Tìm hiểu một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh là dân tộc có số dân đông nhất và phổ biến nhất trong 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Với văn hoá đời sống có nét đặt trưng riêng biệt cũng như nền văn hoá đa dạng phong phú. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh nhé!

Dân tộc Kinh là gì?

Dân tộc Kinh là dân tộc phổ biến và sinh sống theo dọc suốt chiều dài đất nước Việt Nam. Với sự phổ biến của mình họ đã cư trú khắp các tỉnh thành nhưng sống chủ yếu ở đồng bằng và thành thị.

Là dân tộc lớn nhất trong 54 các dân tộc anh em trong nước với số dân khoảng 73 triệu người. Đối với kinh tế thì người Kinh sinh sống phát triển nền nông nghiệp lúa nước.

Nền văn minh này đã được khai sinh từ ngàn đời với kinh nghiệm đắp đê, đào mương, mang nước từ những con sông lớn về cho tưới tiêu và sinh hoạt. Bên cạnh đó trồng trọt chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm cũng phát triển.

Nền nông nghiệp chính của người Kinh

Còn với những khu vực giáp biển thì nghề đánh bắt thủy sản, trồng dâu nuôi tằm được cho là nguồn thu thập lương thực chính. Ngoài ra còn có các làng nghề chuyên làm đồ thủ công mỹ nghệ.

Về văn hoá truyền thống thì người Kinh với tỉ lệ chiếm 86.2% dân số Việt Nam. Vì vậy họ có một chiều dài lịch sử văn hoá. Họ được đa dạng hoá thông qua các lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Đánh bắt thuỷ hải sản của người dân miền trung

Văn hóa đặc trưng của dân tộc kinh

Với chiều dài lịch sử như vậy dân tộc Kinh đã có cho mình những nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh. Để từ đó ta có thể thấy được văn hoá được phản chiếu qua bức tranh ẩm thực, phong tục tập quán hay trang phục và lễ hội.

Phong tục tập quán

Phong tục tập quán chính là yếu tố quan trọng trong việc góp phần tạo nên sự độc đáo cho văn hóa dân tộc Kinh. Chúng mang trong mình các giá trị bản sắc rất riêng với truyền thống đoàn kết, gắn bó, cần cù, sáng tạo.

Để tiếp nối truyền thống cha ông ta để lại, các phong tục chẳng hạn như “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Cơm là một phần không thể thiếu trong các bữa ăn đời thường, bên cạnh cháo, xôi.

Tết Nguyên Đán của dân tộc Kinh

Họ sống và sinh hoạt chủ yếu bằng nhà trệt, giữa nhà đặt bàn thờ gia tiên nhằm tưởng nhớ bậc tiền bối. Tuy nhiên nhà cũng sẽ được thay đổi kiểu dáng dựa vào vùng miền và đặc tính khí hậu.

Người Kinh sống theo hôn nhân có chế độ một vợ một chồng. Vào các dịp lễ quan trọng như tết Nguyên Đán hay rằm tháng giêng và giao thừa người Kinh sẽ có rất nhiều phong tục được truyền qua nhiều thế hệ.

Ẩm thực

Đối với mỗi nền văn hoá thì ẩm thực là một phần không thể thiếu. Người Kinh với nền văn hoá ẩm thực trải dài từ bắc chí nam đây chính là chìa khoá cho sự đa dạng ẩm thực vùng miền.

Họ đã tạo ra không ít món ăn đặc sắc nổi bật từ các nguyên vật liệu địa phương pha trộn thêm các gia vị, nước chấm đặc trưng. Với miền Bắc họ thường cầu kỳ trong cách chế biến hay chọn nguyên liệu để món ăn mang vị thanh mát.

Món phở nổi tiếng của người miền bắc

Người miền Trung nổi tiếng với sự cay nồng đậm đà gia vị và các chế biến độc đáo. Người miền Nam lại có hương vị ngọt béo làm chủ đạo với các thực phẩm đồng quê. Từ sự kết hợp trên chúng tạo nên sự đa dạng về ẩm thực đối với thực khách trên thế giới.

Mâm cơm truyền thống ở miền nam

Trang phục

Trang phục chính sự phản ánh văn hoá của một dân tộc vì mang trong mình khá nhiều ý nghĩa.

Trang phục ngày thường

Đối với khu vực miền Bắc, người nam họ sẽ thường sử dụng áo cách nâu với cổ tròn mặc cùng quần lá toạ ống rộng.

Còn đối với người nữ thì áo cách ngắn vải nâu, bên trong mặc yếm kết hợp với loại váy kín được buộc ngay thắt lưng. Khi ra ngoài thường khoác thêm khăn vuông, hay các loại nón như thúng, ba tầm.

Trang phục của người miền nam

Đối với người miền Nam thì áo bà ba với chiếc khăn rằn chính là trang phục họ thường xuyên sử dụng. Chiếc nón lá chính là vật dụng che nắng che mưa của người phụ nữ miền Nam vừa giản dị vừa hợp với công việc đồng áng.

Trang phục của người miền Nam

Trang phục ngày lễ

Vào các mùa lễ hội hay các dịp đặc biệt thì chiếc áo dài trắng đi kèm với khăn đóng và quần tọa có màu đen. Áo dài thường được xẻ nách hai bên không trang trí hoa văn. Chân thì họ thường đi guốc mộc.

Áo dài là trang phục truyền thống của người Kinh

Còn đối với phụ nữ miền Bắcáo tứ thân gồm có chiếc áo yếm đào bên trong phần áo khoác có 4 tà bên ngoài đã trở thành nét văn hoá trong trang phục của người phụ nữ.

Trang phục đi lễ của người kinh ở miền bắc

Lễ hội

Lễ hội truyền thống luôn là một phần trong những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc Kinh. Các lễ hội cổ truyền thường đa dạng, độc đáo ở khắp mọi vùng miền của tổ quốc. Tuy nhiên với mỗi vùng miền họ sẽ có những lễ hội mang giá trị khác nhau.

Lễ hội ở Hội An

Song nhìn chung, tất cả đều là dịp để mọi người giao lưu văn hoá truyền lại những giá trị đạo đức cũng như luân lý về khát vọng tốt đẹp.

Bên cạnh đó họ còn ca ngợi những chiến tích của các vị vua, vị anh hùng đã có công trong việc gìn giữ và gây dựng đất nước.

Có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu là lễ hội Đền Hùng, lễ hội Thánh Gióng, lễ chùa Hương, lễ hội Đua Bò Bảy Núi, lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam,…

Lễ hội Nghinh Ông

Với hàng nghìn năm giữ nước và dựng nước họ không chỉ có một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh mà còn có rất nhiều những giá trị văn hoá khác. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hóa dân tộc nhé!