buôn làng khác thừa nhận. Do
đó, mỗi buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu số có thể coi là một đơn vị tự quản riêng
biệt và tương đối hoàn chỉnh. Chẳng hạn như trong cộng đồng tộc người Ê-đê, đứng đầu
buôn là Khoa pin ea, người được coi là chủ bến nước.
Ngoài việc quản lý bến nước, Khoa pin ea còn có nhiệm vụ quản lý, điều hành
mọi công việc về mặt dân sự, an ninh, thần quyền, đối ngoại. Ngoài ra, trong buôn làng
còn có những người điều hành toà án phong tục, phụ trách việc cúng bái, tế tự và tầng lớp
già làng – là những người có kinh nghiệm và uy tín về đạo đức, được trưởng làng coi
trọng. Bên cạnh đó, còn phải kể đến vai trò của những người am hiểu về luật tục, người
hoạt động tín ngưỡng hoặc chủ đất của các dòng họ.
Một trong những đặc trưng quan trọng, cơ bản nhất của buôn làng đồng bào dân
tộc thiểu số Tây Nguyên là chế độ tự quản vận hành theo luật tục. Đây là một dạng thức
văn hóa pháp luật có tính lịch sử nhất định nhưng cho đến nay vẫn còn giá trị. Luật tục
trong xã hội cổ truyền có thể tồn tại dưới dạng văn xuôi hay văn vần và được truyền
miệng từ dời này sang đời khác; nó đã trở thành máu thịt, thấm đẫm trong mọi hành xử
của cả cộng đồng. Trong xã hội cổ truyền thì luật tục có hiệu lực như một sức mạnh để
chế ước xã hội. Phạm vi điều chỉnh của luật tục khá rộng và những điều răn trong luật tục
có ý nghĩa to lớn đối với các thành viên. Ngoài ra, về mặt văn hóa, luật tục cũng có thể
coi là di sản văn hóa tộc người đặc sắc, phản ánh những quan niệm, luật lệ, quy tắc của
xã hội.
Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa
dạng, với những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quý giá như đàn đá, cồng
chiêng cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú và
Trang 7
kho tàng văn học dân gian đặc sắc. Hiện nay, Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ được nhiều
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc
đáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và một kho tàng văn học
dân gian với những bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, lời nói vần, những làn
điệu dân ca đậm đà bản sắc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Một trong những di sản nổi tiếng
là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Một số dân tộc như Ê-đê, Gia-rai còn có chữ
viết xây dựng trên cơ sở bộ chữ La tinh (đây là hai trong những bộ chữ dân tộc thiểu số ra
đời sớm ở nước ta).
Đối với các dân tộc thiểu số nơi khác đến, hiện nay đông nhất là các dân tộc từ
các tỉnh miền núi phía Bắc đến lập nghiệp, như: Nùng (111.962 người), Tày (98.348
người), Mông (41.713 người), Thái (28.514 người) Dao (26.304 người), Mường (23.589
người). Những dân tộc khác dân số ít, có dân tộc chỉ từ 1-2 người. Nhìn chung, đồng bào
các dân tộc thiểu số phía Bắc rất cần cù, chịu khó làm ăn, đa số sau khi vào lập nghiệp từ
5-7 năm là ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng là một bộ phận dân cư tham gia vào
làn sóng di dân tự do, làm đảo lộn chiến lược dân số và lao động của vùng Tây Nguyên;
làm phá vỡ quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội ở từng địa phương; tạo nên
sự quá tải về cơ sở hạ tầng. Về mặt xã hội, dân di cư tự do phần đông là nghèo khổ nên
đã làm tăng thêm tỷ lệ nghèo đói; gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý hành chính về
trật tự xã hội, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, gia tăng nạn phá rừng lấy đất
canh tác. Không những thế, do họ di cư tự do ồ ạt, Nhà nước không đủ nguồn lực để sắp
xếp, hỗ trợ nên bản thân của một bộ phận dân di cư tự do cũng phải đối mặt với rất nhiều
khó khăn cả trong hiện tại và tương lai, như thiếu vốn và công cụ để sản xuất, thiếu đất
canh tác, thu nhập thấp, thời gian làm việc nhiều, phải làm thuê, các điều kiện sinh sống
như nhà ở, điện nước, các phương tiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường, dịch vụ y tế, cơ sở
vật chất giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc đều thiếu thốn; phải mất một thời gian dài
mới có thể phát triển đồng đều giữa các bộ phận dân cư.
Trong toàn vùng Tây Nguyên hiện có 4 tôn giáo chính đang hoạt động bình
thường là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, với tổng số 1.753.761 tín đồ (chiếm
34,7% dân số), gần 3.500 chức sắc-nhà tu hành, khoảng 840 cơ sở thờ tự các loại. Những
năm qua, số lượng tín đồ tôn giáo tăng nhanh theo tốc độ tăng dân số. Đáng lưu ý là tín
đồ người dân tộc thiểu số tăng lên rất nhanh, chủ yếu theo đạo Công giáo và Tin lành.
Hiện nay, tín đồ Tin lành người dân tộc thiểu số là 324.135 người, chiếm 89,3% tổng số
người theo đạo Tin lành của toàn vùng; tín đồ Công giáo người dân tộc thiểu số là
Trang 8
248.039 người, chiếm 30,9% tổng số người theo đạo Công giáo của toàn vùng. Ngoài ra,
có một số tôn giáo khác đã được công nhận nhưng số lượng tín đồ ít, như Bahai, Phật
giáo Hòa Hảo.
2. Không gia văn hóa và thời gian văn hóa
Giống như một điểm trong không gian, vị trí của một nền văn hóa được xác định bởi một
hệ tọa độ. Hệ tọa độ của một nền văn hóa bao gồm ba chiều: Không gian văn hóa,
thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa.
2.1. Khái niệm chung
Thời gian văn hóa
Thời gian văn hóa được xác định từ khi một nền văn hóa hình thành cho đến khi tàn lụi.
Nói chung, thời gian văn hóa không thể xác định được một cách rạch ròi, nó được hiểu là
một khái niệm mở. Thời điểm khởi đầu của một nền văn hóa được quy định bởi thời điểm
hình thành dân tộc (hay còn gọi là chủ thể văn hóa).
Không gian văn hóa
Không gian văn hóa có phần phức tạp hơn: bởi lẽ văn hóa có tính lịch sử, cho nên trong
văn hóa đã bao hàm yếu tố thời gian. Vì có tính thời gian nên không gian văn hóa có liên
quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ. Nó bao quát tất thảy
những vùng lãnh thổ mà ở đó các dân tộc đã tồn tại qua từng thời kì lịch sử. Do vậy,
không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh thổ.
Để xác định đầy đủ thông tin và hình dung cụ thể về không gian văn hóa của một dân
tộc, phải tìm hiểu được yếu tố nguồn gốc và quá trình hình thành của dân tộc đó. Suy cho
cùng, cả thời gian văn hóa và không gian văn hóa đều phụ thuộc vào chủ thể văn hóa.
2.2. Định vị không gian văn hóa Tây Nguyên
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai,
Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa Tây Nguyên đặc sắc
này là cư dân các dân tộc: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai
2.3. Xác định thời gian văn hóa Tây Nguyên
Các nhà khoa học đã tiến hành khai quật các di khảo cổ Lung Leng (Kon Tum),Cát Tiên
(Lâm Đồng) và các di tích văn hóa – lịch sử – khảo cổ thời tiền sử tại Đắk Lắk, từ đó đưa
ra những cứ liệu vô cùng quan trọng về lịch sử và văn hóa các dân tộc Tây Nguyên,
chứng minh sự tồn tại của nền văn hóa Tây Nguyên tương đương về trình độ và niên đại
với văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ, Sa Huỳnh ở Trung Bộ và Đồng Nai ở Nam Bộ.
Trang 9
2.4. Không gian văn hóa và thời gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai,
Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân
các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai Cồng
chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh,
tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh
hoạt hàng ngày của họ. Thời gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tương đồng với thời
điểm bắt đầu văn hóa cồng chiêng, bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn cổ đại, nền văn
minh được biết đến với tư cách là một nền văn hóa trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á.
Cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không
gian. Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài
bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa diện
từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến Trong đó bảo lưu
cả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc từ thời kỳ sơ khai. Ở đây, mọi
giá trị nghệ thuật đều nằm trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt, xác định cá tính vùng
miền của nghệ thuật.
Không gian văn hóa cồng chiêng gắn bó mật thiết đối với đời sống của người dân nơi
đây, nói cách khác, không gian văn hóa cồng chiên có mặt trong hầu hết các sinh hoạt văn
hóa, lễ hội của người Tây Nguyên, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng
máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu, hay trong một buổi nghe
khan đều phải có tiếng cồng.
Đắm mình trong không gian văn hóa dân gian truyền thống ấy mới thấy vai trò chủ đạo
không thể thiếu của văn hóa cồng chiêng. Từ những nghệ nhân già, đầu bạc trắng đến
những thiếu niên mới chỉ 13-14 tuổi đều có khả năng biểu diễn tốt cồng chiêng, điều này
cho thấy, không gian văn hóa cồng chiêng được kế thừa và mở rộng, “ăn sâu” vào tiềm
thức của cộng đồng người dân Tây Nguyên.
Văn hóa cồng chiêng đã khẳng định “đất” sống, điều này được chứng thực qua việc loại
hình này được bảo tồn sống trong sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói, không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên đã phát huy được giá trị cả về vật thể và phi vật thể.
2.5.Không gian văn hóa và thời gian văn hóa nghệ thuật sử thi Tây Nguyên
Từ lâu, Tây Nguyên được biết đến như là miền đất huyền thoại, nơi lưu giữ những giá
trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô giá. Không chỉ là vùng đất của cồng chiêng, của rượu
cần, đàn T’rưng… mà nổi danh hơn cả với tên gọi “xứ sở của sử thi”. Không gian văn
Trang 10
hóa nghệ thuật sử thi ở Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ. Sử thi Tây Nguyên gắn liền với
tên tuổi những anh hùng thần thoại, những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên từng
được bao thế hệ, bao đời nay ngưỡng vọng như Đăm San, Đăm Di, Dyông Dư… Nhưng
điều thú vị và hấp dẫn ở sử thi Tây Nguyên là những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của nó
với những cứ liệu lịch sử đầy thuyết phục về một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Theo một
số nhà nghiên cứu, sử thi Tây Nguyên có thể ra đời vào khoảng thế kỉ XVI (hay còn gôi
là thời gian văn hóa của sử thi Tây Nguyên), khi xã hội Tây Nguyên có những biến động
to lớn do các cuộc chiến tranh giữa các buôn làng. Cũng theo các tài liệu lịch sử, sử thi
Tây Nguyên đã được biết đến từ khá lâu, từ thời Pháp thuộc, đầu những năm hai mươi
của thế kỉ trước, nhưng phải đến gần đây mới được nghiên cứu, khai thác một cách qui
mô, sâu rộng hơn. Theo các nhà nghiên cứu, cho đến nay, đã có hơn hai trăm bộ sử thi
Tây Nguyên được sưu tầm, ghi chép và đang được tổ chức biên soạn; số còn lại đã được
biết đến nhưng chưa kịp ghi chép cũng có hàng trăm bộ nữa. Trong đó, sử thi ngắn cũng
có tới mấy trăm câu (sử thi H’điêu có 570 câu); sử thi tương đối dài thì có hàng nghìn
câu, như Đăm San (2077 câu), Khinh Dú (5880 câu); có những sử thi rất dài, có lẽ dài
nhất trong số những sử thi đã được biết cho đến nay là Ot N’rông của người M’nông
khoảng 30.000 câu… Nhưng điều quan trọng hơn là dù ngắn hay dài, sử thi Tây Nguyên
vẫn phản ánh một cách trung thực, sinh động đời sống sinh hoạt cộng đồng, cuộc đấu
tranh vì những ý tưởng nhân văn cao cả mà sự kiện trung tâm là hình ảnh những người
anh hùng (các M’tao) qua các cuộc chiến đấu dũng cảm, với tài năng phi thường của
mình, đưa nhân dân đến hình thành những cộng đồng mới, đông đúc, giàu mạnh, vinh
quang hơn… Một trong những hình ảnh tiêu biểu ấy là Đăm San, người anh hùng của
các buôn làng Tây Nguyên.Có thể nói sử thi Tây Nguyên là một bản anh hùng ca hoành
tráng nhất trong giàn hợp xướng của một dân tộc có hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh
kiên cường, bất khuất để sinh tồn và phát triển. Điều đặc biệt ở sử thi Tây Nguyên là cách
kể độc đáo. Dù văn bản có độ dài hàng trăm, hàng ngàn câu, nhưng vẫn có các cụ già
thuộc lòng. Họ là những nghệ nhân, là những “kho tàng sống”, góp phần lưu giữ những
giá trị tinh thần vô giá của người Tây Nguyên. Và đêm đêm bên bếp lửa nhà sàn vẫn trầm
ngâm kể cho con cháu nghe, thường phải kể hàng chục đêm mới xong… Có lẽ vì được
sáng tác theo một loại văn vần đặc biệt của người Tây Nguyên nên người ta dễ thuộc, dễ
nhớ đến như vậy. Đấy là biển hiện của một không gian văn hóa đậm đà bản sắ dân tộc
của vùng đất Tây Nguyên. Mặt khác, cái khung cảnh huyền ảo của màn đêm, của không
gian núi rừng như tạo nên một không – thời gian huyền thoại mà cũng rất thực và sống
động lạ thường… Nếu ai đã được nghe kể Khan Ê Đê hay hơmon Bana thì hẳn không
Trang 11
quên được cái ấn tượng của những đêm bên bếp lửa bập bùng và bên ché rượu cần giữa
nhà rông hay nhà dài, nghệ nhân ngồi giữa kể sử thi và xung quanh con cháu, buôn làng
ngồi nghe như nuốt từng lời, như hòa vào cái không gian huyền ảo, lung linh, lặng thầm
cuộc sống.Ngoài cách kể trên, còn một cách kể độc đáo hơn. Đó là cách người ta nằm kể.
Mỗi lần như thế, nghệ nhân nằm trên một chiếc ghế chỉ dành cho khách quý và là chỗ
ngồi của các nghệ nhân cồng chiêng trong các ngày lễ hội lớn. Nhà văn Nguyên Ngọc đã
miêu tả: Họ nằm đấy “đầu gối lên một chiếc gối cao, tay gác lên trán, trang nhã và đẹp
như một vị tiên”. Và có điều rất kì lạ “ông cụ nhắm mắt lại mà kể. Vì sao vậy? Chính ở
đây chứa đựng một trong những điều bí ẩn tuyệt diệu nhất của sử thi Tây Nguyên…”
Như vậy, với những giá trị văn hóa tinh thần vô giá, sử thi Tây Nguyên đã góp phần làm
nên diện mạo của các dân tộc giàu bản sắc văn hóa ở một vùng đất huyền thoại và nhiều
tiềm năng, tạo nên một không gian văn hóa giàu sắc thái và đậm đà thi vị.
***
Đặc Trưng cơ bản của nền văn hóa Tây Nguyên.
3. Phong tục,tập quán
Những tỉnh vùng núi Tây Nguyên Việt Nam có rất đông dân tộc ít người đang sinh sống,
họ ở trong các buôn làng và trong những khu rừng trọc đã được phát hoang, sống sinh
hoạt theo từng cộng đồng dân tộc của mình không lẫn lộn với dân tộc khác.
Mỗi dân tộc đều có những tập quán, phong tục riêng, nên đối với người Kinh cho đấy
là cách thờ phụng tâm linh thần bí của họ.
3.1 Hội nhà mồ
Dân tộc ít người như Gia Rai, Ba Na, sau mỗi lần có người thân trong gia đình qua đời,
đều làm mồ mả cho đẹp, sau đó tổ chức ăn mừng nhà mồ. Vì vậy ngày lễ không có thời
gian mà tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Nhà mồ Tây Nguyên có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của họ, những gì có
ở nhà mồ không chỉ dành cho người đã chết mà còn là niềm tin cho người đang sống.
Người Ba-Na, Gia-Rai tin rằng linh hồn người chết sẽ biến hóa những thứ để trong nhà
mồ sẽ có thêm nhiều hơn nữa, như tượng các con vật nuôi, những dao rựa, cung nỏ săn
bắn v.v… tức phù hộ cho người sống gặp may mắn khi nuôi súc vật, đi rừng hay săn bắn.
Hội mừng nhà mồ là một nghi thức tín ngưỡng độc đáo hấp dẫn được diễn ra trong ba
ngày đêm liền, và được chuẩn bị từ mấy tháng trước. Tất cả mọi người khi đến dự lễ đều
phải biết múa Rông Chiêng, biết đánh cồng chiêng, gõ trống, chơi đàn Tơ rưng.
Trang 12
Trong ngày lễ có múa Rông chiêng nên bắt buộc mọi người phải biết múa; theo ý nghĩa
Rông chiêng là quanh choé. Múa hát chung quanh choé rượu là điệu múa giành cho các
cô gái, diễn tả các động tác làm nương, may vá thêu thùa, và điệu múa khiên của thanh
niên trình diễn các động tác săn bắn hay chiến trận. Vì vậy Rông chiêng là điệu múa
truyền thống trong ngày hội nhà mồ.
Từ buổi sáng đầu tiên, đoàn múa Rông chiêng tiến vào nhà mồ trong sự chào đón của
mọi người. Đi đầu là một chàng trai vạm vỡ, đóng khố tua cườm, thắt lưng dây bạc, đầu
cắm lông chim, vừa đi vừa múa, tay gõ trống đeo trước bụng, theo sau có 8 người già cắp
ngang cây giáo, cũng vừa đi vừa múa, tiếp đến 6 chàng trai khiêng một cái trống lớn, rồi
những người cầm cồng chiêng, chũm chọe, thanh la ăn mặc đẹp biểu diễn những động tác
ngộ nghĩnh. Cuối cùng đến hai hàng thiếu nữ trong trang phục lễ với điệu múa xoang
truyền thống, nhưng được cách điệu rất uyển chuyển và đẹp mắt
Khi đoàn người đi vào khu vực sân diễn của nhà mồ, sau những hồi trống lệnh được đệm
bởi những tiếng cồng chiêng trầm hùng, vũ điệu Rông chiêng bắt đầu, cùng động tác múa
là những tiếng hú vang xa, rồi lại chiêng trống rền vang… Cứ như thế, ngày hội như
không thể dừng lại.
Hội lễ mừng nhà mồ không chỉ có một vài đoàn múa đơn lẻ, thông thường có rất nhiều
đoàn từ các buôn làng bên đến góp hội, không những để mua vui mà còn là dịp để thi thố
tài năng của nhau.
3.2 Phong tục người Bana
– LỄ BỎ MẢ: được người Ba Na tiến hành vào mùa khô, từ tháng Chạp đến tháng Tư
năm sau. Lễ bỏ mả chứng tỏ người sống đã có thể cắt đứt mọi quan hệ tình thân với
người chết sau mấy năm chịu tang, về sau nếu không còn cúng giỗ cũng không ai khiển
trách.
Trước khi làm lễ, người Ba Na làm một căn nhà mồ mới sau khi dở bỏ cái cũ. Mọi người
vừa dựng nhà vừa đánh cồng chiêng vui chơi suốt đêm, có khi kéo dài đến mấy ngày. Khi
làm xong nhà mồ (mả) họ tổ chức lễ bỏ mả, gia đình đem rượu thịt vào nhà mồ để cúng,
nhằm mong người chết đừng về quấy rầy người sống.
Sau lễ cúng là cuộc rước mô hình nhà mồ, các con rối đẻo bằng gỗ to nhỏ khác nhau,
cùng với đoàn múa và giàn cồng chiêng theo sau.
Cuộc rước là nghi lễ giải phóng cho người thân. Người Ba Na khấn linh hồn người chết
xong thì té nước vào nguời thân trong gia đình, để đánh dấu từ thời gian này trở đi, người
sống không còn quan hệ với người chết, chồng hay vợ góa có thể đi lấy người khác mà
không mang tội.
– LỄ CÚNG ĐẤT LÀNG: được tổ chức vào cuối tháng 2 hay đầu tháng 3 ÂL, khi sắp
bước vào vụ sản xuất, nhằm thông báo với thần linh biết công việc dân làng sắp làm
trong năm mới và cầu xin thần linh cho mùa màng tươi tốt, mưa gió thuận hòa.
Trang 13
– LỄ KHẤN TỈA LÚA: ở Gia Lai, Kontum gọi là lễ Sámãh Zmulba. Người Ba Na làm lễ
khấn tỉa lúa ở nhà hay trên nương như hình thức cáo yết với các thần núi, thần nước, công
việc tỉa lúa sắp bắt đầu, họ cầu xin thần linh phù hộ cho nương rẫy của mình được xanh
tốt, lúa sinh sôi nảy nở, vật nuôi trong nhà thêm đông.
Khấn vái xong người Ba Na lấy một ít thóc trộn với máu gà rồi đem đi gieo tỉa, lấy cây
chọc vào mảnh đất để vài hạt thóc vào lỗ tượng trưng cho vụ cấy sắp đến. Sau nghi thức
đến tiệc rượu, ngày hôm sau mới bắt đầu công việc tỉa hạt.
– LỄ MỞ CỬA RỪNG: thông thường vào ngày 7/1ÂL, họ dâng lễ cúng bái xin mở cửa
rừng, cầu xin bộ hạ của chúa Sơn Lâm đừng đến giết hại người Ba Na khi đang ở nhà hay
đang săn bắt trong rừng.
Lễ mở cửa rừng gồm một đôi gà có trống có mái. Chủ tế cùng một số trai gái tiến vào
đàn. Con trai đóng khố mang 3 mũi tên, con gái mặc váy và yếm. Sau khi cắt tiết gà đổ
xuống đất, họ bắt đầu điệu múa săn gà, phụ nữ đóng vai con mồi, còn thanh niên đóng vai
người đi săn, phỏng theo các động tác đi săn mồi và con thú bị dồn đuổi.
3.3 Phong tục người Tày ( Thái)
Người Thái Trắng sống không nhiều ở Lâm Đồng (đa số ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa,
Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh) tuy vậy nơi có người Thái sinh sống, họ cũng có những
phong tục tập quán của riêng dân tộc mình :
– LỄ NHÓM LỬA: Lễ này ngoài người Thái (có Thái trắng, Thái đen hay còn gọi Tày,
Thổ Đà Bắc) còn của người Mường, họ thờ “thần lửa” nhằm cầu thần linh phù hộ cho gia
đình mạnh khỏe, làm ăn hạnh thông, phát đạt.
Với người Thái lễ nhóm lửa do một bà cụ già giỏi việc bếp núc nhóm lên, nếu lửa bén
nhanh là trong năm gặp may mắn, nếu lửa không cháy, chủ nhà phải mời thầy mo đến
cúng tiếp.
Còn người Mường trước khi làm lễ, họ lấy một bẹ chuối cắt thành hình ba con cá kẹp vào
một cặp nứa buộc lên cột bếp giành cho “ba ông đầu rau” (Thần táo) ăn, và đặt một quả
bí xanh vào cột cái của bếp trước khi nhóm lửa, đồng thời lấy vỏ cây bỏ vào 4 góc bếp,
xong mới mời một bà cụ già giỏi việc bếp tới nhóm lửa. Nếu lửa bén ngay là may mắn,
nếu không phải cúng thần bếp thêm một lần nữa.
– LỄ TRỒNG CỘT: vào khoảng tháng 9 ÂL, và cứ đủ một giáp 12 năm mới làm lễ một
lần, với ý nghĩa trồng các cây cột để giữ sự bình yên cho đất đai.
11 chiếc cột có hình như dùi trống được đem trồng ở bãi đất bằng, cây cột chính trồng ở
giữa, 10 cây cột còn lại trồng chung quanh. Một con trâu mập mạp, cùng bộ sừng và đuôi
có cài bông hoa được đem ra tế thần, khi đó thầy mo lo việc cúng tế còn thanh niên nam
nữ từng tốp nhảy múa, đánh cồng, thổi khèn ở quanh 11 cây cột.
Trang 14
– LỄ CƠM MỚI: tổ chức từ tháng chạp đến tháng 3 ÂL, người Thái coi “lễ cơm mới”
giống như tết Nguyên Đán của người Kinh. Từ sáng sớm, các cô gái mặc quần áo đẹp đi
đến bàn thờ tổ tiên xin dự lễ. Mọi người trong gia đình làm động tác khênh thóc gạo từ
trên gác xuống để các cô đem đi giã gạo, nhuộm màu và nấu cơm, nấu xôi. Lễ cơm mới
ngoài xôi cúng còn có con cá được gói trong lá chuối với bột gạo bao ngoài có dây buộc
chặt.
Sau khi bày mâm cúng, thầy mo hay gia chủ làm lễ gọi hồn vía những người đã chết về
vui tết với con cháu. Trong lễ cơm mới, buôn làng thường tổ chức nhiều trò chơi cổ
truyền để mua vui trong ngày lễ.
– LỄ CÚNG TRỜI: đây là lễ tạ ơn Giàng đã phù hộ và cầu cho vụ mùa sau sẽ tốt hơn.
Đàn cúng được lập giữa trời gồm lúa, ngô, kê, bắp, bầu, bí, gà, heo. Trong khi thầy mo
cúng trời, trai gái nhảy múa chung quanh đàn đang làm lễ, nhằm mua vui cho các thần
linh về hưởng lễ vật.
– HỘI HOA BAN: là lễ hội vui xuân phổ biến của người Thái (nhất là ở vùng Sơn La,
Lai Châu…) nhằm ghi nhớ và tưởng niệm mối tình trong trắng của một đôi trai gái đang
tuổi yêu đương, gắn với truyền thuyết về sự xuất hiện của cây hoa ê-ban
Đây là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái khi xuân về. Hội hoa ban gắn
với cuộc hát giao duyên trên thuyền, hái hoa của nam nữ thanh niên dân tộc Thái.
3.4 Phong tục người Mường
Trước đây người Mường sống nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là các tỉnh Lào Cai,
Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An… sau này một số người Mường đã
di dân xuống các tỉnh cao nguyên miền Trung sinh sống.
Người Mường cũng có những tập quán :
– Người họ Đinh không ăn thịt chó, vì cho rằng ngày xửa ngày xưa khi bọn giặc đánh vào
buôn bản, người làng phải chạy trốn. Có một gia đình người cha mãi đi làm rẫy, mẹ đi
vào nương hái cây bông vải, chạy trốn giặc mà bỏ quên đứa con trai mới sinh ở nhà, nghĩ
rằng nó đã chết vì thiếu sữa. Nào ngờ trong nhà có con chó mới đẻ, thấy đứa nhỏ khóc
con chó liền đến cho bú. Nên đứa nhỏ được sống đến ngày cha mẹ nó trở về. Từ đó thế hệ
họ Đinh không đánh, chửi mắng và ăn thịt chó để tạ ơn chúng.
– Toàn thể dân Mường đều không ăn thịt rùa, vì rùa là nhân vật thần linh “đẻ đất đẻ nước”
còn chỉ họ cách làm nhà: bốn chân là chân cột, mai rùa là mái, bụng là sàn, lỗ đầu và lỗ
đuôi là lối cửa tiền cửa hậu lên xuống nhà sàn.
3.5. Phong tục người Gia Rai
Trang 15
Người Gia Rai có phong tục thờ cúng vạn vật hữu linh, trong đó thường thờ cúng Thần
Nhà (Yang sang), Thần Làng (Yang ala bôn), Thần Nước (Yang ia); Thần Vua (Yang
ptao) do Vua Nước (Pơ tao ta), Vua Lửa (Pơ tao put), Vua Gió chuyên cúng trời đất, cầu
mưa thuận gió hòa và mùa màng tươi tốt. Khi chết người Gia Rai theo tục tất cả người
cùng họ mẹ chôn chung một huyệt, người đàn ông chết phải khiêng về chôn ở huyệt phía
mẹ mình; trong huyệt chung ấy các quan tài được xếp kề sát bên nhau theo chiều ngang
rồi chồng lên theo chiều dọc, khi quan tài cao bằng miệng huyệt thì lấy ván kê thêm bốn
bề để chôn tiếp vài ba lớp nữa mới làm lễ “bỏ mả” (Họa lui, Thi nga hay Bô thi)-một nghi
thức lớn trong quá trình tang lễ; ngoài ra họ còn tin rằng khi chết các linh hồn biến thành
ma, thậm chí có hiện tượng gán cho người có ma thuật làm hại gọi là ma lai. Cưới xin
luật tục cấm những người cùng ngành và dòng mẹ lấy nhau, đến tuổi trưởng thành nam
nữ tự do lựa chọn người yêu, trong đó nữ chủ động lựa chọn lấy chồng, khi đã thành vợ
chồng thì đàn ông phải sang nhà vợ và không có trường hợp ngược lại. Khi sinh đẻ bà mẹ
được coi trọng, không làm việc nặng nhọc khi mang thai, kiêng khem nhiều thứ như
không ăn thịt mà chỉ ăn rau khi sinh nở
3.6 Những phong tục khác
Người dân tộc miền núi còn mang nặng tính sùng bái thần linh, nên còn nhiều hủ tục
chưa xóa bỏ được, nên khi chúng ta nghe nói đến những hủ tục này đều phải rùng mình
rợn tóc :
– Ma lai rút ruột: khi một người bị bệnh ngày một gầy yếu, gia đình cho rằng bệnh nhân
bị ma lai rút ruột.
Ma lai còn gọi là Ma Rừng, ban ngày là người nhưng ban đêm chỉ có cái đầu lăn đi tìm
phân người để ăn. Ai đi tiêu không đề phòng, bị ma lai ăn phân tức người đó bị ma lai rút
ruột, lâu ngày cơ thể không còn gì là phải chết. Nếu biết nhà con ma lai mà đến tạ lễ thì
sẽ sống.
Hiện tượng này trước đây xuất hiện ở tộc người Ê Đê, Mường, H’Mông, ai có cổ cao ba
ngấn xem người đó là ma lai, ai sinh con ra có cổ ba ngấn liền đem vào rừng sâu mà bỏ.
Sau này có người nói không phải do ma lai rút ruột, mà do các thầy mo dùng thuốc thư
(bùa ngải) trấn yểm mà vô tình dẫm qua, hay chính thầy mo thư yểm.
– Sinh con đôi: ở thành phố việc sinh đôi hay sinh ba là chuyện thông thường (có người
sinh tư…). Nhưng với người H’Mông việc sinh đôi thuộc vào thế giới thần bí, những đứa
trẻ này bị xem là ma rừng, nếu cha mẹ chúng không đem vào rừng sâu để bỏ, thì cả gia
đình phải vào rừng mà sống với ma rừng, hay sống trong nhà không được đi ra ngoài, dù
người cha là lao động chính trong nhà, không được đi làm thuê, không được uống chung
dòng suối với bản làng, cho đến khi những đứa trẻ này lớn lên cổ không cao ba ngấn mới
được sống chung với bản làng.
Trang 16
– Chôn con theo mẹ : nếu đứa trẻ còn bú sữa mẹ, nhưng chẳng may người mẹ qua đời,
còn có tục chôn con theo mẹ.
4. Nghệ thuật Tây Nguyên
4.1. Văn hóa cồng chiêng
* Tây Nguyên – “cái nôi” của cồng chiêng Đông-Nam Á
Trước những ý kiến băn khoăn về “căn nguyên”, “cội rễ” của văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, nhạc sĩ Tô Vũ – một trong những chuyên gia ở Việt Nam có thâm niên cao nhất
về lĩnh vực này – đã cho rằng, căn cứ vào nhiều yếu tố, có thể khẳng định rằng chiêng
Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông-Nam Á.
Nghiên cứu cồng chiêng từ năm 1978, nhạc sĩ Tô vũ đã phát hiện ra nhiều điều thú
vị. Về cội nguồn, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá – trước khi có văn hóa đồng, người
xưa đã tìm đến loại khí cụ đá theo “quy trình tiến hóa” cồng đá, chiêng đá, chiêng tre,
rồi mới tới cồng đồng, chiêng đồng
Cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông-Nam Á, bởi những yếu tố
sau: Về vết tích hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (dáng
đánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử hơn 4.000
năm.
Một “vua chiêng” ở Kông Chro,Gia Lai, vẫn lưu giữ những bộ chiêng quý do tổ tiên
truyền lại.
Về lối đánh, “rất nguyên thủy”, người Tây Nguyên vẫn “mỗi người một cái”, chưa kết
thành dàn do một nghệ sĩ biểu diễn như các dân
tộc ở Thái-lan, Malaysia, Lào, Campuchia (theo
nguyên lý phát triển từ đơn giản đến phức tạp;
càng đơn giản càng gần ý nghĩa là “vật tổ”);
hình dáng cồng chiêng cũng thế, chưa phát triển
theo dạng trống (tức chiêng có đế, vuông hoặc
tròn).
Về mục đích, cồng chiêng Tây Nguyên
vẫn mang ý nghĩa từ thuở sơ khai của nó: Dùng
để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín
ngưỡng – là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên qua các lễ thổi tai, bỏ mả v.v , nghĩa
là vẫn thuần chức năng phục vụ đời sống con người. Trong khi ở các vùng Đông -Nam Á
khác, cồng chiêng đã “tiến hóa” đến mức thành phương tiện biểu diễn cung đình, mang
chức năng giải trí.
Xét về lịch sử tiến hóa, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí (ở thời bấy giờ)
diễn ra trong hàng mấy trăm năm. Và có thể khẳng định, căn cứ trên vết tích trống đồng
Trang 17
(mà những gì quý giá mới được khắc lên đó), cồng chiêng Tây Nguyên đã có ít nhất
2.000 năm.
Trở lại vấn đề lịch sử. Năm 43 sau Công nguyên, khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng thất bại, tướng Mã Viện của Nam Hán đã cho tịch thu tất cả đồ đồng (bấy giờ chỉ
có cồng chiêng, được coi là vật thiêng của người Việt) đem đúc trụ chôn ở vùng biên
giới, nhằm tiêu diệt ý chí của người Việt.
Đây là cơ sở giải thích việc thất tán mạnh mẽ loại nhạc khí này trong quá khứ đời
sống tinh thần người Việt, song cũng có thể hiểu rằng tổ tiên người Việt đã đem cất giấu
ở vùng núi (bắt đầu sự “giao thoa” văn hóa cồng chiêng với các tộc người khác).
Đồng thời, dựa vào tài liệu khảo cổ về nguồn gốc tộc người và ngữ hệ ở Việt Nam,
vốn từ họ Nam Á và Nam Đảo (thậm chí gần đây còn có luận điểm gây bất ngờ rằng
trống đồng Việt có nguồn gốc từ Trường Sơn), có thể khẳng định rằng cộng đồng Việt,
Tày, các tộc người Tây Nguyên đã từng ở với nhau rất lâu đời, vì vậy sự “giao thoa” văn
hóa cồng chiêng là hiển nhiên.
Suốt lịch sử văn hóa của mình, người Tây Nguyên không chế tác mà mua cồng
chiêng từ người Kinh vùng Quảng Nam, rồi về “nắn” lại thanh âm theo cách của mình –
đó là những hoạt động “giao thương” theo lối hàng đổi hàng có từ hàng nghìn năm nay.
Ngay cả “chiêng Lào” mà người Tây Nguyên sở hữu cũng không phải được chế tác từ
Lào mà chỉ là hàng hóa trao đổi, mua bán từ nơi khác về Tây Nguyên. Từ đó dẫn đến
quan điểm nhất quán rằng cồng chiêng
Tây Nguyên cũng chính là cồng chiêng
Việt.
* Những giá trị của Không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên – Cơ hội và
thách thức
Sự kiện Không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên được UNESCO công nhận
là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật
thể của nhân loại ngày 25-12, là một
trong những sự kiện văn hóa nổi bật nhất của năm 2005.
Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên chứa đựng những giá trị nổi bật ngang tầm
kiệt tác sáng tạo của nhân loại
Cồng chiêng không do cư dân Tây Nguyên tự đúc ra mà xuất phát từ một sản phẩm hàng
hoá (mua từ các nơi khác về) được nghệ nhân chỉnh sửa thành một nhạc cụ. Phương pháp
chỉnh sửa chiêng cộng với tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng đã thể hiện
trình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trên
Trang 18
mặt chiêng và trong không gian. Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ở
Tây Nguyên sử dụng: Gõ, gò theo hình vảy tê tê và theo hình lượn sóng. Do vậy, kỹ thuật
gõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm của từng chiếc
chiêng là một phát hiện vật lý đúng đắn, khoa học (mặc dù trình độ phát triển xã hội của
người Tây Nguyên thuở xưa chưa biết đến vật lý học). Đây là sáng tạo lớn của cư dân các
dân tộc ít người Tây Nguyên.
Để đáp ứng các yêu cầu thể hiện bằng âm nhạc khác nhau, các tộc người Tây
Nguyên đã lựa chọn nhiều biên chế dàn cồng chiêng khác nhau:
Dàn chiêng có 2 hay 3 chiếc: Biên chế này tuy nhỏ nhưng theo quan niệm của
nhiều tộc người Tây Nguyên, đây là biên chế cổ xưa nhất. Dàn 2 chiêng bằng gọi là
chiêng Tha, của người Brâu; dàn 3 cồng núm của người Churu, Bana, Giarai, Gié-
Triêng cũng thuộc loại này.
Dàn chiêng có 6 chiêng phổ biến ở nhiều tộc người: Dàn 6 chiêng bằng của người
Mạ; dàn Stang của người Xơđăng; dàn chiêng của các nhóm Gar, Noong, Prơng thuộc
dân tộc Mnông; dàn chiêng Diek của nhóm Kpạ người Êđê. Cũng có dàn gồm 6 cồng
núm như nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê. Dàn chiêng 6 chiếc có thể đảm trách nhịp điệu
như dàn cồng núm của nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê, dàn Diek của nhóm Kpạ dân tộc
Êđê, dàn chiêng của nhóm Noong dân tộc Mnông.
Dàn chiêng 11 hoặc 12 chiếc gồm 3 cồng núm và 8-9 chiếc chiêng bằng của các
tộc người Giarai (ngành Aráp), Bana (ngành TồLồ, Kon K’Đeh), người Xơđăng (ngành
Steng).
Các dàn chiêng có biên chế 3 chiêng trở lên thường có chiếc trống lớn và cặp
chũm choẹ. Riêng dàn 3 cồng núm của người Churu thì phải có chiếc khèn 6 âm phối
hợp.
Hầu hết các nghệ nhân đánh cồng chiêng ở Tây Nguyên là nam giới, kể cả hai tộc
người Êđê, Giarai đang duy trì chế độ mẫu hệ hoặc người Bana, Xơđăng đang duy trì cả
chế độ mẫu hệ lẫn chế độ phụ hệ. Riêng ở ngành Bih tộc người Êđê, chỉ nữ giới mới được
đánh cồng, ở người Mạ thì cả hai giới đều được đánh chiêng nhưng thường chia làm 2
dàn: Dàn chiêng nam, dàn chiêng nữ. Ngày nay, đã có dàn chiêng hỗn hợp các nghệ nhân
cả nam lẫn nữ. Việc nữ giới đánh chiêng cho thấy vị trí xã hội và vai trò quan trọng của
họ trong tâm thức các tộc người này.
Ngoài ra, ở nhiều tộc người như Churu, Xơđăng, Mnông và đặc biệt tộc người
Giarai, Bana, phụ nữ (nhất là các cô gái trẻ) làm thành một dàn múa đồng hành với bản
nhạc chiêng. Điều đáng nói là các điệu múa này được coi là thành tố không thể thiếu của
việc diễn tấu các bài cồng chiêng (không được dùng bên ngoài diễn tấu cồng chiêng hoặc
trình diễn giải trí). Nói cách khác, sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở Tây
Nguyên là sinh hoạt cộng đồng, cuốn hút tất cả các thành viên tham gia. Đây là bằng
Trang 19
chứng chứng tỏ lịch sử lâu đời của cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng Tây
Nguyên.
Cồng chiêng là một nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là sự đáp
ứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó.
Như thế, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể có
nhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng: Người ngành Aráp dân tộc Giarai ở vùng Ea
H’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài nhạc chiêng cho các lễ đâm trâu, khóc người chết trong
tang lễ, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùa
gặt Ngoài ra, còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như: Lễ thổi
tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khoẻ
Các bài chiêng cũng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng thái
tình cảm của con người trong mỗi nghi lễ: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, man
mác buồn; chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục
giã
Có thể nói, văn hoá và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện tài năng sáng
tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại. Cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của
các dân tộc ở Tây Nguyên rất đa dạng, nhưng thống nhất. Đây chính là đặc điểm rất cơ
bản của vùng văn hoá Tây Nguyên và cũng là đặc điểm của văn hoá Việt Nam.
Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên bắt rễ từ truyền thống văn hoá và truyền thống lịch sử
của cộng đồng có liên quan
Từ cơ tầng văn hoá Đông Nam Á thời tiền sử, vào khoảng cuối nửa đầu thiên niên kỷ thứ
nhất trước Công nguyên, trên đất nước Việt Nam ngày nay đã hình thành và phát triển 3
trung tâm văn hoá lớn thuộc thời đại đồ đồng (Bronze Age): Văn hoá Đông Sơn ở miền
Bắc; văn hoá Sa Huỳnh ở miền Trung; văn hoá Đồng Nai ở Nam Bộ. Các cộng đồng dân
cư của 3 trung tâm này có những mối giao lưu văn hóa thường xuyên và nhiều chiều với
nhau. Cả 3 trung tâm đều có kỹ nghệ đúc đồng đặc biệt phát triển, sáng tạo nên những
công cụ, vũ khí, đồ trang sức, đặc
biệt là các loại nhạc cụ bằng đồng rất
độc đáo. Các hiện vật khảo cổ của
văn hoá Đông Sơn như trống đồng,
cây đèn Lạch Trường có những hình
chạm khắc cách chơi các loại nhạc cụ
đó.
Khu vực Tây Nguyên hiện nay
nằm trong các tuyến văn hoá truyền
thống giao thoa và phát triển của 3
Trang 20
trung tâm đó, đồng thời cũng nằm trong bối cảnh chung của khu vực Đông Nam Á. Các
nhà khảo cổ đã tìm thấy di chỉ khảo cổ Lung Leng (tỉnh Kon Tum), cũng như ở các di chỉ
khảo cổ khác tại Tây Nguyên nhiều hiện vật đồ đồng, đồ sắt, nhất là khuôn đúc rìu đồng
(Nguyễn Khắc Sử, Thông báo khảo cổ học, 2004). Điều đó có nghĩa là, cư dân cổ xưa ở
Tây Nguyên đã từng có một kỹ nghệ đúc đồng, một nền văn hoá thời kim khí.
Điều đáng nói là tất cả các nhạc cụ trên, nhất là cồng chiêng, đều tiếp tục được sử
dụng và tồn tại đến ngày nay như một thành tố hữu cơ trong nền âm nhạc của các dân tộc
Việt Nam, dù là họ sinh sống ở phía Bắc hay ở duyên hải miền Trung.
Cồng chiêng đóng vai trò là phương tiện khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hoá dân
tộc của cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây Nguyên
Di sản văn hoá của các thế hệ tộc người ở Tây Nguyên gồm: Kho tàng ngữ văn
dân gian, nghệ thuật điêu khắc dân gian, tri thức dân gian, nhưng nổi trội nhất là sử thi và
cồng chiêng. Người dân nơi đây có cồng chiêng để ứng xử với thiên nhiên, cầu xin, giãi
bày với thần linh, tổ tiên, đối thoại với cộng đồng và với chính mình. Khó có nhạc khí
nào, sinh hoạt văn hoá nào lại có nhiều vai trò đến vậy. Với các dân tộc ít người ở Tây
Nguyên, phương tiện để khẳng định cộng đồng và bản sắc cộng đồng là cồng chiêng và
văn hoá cồng chiêng.
Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có một cách tổ chức dàn cồng chiêng khác nhau, cách chơi
cũng khác nhau. Có ít nhất 3 phong cách âm nhạc lớn của cồng chiêng Tây Nguyên:
Cồng chiêng Êđê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn; cồng chiêng Mnông
cường độ không lớn mặc dù tốc độ khá nhanh; cồng chiêng Bana – Giarai thiên về tính
chất chủ điệu (một bè trầm của cồng có núm vang lên âm sắc vững chãi, hùng tráng, một
bè giai điệu thánh thót của chiêng không có núm với âm sắc đanh gọn, lảnh lót).
Bản sắc văn hoá các dân tộc ít người Tây Nguyên thể hiện đậm đà nhất trong cồng chiêng
và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật tạo hình, múa dân gian
và ẩm thực dân gian đều thể hiện, gắn bó mật thiết với cồng chiêng (các tượng tròn ở
nhà mồ của các dân tộc Tây Nguyên chỉ trở nên đẹp hơn với ngày lễ bỏ mả trong một
không gian huyền ảo đầy những tiếng cồng chiêng sâu lắng).
Với các dân tộc Tây Nguyên, phương tiện để nối kết cộng đồng cũng lại là cồng
chiêng. Tiếng cồng chiêng vang lên để nối kết cá thể với cộng đồng, giữa cộng đồng này
với cộng đồng khác của cùng một dân tộc. Điều đáng lưu ý là Tây Nguyên có nhiều dân
tộc, nhưng các dân tộc luôn hoà hợp lẫn nhau trong văn hoá cồng chiêng mà vẫn giữ
được bản sắc văn hoá của dân tộc mình, không có hiện tượng loại trừ hay đồng hoá văn
hoá của nhau trong sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Các dân tộc đều có thể đến với nhau
khi sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng luôn đem đến một cảm xúc rạo rực
khó tả trong mỗi con người, như sự đồng thanh tương ứng khiến họ tìm đến với nhau.
Trang 21
Cư dân các dân tộc ít người ở Tây Nguyên đã đạt đến những hiểu biết sâu và có
các kỹ thuật điêu luyện trong việc sử dụng cồng chiêng trong văn hoá và âm nhạc của
mình
Điều này thể hiện ở việc chỉnh âm chiêng mua về với tư cách là một hàng hoá để
nó trở thành một nhạc cụ trong dàn cồng chiêng của dân tộc; thể hiện ở việc lựa chọn các
biên chế dàn chiêng, ở việc quy định giới tính, tư thế và kỹ xảo diễn tấu. Ngoài ra, họ còn
sáng tác nhiều bản nhạc chiêng cho những công dụng khác nhau.
Cồng chiêng Tây Nguyên có giá trị như một bằng chứng độc đáo của đặc trưng
truyền thống văn hoá
Cồng chiêng có mặt trong nền văn hoá của nhiều nước trên thế giới (nhất là châu
Á). Tuy nhiên, dạng cồng chiêng được tổ chức thành dàn để diễn tấu độc lập hoặc kết hợp
với các nhạc cụ khác thì chủ yếu thấy ở các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, hầu như tất
cả các tộc người đều sử dụng cồng chiêng. Nhưng các dân tộc thường chỉ dùng 1-2 cồng
phối hợp với một trống dùng trong nghi lễ hoặc giữ nhịp cho múa. Người Mường ở các
tỉnh miền núi phía Bắc có dàn cồng sắc bùa, bao gồm một biên chế 8-12 chiếc cồng núm.
Biên chế chiêng thành dàn là đặc trưng trong văn hoá của các tộc người Tây Nguyên.
Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên có nhiều điểm tương đồng với cồng chiêng
Đông Nam Á. Tuy vậy, nó có những nét khác biệt: Văn hoá và âm nhạc cồng chiêng Tây
Nguyên là văn hoá và âm nhạc dân gian. Nó là sở hữu cộng đồng, là chuẩn mực văn hoá
cho thành viên cộng đồng thực hiện. Ở những tộc người mà cồng chiêng dành riêng cho
nam giới thì mọi chàng trai tộc người đó phải biết đánh chiêng. Ở những tộc người, nơi
cồng chiêng do nữ giới đảm nhiệm thì mọi cô gái phải biết thực hiện nhiệm vụ này (ở
nhóm Noong dân tộc Mnông thì đó là nhiệm vụ của cả nam lẫn nữ).
Là sở hữu của cộng đồng, cồng chiêng Tây Nguyên có vai trò như một biểu tượng
cho năng lực sáng tạo văn hoá, âm nhạc của người dân trong không gian văn hoá Tây
Nguyên. Cho đến nay, cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá gắn bó với cồng chiêng vẫn tồn
tại trong từng gia đình, p’lei, bon, buôn. Trong khi ở một số nước Đông Nam Á, cồng
chiêng hầu như đã trở thành hoạt động âm nhạc có tính chuyên nghiệp như các dàn
Gamelan của Inđônêxia, dàn Khong wong trong Mahori của Thái Lan, trong Pin Peat của
Campuchia. Đặc điểm này cho thấy cồng chiêng Tây Nguyên có thể còn lưu giữ nhiều
yếu tố cổ xưa hơn.
4.2. Âm nhạc Tây Nguyên
Nếu coi văn hóa vật chất của các dân cư Tây Nguyên là một thực tế của nền văn hóa lúa
khô, nương rẫy cao nguyên, thì văn hóa tinh thần nói chung và âm nhạc nói riêng đang
hoạt động một cách tích cực trong thực tế ấy. Âm nhạc như một yếu tố cấu thành, không
thể thiếu được của cuộc sống trong suốt tiến trình lịch sử. Đặc biệt trong xã hội đương
Trang 22
đại, nó vẫn là một nhu cầu như cơm ăn, nước uống của con người vậy. Có thể đưa ra một
nhận xét rằng:
Nhân loại sắp bước sang thế kỷ 21, nhưng các dân cư bản địa Tây Nguyên vẫn còn bảo
lưu được một kho tàng âm nhạc (cả nhạc hát lẫn nhạc đàn) rất phong phú và nguyên sơ.
Các nhà nghiên cứu đã xếp âm nhạc của họ vào loại âm nhạc thời khuyết sử.
ở lĩnh vực nhạc khí: Nghiên cứu kỹ chúng ta thấy chúng đã được con người sáng tạo nên
theo tiến trình tiến hóa của lịch sử con người. Nhạc khí Tây Nguyên thuộc nhiều loại,
nhiều nhóm và được chế tác bằng nhiều chất liệu khác nhau. Loại đầu tiên được chế tác
hoàn toàn bằng chất liệu thiên nhiên như: Tre, nứa, gỗ, đá, vỏ bầu, dây rừng, sừng trâu,
bò ; loại thứ hai được chế tác kết hợp giữa chất liệu thiên nhiên với kim loại; loại thứ ba
là hoàn toàn bằng kim loại như: đồng, gang, chì, sắt
Các loại nhạc khí được chế tác bằng chất liệu của thiên nhiên chắc chắn đã có lịch sử lâu
đời, bởi khi con người còn sống phụ thuộc vào thiên nhiên hoang sơ, các nhạc khí thô sơ
ấy cũng có thể lấy từ thiên nhiên. Những nhạc khí này bắt nguồn từ lao động nguyên thủy
như: săn bắt, đào củ rừng, mò tôm cá ở sông suối nói cách khác, do nhu cầu của cuộc
sống phải lao động để sinh tồn, đã ra đời một số nhạc cụ để phục vụ lao động. Những
dụng cụ ấy dần dần trở thành nhạc khí, ví dụ: Khi đi gieo hạt, hạt giống được bỏ vào ống
nứa khi hạt giống hết người ta dốc ngược ống đổ xuống đất để các hạt còn sót lại rơi ra.
Động tác tự nhiên này tạo nên một âm thanh ấm áp và dần dần trở thành nhạc khí như:
Goong tốc lốc, Goong teng leng; nhiều loại nhạc khí khác như: T’rưng, Kông Pút cũng
nhờ vào kinh nghiệm tương tự mà ra đời. Khi đi săn thú rừng, người thợ săn cần những
tiếng động lạ để làm tín hiệu thúc giục chó săn tấn công vào đối phương, đồng bào đã
dùng sừng bò, sừng dê rừng để làm kèn phục vụ cho việc săn bắt. Ngày nay gọi là kèn
sừng bò, kèn kêu thú Đặc biệt, hiện nay đàn Khinh Khung là một thứ nhạc cụ cổ sơ
nhất còn bảo lưu được đầy đủ những yếu tố của nhạc rừng. Đàn Khing Khung ban đầu là
những mảnh đá hay ống tre, nứa, lò ô treo lơ lửng trên nương rẫy, bên bờ suối để đuổi
chim thú phá hoại mùa màng, nhờ vào sức nước. Những âm thanh phát ra từ những vật
treo lơ lửng nói trên là cha đẻ của đàn Khing Khung, mà các nhà nghiên cứu âm nhạc đã
gọi là “Dàn nhạc nước”. Chính đàn Khing Khung là cơ sở cho việc ra đời đàn “Thạch
cầm” (đàn đá) và được các nhà nghiên cứu nhạc học xếp vào loại các nhạc cụ thời khuyết
sử. Nó là khởi sự của loài người khi biết biểu lộ tình cảm bằng âm thanh (âm nhạc).
Các loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên có nhiều loại và nhiều nhóm khác nhau, căn cứ
vào chất lượng chế tác, màu âm, hình thức và phương pháp diễn tấu có thể phân chia
các loại nhạc khí Tây Nguyên được chế tác bằng chất liệu thiên nhiên làm các nhóm sau:
1. Nhóm nhạc khí gõ: Goong teng leng, Goong tốc lốc, Tol Alao, T’rưng, Khing Khung,
Trống (đùng đong, đăng )
2. Nhóm nhạc khí thổi hơi: Kèn lá, Kèn kêu thú, Sáo Ala, Kèn Tơ nốt, Kèn Tơdiép, Kèn
Alát, Klông Pút, Sáo Hol, Đinh Pi, Đinh Năm, Đinh Tút, Kèn Avơng, Sáo Pi, Tơ Pơl
3. Nhóm nhạc khí dây: Goong Đe
Trang 23
Các nhạc khí được chế tác kết hợp giữa chất liệu của thiên nhiên với kim loại như sắt,
đồng gồm có: Brõh, Kơ Ni, Tinh ninh (goong).
Nói đến nhạc khí có chất liệu hoàn toàn bằng kim loại, có lẽ không ở đâu trên đất nước ta
có nhiều và đa dạng như ở Tây Nguyên. Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk là những
vùng văn hóa còn lưu lại một kho tàng nhạc khí được chế tác hoàn toàn bằng kim loại rất
đồ sộ, đó là cồng chiêng. Bên cạnh cồng chiêng còn có lục lạc, chập chõa (Rang rai, Ha
kam). Mỗi vùng mỗi dân tộc đều có các loại nhạc chiêng của dân tộc mình và đặc biệt
khác nhau ở biên chế, phương pháp, mục đích và phạm vi sử dụng. Đó là các bộ chiêng:
T’Rum, M’Nhum, So, Avơng, L Náring, Vang, Vâm, Hơđứk, Kaná, Lào, Mong meng,
Tuk, K’Đo, Sa Kho tàng nhạc khí nói trên đã ra đời và tồn tại vượt xa điều kiện của cơ
sử kinh tế xã hội đương thời. Ngoài chức năng là nhạc khí, cồng chiêng còn biểu hiện sự
giàu có và niềm tự hào của mỗi gia đình và cộng đồng. Bởi âm thanh của chúng không
đơn thuần chỉ là tín hiệu âm nhạc mà còn là “Ngôn ngữ” của con người dùng để giao tiếp
với thế giới siêu nhiên. Thực tế cho thấy trong xã hội đương đại, các dân tộc Tây Nguyên
thông qua nghệ thuật sử dụng cồng chiêng, qua độ vang tiết tấu và âm sắc của từng loại
mà mọi người thêm hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết thương yêu nhau, cùng vượt qua những
thử thách gian nan. Cồng chiêng biểu hiện niềm vui, nỗi buồn, lòng yêu thương, căm
giận, tinh thần đoàn kết, bất khuất kiên cường và thượng võ – Đồng thời còn biểu hiện
cho sự giàu có, sự hùng mạnh và chiến thắng của các dân tộc Tây Nguyên.
ở lĩnh vực nhạc hát (dân ca) cũng đã thể hiện khá rõ nét sự kết hợp hài hòa giữa nghệ
thuật với cuộc sống, trải qua nhiều biến cố dồn dập của lịch sử nhưng nhiều loại dân ca
vẫn ra đời và đi theo con người từ thế hệ này sang thế hệ khác, mặc dù lúc ấy đồng bào
chưa có chữ để ghi chép lại thành văn. Cũng như văn học dân gian, dân ca đã mang theo
trong hành trang giữa sự chuyển giao các thế hệ bằng hình thức truyền miệng, một nhà
nghiên cứu âm nhạc Tây Nguyên đã nhận xét rằng: “Dân ca của các dân tộc Tây Nguyên
là những điệu hát huyền thoại được kết dệt từ ngàn xưa và lưu truyền từ đời này sang đời
khác. Nó mô phỏng tiếng vang vọng của núi rừng, tiếng gió lách qua chòm lá, tiếng chim
hót, tiếng suối reo, tiếng thác đổ ào ào Vì vậy, âm điệu của những bài ca nghe thì thầm,
nhè nhẹ như gió thoảng, lá rơi, như tiếng thì thầm của tâm hồn con người trên miền cao
nguyên huyền thoại”.
Nếu xét về thang âm, điệu thức thì dân ca Tây Nguyên có đủ các thể từ thang 3 bậc âm
đến 4, 5, 6 và 7 bậc âm. Tuy nhiên dân ca Tây Nguyên chủ yếu dùng điệu thức 5 bậc âm
(có hoặc không có bản âm tùy theo từng dân tộc).
Nếu xét về yếu tố nội dung trong dân ca của các dân tộc Jarai, Bahnar ta thấy mỗi bài hát
là một trang sử sinh động ghi lại những tư tưởng, tình cảm của con người qua nhiều thế
hệ – khi đánh giá về giá trị thể loại này, Lênin đã cho đó là “Một tài liệu nghiên cứu rất
hay về nguyện vọng và ý muốn của nhân dân. Đó là một sáng tạo thực sự của nhân dân,
sự sáng tạo ấy là rất quan trọng, rất cần thiết cho chúng ta nghiên cứu tâm lý nhân dân
ngày nay” (Lênin nói về thơ ca).
Trang 24
Nội dung dân ca chứa đựng rất nhiều yếu tố của cuộc sống đời thường như tình yêu đôi
lứa, ca ngợi buôn làng, ca ngợi những chàng trai anh dũng, có sức khỏe phi thường chiến
đấu chống lại cái ác để bảo vệ buôn làng, ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp. Có bài còn dùng
để khẩn cầu các thần linh làm cho mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu, con người thoát
khỏi bệnh dịch Nội dung nói trên biểu hiện qua nhiều thể loại dân ca lao động, dân ca
phong tục tập quán, dân ca nghi lễ tín ngưỡng, v.v và v.v
Trong dân ca phần giai điệu, làn điệu, nét nhạc hoặc giọng cũng giữ một vai trò quan
trọng – Nó thể hiện tình cảm của con người mà ngày xưa đã được chia ra làm 7 thứ tình
cảm: vui mừng, tức giận, buồn rầu, thỏa thích, thương yêu, căm ghét và ước muốn.
Dân ca Tây Nguyên có hai loại:
1. Loại đơn giản mang tính chất hát như nói, ngân nga hoặc giai điệu tiến hành chỉ có 2
hoặc 3 âm. Loại âm này thường gặp ở những bài ca rất cổ.
2. Loại phức tạp hơn, nó không còn mang tính sơ lược như trên mà đạt tới trình độ khá
cao. Hình tượng âm nhạc, các quảng âm đã phong phú, đa dạng song vẫn giữ được mối
quan hệ chặt chẽ, tính tương quan, sự hài hòa giữa lời ca và âm nhạc. Chắc rằng loại thứ
hai đã ra đời sau và phát huy tính kế thừa của loại dân ca đơn giản ban đầu. Đa số những
bài dân ca trong cả hai nhóm trên đều sử dụng nhịp 2/4; 2/2; 4/4 cho đến những nhịp
phức tạp hơn như 3/4; 3/8
Dân ca Tây Nguyên cũng có nhiều hình thức như: hát đơn, hát tập thể, hát kể chuyện
trường ca (Khan của người Ê-Đê, Hơ-ri Jơrai, Hơ-mon Bahnar ), hát múa, hát đợi chờ,
hát giao duyên (đối đáp), hát ru, hát đồng giao (hát trò chơi con trẻ), v.v
Như vậy các loại nhạc khí và dân ca nói trên có thể đại diện cho các tầng văn hóa. Mỗi
tầng văn hóa ấy chứng minh cho sự tiến hóa của con người nơi đây. Có điều đáng lưu ý là
các tầng văn hóa mới lại không làm lấp đi tầng văn hóa cũ – Tây Nguyên đương đại vẫn
còn nguyên vẹn cả các tầng văn hóa xa xưa mà nhìn vào các nhạc cụ và những bài ca
chúng ta có thể đoán tuổi của chúng, ít nhất cũng cách thời đại chúng ta khoảng 3-4
nghìn năm như: Đàn đá (Thạch cầm), Goong teng leng, Goong tốc lốc, Dinh tút, Cồng
chiêng sự hiện diện của kho tàng âm nhạc nói riêng và văn hóa tinh thần nói chung
trong đời sống các cư dân bản địa tây Nguyên trong xã hội đương đại giữa sự bùng nổ
thông tin và thời đại tin học phát triển là điều kiện chúng ta không khỏi quan tâm. Mặt
khác, văn hóa ngoại lai vẫn như những đợt sóng vỗ vào bến bờ văn hóa các dân tộc chúng
ta. Đặc biệt trong cơ chế thị trường, các tầng văn hóa cũ rất dễ bị lu mờ bởi sức mạnh và
đặc thù cũng như phương tiện phổ cập hiện đại của nền văn hóa mới. Nhiều lúc văn hóa
truyền thống bị tấn công chao đảo nhưng nó vẫn còn đó, rất riêng, rất bản sắc mà không
dễ gì có thể hòa tan. Điều ấy chứng tỏ sự trường cửu của nghệ thuật dân gian Tây
Nguyên. Âm nhạc Tây Nguyên đương đại mà vẫn hiện rõ quá khứ xa xưa. Đó là một tài
sản vô cùng quí giá mà các thế hệ chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn. Chắc chắn với
chính sách và hướng đi đúng của Đảng và Nhà nước ta, âm nhạc Tây Nguyên đã và sẽ
Trang 25
Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800m, cao nguyên Mdrak caoTrang 2khoảng 500m, Đắk Lắk cao khoảng 800m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, Lâm Viêncao khoảng 1500m và Di Linh cao khoảng 900-1000m. Tất cả các cao nguyên này đềuđược bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường SơnNam).Tây Nguyên có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khíhậu, gồm Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai), Trung Tây Nguyên (Đắk Lắk, ĐắkNông), Nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nềnnhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.Với đặc điểm đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển,Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm.Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển. Cà phê là cây công nghiệp quan trọngsố một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông NamBộ. Tây Nguyên là khu vực ở Việt Nam có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đadạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn.2. Khí hậuKhí hậu được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khôtừ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất.Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậutương dối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậulại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.3 Lịch sửVùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộcthiểu số, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh. Do đất rộng, người thưa, các bộtộc thiểu số ở đây thỉnh thoảng trở thành nạn nhân trước các cuộc tấn công của vươngquốc Champa nhằm cướp bóc nô lệ.Sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sứcloại trừ các ảnh hưởng còn lại của vương quốc Champa và cũng phái một số sứ đoàn đểthiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên. Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyểnsang chịu sự bảo hộ của người Việt, vốn không có thói quen buôn bán nô lệ. Tuy nhiên,các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu của các chúa Nguyễn nhắm trước đếncác vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyền lực rất lỏng lẻo ở đây. Trong một số tài liệuvào thế kỷ 16, 17 đã có những ghi nhận về các bộ tộc Mọi Ðá Vách (Hré), Mọi Hời(Hroi, Kor, Bru, Ktu và Pacoh), Mọi Ðá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong) và Bồ VanTrang 3(Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai) và Mọi Bà Rịa (Mạ) để chỉ các bộ tộc thiểu số sinh trú ởvùng Nam Tây Nguyên ngày nay.Tuy có sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫnthuộc phạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn. Thời Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộc cácbộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binh nổi tiếngtrong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu (1789).Sang đến triều Nguyễn, quy chế dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều,chủ yếu người Việt vẫn chú ý khai thắc miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùngmiền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng TâyNguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ).Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàngloạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên.Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayrena sang Đông Dương,chọn Dakto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số. Ông tathành lập vương quốc Sédan có quốc kỳ, có giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lậplàm vua tước hiệu Marie đệ nhất. Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất TâyNguyên, nhân cơ hội Mayrena về châu Âu, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn lên“đăng quang” thay Mayrena. Vùng đất Tây Nguyên được đặt dưới quyền quản lý củaCông sứ Quy Nhơn. Sau đó vài năm, thì vương quốc này cũng bị giải tán.Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra caonguyên Liang Biang. Ông đã đề nghị với chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phốnghỉ mát tại đây. Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùngđất này.Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soát củatriều đình Đại Nam. Vì vậy, năm 1896, khâm sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật việntriều Nguyễn giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung kỳ. Năm1898, vương quốc Sédan bị giải tán. Một tòa đại lý hành chính được lập ở Kontum, trựcthuộc Công sứ Quy Nhơn. Năm 1899, thực dân Pháp buộc vua Đồng Khánh ban dụ traocho họ Tây Nguyên để họ có quyền tổ chức hành chính và trực tiếp cai trị các dân tộcthiểu số ở đây.Năm 1900, Toàn quyền Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn ĐàLạt làm thành phố nghỉ mát. Vùng đất cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên) hoàn toànthuộc quyền cai trị của chính quyền thực dân Pháp. Năm 1907, tòa đại lý ở Kontum đổithành tòa Công sứ Kontum, cùng với việc thành lập các trung tâm hành chính Kontum vàTrang 4Cheo Reo. Những thực dân người Pháp bắt đầu lên đây xây dựng các đồ điền đồng thờicũng ngăn cấm người Việt lên theo, trừ số phu họ mộ được.II. Văn hóa vùng Tây Nguyên1. Chủ thể văn hóaNhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như BaNa, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông- Tây Nguyên hiện nay thực sự là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, nơi cư trú của47 dân tộc anh em, với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc người, nhiều địaphương trong cả nước hội tụ; đồng thời cũng là nơi có tốc độ tăng dân số và biến động vềcơ cấu dân cư nhanh nhất cả nước. Một trong những nguyên nhân chính là do tình trạngdi cư tự do kéo dài nhiều năm, đến nay vẫn còn diễn ra phức tạp.Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủtrương, chính sách để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộcTây Nguyên, đồng thời thực hiện chủ trương chuyển một bộ phận dân cư và lao động từcác vùng đông dân của đất nước đến xây dựng kinh tế mới và mở mang các nông lâmtrường. Là vùng đất màu mỡ, có ưu thế lớn về đất đai và tài nguyên thiên nhiên, nên TâyNguyên đã nhanh chóng trở thành nơi hấp dẫn, thu hút hàng triệu đồng bào từ các tỉnhthành đến sinh sống.Cùng với quá trình di cư có tổ chức theo kế hoạch của Nhà nước, làn sóng di cưtự do bắt đầu hình thành vào đầu thập kỷ 80 và diễn ra ồ ạt từ giữa thập kỷ 80 (thế kỷXX) cho đến những năm gần đây. Sự sôi động của làn sóng di cư tự do vào Tây Nguyênlà một hiện tượng xã hội đặc biệt bởi quy mô của nó lớn và kéo dài. Chỉ tính từ năm 1990đến năm 2000, đã có 160 nghìn hộ với khoảng 810.000 nhân khẩu di cư tự do đến TâyNguyên, làm cho dân số toàn vùng tăng đột biến. Nơi xuất xứ của dòng di cư tự do chủyếu từ các tỉnh miền núi phía Bắc và khu IV cũ, nhất là những địa bàn có điều kiện kinhtế – xã hội khó khăn. Thành phần di cư tự do đông nhất là người Kinh, chiếm 64%; tiếpđó là một số dân tộc thiểu số phía Bắc (Tày, Nùng, Thái, Dao, Mông ) chiếm 17%; cònlại là các dân tộc khác.Chính làn sóng di cư tự do đã làm cho cơ cấu và thành phần dân tộc ở Tây Nguyênbiến đổi nhanh. Năm 1976 dân số toàn vùng là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc anh em,trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 69,7% (853.820 người). Nhưng hiệnnay, dân số toàn vùng đã lên đến 5.107.437 người, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chỉTrang 5còn chiếm 25,5% (1.302.396 người); đồng bào Kinh chiếm 66,9% (3.416.875 người), cácdân tộc thiểu số nơi khác đến chiếm 7,6% (388.166 người).Các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên thuộc hai nhóm ngôn ngữ chính là NamĐảo (Msalayô-Pôlinêdiêng) và Nam Á (Môn-Khơ me). Trong đó, đông nhất là dân tộcGia-rai (379.589 người), tiếp theo là Ê-đê (305.045 người), Ba-na (185.657 người), Cơ-ho (129.759 người), Xơ-đăng (103.251 người), Mnông (89.980 người), Giẻ-Triêng(32.024 người), Mạ (36.119 người), Chu-ru (16.863 người), Ra-glai (1.210 người), Rơ-mâm (357 người) và Brâu (347 người)(10).Trong thời kỳ chiến tranh, do đất rộng, người thưa nên các dân tộc cư trú thànhnhững khu vực tương đối biệt lập. Chỉ có hai đầu (Bắc Kon Tum và Nam Lâm Đồng)buôn làng của các dân tộc có xen kẽ nhau, còn lại là những khu vực cư trú tập trung theodân tộc. Ví dụ như vùng đông bắc cao nguyên Pleiku kéo đến đông nam Kon Tum và TâyBình Định là nơi sinh sống tập trung của người Ba-na, làng mạc khá ổn định, trung bìnhmỗi làng có từ 50-60 nóc nhà. Khu vực đông nam cao nguyên Pleiku kéo đến chân núiChư Dliêya là địa bàn cư trú của người Gia-rai, làng mạc gần nhau, trung bình mỗi làngcó từ 150-170 nóc nhà. Vùng tam giác Ea H’leo-M’Drăk-Buôn Đôn của tỉnh Đắk Lắk lànơi quần cư của người Ê-đê, buôn làng đông đúc, trù phú, có buôn có đến 300 nóc nhàdài. Gần trọn cao nguyên Đắk Nông và một phần cao nguyên Di Linh là khu vực sinhsống của người Mnông; kế tiếp là khu vực người MạNhưng hiện nay, các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên không còn cư trú theolãnh thổ tộc người riêng biệt mà sinh sống xen kẽ, đan xen nhau, có sự giao lưu về vănhóa với người Kinh và các dân tộc thiểu số từ miền Trung, miền Bắc đến sinh cơ lậpnghiệp. Trong quá trình chung sống cận kề, các cộng đồng dân cư tuy thuộc nhiều nhómngôn ngữ khác nhau nhưng cơ bản có sự hoà hợp, đoàn kết, không phân biệt giữa ngườitại chỗ và nơi khác đến, cùng “chung lưng đấu cật” xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trước đây, đơn vị tổ chức xã hội cao nhất của các dân tộc Tây Nguyên là buônlàng (buôn, bon, plây…) mang dấu ấn của công xã thị tộc. Các buôn, làng của đồng bàosinh hoạt cộng đồng bền chặt, ý thức tập thể rất cao; đất đai, núi rừng, nguồn nước là sởhữu chung; mọi hoạt động sản xuất và xã hội đều tuân thủ luật lệ, phong tục của buônlàng. Thành tố hợp thành buôn làng của đa số các dân tộc là đại gia đình mẫu hệ, ngườiphụ nữ cao tuổi có uy tín nhất cai quản; phần lớn theo chế độ hôn nhân lưỡng hợp, mộtvợ một chồng, con gái cưới chồng và con mang họ mẹ. Một số dân tộc theo chế độ phụhệ.Trang 6Sản xuất chính của đồng bào là làm nương rẫy và khai thác đất theo chế độ luâncanh; sản xuất thô sơ, chủ yếu dựa vào thiên nhiên; cây lương thực chính là lúa tẻ, ngoàira còn có ngô, khoai, sắn làm lương thực phụ và chăn nuôi, nấu rượu Việc chăn nuôi giasúc, gia cầm như: trâu, bò, heo, gà chủ yếu dùng vào việc cúng tế. Đồng bào cũng có cácnghề thủ công truyền thống nổi tiếng như dệt vải, rèn, mộc, làm nhà, làm thuyền độcmộc, đan lát các dụng cụ gia đình bằng mây, tre,… Hiện những nghề này đang từng bướcđược phục hồi để tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời bảo tồn những giá trị truyềnthống.- Nét nổi bật của các dân tộc thiểu số là đời sống xã hội mang tính cộng đồng cao.Trong thiết chế cổ truyền, buôn làng của đồng bào là những đơn vị cơ sở xã hội duy nhấtvà cao nhất (trên nó không còn một thiết chế nào khác), có nơi cư trú và nơi canh tácriêng, có bến nước và nghĩa địa riêng, mặc nhiên được các buôn làng khác thừa nhận. Dođó, mỗi buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu số có thể coi là một đơn vị tự quản riêngbiệt và tương đối hoàn chỉnh. Chẳng hạn như trong cộng đồng tộc người Ê-đê, đứng đầubuôn là Khoa pin ea, người được coi là chủ bến nước.Ngoài việc quản lý bến nước, Khoa pin ea còn có nhiệm vụ quản lý, điều hànhmọi công việc về mặt dân sự, an ninh, thần quyền, đối ngoại. Ngoài ra, trong buôn làngcòn có những người điều hành toà án phong tục, phụ trách việc cúng bái, tế tự và tầng lớpgià làng – là những người có kinh nghiệm và uy tín về đạo đức, được trưởng làng coitrọng. Bên cạnh đó, còn phải kể đến vai trò của những người am hiểu về luật tục, ngườihoạt động tín ngưỡng hoặc chủ đất của các dòng họ.Một trong những đặc trưng quan trọng, cơ bản nhất của buôn làng đồng bào dântộc thiểu số Tây Nguyên là chế độ tự quản vận hành theo luật tục. Đây là một dạng thứcvăn hóa pháp luật có tính lịch sử nhất định nhưng cho đến nay vẫn còn giá trị. Luật tụctrong xã hội cổ truyền có thể tồn tại dưới dạng văn xuôi hay văn vần và được truyềnmiệng từ dời này sang đời khác; nó đã trở thành máu thịt, thấm đẫm trong mọi hành xửcủa cả cộng đồng. Trong xã hội cổ truyền thì luật tục có hiệu lực như một sức mạnh đểchế ước xã hội. Phạm vi điều chỉnh của luật tục khá rộng và những điều răn trong luật tụccó ý nghĩa to lớn đối với các thành viên. Ngoài ra, về mặt văn hóa, luật tục cũng có thểcoi là di sản văn hóa tộc người đặc sắc, phản ánh những quan niệm, luật lệ, quy tắc củaxã hội.Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đadạng, với những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quý giá như đàn đá, cồngchiêng cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú vàTrang 7kho tàng văn học dân gian đặc sắc. Hiện nay, Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ được nhiềudi sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độcđáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và một kho tàng văn họcdân gian với những bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, lời nói vần, những lànđiệu dân ca đậm đà bản sắc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Một trong những di sản nổi tiếnglà không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “Di sảnvăn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Một số dân tộc như Ê-đê, Gia-rai còn có chữviết xây dựng trên cơ sở bộ chữ La tinh (đây là hai trong những bộ chữ dân tộc thiểu số rađời sớm ở nước ta).Đối với các dân tộc thiểu số nơi khác đến, hiện nay đông nhất là các dân tộc từcác tỉnh miền núi phía Bắc đến lập nghiệp, như: Nùng (111.962 người), Tày (98.348người), Mông (41.713 người), Thái (28.514 người) Dao (26.304 người), Mường (23.589người). Những dân tộc khác dân số ít, có dân tộc chỉ từ 1-2 người. Nhìn chung, đồng bàocác dân tộc thiểu số phía Bắc rất cần cù, chịu khó làm ăn, đa số sau khi vào lập nghiệp từ5-7 năm là ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng là một bộ phận dân cư tham gia vàolàn sóng di dân tự do, làm đảo lộn chiến lược dân số và lao động của vùng Tây Nguyên;làm phá vỡ quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội ở từng địa phương; tạo nênsự quá tải về cơ sở hạ tầng. Về mặt xã hội, dân di cư tự do phần đông là nghèo khổ nênđã làm tăng thêm tỷ lệ nghèo đói; gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý hành chính vềtrật tự xã hội, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, gia tăng nạn phá rừng lấy đấtcanh tác. Không những thế, do họ di cư tự do ồ ạt, Nhà nước không đủ nguồn lực để sắpxếp, hỗ trợ nên bản thân của một bộ phận dân di cư tự do cũng phải đối mặt với rất nhiềukhó khăn cả trong hiện tại và tương lai, như thiếu vốn và công cụ để sản xuất, thiếu đấtcanh tác, thu nhập thấp, thời gian làm việc nhiều, phải làm thuê, các điều kiện sinh sốngnhư nhà ở, điện nước, các phương tiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường, dịch vụ y tế, cơ sởvật chất giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc đều thiếu thốn; phải mất một thời gian dàimới có thể phát triển đồng đều giữa các bộ phận dân cư.Trong toàn vùng Tây Nguyên hiện có 4 tôn giáo chính đang hoạt động bìnhthường là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, với tổng số 1.753.761 tín đồ (chiếm34,7% dân số), gần 3.500 chức sắc-nhà tu hành, khoảng 840 cơ sở thờ tự các loại. Nhữngnăm qua, số lượng tín đồ tôn giáo tăng nhanh theo tốc độ tăng dân số. Đáng lưu ý là tínđồ người dân tộc thiểu số tăng lên rất nhanh, chủ yếu theo đạo Công giáo và Tin lành.Hiện nay, tín đồ Tin lành người dân tộc thiểu số là 324.135 người, chiếm 89,3% tổng sốngười theo đạo Tin lành của toàn vùng; tín đồ Công giáo người dân tộc thiểu số làTrang 8248.039 người, chiếm 30,9% tổng số người theo đạo Công giáo của toàn vùng. Ngoài ra,có một số tôn giáo khác đã được công nhận nhưng số lượng tín đồ ít, như Bahai, Phậtgiáo Hòa Hảo.2. Không gia văn hóa và thời gian văn hóaGiống như một điểm trong không gian, vị trí của một nền văn hóa được xác định bởi mộthệ tọa độ. Hệ tọa độ của một nền văn hóa bao gồm ba chiều: Không gian văn hóa,thời gian văn hóa và chủ thể văn hóa.2.1. Khái niệm chungThời gian văn hóaThời gian văn hóa được xác định từ khi một nền văn hóa hình thành cho đến khi tàn lụi.Nói chung, thời gian văn hóa không thể xác định được một cách rạch ròi, nó được hiểu làmột khái niệm mở. Thời điểm khởi đầu của một nền văn hóa được quy định bởi thời điểmhình thành dân tộc (hay còn gọi là chủ thể văn hóa).Không gian văn hóaKhông gian văn hóa có phần phức tạp hơn: bởi lẽ văn hóa có tính lịch sử, cho nên trongvăn hóa đã bao hàm yếu tố thời gian. Vì có tính thời gian nên không gian văn hóa có liênquan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ. Nó bao quát tất thảynhững vùng lãnh thổ mà ở đó các dân tộc đã tồn tại qua từng thời kì lịch sử. Do vậy,không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh thổ.Để xác định đầy đủ thông tin và hình dung cụ thể về không gian văn hóa của một dântộc, phải tìm hiểu được yếu tố nguồn gốc và quá trình hình thành của dân tộc đó. Suy chocùng, cả thời gian văn hóa và không gian văn hóa đều phụ thuộc vào chủ thể văn hóa.2.2. Định vị không gian văn hóa Tây NguyênKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai,Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa Tây Nguyên đặc sắcnày là cư dân các dân tộc: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai2.3. Xác định thời gian văn hóa Tây NguyênCác nhà khoa học đã tiến hành khai quật các di khảo cổ Lung Leng (Kon Tum),Cát Tiên(Lâm Đồng) và các di tích văn hóa – lịch sử – khảo cổ thời tiền sử tại Đắk Lắk, từ đó đưara những cứ liệu vô cùng quan trọng về lịch sử và văn hóa các dân tộc Tây Nguyên,chứng minh sự tồn tại của nền văn hóa Tây Nguyên tương đương về trình độ và niên đạivới văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ, Sa Huỳnh ở Trung Bộ và Đồng Nai ở Nam Bộ.Trang 92.4. Không gian văn hóa và thời gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai,Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dâncác dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai Cồngchiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh,tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinhhoạt hàng ngày của họ. Thời gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tương đồng với thờiđiểm bắt đầu văn hóa cồng chiêng, bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn cổ đại, nền vănminh được biết đến với tư cách là một nền văn hóa trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á.Cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và khônggian. Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bàibản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa diệntừ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến Trong đó bảo lưucả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc từ thời kỳ sơ khai. Ở đây, mọigiá trị nghệ thuật đều nằm trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt, xác định cá tính vùngmiền của nghệ thuật.Không gian văn hóa cồng chiêng gắn bó mật thiết đối với đời sống của người dân nơiđây, nói cách khác, không gian văn hóa cồng chiên có mặt trong hầu hết các sinh hoạt vănhóa, lễ hội của người Tây Nguyên, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúngmáng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu, hay trong một buổi nghekhan đều phải có tiếng cồng.Đắm mình trong không gian văn hóa dân gian truyền thống ấy mới thấy vai trò chủ đạokhông thể thiếu của văn hóa cồng chiêng. Từ những nghệ nhân già, đầu bạc trắng đếnnhững thiếu niên mới chỉ 13-14 tuổi đều có khả năng biểu diễn tốt cồng chiêng, điều nàycho thấy, không gian văn hóa cồng chiêng được kế thừa và mở rộng, “ăn sâu” vào tiềmthức của cộng đồng người dân Tây Nguyên.Văn hóa cồng chiêng đã khẳng định “đất” sống, điều này được chứng thực qua việc loạihình này được bảo tồn sống trong sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói, không gian văn hóacồng chiêng Tây Nguyên đã phát huy được giá trị cả về vật thể và phi vật thể.2.5.Không gian văn hóa và thời gian văn hóa nghệ thuật sử thi Tây NguyênTừ lâu, Tây Nguyên được biết đến như là miền đất huyền thoại, nơi lưu giữ những giátrị lịch sử, văn hóa tinh thần vô giá. Không chỉ là vùng đất của cồng chiêng, của rượucần, đàn T’rưng… mà nổi danh hơn cả với tên gọi “xứ sở của sử thi”. Không gian vănTrang 10hóa nghệ thuật sử thi ở Tây Nguyên phát triển mạnh mẽ. Sử thi Tây Nguyên gắn liền vớitên tuổi những anh hùng thần thoại, những anh hùng của buôn làng Tây Nguyên từngđược bao thế hệ, bao đời nay ngưỡng vọng như Đăm San, Đăm Di, Dyông Dư… Nhưngđiều thú vị và hấp dẫn ở sử thi Tây Nguyên là những giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của nóvới những cứ liệu lịch sử đầy thuyết phục về một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Theo mộtsố nhà nghiên cứu, sử thi Tây Nguyên có thể ra đời vào khoảng thế kỉ XVI (hay còn gôilà thời gian văn hóa của sử thi Tây Nguyên), khi xã hội Tây Nguyên có những biến độngto lớn do các cuộc chiến tranh giữa các buôn làng. Cũng theo các tài liệu lịch sử, sử thiTây Nguyên đã được biết đến từ khá lâu, từ thời Pháp thuộc, đầu những năm hai mươicủa thế kỉ trước, nhưng phải đến gần đây mới được nghiên cứu, khai thác một cách quimô, sâu rộng hơn. Theo các nhà nghiên cứu, cho đến nay, đã có hơn hai trăm bộ sử thiTây Nguyên được sưu tầm, ghi chép và đang được tổ chức biên soạn; số còn lại đã đượcbiết đến nhưng chưa kịp ghi chép cũng có hàng trăm bộ nữa. Trong đó, sử thi ngắn cũngcó tới mấy trăm câu (sử thi H’điêu có 570 câu); sử thi tương đối dài thì có hàng nghìncâu, như Đăm San (2077 câu), Khinh Dú (5880 câu); có những sử thi rất dài, có lẽ dàinhất trong số những sử thi đã được biết cho đến nay là Ot N’rông của người M’nôngkhoảng 30.000 câu… Nhưng điều quan trọng hơn là dù ngắn hay dài, sử thi Tây Nguyênvẫn phản ánh một cách trung thực, sinh động đời sống sinh hoạt cộng đồng, cuộc đấutranh vì những ý tưởng nhân văn cao cả mà sự kiện trung tâm là hình ảnh những ngườianh hùng (các M’tao) qua các cuộc chiến đấu dũng cảm, với tài năng phi thường củamình, đưa nhân dân đến hình thành những cộng đồng mới, đông đúc, giàu mạnh, vinhquang hơn… Một trong những hình ảnh tiêu biểu ấy là Đăm San, người anh hùng củacác buôn làng Tây Nguyên.Có thể nói sử thi Tây Nguyên là một bản anh hùng ca hoànhtráng nhất trong giàn hợp xướng của một dân tộc có hàng nghìn năm lịch sử đấu tranhkiên cường, bất khuất để sinh tồn và phát triển. Điều đặc biệt ở sử thi Tây Nguyên là cáchkể độc đáo. Dù văn bản có độ dài hàng trăm, hàng ngàn câu, nhưng vẫn có các cụ giàthuộc lòng. Họ là những nghệ nhân, là những “kho tàng sống”, góp phần lưu giữ nhữnggiá trị tinh thần vô giá của người Tây Nguyên. Và đêm đêm bên bếp lửa nhà sàn vẫn trầmngâm kể cho con cháu nghe, thường phải kể hàng chục đêm mới xong… Có lẽ vì đượcsáng tác theo một loại văn vần đặc biệt của người Tây Nguyên nên người ta dễ thuộc, dễnhớ đến như vậy. Đấy là biển hiện của một không gian văn hóa đậm đà bản sắ dân tộccủa vùng đất Tây Nguyên. Mặt khác, cái khung cảnh huyền ảo của màn đêm, của khônggian núi rừng như tạo nên một không – thời gian huyền thoại mà cũng rất thực và sốngđộng lạ thường… Nếu ai đã được nghe kể Khan Ê Đê hay hơmon Bana thì hẳn khôngTrang 11quên được cái ấn tượng của những đêm bên bếp lửa bập bùng và bên ché rượu cần giữanhà rông hay nhà dài, nghệ nhân ngồi giữa kể sử thi và xung quanh con cháu, buôn làngngồi nghe như nuốt từng lời, như hòa vào cái không gian huyền ảo, lung linh, lặng thầmcuộc sống.Ngoài cách kể trên, còn một cách kể độc đáo hơn. Đó là cách người ta nằm kể.Mỗi lần như thế, nghệ nhân nằm trên một chiếc ghế chỉ dành cho khách quý và là chỗngồi của các nghệ nhân cồng chiêng trong các ngày lễ hội lớn. Nhà văn Nguyên Ngọc đãmiêu tả: Họ nằm đấy “đầu gối lên một chiếc gối cao, tay gác lên trán, trang nhã và đẹpnhư một vị tiên”. Và có điều rất kì lạ “ông cụ nhắm mắt lại mà kể. Vì sao vậy? Chính ởđây chứa đựng một trong những điều bí ẩn tuyệt diệu nhất của sử thi Tây Nguyên…”Như vậy, với những giá trị văn hóa tinh thần vô giá, sử thi Tây Nguyên đã góp phần làmnên diện mạo của các dân tộc giàu bản sắc văn hóa ở một vùng đất huyền thoại và nhiềutiềm năng, tạo nên một không gian văn hóa giàu sắc thái và đậm đà thi vị.***Đặc Trưng cơ bản của nền văn hóa Tây Nguyên.3. Phong tục,tập quánNhững tỉnh vùng núi Tây Nguyên Việt Nam có rất đông dân tộc ít người đang sinh sống,họ ở trong các buôn làng và trong những khu rừng trọc đã được phát hoang, sống sinhhoạt theo từng cộng đồng dân tộc của mình không lẫn lộn với dân tộc khác.Mỗi dân tộc đều có những tập quán, phong tục riêng, nên đối với người Kinh cho đấylà cách thờ phụng tâm linh thần bí của họ.3.1 Hội nhà mồDân tộc ít người như Gia Rai, Ba Na, sau mỗi lần có người thân trong gia đình qua đời,đều làm mồ mả cho đẹp, sau đó tổ chức ăn mừng nhà mồ. Vì vậy ngày lễ không có thờigian mà tùy thuộc vào hoàn cảnh.Nhà mồ Tây Nguyên có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của họ, những gì cóở nhà mồ không chỉ dành cho người đã chết mà còn là niềm tin cho người đang sống.Người Ba-Na, Gia-Rai tin rằng linh hồn người chết sẽ biến hóa những thứ để trong nhàmồ sẽ có thêm nhiều hơn nữa, như tượng các con vật nuôi, những dao rựa, cung nỏ sănbắn v.v… tức phù hộ cho người sống gặp may mắn khi nuôi súc vật, đi rừng hay săn bắn.Hội mừng nhà mồ là một nghi thức tín ngưỡng độc đáo hấp dẫn được diễn ra trong bangày đêm liền, và được chuẩn bị từ mấy tháng trước. Tất cả mọi người khi đến dự lễ đềuphải biết múa Rông Chiêng, biết đánh cồng chiêng, gõ trống, chơi đàn Tơ rưng.Trang 12Trong ngày lễ có múa Rông chiêng nên bắt buộc mọi người phải biết múa; theo ý nghĩaRông chiêng là quanh choé. Múa hát chung quanh choé rượu là điệu múa giành cho cáccô gái, diễn tả các động tác làm nương, may vá thêu thùa, và điệu múa khiên của thanhniên trình diễn các động tác săn bắn hay chiến trận. Vì vậy Rông chiêng là điệu múatruyền thống trong ngày hội nhà mồ.Từ buổi sáng đầu tiên, đoàn múa Rông chiêng tiến vào nhà mồ trong sự chào đón củamọi người. Đi đầu là một chàng trai vạm vỡ, đóng khố tua cườm, thắt lưng dây bạc, đầucắm lông chim, vừa đi vừa múa, tay gõ trống đeo trước bụng, theo sau có 8 người già cắpngang cây giáo, cũng vừa đi vừa múa, tiếp đến 6 chàng trai khiêng một cái trống lớn, rồinhững người cầm cồng chiêng, chũm chọe, thanh la ăn mặc đẹp biểu diễn những động tácngộ nghĩnh. Cuối cùng đến hai hàng thiếu nữ trong trang phục lễ với điệu múa xoangtruyền thống, nhưng được cách điệu rất uyển chuyển và đẹp mắtKhi đoàn người đi vào khu vực sân diễn của nhà mồ, sau những hồi trống lệnh được đệmbởi những tiếng cồng chiêng trầm hùng, vũ điệu Rông chiêng bắt đầu, cùng động tác múalà những tiếng hú vang xa, rồi lại chiêng trống rền vang… Cứ như thế, ngày hội nhưkhông thể dừng lại.Hội lễ mừng nhà mồ không chỉ có một vài đoàn múa đơn lẻ, thông thường có rất nhiềuđoàn từ các buôn làng bên đến góp hội, không những để mua vui mà còn là dịp để thi thốtài năng của nhau.3.2 Phong tục người Bana- LỄ BỎ MẢ: được người Ba Na tiến hành vào mùa khô, từ tháng Chạp đến tháng Tưnăm sau. Lễ bỏ mả chứng tỏ người sống đã có thể cắt đứt mọi quan hệ tình thân vớingười chết sau mấy năm chịu tang, về sau nếu không còn cúng giỗ cũng không ai khiểntrách.Trước khi làm lễ, người Ba Na làm một căn nhà mồ mới sau khi dở bỏ cái cũ. Mọi ngườivừa dựng nhà vừa đánh cồng chiêng vui chơi suốt đêm, có khi kéo dài đến mấy ngày. Khilàm xong nhà mồ (mả) họ tổ chức lễ bỏ mả, gia đình đem rượu thịt vào nhà mồ để cúng,nhằm mong người chết đừng về quấy rầy người sống.Sau lễ cúng là cuộc rước mô hình nhà mồ, các con rối đẻo bằng gỗ to nhỏ khác nhau,cùng với đoàn múa và giàn cồng chiêng theo sau.Cuộc rước là nghi lễ giải phóng cho người thân. Người Ba Na khấn linh hồn người chếtxong thì té nước vào nguời thân trong gia đình, để đánh dấu từ thời gian này trở đi, ngườisống không còn quan hệ với người chết, chồng hay vợ góa có thể đi lấy người khác màkhông mang tội.- LỄ CÚNG ĐẤT LÀNG: được tổ chức vào cuối tháng 2 hay đầu tháng 3 ÂL, khi sắpbước vào vụ sản xuất, nhằm thông báo với thần linh biết công việc dân làng sắp làmtrong năm mới và cầu xin thần linh cho mùa màng tươi tốt, mưa gió thuận hòa.Trang 13- LỄ KHẤN TỈA LÚA: ở Gia Lai, Kontum gọi là lễ Sámãh Zmulba. Người Ba Na làm lễkhấn tỉa lúa ở nhà hay trên nương như hình thức cáo yết với các thần núi, thần nước, côngviệc tỉa lúa sắp bắt đầu, họ cầu xin thần linh phù hộ cho nương rẫy của mình được xanhtốt, lúa sinh sôi nảy nở, vật nuôi trong nhà thêm đông.Khấn vái xong người Ba Na lấy một ít thóc trộn với máu gà rồi đem đi gieo tỉa, lấy câychọc vào mảnh đất để vài hạt thóc vào lỗ tượng trưng cho vụ cấy sắp đến. Sau nghi thứcđến tiệc rượu, ngày hôm sau mới bắt đầu công việc tỉa hạt.- LỄ MỞ CỬA RỪNG: thông thường vào ngày 7/1ÂL, họ dâng lễ cúng bái xin mở cửarừng, cầu xin bộ hạ của chúa Sơn Lâm đừng đến giết hại người Ba Na khi đang ở nhà hayđang săn bắt trong rừng.Lễ mở cửa rừng gồm một đôi gà có trống có mái. Chủ tế cùng một số trai gái tiến vàođàn. Con trai đóng khố mang 3 mũi tên, con gái mặc váy và yếm. Sau khi cắt tiết gà đổxuống đất, họ bắt đầu điệu múa săn gà, phụ nữ đóng vai con mồi, còn thanh niên đóng vaingười đi săn, phỏng theo các động tác đi săn mồi và con thú bị dồn đuổi.3.3 Phong tục người Tày ( Thái)Người Thái Trắng sống không nhiều ở Lâm Đồng (đa số ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa,Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh) tuy vậy nơi có người Thái sinh sống, họ cũng có nhữngphong tục tập quán của riêng dân tộc mình :- LỄ NHÓM LỬA: Lễ này ngoài người Thái (có Thái trắng, Thái đen hay còn gọi Tày,Thổ Đà Bắc) còn của người Mường, họ thờ “thần lửa” nhằm cầu thần linh phù hộ cho giađình mạnh khỏe, làm ăn hạnh thông, phát đạt.Với người Thái lễ nhóm lửa do một bà cụ già giỏi việc bếp núc nhóm lên, nếu lửa bénnhanh là trong năm gặp may mắn, nếu lửa không cháy, chủ nhà phải mời thầy mo đếncúng tiếp.Còn người Mường trước khi làm lễ, họ lấy một bẹ chuối cắt thành hình ba con cá kẹp vàomột cặp nứa buộc lên cột bếp giành cho “ba ông đầu rau” (Thần táo) ăn, và đặt một quảbí xanh vào cột cái của bếp trước khi nhóm lửa, đồng thời lấy vỏ cây bỏ vào 4 góc bếp,xong mới mời một bà cụ già giỏi việc bếp tới nhóm lửa. Nếu lửa bén ngay là may mắn,nếu không phải cúng thần bếp thêm một lần nữa.- LỄ TRỒNG CỘT: vào khoảng tháng 9 ÂL, và cứ đủ một giáp 12 năm mới làm lễ mộtlần, với ý nghĩa trồng các cây cột để giữ sự bình yên cho đất đai.11 chiếc cột có hình như dùi trống được đem trồng ở bãi đất bằng, cây cột chính trồng ởgiữa, 10 cây cột còn lại trồng chung quanh. Một con trâu mập mạp, cùng bộ sừng và đuôicó cài bông hoa được đem ra tế thần, khi đó thầy mo lo việc cúng tế còn thanh niên namnữ từng tốp nhảy múa, đánh cồng, thổi khèn ở quanh 11 cây cột.Trang 14- LỄ CƠM MỚI: tổ chức từ tháng chạp đến tháng 3 ÂL, người Thái coi “lễ cơm mới”giống như tết Nguyên Đán của người Kinh. Từ sáng sớm, các cô gái mặc quần áo đẹp điđến bàn thờ tổ tiên xin dự lễ. Mọi người trong gia đình làm động tác khênh thóc gạo từtrên gác xuống để các cô đem đi giã gạo, nhuộm màu và nấu cơm, nấu xôi. Lễ cơm mớingoài xôi cúng còn có con cá được gói trong lá chuối với bột gạo bao ngoài có dây buộcchặt.Sau khi bày mâm cúng, thầy mo hay gia chủ làm lễ gọi hồn vía những người đã chết vềvui tết với con cháu. Trong lễ cơm mới, buôn làng thường tổ chức nhiều trò chơi cổtruyền để mua vui trong ngày lễ.- LỄ CÚNG TRỜI: đây là lễ tạ ơn Giàng đã phù hộ và cầu cho vụ mùa sau sẽ tốt hơn.Đàn cúng được lập giữa trời gồm lúa, ngô, kê, bắp, bầu, bí, gà, heo. Trong khi thầy mocúng trời, trai gái nhảy múa chung quanh đàn đang làm lễ, nhằm mua vui cho các thầnlinh về hưởng lễ vật.- HỘI HOA BAN: là lễ hội vui xuân phổ biến của người Thái (nhất là ở vùng Sơn La,Lai Châu…) nhằm ghi nhớ và tưởng niệm mối tình trong trắng của một đôi trai gái đangtuổi yêu đương, gắn với truyền thuyết về sự xuất hiện của cây hoa ê-banĐây là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái khi xuân về. Hội hoa ban gắnvới cuộc hát giao duyên trên thuyền, hái hoa của nam nữ thanh niên dân tộc Thái.3.4 Phong tục người MườngTrước đây người Mường sống nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc, nhất là các tỉnh Lào Cai,Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An… sau này một số người Mường đãdi dân xuống các tỉnh cao nguyên miền Trung sinh sống.Người Mường cũng có những tập quán :- Người họ Đinh không ăn thịt chó, vì cho rằng ngày xửa ngày xưa khi bọn giặc đánh vàobuôn bản, người làng phải chạy trốn. Có một gia đình người cha mãi đi làm rẫy, mẹ đivào nương hái cây bông vải, chạy trốn giặc mà bỏ quên đứa con trai mới sinh ở nhà, nghĩrằng nó đã chết vì thiếu sữa. Nào ngờ trong nhà có con chó mới đẻ, thấy đứa nhỏ khóccon chó liền đến cho bú. Nên đứa nhỏ được sống đến ngày cha mẹ nó trở về. Từ đó thế hệhọ Đinh không đánh, chửi mắng và ăn thịt chó để tạ ơn chúng.- Toàn thể dân Mường đều không ăn thịt rùa, vì rùa là nhân vật thần linh “đẻ đất đẻ nước”còn chỉ họ cách làm nhà: bốn chân là chân cột, mai rùa là mái, bụng là sàn, lỗ đầu và lỗđuôi là lối cửa tiền cửa hậu lên xuống nhà sàn.3.5. Phong tục người Gia RaiTrang 15Người Gia Rai có phong tục thờ cúng vạn vật hữu linh, trong đó thường thờ cúng ThầnNhà (Yang sang), Thần Làng (Yang ala bôn), Thần Nước (Yang ia); Thần Vua (Yangptao) do Vua Nước (Pơ tao ta), Vua Lửa (Pơ tao put), Vua Gió chuyên cúng trời đất, cầumưa thuận gió hòa và mùa màng tươi tốt. Khi chết người Gia Rai theo tục tất cả ngườicùng họ mẹ chôn chung một huyệt, người đàn ông chết phải khiêng về chôn ở huyệt phíamẹ mình; trong huyệt chung ấy các quan tài được xếp kề sát bên nhau theo chiều ngangrồi chồng lên theo chiều dọc, khi quan tài cao bằng miệng huyệt thì lấy ván kê thêm bốnbề để chôn tiếp vài ba lớp nữa mới làm lễ “bỏ mả” (Họa lui, Thi nga hay Bô thi)-một nghithức lớn trong quá trình tang lễ; ngoài ra họ còn tin rằng khi chết các linh hồn biến thànhma, thậm chí có hiện tượng gán cho người có ma thuật làm hại gọi là ma lai. Cưới xinluật tục cấm những người cùng ngành và dòng mẹ lấy nhau, đến tuổi trưởng thành namnữ tự do lựa chọn người yêu, trong đó nữ chủ động lựa chọn lấy chồng, khi đã thành vợchồng thì đàn ông phải sang nhà vợ và không có trường hợp ngược lại. Khi sinh đẻ bà mẹđược coi trọng, không làm việc nặng nhọc khi mang thai, kiêng khem nhiều thứ nhưkhông ăn thịt mà chỉ ăn rau khi sinh nở3.6 Những phong tục khácNgười dân tộc miền núi còn mang nặng tính sùng bái thần linh, nên còn nhiều hủ tụcchưa xóa bỏ được, nên khi chúng ta nghe nói đến những hủ tục này đều phải rùng mìnhrợn tóc :- Ma lai rút ruột: khi một người bị bệnh ngày một gầy yếu, gia đình cho rằng bệnh nhânbị ma lai rút ruột.Ma lai còn gọi là Ma Rừng, ban ngày là người nhưng ban đêm chỉ có cái đầu lăn đi tìmphân người để ăn. Ai đi tiêu không đề phòng, bị ma lai ăn phân tức người đó bị ma lai rútruột, lâu ngày cơ thể không còn gì là phải chết. Nếu biết nhà con ma lai mà đến tạ lễ thìsẽ sống.Hiện tượng này trước đây xuất hiện ở tộc người Ê Đê, Mường, H’Mông, ai có cổ cao bangấn xem người đó là ma lai, ai sinh con ra có cổ ba ngấn liền đem vào rừng sâu mà bỏ.Sau này có người nói không phải do ma lai rút ruột, mà do các thầy mo dùng thuốc thư(bùa ngải) trấn yểm mà vô tình dẫm qua, hay chính thầy mo thư yểm.- Sinh con đôi: ở thành phố việc sinh đôi hay sinh ba là chuyện thông thường (có ngườisinh tư…). Nhưng với người H’Mông việc sinh đôi thuộc vào thế giới thần bí, những đứatrẻ này bị xem là ma rừng, nếu cha mẹ chúng không đem vào rừng sâu để bỏ, thì cả giađình phải vào rừng mà sống với ma rừng, hay sống trong nhà không được đi ra ngoài, dùngười cha là lao động chính trong nhà, không được đi làm thuê, không được uống chungdòng suối với bản làng, cho đến khi những đứa trẻ này lớn lên cổ không cao ba ngấn mớiđược sống chung với bản làng.Trang 16- Chôn con theo mẹ : nếu đứa trẻ còn bú sữa mẹ, nhưng chẳng may người mẹ qua đời,còn có tục chôn con theo mẹ.4. Nghệ thuật Tây Nguyên4.1. Văn hóa cồng chiêng* Tây Nguyên – “cái nôi” của cồng chiêng Đông-Nam ÁTrước những ý kiến băn khoăn về “căn nguyên”, “cội rễ” của văn hóa cồng chiêng TâyNguyên, nhạc sĩ Tô Vũ – một trong những chuyên gia ở Việt Nam có thâm niên cao nhấtvề lĩnh vực này – đã cho rằng, căn cứ vào nhiều yếu tố, có thể khẳng định rằng chiêngTây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông-Nam Á.Nghiên cứu cồng chiêng từ năm 1978, nhạc sĩ Tô vũ đã phát hiện ra nhiều điều thúvị. Về cội nguồn, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá – trước khi có văn hóa đồng, ngườixưa đã tìm đến loại khí cụ đá theo “quy trình tiến hóa” cồng đá, chiêng đá, chiêng tre,rồi mới tới cồng đồng, chiêng đồngCồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông-Nam Á, bởi những yếu tốsau: Về vết tích hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (dángđánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử hơn 4.000năm.Một “vua chiêng” ở Kông Chro,Gia Lai, vẫn lưu giữ những bộ chiêng quý do tổ tiêntruyền lại.Về lối đánh, “rất nguyên thủy”, người Tây Nguyên vẫn “mỗi người một cái”, chưa kếtthành dàn do một nghệ sĩ biểu diễn như các dântộc ở Thái-lan, Malaysia, Lào, Campuchia (theonguyên lý phát triển từ đơn giản đến phức tạp;càng đơn giản càng gần ý nghĩa là “vật tổ”);hình dáng cồng chiêng cũng thế, chưa phát triểntheo dạng trống (tức chiêng có đế, vuông hoặctròn).Về mục đích, cồng chiêng Tây Nguyênvẫn mang ý nghĩa từ thuở sơ khai của nó: Dùngđể mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tínngưỡng – là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên qua các lễ thổi tai, bỏ mả v.v , nghĩalà vẫn thuần chức năng phục vụ đời sống con người. Trong khi ở các vùng Đông -Nam Ákhác, cồng chiêng đã “tiến hóa” đến mức thành phương tiện biểu diễn cung đình, mangchức năng giải trí.Xét về lịch sử tiến hóa, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí (ở thời bấy giờ)diễn ra trong hàng mấy trăm năm. Và có thể khẳng định, căn cứ trên vết tích trống đồngTrang 17(mà những gì quý giá mới được khắc lên đó), cồng chiêng Tây Nguyên đã có ít nhất2.000 năm.Trở lại vấn đề lịch sử. Năm 43 sau Công nguyên, khi cuộc khởi nghĩa Hai BàTrưng thất bại, tướng Mã Viện của Nam Hán đã cho tịch thu tất cả đồ đồng (bấy giờ chỉcó cồng chiêng, được coi là vật thiêng của người Việt) đem đúc trụ chôn ở vùng biêngiới, nhằm tiêu diệt ý chí của người Việt.Đây là cơ sở giải thích việc thất tán mạnh mẽ loại nhạc khí này trong quá khứ đờisống tinh thần người Việt, song cũng có thể hiểu rằng tổ tiên người Việt đã đem cất giấuở vùng núi (bắt đầu sự “giao thoa” văn hóa cồng chiêng với các tộc người khác).Đồng thời, dựa vào tài liệu khảo cổ về nguồn gốc tộc người và ngữ hệ ở Việt Nam,vốn từ họ Nam Á và Nam Đảo (thậm chí gần đây còn có luận điểm gây bất ngờ rằngtrống đồng Việt có nguồn gốc từ Trường Sơn), có thể khẳng định rằng cộng đồng Việt,Tày, các tộc người Tây Nguyên đã từng ở với nhau rất lâu đời, vì vậy sự “giao thoa” vănhóa cồng chiêng là hiển nhiên.Suốt lịch sử văn hóa của mình, người Tây Nguyên không chế tác mà mua cồngchiêng từ người Kinh vùng Quảng Nam, rồi về “nắn” lại thanh âm theo cách của mình -đó là những hoạt động “giao thương” theo lối hàng đổi hàng có từ hàng nghìn năm nay.Ngay cả “chiêng Lào” mà người Tây Nguyên sở hữu cũng không phải được chế tác từLào mà chỉ là hàng hóa trao đổi, mua bán từ nơi khác về Tây Nguyên. Từ đó dẫn đếnquan điểm nhất quán rằng cồng chiêngTây Nguyên cũng chính là cồng chiêngViệt.* Những giá trị của Không gian văn hóacồng chiêng Tây Nguyên – Cơ hội vàthách thứcSự kiện Không gian văn hóa cồng chiêngTây Nguyên được UNESCO công nhậnlà Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vậtthể của nhân loại ngày 25-12, là mộttrong những sự kiện văn hóa nổi bật nhất của năm 2005.Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên chứa đựng những giá trị nổi bật ngang tầmkiệt tác sáng tạo của nhân loạiCồng chiêng không do cư dân Tây Nguyên tự đúc ra mà xuất phát từ một sản phẩm hànghoá (mua từ các nơi khác về) được nghệ nhân chỉnh sửa thành một nhạc cụ. Phương phápchỉnh sửa chiêng cộng với tai âm nhạc nhạy cảm của nghệ nhân sửa chiêng đã thể hiệntrình độ thẩm âm tinh tế và hiểu biết cặn kẽ về chế độ rung và lan truyền âm thanh trênTrang 18mặt chiêng và trong không gian. Có hai phương pháp chỉnh sửa mà người nghệ nhân ởTây Nguyên sử dụng: Gõ, gò theo hình vảy tê tê và theo hình lượn sóng. Do vậy, kỹ thuậtgõ, gò theo đường tròn trên những điểm khác nhau quanh tâm điểm của từng chiếcchiêng là một phát hiện vật lý đúng đắn, khoa học (mặc dù trình độ phát triển xã hội củangười Tây Nguyên thuở xưa chưa biết đến vật lý học). Đây là sáng tạo lớn của cư dân cácdân tộc ít người Tây Nguyên.Để đáp ứng các yêu cầu thể hiện bằng âm nhạc khác nhau, các tộc người TâyNguyên đã lựa chọn nhiều biên chế dàn cồng chiêng khác nhau:Dàn chiêng có 2 hay 3 chiếc: Biên chế này tuy nhỏ nhưng theo quan niệm củanhiều tộc người Tây Nguyên, đây là biên chế cổ xưa nhất. Dàn 2 chiêng bằng gọi làchiêng Tha, của người Brâu; dàn 3 cồng núm của người Churu, Bana, Giarai, Gié-Triêng cũng thuộc loại này.Dàn chiêng có 6 chiêng phổ biến ở nhiều tộc người: Dàn 6 chiêng bằng của ngườiMạ; dàn Stang của người Xơđăng; dàn chiêng của các nhóm Gar, Noong, Prơng thuộcdân tộc Mnông; dàn chiêng Diek của nhóm Kpạ người Êđê. Cũng có dàn gồm 6 cồngnúm như nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê. Dàn chiêng 6 chiếc có thể đảm trách nhịp điệunhư dàn cồng núm của nhóm Bih thuộc dân tộc Êđê, dàn Diek của nhóm Kpạ dân tộcÊđê, dàn chiêng của nhóm Noong dân tộc Mnông.Dàn chiêng 11 hoặc 12 chiếc gồm 3 cồng núm và 8-9 chiếc chiêng bằng của cáctộc người Giarai (ngành Aráp), Bana (ngành TồLồ, Kon K’Đeh), người Xơđăng (ngànhSteng).Các dàn chiêng có biên chế 3 chiêng trở lên thường có chiếc trống lớn và cặpchũm choẹ. Riêng dàn 3 cồng núm của người Churu thì phải có chiếc khèn 6 âm phốihợp.Hầu hết các nghệ nhân đánh cồng chiêng ở Tây Nguyên là nam giới, kể cả hai tộcngười Êđê, Giarai đang duy trì chế độ mẫu hệ hoặc người Bana, Xơđăng đang duy trì cảchế độ mẫu hệ lẫn chế độ phụ hệ. Riêng ở ngành Bih tộc người Êđê, chỉ nữ giới mới đượcđánh cồng, ở người Mạ thì cả hai giới đều được đánh chiêng nhưng thường chia làm 2dàn: Dàn chiêng nam, dàn chiêng nữ. Ngày nay, đã có dàn chiêng hỗn hợp các nghệ nhâncả nam lẫn nữ. Việc nữ giới đánh chiêng cho thấy vị trí xã hội và vai trò quan trọng củahọ trong tâm thức các tộc người này.Ngoài ra, ở nhiều tộc người như Churu, Xơđăng, Mnông và đặc biệt tộc ngườiGiarai, Bana, phụ nữ (nhất là các cô gái trẻ) làm thành một dàn múa đồng hành với bảnnhạc chiêng. Điều đáng nói là các điệu múa này được coi là thành tố không thể thiếu củaviệc diễn tấu các bài cồng chiêng (không được dùng bên ngoài diễn tấu cồng chiêng hoặctrình diễn giải trí). Nói cách khác, sinh hoạt văn hoá cồng chiêng của các dân tộc ở TâyNguyên là sinh hoạt cộng đồng, cuốn hút tất cả các thành viên tham gia. Đây là bằngTrang 19chứng chứng tỏ lịch sử lâu đời của cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng TâyNguyên.Cồng chiêng là một nhạc cụ nghi lễ, các bài nhạc cồng chiêng trước hết là sự đápứng cho yêu cầu của mỗi lễ thức và được coi như một thành tố hữu cơ của lễ thức đó.Như thế, mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng. Trong mỗi nghi lễ, lại có thể cónhiều công đoạn có nhạc chiêng riêng: Người ngành Aráp dân tộc Giarai ở vùng EaH’Leo tỉnh Đắc Lắc có các bài nhạc chiêng cho các lễ đâm trâu, khóc người chết trongtang lễ, mừng nhà rông mới, mừng chiến thắng, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, mùagặt Ngoài ra, còn có những bài chiêng dùng cho các sinh hoạt cộng đồng như: Lễ thổitai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, chúc sức khoẻCác bài chiêng cũng đạt đến một trình độ biểu cảm âm nhạc phù hợp với trạng tháitình cảm của con người trong mỗi nghi lễ: Chiêng tang lễ hay bỏ mả thì chậm rãi, manmác buồn; chiêng mùa gặt thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giụcgiãCó thể nói, văn hoá và âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện tài năng sángtạo mang tầm kiệt tác của nhân loại. Cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá cồng chiêng củacác dân tộc ở Tây Nguyên rất đa dạng, nhưng thống nhất. Đây chính là đặc điểm rất cơbản của vùng văn hoá Tây Nguyên và cũng là đặc điểm của văn hoá Việt Nam.Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên bắt rễ từ truyền thống văn hoá và truyền thống lịch sửcủa cộng đồng có liên quanTừ cơ tầng văn hoá Đông Nam Á thời tiền sử, vào khoảng cuối nửa đầu thiên niên kỷ thứnhất trước Công nguyên, trên đất nước Việt Nam ngày nay đã hình thành và phát triển 3trung tâm văn hoá lớn thuộc thời đại đồ đồng (Bronze Age): Văn hoá Đông Sơn ở miềnBắc; văn hoá Sa Huỳnh ở miền Trung; văn hoá Đồng Nai ở Nam Bộ. Các cộng đồng dâncư của 3 trung tâm này có những mối giao lưu văn hóa thường xuyên và nhiều chiều vớinhau. Cả 3 trung tâm đều có kỹ nghệ đúc đồng đặc biệt phát triển, sáng tạo nên nhữngcông cụ, vũ khí, đồ trang sức, đặcbiệt là các loại nhạc cụ bằng đồng rấtđộc đáo. Các hiện vật khảo cổ củavăn hoá Đông Sơn như trống đồng,cây đèn Lạch Trường có những hìnhchạm khắc cách chơi các loại nhạc cụđó.Khu vực Tây Nguyên hiện naynằm trong các tuyến văn hoá truyềnthống giao thoa và phát triển của 3Trang 20trung tâm đó, đồng thời cũng nằm trong bối cảnh chung của khu vực Đông Nam Á. Cácnhà khảo cổ đã tìm thấy di chỉ khảo cổ Lung Leng (tỉnh Kon Tum), cũng như ở các di chỉkhảo cổ khác tại Tây Nguyên nhiều hiện vật đồ đồng, đồ sắt, nhất là khuôn đúc rìu đồng(Nguyễn Khắc Sử, Thông báo khảo cổ học, 2004). Điều đó có nghĩa là, cư dân cổ xưa ởTây Nguyên đã từng có một kỹ nghệ đúc đồng, một nền văn hoá thời kim khí.Điều đáng nói là tất cả các nhạc cụ trên, nhất là cồng chiêng, đều tiếp tục được sửdụng và tồn tại đến ngày nay như một thành tố hữu cơ trong nền âm nhạc của các dân tộcViệt Nam, dù là họ sinh sống ở phía Bắc hay ở duyên hải miền Trung.Cồng chiêng đóng vai trò là phương tiện khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hoá dântộc của cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây NguyênDi sản văn hoá của các thế hệ tộc người ở Tây Nguyên gồm: Kho tàng ngữ văndân gian, nghệ thuật điêu khắc dân gian, tri thức dân gian, nhưng nổi trội nhất là sử thi vàcồng chiêng. Người dân nơi đây có cồng chiêng để ứng xử với thiên nhiên, cầu xin, giãibày với thần linh, tổ tiên, đối thoại với cộng đồng và với chính mình. Khó có nhạc khínào, sinh hoạt văn hoá nào lại có nhiều vai trò đến vậy. Với các dân tộc ít người ở TâyNguyên, phương tiện để khẳng định cộng đồng và bản sắc cộng đồng là cồng chiêng vàvăn hoá cồng chiêng.Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có một cách tổ chức dàn cồng chiêng khác nhau, cách chơicũng khác nhau. Có ít nhất 3 phong cách âm nhạc lớn của cồng chiêng Tây Nguyên:Cồng chiêng Êđê nhịp điệu phức hợp, tốc độ nhanh, cường độ lớn; cồng chiêng Mnôngcường độ không lớn mặc dù tốc độ khá nhanh; cồng chiêng Bana – Giarai thiên về tínhchất chủ điệu (một bè trầm của cồng có núm vang lên âm sắc vững chãi, hùng tráng, mộtbè giai điệu thánh thót của chiêng không có núm với âm sắc đanh gọn, lảnh lót).Bản sắc văn hoá các dân tộc ít người Tây Nguyên thể hiện đậm đà nhất trong cồng chiêngvà sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật tạo hình, múa dân gianvà ẩm thực dân gian đều thể hiện, gắn bó mật thiết với cồng chiêng (các tượng tròn ởnhà mồ của các dân tộc Tây Nguyên chỉ trở nên đẹp hơn với ngày lễ bỏ mả trong mộtkhông gian huyền ảo đầy những tiếng cồng chiêng sâu lắng).Với các dân tộc Tây Nguyên, phương tiện để nối kết cộng đồng cũng lại là cồngchiêng. Tiếng cồng chiêng vang lên để nối kết cá thể với cộng đồng, giữa cộng đồng nàyvới cộng đồng khác của cùng một dân tộc. Điều đáng lưu ý là Tây Nguyên có nhiều dântộc, nhưng các dân tộc luôn hoà hợp lẫn nhau trong văn hoá cồng chiêng mà vẫn giữđược bản sắc văn hoá của dân tộc mình, không có hiện tượng loại trừ hay đồng hoá vănhoá của nhau trong sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Các dân tộc đều có thể đến với nhaukhi sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng luôn đem đến một cảm xúc rạo rựckhó tả trong mỗi con người, như sự đồng thanh tương ứng khiến họ tìm đến với nhau.Trang 21Cư dân các dân tộc ít người ở Tây Nguyên đã đạt đến những hiểu biết sâu và cócác kỹ thuật điêu luyện trong việc sử dụng cồng chiêng trong văn hoá và âm nhạc củamìnhĐiều này thể hiện ở việc chỉnh âm chiêng mua về với tư cách là một hàng hoá đểnó trở thành một nhạc cụ trong dàn cồng chiêng của dân tộc; thể hiện ở việc lựa chọn cácbiên chế dàn chiêng, ở việc quy định giới tính, tư thế và kỹ xảo diễn tấu. Ngoài ra, họ cònsáng tác nhiều bản nhạc chiêng cho những công dụng khác nhau.Cồng chiêng Tây Nguyên có giá trị như một bằng chứng độc đáo của đặc trưngtruyền thống văn hoáCồng chiêng có mặt trong nền văn hoá của nhiều nước trên thế giới (nhất là châuÁ). Tuy nhiên, dạng cồng chiêng được tổ chức thành dàn để diễn tấu độc lập hoặc kết hợpvới các nhạc cụ khác thì chủ yếu thấy ở các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, hầu như tấtcả các tộc người đều sử dụng cồng chiêng. Nhưng các dân tộc thường chỉ dùng 1-2 cồngphối hợp với một trống dùng trong nghi lễ hoặc giữ nhịp cho múa. Người Mường ở cáctỉnh miền núi phía Bắc có dàn cồng sắc bùa, bao gồm một biên chế 8-12 chiếc cồng núm.Biên chế chiêng thành dàn là đặc trưng trong văn hoá của các tộc người Tây Nguyên.Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên có nhiều điểm tương đồng với cồng chiêngĐông Nam Á. Tuy vậy, nó có những nét khác biệt: Văn hoá và âm nhạc cồng chiêng TâyNguyên là văn hoá và âm nhạc dân gian. Nó là sở hữu cộng đồng, là chuẩn mực văn hoácho thành viên cộng đồng thực hiện. Ở những tộc người mà cồng chiêng dành riêng chonam giới thì mọi chàng trai tộc người đó phải biết đánh chiêng. Ở những tộc người, nơicồng chiêng do nữ giới đảm nhiệm thì mọi cô gái phải biết thực hiện nhiệm vụ này (ởnhóm Noong dân tộc Mnông thì đó là nhiệm vụ của cả nam lẫn nữ).Là sở hữu của cộng đồng, cồng chiêng Tây Nguyên có vai trò như một biểu tượngcho năng lực sáng tạo văn hoá, âm nhạc của người dân trong không gian văn hoá TâyNguyên. Cho đến nay, cồng chiêng và sinh hoạt văn hoá gắn bó với cồng chiêng vẫn tồntại trong từng gia đình, p’lei, bon, buôn. Trong khi ở một số nước Đông Nam Á, cồngchiêng hầu như đã trở thành hoạt động âm nhạc có tính chuyên nghiệp như các dànGamelan của Inđônêxia, dàn Khong wong trong Mahori của Thái Lan, trong Pin Peat củaCampuchia. Đặc điểm này cho thấy cồng chiêng Tây Nguyên có thể còn lưu giữ nhiềuyếu tố cổ xưa hơn.4.2. Âm nhạc Tây NguyênNếu coi văn hóa vật chất của các dân cư Tây Nguyên là một thực tế của nền văn hóa lúakhô, nương rẫy cao nguyên, thì văn hóa tinh thần nói chung và âm nhạc nói riêng đanghoạt động một cách tích cực trong thực tế ấy. Âm nhạc như một yếu tố cấu thành, khôngthể thiếu được của cuộc sống trong suốt tiến trình lịch sử. Đặc biệt trong xã hội đươngTrang 22đại, nó vẫn là một nhu cầu như cơm ăn, nước uống của con người vậy. Có thể đưa ra mộtnhận xét rằng:Nhân loại sắp bước sang thế kỷ 21, nhưng các dân cư bản địa Tây Nguyên vẫn còn bảolưu được một kho tàng âm nhạc (cả nhạc hát lẫn nhạc đàn) rất phong phú và nguyên sơ.Các nhà nghiên cứu đã xếp âm nhạc của họ vào loại âm nhạc thời khuyết sử.ở lĩnh vực nhạc khí: Nghiên cứu kỹ chúng ta thấy chúng đã được con người sáng tạo nêntheo tiến trình tiến hóa của lịch sử con người. Nhạc khí Tây Nguyên thuộc nhiều loại,nhiều nhóm và được chế tác bằng nhiều chất liệu khác nhau. Loại đầu tiên được chế táchoàn toàn bằng chất liệu thiên nhiên như: Tre, nứa, gỗ, đá, vỏ bầu, dây rừng, sừng trâu,bò ; loại thứ hai được chế tác kết hợp giữa chất liệu thiên nhiên với kim loại; loại thứ balà hoàn toàn bằng kim loại như: đồng, gang, chì, sắtCác loại nhạc khí được chế tác bằng chất liệu của thiên nhiên chắc chắn đã có lịch sử lâuđời, bởi khi con người còn sống phụ thuộc vào thiên nhiên hoang sơ, các nhạc khí thô sơấy cũng có thể lấy từ thiên nhiên. Những nhạc khí này bắt nguồn từ lao động nguyên thủynhư: săn bắt, đào củ rừng, mò tôm cá ở sông suối nói cách khác, do nhu cầu của cuộcsống phải lao động để sinh tồn, đã ra đời một số nhạc cụ để phục vụ lao động. Nhữngdụng cụ ấy dần dần trở thành nhạc khí, ví dụ: Khi đi gieo hạt, hạt giống được bỏ vào ốngnứa khi hạt giống hết người ta dốc ngược ống đổ xuống đất để các hạt còn sót lại rơi ra.Động tác tự nhiên này tạo nên một âm thanh ấm áp và dần dần trở thành nhạc khí như:Goong tốc lốc, Goong teng leng; nhiều loại nhạc khí khác như: T’rưng, Kông Pút cũngnhờ vào kinh nghiệm tương tự mà ra đời. Khi đi săn thú rừng, người thợ săn cần nhữngtiếng động lạ để làm tín hiệu thúc giục chó săn tấn công vào đối phương, đồng bào đãdùng sừng bò, sừng dê rừng để làm kèn phục vụ cho việc săn bắt. Ngày nay gọi là kènsừng bò, kèn kêu thú Đặc biệt, hiện nay đàn Khinh Khung là một thứ nhạc cụ cổ sơnhất còn bảo lưu được đầy đủ những yếu tố của nhạc rừng. Đàn Khing Khung ban đầu lànhững mảnh đá hay ống tre, nứa, lò ô treo lơ lửng trên nương rẫy, bên bờ suối để đuổichim thú phá hoại mùa màng, nhờ vào sức nước. Những âm thanh phát ra từ những vậttreo lơ lửng nói trên là cha đẻ của đàn Khing Khung, mà các nhà nghiên cứu âm nhạc đãgọi là “Dàn nhạc nước”. Chính đàn Khing Khung là cơ sở cho việc ra đời đàn “Thạchcầm” (đàn đá) và được các nhà nghiên cứu nhạc học xếp vào loại các nhạc cụ thời khuyếtsử. Nó là khởi sự của loài người khi biết biểu lộ tình cảm bằng âm thanh (âm nhạc).Các loại nhạc khí có chất liệu thiên nhiên có nhiều loại và nhiều nhóm khác nhau, căn cứvào chất lượng chế tác, màu âm, hình thức và phương pháp diễn tấu có thể phân chiacác loại nhạc khí Tây Nguyên được chế tác bằng chất liệu thiên nhiên làm các nhóm sau:1. Nhóm nhạc khí gõ: Goong teng leng, Goong tốc lốc, Tol Alao, T’rưng, Khing Khung,Trống (đùng đong, đăng )2. Nhóm nhạc khí thổi hơi: Kèn lá, Kèn kêu thú, Sáo Ala, Kèn Tơ nốt, Kèn Tơdiép, KènAlát, Klông Pút, Sáo Hol, Đinh Pi, Đinh Năm, Đinh Tút, Kèn Avơng, Sáo Pi, Tơ Pơl3. Nhóm nhạc khí dây: Goong ĐeTrang 23Các nhạc khí được chế tác kết hợp giữa chất liệu của thiên nhiên với kim loại như sắt,đồng gồm có: Brõh, Kơ Ni, Tinh ninh (goong).Nói đến nhạc khí có chất liệu hoàn toàn bằng kim loại, có lẽ không ở đâu trên đất nước tacó nhiều và đa dạng như ở Tây Nguyên. Các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk là nhữngvùng văn hóa còn lưu lại một kho tàng nhạc khí được chế tác hoàn toàn bằng kim loại rấtđồ sộ, đó là cồng chiêng. Bên cạnh cồng chiêng còn có lục lạc, chập chõa (Rang rai, Hakam). Mỗi vùng mỗi dân tộc đều có các loại nhạc chiêng của dân tộc mình và đặc biệtkhác nhau ở biên chế, phương pháp, mục đích và phạm vi sử dụng. Đó là các bộ chiêng:T’Rum, M’Nhum, So, Avơng, L Náring, Vang, Vâm, Hơđứk, Kaná, Lào, Mong meng,Tuk, K’Đo, Sa Kho tàng nhạc khí nói trên đã ra đời và tồn tại vượt xa điều kiện của cơsử kinh tế xã hội đương thời. Ngoài chức năng là nhạc khí, cồng chiêng còn biểu hiện sựgiàu có và niềm tự hào của mỗi gia đình và cộng đồng. Bởi âm thanh của chúng khôngđơn thuần chỉ là tín hiệu âm nhạc mà còn là “Ngôn ngữ” của con người dùng để giao tiếpvới thế giới siêu nhiên. Thực tế cho thấy trong xã hội đương đại, các dân tộc Tây Nguyênthông qua nghệ thuật sử dụng cồng chiêng, qua độ vang tiết tấu và âm sắc của từng loạimà mọi người thêm hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết thương yêu nhau, cùng vượt qua nhữngthử thách gian nan. Cồng chiêng biểu hiện niềm vui, nỗi buồn, lòng yêu thương, cămgiận, tinh thần đoàn kết, bất khuất kiên cường và thượng võ – Đồng thời còn biểu hiệncho sự giàu có, sự hùng mạnh và chiến thắng của các dân tộc Tây Nguyên.ở lĩnh vực nhạc hát (dân ca) cũng đã thể hiện khá rõ nét sự kết hợp hài hòa giữa nghệthuật với cuộc sống, trải qua nhiều biến cố dồn dập của lịch sử nhưng nhiều loại dân cavẫn ra đời và đi theo con người từ thế hệ này sang thế hệ khác, mặc dù lúc ấy đồng bàochưa có chữ để ghi chép lại thành văn. Cũng như văn học dân gian, dân ca đã mang theotrong hành trang giữa sự chuyển giao các thế hệ bằng hình thức truyền miệng, một nhànghiên cứu âm nhạc Tây Nguyên đã nhận xét rằng: “Dân ca của các dân tộc Tây Nguyênlà những điệu hát huyền thoại được kết dệt từ ngàn xưa và lưu truyền từ đời này sang đờikhác. Nó mô phỏng tiếng vang vọng của núi rừng, tiếng gió lách qua chòm lá, tiếng chimhót, tiếng suối reo, tiếng thác đổ ào ào Vì vậy, âm điệu của những bài ca nghe thì thầm,nhè nhẹ như gió thoảng, lá rơi, như tiếng thì thầm của tâm hồn con người trên miền caonguyên huyền thoại”.Nếu xét về thang âm, điệu thức thì dân ca Tây Nguyên có đủ các thể từ thang 3 bậc âmđến 4, 5, 6 và 7 bậc âm. Tuy nhiên dân ca Tây Nguyên chủ yếu dùng điệu thức 5 bậc âm(có hoặc không có bản âm tùy theo từng dân tộc).Nếu xét về yếu tố nội dung trong dân ca của các dân tộc Jarai, Bahnar ta thấy mỗi bài hátlà một trang sử sinh động ghi lại những tư tưởng, tình cảm của con người qua nhiều thếhệ – khi đánh giá về giá trị thể loại này, Lênin đã cho đó là “Một tài liệu nghiên cứu rấthay về nguyện vọng và ý muốn của nhân dân. Đó là một sáng tạo thực sự của nhân dân,sự sáng tạo ấy là rất quan trọng, rất cần thiết cho chúng ta nghiên cứu tâm lý nhân dânngày nay” (Lênin nói về thơ ca).Trang 24Nội dung dân ca chứa đựng rất nhiều yếu tố của cuộc sống đời thường như tình yêu đôilứa, ca ngợi buôn làng, ca ngợi những chàng trai anh dũng, có sức khỏe phi thường chiếnđấu chống lại cái ác để bảo vệ buôn làng, ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp. Có bài còn dùngđể khẩn cầu các thần linh làm cho mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu, con người thoátkhỏi bệnh dịch Nội dung nói trên biểu hiện qua nhiều thể loại dân ca lao động, dân caphong tục tập quán, dân ca nghi lễ tín ngưỡng, v.v và v.vTrong dân ca phần giai điệu, làn điệu, nét nhạc hoặc giọng cũng giữ một vai trò quantrọng – Nó thể hiện tình cảm của con người mà ngày xưa đã được chia ra làm 7 thứ tìnhcảm: vui mừng, tức giận, buồn rầu, thỏa thích, thương yêu, căm ghét và ước muốn.Dân ca Tây Nguyên có hai loại:1. Loại đơn giản mang tính chất hát như nói, ngân nga hoặc giai điệu tiến hành chỉ có 2hoặc 3 âm. Loại âm này thường gặp ở những bài ca rất cổ.2. Loại phức tạp hơn, nó không còn mang tính sơ lược như trên mà đạt tới trình độ khácao. Hình tượng âm nhạc, các quảng âm đã phong phú, đa dạng song vẫn giữ được mốiquan hệ chặt chẽ, tính tương quan, sự hài hòa giữa lời ca và âm nhạc. Chắc rằng loại thứhai đã ra đời sau và phát huy tính kế thừa của loại dân ca đơn giản ban đầu. Đa số nhữngbài dân ca trong cả hai nhóm trên đều sử dụng nhịp 2/4; 2/2; 4/4 cho đến những nhịpphức tạp hơn như 3/4; 3/8Dân ca Tây Nguyên cũng có nhiều hình thức như: hát đơn, hát tập thể, hát kể chuyệntrường ca (Khan của người Ê-Đê, Hơ-ri Jơrai, Hơ-mon Bahnar ), hát múa, hát đợi chờ,hát giao duyên (đối đáp), hát ru, hát đồng giao (hát trò chơi con trẻ), v.vNhư vậy các loại nhạc khí và dân ca nói trên có thể đại diện cho các tầng văn hóa. Mỗitầng văn hóa ấy chứng minh cho sự tiến hóa của con người nơi đây. Có điều đáng lưu ý làcác tầng văn hóa mới lại không làm lấp đi tầng văn hóa cũ – Tây Nguyên đương đại vẫncòn nguyên vẹn cả các tầng văn hóa xa xưa mà nhìn vào các nhạc cụ và những bài cachúng ta có thể đoán tuổi của chúng, ít nhất cũng cách thời đại chúng ta khoảng 3-4nghìn năm như: Đàn đá (Thạch cầm), Goong teng leng, Goong tốc lốc, Dinh tút, Cồngchiêng sự hiện diện của kho tàng âm nhạc nói riêng và văn hóa tinh thần nói chungtrong đời sống các cư dân bản địa tây Nguyên trong xã hội đương đại giữa sự bùng nổthông tin và thời đại tin học phát triển là điều kiện chúng ta không khỏi quan tâm. Mặtkhác, văn hóa ngoại lai vẫn như những đợt sóng vỗ vào bến bờ văn hóa các dân tộc chúngta. Đặc biệt trong cơ chế thị trường, các tầng văn hóa cũ rất dễ bị lu mờ bởi sức mạnh vàđặc thù cũng như phương tiện phổ cập hiện đại của nền văn hóa mới. Nhiều lúc văn hóatruyền thống bị tấn công chao đảo nhưng nó vẫn còn đó, rất riêng, rất bản sắc mà khôngdễ gì có thể hòa tan. Điều ấy chứng tỏ sự trường cửu của nghệ thuật dân gian TâyNguyên. Âm nhạc Tây Nguyên đương đại mà vẫn hiện rõ quá khứ xa xưa. Đó là một tàisản vô cùng quí giá mà các thế hệ chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn. Chắc chắn vớichính sách và hướng đi đúng của Đảng và Nhà nước ta, âm nhạc Tây Nguyên đã và sẽTrang 25