Tìm hiểu sự thay đổi giữa Incoterms 2010 và Incoterms 2020

80

/ 100

Powered by Rank Math SEO

Phiên bản Incoterms 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 với một số thay đổi so với Incoterms 2010. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai phiên bản Incoterms và những thay đổi giữa hai phiên bản Incoterms 2010 và Incoterms 2020 về các điều khoản trong vận chuyển hàng hóa quốc tế

Với những phiên bản khác nhau của Incoterms, trong đó có hai phiên bản mới nhất là Incoterms 2010 và Incoterms 2020. và tương lai sẽ có thêm những bản mới Vậy Incoterms là gì và mục đích sử dụng của nó là như thế nào?

Incoterms là gì?

Incoterms là được viết tắt là International Commerce Terms. Incoterms được biết đến là tập hợp các quy tắc thương mại quy định về trách nhiệm của bên mua và bên bán trong hợp đồng xuất nhập khẩu. Đây là các điều khoản thương mại quốc tế đã được chuẩn hóa và được công nhận cũng như sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Nội dung chính của Incoterms đề cập tới hai điểm quan trọng:

  • Trách nhiệm của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu

  • Điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm và chi phí từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu

Incoterms được sử dụng để làm gì?

Incoterms được sử dụng để chỉ ra những điều kiện thương mại phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhằm phân chia rõ trách nhiệm, chi phí và rủi ro từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu. Từ đó thống nhất và giảm thiểu những tranh chấp phát sinh khi nhầm lẫn về quyền lợi và trách nhiệm của từng bên.

Xem thêm: dịch vụ vận chuyển đường biển quốc tế

Bảng tóm tắt các điều kiện Incoterms 2010 và Incoterms 2020

Đối với điều khoản incoterm 2010

Incoterms 2010 bao gồm 4 nhóm và 11 điều kiện, cụ thể như sau:

  • Nhóm E gồm: EXW – Giao hàng tại xưởng

  • Nhóm F gồm: FCA – Giao cho người chuyên chở 

                                   FAS – Giao hàng dọc mạn tàu

                                   FOB – Giao hàng lên tàu

  • Nhóm C gồm: CFR – Tiền hàng hóa và cước phí

                                   CIF – Tiền hàng hóa, bảo hiểm và cước phí tàu

                                   CPT – Cước phí trả tới

                                   CIP – Cước phí và phí bảo hiểm trả tới

  • Nhóm D gồm: DAT – Giao hàng tại bến

                                    DAP – Giao hàng nơi đến

                                    DDP – Giao hàng đã nộp thuế

Bảng tóm tắt các điều kiện incoterms 2010Bảng tóm tắt các điều kiện incoterms 2010

Bảng tóm tắt các điều kiện Incoterms 2020

  • Nhóm E: EXW – Giao hàng tại xưởng – Chi tiết: Điều kiện exwork

  • Nhóm F: FCA – Giao hàng cho người chuyên chở – Chi tiết: Điều kiện fca

                          FAS – Giao hàng dọc mạn tàu – Chi tiết: Điều kiện fas

                          FOB – Giao hàng lên tàu – Chi tiết: Điều kiện fob

  • Nhóm C: CFR – Tiền hàng và tiền cước – Chi tiết: Điều kiện cfr

                          CIF – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí tàu – Chi tiết: Điều kiện cif

                          CPT – Cước phí trả tới – Chi tiết: Điều kiện cpt

                          CIP – Cước phí và phí bảo hiểm trả tới – Chi tiết: Điều kiện cip

  • Nhóm D: DAP – Giao hàng nơi đến – Chi tiết: Điều kiện dap

                           DDP – Giao hàng đã nộp thuế – Chi tiết: Điều kiện ddp

                           DPU – Giao hàng tại địa điểm chỉ định dỡ xuống – Chi tiết: Điều kiện dpu

Bảng tóm tắt các điều kiện incoterm 2020Bảng tóm tắt các điều kiện incoterm 2020

Những thay đổi của hai phiên bản Incoterms 2020 so với Incoterms 2010

Khi so sánh hai phiên bản Incoterms 2010 và Incoterms 2020, chúng ta sẽ thấy những thay đổi giữa hai phiên bản. Một số thay đổi được thể hiện như sau:

Thay đổi trong trách nhiệm và nghĩa vụ trong hai điều kiện CIP/CIF

Trong phiên bản Incoterms 2020, hai điều kiện CIP/CIF đã tăng nghĩa vụ của người bán khi mua bảo hiểm cho lô hàng. Nếu như điều kiện Incoterms 2010 thì người bán chỉ cần có trách nhiệm mua bảo hiểm ở mức tối thiểu là ICC © . Nếu điều kiện này cho phép hai bên được thỏa thuận để đưa ra mức bảo hiểm cao hơn, thì ở phiên bản Incoterms 2020 người bán được quy định mua mức tối đa là ICC (A) và cho phép thống nhất mua bảo hiểm ở mức thấp hơn.

Xem thêm: Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói

Thay thế điều kiện DAT thành DPU

Điều kiện DAT (Delivered-at-terminal) trong phiên bản Incoterms 2020 sẽ được thay thế bằng điều kiện DPU (Delivery-at-Place Unloaded). Điều này có nghĩa là người bán sẽ có trách nhiệm và chuyển giao rủi ro cho người mua khi hàng đã bị dỡ xuống phương tiện vận tải tại nơi giao hàng đã được thỏa thuận từ trước.

Xem thêm: dịch vụ vận chuyển hàng trung quốc

Thêm tùy chọn “On-board” đối với điều kiện FCA

Với điều kiện FCA, khi vận chuyển hàng hóa thì người mua và người bán có thể thỏa thuận về yêu cầu vận đơn On-board ngay sau khi hàng được xếp lên tàu để thanh toán với ngân hàng.

Yêu cầu về an ninh

Incoterms phiên bản 2010 đã có những đề cập về an ninh và các chi phí liên quan. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Incoterms 2020 đã làm nổi bật hơn nội dung về trách nhiệm với các yêu cầu an ninh và chi phí.

Sử dụng phương tiện vận tải riêng đối với người mua và người bán

Người mua và người bán có thể sử dụng phương tiện vận tải riêng của họ với các điều kiện FCA, DAP, DPU hay DDP. Incoterms phiên bản 2020 đã giải quyết được trường hợp người bán hoặc người mua sử dụng phương tiện vận tải riêng để chuyên chở hàng hóa.

Nắm bắt thông tin cơ bản về Incoterms là gì, mục đích và điều khoản trong Incoterms là đặc biệt quan trọng khi thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Bạn có thể tham khảo nội dung bài viết để có thể nắm được nội dung cơ bản trong hai phiên bản Incoterms nhằm tránh sai sót và phát sinh trong quá trình mua bán quốc tế

5/5 – (2 bình chọn)