Tìm hiểu chấn thương phần mềm bao lâu thì khỏi? – Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng
Chấn thương phần mềm bao lâu thì khỏi là câu hỏi mà hầu hết người bệnh thắc mắc trong quá trình điều trị và hồi phục. Trên thực tế, còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tổn thương, phương pháp chăm sóc cũng như cơ địa của mỗi người. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chinhhinh.com.vn
Mục lục bài viết
Tìm hiểu về chấn thương phần mềm
Chấn thương phần mềm là những tổn thương liên quan đến dây chằng, cơ, gân, da trên khắp cơ thể, không tác động đến xương hay các cơ quan nội tạng khác (não, dạ dày, tim, ruột)… Tình trạng này xảy ra rất phổ biến, gây cản trở rất lớn để khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày.
Hầu hết các chấn thương này chủ yếu do tập luyện, chơi thể thao hoặc vận động bất ngờ, mất kiểm soát khi đi lại, sinh hoạt… Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể do các cơ, gân phải làm việc quá sức, ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể. Ví dụ, thói quen chạy đường dài sau khi tập luyện vất vả có thể dễ dẫn đến bong gân và căng cơ.
Chấn thương phần mềm bao lâu thì khỏi?
Theo đó, quá trình chữa lành trải qua các giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn viêm (0 – 6 ngày)
Giai đoạn này được tính vào ngày chấn thương xảy ra và có thể kéo dài đến 6 ngày sau đó. Triệu chứng thường gặp là sưng tấy xung quanh vết thương, các tế bào bắt đầu công việc loại bỏ mô chết.
Giai đoạn tăng sinh (ngày 6 – ngày 24)
Vết sưng bắt đầu giảm dần khi mô chết được loại bỏ và collagen loại III được hình thành để sản sinh mô mới. Trong giai đoạn này, vùng bị thương rất nhạy cảm vì mô mới còn yếu.
Giai đoạn sửa chữa (ngày 21 – 2 năm)
Ở giai đoạn cuối cùng này, collagen loại III đã được chuyển đổi thành collagen loại I trong mô sẹo. Khi mô mềm trải qua quá trình chữa lành, cơ thể sẽ tạo nên mô sẹo để thay thế mô bị tổn thương. Tùy vào từng mức độ nghiêm trọng, thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Một số trường hợp có thể mất đến 2 năm để chữa lành hoàn toàn.
Ở giai đoạn cuối cùng, nguy cơ tái chấn thương thường rất cao do vùng tổn thương bị mất sức mạnh, sự linh hoạt, tính cân bằng và thời gian phản ứng. Do đó, người bệnh cần tuân theo một chương trình phục hồi chức năng phù hợp để ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Ngoài ra, tình trạng viêm, sưng tấy là triệu chứng bình thường sau chấn thương và mất nhiều thời gian để phục hồi hơn. Do đó, người bệnh không nên hoảng sợ nếu vết thương không được chữa lành 100% trong vòng vài tháng. Thậm chí, nhiều trường hợp bong gân nặng có thể phải đợi đến một năm mới có thể quay lại trạng thái ban đầu.
Làm thế nào để rút ngắn thời gian phục hồi?
Chấn thương phần mềm bao lâu thì khỏi Thời gian phục hồi chấn thương phần mềm có thể được rút ngắn nếu người bệnh áp dụng được phương pháp điều trị và chăm sóc hợp lý. Cụ thể như sau:
Biện pháp PRICE
- P – Protect (Bảo vệ)
Khi bị chấn thương phần mềm, người bệnh nên hạn chế vận động vùng bị đau, đặc biệt tránh kéo căng vì có thể gây suy yếu các mô. Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng, một số biện pháp bảo vệ có thể cần thực hiện như: sử dụng nạng cho đầu gối, hông, mắt cá chân, sử dụng địu để bảo vệ vai, cánh tay.
- R – Rest (Nghỉ ngơi)
Đây là lưu ý cơ bản nhất dành cho người bệnh khi bị chấn thương phần mềm. Lúc này, vùng tổn thương cần có thời gian nghỉ ngơi, tránh các hoạt động gây đau như đi bộ, nâng cao cánh tay… để đảm bảo chức năng được dần phục hồi. Phương pháp này cũng cần áp dụng ngay cả với chấn thương nhẹ.
- I – Ice (Chườm đá)
Người bệnh bọc các viên đá trong khăn ẩm và chườm lên vùng tổn thương trong vòng khoảng 15 – 20 phút sau mỗi 3 – 4 giờ.
- C – Compression (Băng ép)
Người bệnh nên băng vùng chấn thương bằng nẹp để hạn chế đau nhức và giảm thiểu sưng tấy. Tuy nhiên, phương pháp băng ép cần áp dụng đúng kỹ thuật để tránh gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu cũng như làm vết thương thêm trầm trọng.
- E – Elevating (Kê cao vùng chấn thương)
Kê cao vùng chấn thương sẽ đem lại hiệu quả giảm đau đáng kể. Tùy theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng đệm hoặc đai.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với tốc độ chữa lành các tổn thương phần mềm. Dưới đây là một số hướng dẫn hữu ích người bệnh nên tham khảo:
- Bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm giàu protein để tăng cường phục hồi và duy trì khối lượng cơ, bao gồm: lòng trắng trứng, sữa, sữa chua, đậu phụ…
- Bổ sung nhóm thực phẩm giàu axit béo omega-3, axit nitric, collagen, Vitamin C để đẩy nhanh quá trình chữa lành và củng cố mô bị tổn thương, bao gồm: cá hồi, cá mòi, cam, nước hầm xương…
- Uống đủ nước mỗi ngày để quá trình phục hồi tổn thương được diễn ra một cách hiệu quả và thuận lợi.
- Hạn chế tối đa tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn (bánh kẹo, nước ngọt…) để tránh gây viêm nhiễm và kéo dài thời gian phục hồi
- Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm chống viêm, giàu chất chống oxy hóa: dâu tây, việt quất, mâm xôi, quả hạch, bông cải xanh, ớt, cà chua, cà rốt, khoai lang…
Ứng dụng các bài tập
Ngoài các phương pháp điều trị thông thường, việc tích hợp vật lý trị liệu là thực sự cần thiết để đẩy nhanh tốc độ chữa bệnh. Theo đó, các chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết và hướng dẫn một số bài tập giúp phục hồi và giảm nguy cơ chấn thương sau này. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được tư vấn các tư thế vận động nhẹ nhàng để dần sinh hoạt trở lại bình thường.
Cách phòng tránh chấn thương phần mềm
Bạn nên chủ động phòng ngừa ngay từ đầu là thực sự cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp hữu ích có thể áp dụng bao gồm:
- Mang giày dép có kích cỡ phù hợp, bỏ những đôi giày đã bị mòn để đảm bảo di chuyển, vận động thoải mái, an toàn, tránh té ngã.
- Mặc quần áo rộng rãi để vận động thoải mái.
- Luôn uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước, đột quỵ hoặc kiệt sức vì nóng.
- Duy trì cân nặng hợp lý, thể hình cân đối để tránh gây áp lực cho các gân, dây chằng.
- Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn để rèn luyện sự dẻo dai và sức bền.
-
Luôn
hạ
nhiệt
khi
kết
thúc
bài
tập
bằng
cách
làm
chậm
chuyển
động
và
giảm
cường
độ
trong
ít
nhất
10
phút
trước
khi
dừng
hoàn
toàn.
- Không nên tham gia vào quá nhiều hoạt động thể dục thể thao cùng lúc ngay cả khi thể trạng tốt.
- Luôn luôn khởi động trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào, có thể kéo căng, chạy tại chỗ trong vài phút, hít thở chậm, sâu để làm tăng tốc độ lưu thông máu đồng thời nới lỏng cơ, gân, dây chằng… nhằm tránh tổn thương không mong muốn.
-
Lên
kế
hoạch
nghỉ
ngơi
hợp
lý
sau
khi
tập
luyện
để
cơ
thể
có
thời
gian
phục
hồi,
đặc
biệt
là
khi
bạn
cảm
thấy
mệt
mỏi
hoặc
bị
bệnh.
- Uống 1 lít nước trước khi bắt đầu tập luyện khoảng 15 phút và sau khi kết thúc bài tập.
Đánh giá bài viết