Tìm hiểu bộ nhớ flash là gì? Hiện có mấy loại bộ nhớ flash?
Hiện nay có một loại bộ nhớ vô cùng phổ biến, không cần nguồn điện để duy trì dữ liệu với tốc độ đọc ghi nhanh chóng. Đó chính là bộ nhớ flash. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cơ bản về bộ nhớ flash là gì!
Mục lục bài viết
Khái niệm bộ nhớ flash là gì?
Ấn tượng đầu tiên với loại bộ nhớ này chính là cái tên – FLASH. Dường như tên gọi này được muốn chỉ tốc độ rất nhanh của loại bộ nhớ này. Thực tế cho thấy từ những năm 80 của thế kỷ trước, bộ nhớ flash chỉ có thể xóa hết và ghi lại. Đến thời điểm sau này, bộ nhớ flash có thể xóa hoặc ghi dữ liệu vào mỗi ô bộ nhớ bất kỳ.
Bộ nhớ Flash có khả năng xóa đi và ghi lại dữ liệu mới
Theo Wikipedia định nghĩa, bộ nhớ flash là một loại bộ nhớ máy tính kiểu bộ nhớ điện tĩnh, có thể bị xóa và lập trình lại. Về mặt kỹ thuật, bộ nhớ flash được hiểu là một kiểu chip EEPROM (có tên tiếng anh là Electrically Erasable Programmable ROM).
Nó chính là chip nhớ ghi lại được toàn bộ giữ được nội dung có thông tin lưu trữ khi không có nguồn điện cắm trực tiếp. Trong khi ổ cứng cơ (HDD) sẽ ghi bằng các đĩa từ thì bộ nhớ flash lại lưu trong các ô (cell) bộ nhớ. Bộ nhớ flash có thể ghi, xóa nhiều lần và không cần duy trì nguồn điện để lưu trữ dữ liệu.
Tác dụng của bộ nhớ flash
Tác dụng của bộ nhớ flash là gì? Chúng có được ưu điểm của hầu hết các bộ nhớ hiện có. Về một số mặt bộ nhớ này có những điểm nổi trội hơn, cụ thể:
- Ghi, đọc, xóa theo phương điện, hoàn toàn không dùng phương pháp cơ nên kích thước nhỏ, gọn nhẹ và dễ dàng di động;
- Dung lượng nhớ rất lớn, chỉ thua dung lượng của bộ nhớ ổ cứng;
- Bộ nhớ tiêu thị rất ít điện do với bất kỳ bộ nhớ nào khác cùng dung lượng;
- Đây là bộ nhớ không tự xóa. Dữ liệu có thể được lưu trữ trong cổng nổi lâu đến 15-20 năm nên có thế nhớ được lâu với số năm tương ứng. Tuy thời gian không lâu bằng bộ nhớ quang hay bộ nhớ từ, nhưng như vậy cũng đủ cho những mcujd dích thông thường.
Các loại bộ nhớ Flash là gì?
Hiện tại, có hai kiểu bộ nhớ flash chính đã được tạo ra là NAND và NOR được cấu thành từ các cổng logic. Trong thực tế bạn sẽ thấy flash NAND nhiều hơn, đây là thành phần lưu trữ trên thẻ nhớ, USB, ổ cứng SSD hay cả chip nhớ trong điện thoại.
Có mấy loại bộ nhớ Flash?
1. Bộ nhớ flash NAND
Khác với các bộ nhớ EPROMs phải được xóa trước khi được ghi lại, thì bộ nhớ flash kiểu cổng NAND có thể được ghi và đọc theo từng khối (block) hoặc trang (page) nhớ.
Ưu điểm của bộ nhớ này là chi phí thấp, cân bằng được tốc độ đọc, xóa và ghi. Tuy nhiên nhược điểm của flash NAND là tốc độ đọc không cao, dữ liệu trong NAND cần phải được đánh dấu địa chỉ để có thể truy cập.
2. Bộ nhớ flash NOR
Bộ nhớ flash kiểu cổng NOR có thể được đọc hoặc ghi một cách độc lập theo từng từ (word) hoặc byte nhớ của máy.
Do vậy, NOR cho tốc độ đọc cao hơn, nhưng đổi lại chi phí sản xuất flash NOR cao hơn, tốc độ xóa và ghi dữ liệu chậm hơn.
Dựa vào những đặc thù trên, NAND hiện được sử dụng khá phổ biến cho những thiết bị cần được xóa, ghi và cả đọc thường xuyên. Ví dụ SSD cho máy tính, chip nhớ cho điện thoại, USB, thẻ nhớ…
Ngược lại, bộ nhớ flash kiểu cổng NOR thường được dùng để lưu trữ các chương trình, phần mềm cơ sở, đây là nơi thường được nhà sản xuất nạp các hệ điều hành hoặc chương trình sẵn chứ không cần xóa hay ghi mới trong quá trình người dùng sử dụng. Nhờ tốc độ đọc cao cũng như khả năng truy cập ngẫu nhiên tốt hơn, NOR sẽ giúp giảm độ trễ.
Tạm kết
Hi vọng với các giải thích trên đã mang đến cho người dùng cái nhìn rõ ràng hơn bộ nhớ flash là gì. Chúc các bạn sẽ sử dụng hiệu quả loại bộ nhớ này trên các thiết bị thông minh của mình!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN