Tìm hiểu hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên” ở Việt Nam thời Lý – Trần
Trong bối cảnh Đông Á nói chung, dù ở mức độ này hay mức độ khác, các nước đều chịu ảnh hưởng của các nền văn minh lớn Trung Hoa và Ấn Độ. Trước hết phải kể tới đó là sự ảnh hưởng của văn hoá, đặc biệt là tôn giáo (chủ yếu là Nho giáo, Phật giáo Đạo giáo, Ấn Độ giáo….). Do những hoàn cảnh địa lý – lịch sử đặc biệt mà Việt Nam có những đặc trưng của nền văn hoá nông nghiệp.
Đ
ó là, con người có sự phụ thuộc vào các hiện tượng tự nhiên (như trời, đất, nước, nắng, mưa…), nên trong nhận thức đã hình thành một lối tư duy tổng hợp, trọng quan hệ, trọng tình biện chứng, thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và duy linh (linh cảm).
Trong tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình, chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm đến những láng giềng. Lối tư duy tổng hợp biện chứng, cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
Tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận các yếu tố khoan dung trong ứng xử, mềm dẻo trong đối phó.
Trên nền tảng nền văn hoá bản địa Đông Nám Á nông nghiệp, các tôn giáo Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo vào nước ta đã được biến đổi linh hoạt để phù hợp với văn hoá chủ thể Việt Nam. Để khẳng định chỗ đứng trong đời sống tinh thần của người Việt, Nho giáo
, Phật
giáo
, Đạo
giáo có lối đi riêng với những hình thức khác nhau, có khi ôn hòa, có khi gay gắt, dần ăn sâu, cắm rễ vào mảnh đất Đại Việt
.
Các tôn giáo này đã dần hòa nhập với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt
và bản thân chúng cũng kết hợp, hòa hợp, thống nhất lẫn nhau, ở cùng một nguồn gốc, hình thành hình thức Tam giáo đồng nguyên
Yêu cầu củng cố và xây dựng một quốc gia Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng mạnh
cả về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa nhằm cố kết, thống nhất sức mạnh toàn dân tộc để chống lại các cuộc xâm lăng của quân Tống thời Lý, giặc Mông – Nguyên thời Trần đòi hỏi
cần thống nhất sức mạnh vật chất và tinh thần, thống nhất tư tưởng, hình thành sự dung hợp giữa yếu tố văn hoá ngoại sinh với yếu tố văn hoá địa phương và sự dung hợp giữa các yếu tố văn hóa ngoại sinh đã được địa phương hóa với nhau.Ý thức dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng dân tộc, cùng với các yếu tố triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị – xã hội của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo
đã trở thành những nhân tố tinh thần tiêu biểu ảnh hưởng đến đời sống tinh thần xã hội thời kỳ này nói chung, đến tư tưởng chính trị nói riêng.
Chính vì vậy mà hình thành nên quan niệm “Tam giáo đồng quy”. Sự dung hoà “Tam giáo” là một thực thể hình thành một cách tự nhiên trong tình cảm và việc làm của người dân và đến thời kỳ Lý – Trần thì được chính quyền công nhận rộng rãi. Dung hoà “Tam giáo” không chỉ trong đời sống xã hội của người dân mà tồn tại trên cả bộ phận bên trên tức bộ phận quý tộc phong kiến.
Trước hết ta gặp sự dung hợp giữa từng hiện tượng văn hoá ngoại sinh với văn hoá bản địa: Phật giáo với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên sinh. Việc phụng thờ những hiện tượng tự nhiên đã có từ rất sớm trong đời sống tâm linh của người Việt cổ và được tôn xưng thành các vị thần như: thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Sét, thần Gió… Trong quá trình tồn tại và phát triển, do được Việt hóa khá mạnh nên ở chùa, ngoài việc thờ phụng những nhân vật của Phật giáo, còn thờ thêm cả những nhân vật của riêng người Việt như các vị Thần, Thánh… tiêu biểu như: Tứ Pháp (gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện); lối cấu trúc chùa chiền theo kiểu “tiền Phật hậu thần”…Nho giáo vào Việt Nam cũng bị truyền thống coi trọng làng và nước, tinh thần dân chủ… làm biến đổi. Còn Đạo giáo vốn gần gũi với tín ngưỡng cổ truyền nên khi vào Việt Nam, nó lại bị hoà lẫn đến mức nhiều khi không nhận ra sự tồn tại của nó. Truyền thống hoà hợp với tự nhiên, thờ các vị thần tự nhiên, yếu tố nữ được coi trọng… được phản ánh qua các tôn giáo rất rõ.
Ở mức độ cao hơn là sự dung hợp giữa các hiện tượng văn hoá ngoại sinh đã được địa phương hoá với nhau. Sự dung hợp giữa Phật giáo với Đạo giáo là mối quan hệ lâu đời và bền chặt nhất. Ngay từ thời kì chống Bắc thuộc, hai tôn giáo này đã hoà quyện với nhau trong cuộc sống của người bình dân. Có những nơi như đền Ngọc Sơn ở Hà Nội, lúc là chùa ( Phật giáo), lúc lại là Đền (Đạo giáo). Khá nhiều chùa ( Phật giáo) lại thờ các vị thần của Đạo giáo như Nam Tào, Ngọc Hoàng, Bắc Đẩu, Quan Công… Thời Đinh- Lê- Lý- Trần, nhiều nhà sư đồng thời là đạo sĩ. Triều đình thì trọng dụng cả đạo sĩ lẫn nhà sư. Thiền phái Trúc Lâm dung hợp tư tưởng Phật với triết lí sống tìm về thiên nhiên của Lão- Trang.
do thiền sư Thảo Đường sáng lập năm
dưới thời Nhà Lý là sự dung hợp triết lí Phật giáo với tư tưởng Nho giáo, không phải ngẫu nhiên mà phái này có nhiều vua quan đương nhiệm quy y hơn cả.
Phật giáo và Nho giáo cũng có quan hệ lâu đời. Do ảnh hưởng Phật giáo từ Trung Hoa đã dần thay thế cho việc truyền đạo trực tiếp từ Ấn Độ, cho nên các nhà sư muốn đọc kinh Phật phải biết đọc chữ Hán do vậy dễ hiểu là có không ít nhà sư khá tinh thông Nho học. Thời Đinh- Lê- Lý –Trần có nhiều trường hợp tài đối đáp cùng vốn tri thức uyên thâm của các nhà sư Việt Nam khiến các sứ thần Trung Hoa nể trọng. Thiền Phái Thảo Đường 1069 dưới thời Nhà Lý là sự dung hợp triết lí Phật giáo với tư tưởng Nho giáo, không phải ngẫu nhiên mà phái này có nhiều vua quan đương nhiệm quy y hơn cả.
Sự dung hợp tam giáo là một thực thể hình thành một cách tự nhiên trong tình cảm và việc làm của người dân, đến thời Lý- Trần thì được chính quyền công nhận rộng rãi. Triều đình tổ chức những kỳ thi tam giáo để tìm ra những người thông thạo cả ba giáo lý ra giúp nước (vào các năm 1195 và 1247).
Người Việt Nam nhận ra rằng Tam giáo mới trông thì khác nhau nhưng nhìn kỹ thì thấy nhiều khi chỉ là những cách diễn đạt khác nhau về cùng một khái niệm. Có khi là những phạm trù khác nhau, những biện pháp khác nhau nhằm đến cùng một mục đích, những cái dụng khác nhau của cùng một thể. Cái khác nhau ấy không mâu thuẫn đối chọi nhau mà bổ sung hỗ trợ cho nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội sao cho quy củ; Đạo giáo lo thể xác con người sao cho mạnh khoẻ; Phật giáo lo cho tâm tính con người sao cho thoát khổ.
Bởi vậy người dân cầu đến cả ba tôn giáo, họ sử dụng kết hợp chúng theo giới tính, theo các giai đoạn theo cuộc đời. Phụ nữ âm tính hơn thiên về Phật, đàn ông dương tính hơn thiên về Nho. Cùng một người Việt Nam, khi trai trẻ thì ra sức học Nho để giúp nước, khi khổ ải trầm luân thì cầu khấn Phật trời phù hộ, khi ốm đau già yếu thì mời đạo sĩ trị bệnh trừ tà hoặc tập luyện dưỡng khí an thần. Không chỉ trong một đời, mà ngay trong một ngày cũng có thể gặp biểu hiện của ba tôn giáo nơi một con người. Hơn thế nữa, người bình dân cũng chẳng cần biết đến Nho giáo, gần gũi đối với họ trước hết là tín ngưỡng bản địa quen thuộc của cư dân nông nghiệp với truyền thống trọng phụ nữ, đạo Thánh Mẫu, sau nữa là Phật giáo và Đạo giáo. Thế là hình thành một thứ “Tam giáo” bình dân, hoà quyện Đạo Phật, Đạo Lão và Đạo Thánh Mẫu. Như vậy, sự dung hợp diễn ra không chỉ giữa từng tôn giáo ngoại sinh với tín ngưỡng bản địa, giữa các tôn giáo ngoại sinh đã được địa phương hoá với nhau.
“Tam giáo đồng nguyên” ở Việt Nam thời kỳ Lý – Trần đã tạo nên được sự ổn định, một sự nhất trí trong xã hội Việt Nam đương thời. Đây là một thời kỳ mà văn hoá Việt Nam được bồi bổ và xây dựng thêm những nhân tố mới khiến cho nền văn hoá dân tộc càng phong phú và đặc sắc hơn. Cả ba tôn giáo Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo đều là những tôn giáo phiến thần tôn trọng tín ngưỡng truyền thống thờ cúng tổ tiên, phù hợp với xã hội nông nghiệp với tín ngưỡng phồn thực rất đậm, cho nên nó dễ dàng hoà bình tồn tại với nhau.